Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 28: Tỷ khối của chất khí - Năm học 2020-2021

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 28: Tỷ khối của chất khí - Năm học 2020-2021

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết được: Biểu thức tính tỷ khối của khí A đối với B và đối với không khí.

2. Kỹ năng: Tính được tỷ khối của khí A đối với B, tỉ khối của khí A đối với không khí.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự học.

II.Chuẩn bị:

 GV: Máy tính, máy chiếu.

 HS: Nghiên cứu tài liệu SGK bài 20 trước ở nhà

III. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- ?1 HS cho biết công thức tính khối lượng, lượng chất và sự chuyển đổi của chúng? Áp dụng tính khối lượng của 0,5mol Fe và 0,5mol Al?

- ?2 Hãy tính khối lượng của các chất khí sau:

 a. 11,2 lít khí O2 ở đktc?

 b. 11,2 lít khí SO2 ở đktc?

3. Bài mới:

A : Khởi động.

 Qua nghiên cứu tính chất của chất khí các nhà khoa học đã khám phá ra rằng có những chất khí nặng hơn hay nhẹ hơn các chất khí khác, có những chất khí nặng hay nhẹ hơn không khí vậy để tìm hiểu về vấn đề này cô cùng các em đi nghiên cứu bài học hôm nay.

 Để biết một chất khí nặng hay nhẹ hơn một chất khí khác chúng ta cùng nghiên cứu phần 1

B. Hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B:

1. Mục tiêu: Biết được biểu thức tính tỷ khối của khí A đối với B

2. Phương pháp/kĩ thuật: Từ công thức tính vận dụng công thức để đạt được kiến thức cần đạt

3. Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm

4. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập

 

docx 4 trang thucuc 4480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 28: Tỷ khối của chất khí - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/12/2020 Ngày dạy: 09/12/2020
Tiết 28: TỶ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Biết được: Biểu thức tính tỷ khối của khí A đối với B và đối với không khí.
2. Kỹ năng: Tính được tỷ khối của khí A đối với B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự học.
II.Chuẩn bị:
 GV: Máy tính, máy chiếu.
 HS: Nghiên cứu tài liệu SGK bài 20 trước ở nhà 
III. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- ?1 HS cho biết công thức tính khối lượng, lượng chất và sự chuyển đổi của chúng? Áp dụng tính khối lượng của 0,5mol Fe và 0,5mol Al?
- ?2 Hãy tính khối lượng của các chất khí sau:
 a. 11,2 lít khí O2 ở đktc?
 b. 11,2 lít khí SO2 ở đktc?
3. Bài mới:
A : Khởi động.
	Qua nghiên cứu tính chất của chất khí các nhà khoa học đã khám phá ra rằng có những chất khí nặng hơn hay nhẹ hơn các chất khí khác, có những chất khí nặng hay nhẹ hơn không khí vậy để tìm hiểu về vấn đề này cô cùng các em đi nghiên cứu bài học hôm nay.
	Để biết một chất khí nặng hay nhẹ hơn một chất khí khác chúng ta cùng nghiên cứu phần 1
B. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B:
Mục tiêu: Biết được biểu thức tính tỷ khối của khí A đối với B
Phương pháp/kĩ thuật: Từ công thức tính àvận dụng công thức để đạt được kiến thức cần đạt
Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Giới thiệu về 2 quả bóng.
+ 1quả bơm khí hidro vào bóng bay.
+ 1 quả thổi khí CO2 vào bóng bay
GV: Giới thiệu công thức tính tỉ khối của 2 chất khí dựa vào phần mở bài.
HS: Chú ý ghi nhớ
GV: Yêu cầu HS vận dụng công thức tính để làm bài tập.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Gv: Phát phiếu học tập và yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu học tập.
HS: Nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
HS: Tiến hành hoàn thành phiếu học tập
GV: Quan sát và hướng dẫn
Bước 3: Báo cáo
GV : Cho đại diện 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.
HS: Báo cáo
Bước 4: Kiểm tra đánh giá.
GV: Nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
GV: Từ các ví dụ trên em hã cho biết?
?Khi nào khí A nặng bằng khí B?
?Khi nào khí A nặng hơn khí B?
?Khi nào khí A nhẹ hơn khí B?
HS: Trả lời.
 GV:Chốt lại kiến thức.
GV: Lưu ý cho HS
GV: Chiếu bài tập vận dụng 
HS: Thảo luận và làm bài tập theo cá nhân. 
. Bài tập 1: 
a,Chất khí A có tỉ khối đối với oxi là 1,375. Hãy xác định MA
b, Tỉ khối của khí SO2 với một chất khí B là 2. Hãy xác định khối lượng mol của B 
 (GV gợi ý).
- GV cho HS làm bài tập theo cá nhân và chấm 5 quyển vở lấy điểm.
1. Bằng cách nào để có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí khí B:
*Công thức tính:
 (1)
MA = dA/B x MB
Trong đó: dA/B là tỉ khối của khí A so với khí B.
-MA là khối lượng mol khí A.
- MB là khối lượng mol khí B.
Ví dụ : 
 dO2/H2 =MO2 /MH2 = 32/2 = 16 lần
Vậy khí oxi nặng hơn khí hiđro bằng 16 lần
d H2/O2 =MH2 /MO2 = 2/32 = 0,0625 lần
Vậy khí hiđro nhẹ hơn khí oxi bằng 0,0625 lần
Lưu ý :
- Nếu dA/B > 1: khí A nặng hơn khí B .
-Nếu dA/B < 1: khí A nhẹ hơn khí B .
Bài tập1:
Ta có: dAO2 = 1,375(lần)
MA = MO2.dAO2= 32 . 1,375 
 =>MA= 44 g/mol
b, Ta có: dSO2MB = 2(lần)
MB = MB:dSO2MB= 64 : 2 
 =>MB= 32 g/mol
Hoạt động 2: Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
Mục tiêu: Biết được biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí
Phương pháp/kĩ thuật: Từ công thức tính àvấn đề cần đạt
Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm
Phương tiện dạy học: Máy chiếu, phiếu học tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Từ công thức tính tỉ khối giữa 2 chất khí. Nếu B là không khí thì công thức tính như thế nào?
 GV: Chốt lại công thức tính tỉ khối lên bảng. 
 * GV chiếu bài tập vận dụng và yêu cầu HS thảo luận làm theo cá nhân
 Bài tập 2 : Khí Clo (Cl2) nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?
 GV: gợi ý.
 GV cho HS làm bài tập theo cá nhân
Bài tập 3: Một chất khí A có tỉ khối đối với không khí là 2,207. Hãy xác định khối lượng mol của khí A.
GV: gợi ý.
GV: cho HS làm bài tập theo cá nhân
- GV giới thiệu về các chất khí có khả năng phân tán ra môi trường như CO2, CH4, SO2 gây hiệu ứng nhà kính. Nêu các biện pháp xử lí chất khí trước khi thải ra môi trường nhằm hạn chế BĐKH.
2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
 	(2)
 dA/kk: Là tỉ khối của khí A đối với không khí.
MA: Là khối lượng mol của khí A
Giải:
Bài 2:
d Cl2/KK =MCl2 /29 = 71/29 = 2,45 lần
Vậy khí Cl2 nặng hơn không khí 2,45 lần.
Bài 3:
d A/KK = 2,207
MA= d A/KK .29 = 2,207 .29 = 64(g)
Vậy khối lượng mol của A là 64 g
C.Củng cố:
	 - Giáo viên trình chiếu sơ đồ tư duy chốt kiến thức của bài. 
 - HS đọc phần em có biết.(Trang 96).
 - Vì sao khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng, đáy ao hồ?
D.Dặn dò: 
 - Học bài - Đọc ghi nhớ.
 - Bài tập về nhà: 1,2,3 (sgk).
 - Đọc trước bài học: Tính theo CTHH.
IV. Điều chỉnh, bổ sung:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt ngày: 05/12/2020
Tổ trưởng
Nguyễn Thị Liên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_28_ty_khoi_cua_chat_khi_nam_hoc_2.docx