Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 3, Bài 2: Chất (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 3, Bài 2: Chất (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa

- GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu trong sách giáo khoa và trả lời 3 câu hỏi sau:

Câu 1: Em hãy cho biết: Hỗn hợp là gì?

Câu 2: Ví dụ về hỗn hợp trong đời sống em biết?

Câu 3: Em hãy phân biệt nước khoáng và nước cất?

- GV: Nhận xét, bổ sung câu trả lời .

 - GV kết luận: - HS: Đọc tài liệu trong sách giáo khoa trang 9.

- HS trả lời: Hỗn hợp là sự trộn lẫn của 2 hay nhiều chất với nhau. Ví dụ như: nước ngọt, nước ao hồ.

+ Cả 2 chai nước khoáng và nước cất đều trong suốt, không màu và đều uống được. Nước cất dùng trong y tế và ptn, nước khoáng thì không.

-HS: Lắng nghe, ghi nhớ.

- HS: Lắng nghe và ghi vào vở. I. CHẤT TINH KHIẾT?

1. Hỗn hợp

- Hỗn hợp là sự trộn lẫn của 2 hay nhiều chất với nhau.

- VD: nước khoáng, nước ngọt, xe đạp, nước muối.

 

docx 2 trang thuongle 4751
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 3, Bài 2: Chất (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 – Tiết 3
BÀI 2. CHẤT (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
	- HS trình bày được: Khái niệm hỗn hợp, chất tinh khiết.
	- HS biết được sự khác nhau về tính chất vật lí để có thể tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Kỹ năng: 
	- Quan sát.	- Làm việc nhóm.
	- Giao tiếp và ứng xử.	- Tự nhận thức.
3.Thái độ: 
 	- Bước đầu hình thành sự yêu thích môn học mới này.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
 	- Năng lực giao tiếp và hợp tác.	- Năng lực quan sát thí nghiệm.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
	- Giáo án + máy tính xách tay...
	- Dụng cụ: máy chiếu...
2. Học sinh:
	- Đọc bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối:
* Giới thiệu bài: Bài trước, chúng ta đã nghiên cứu được chất có ở mọi nơi, mỗi chất (tinh khiết) lại có những tính chất nhất định. Vậy nước tinh khiết các em thấy người ta sử dụng trong y tế, trong phòng thí nghiệm khác gì với nước khoáng, nước sông, nước suối. Để trả lời cho câu hỏi: “Nước tự nhiên là chất hay hỗn hợp?” hôm nay, ta cùng nhau tìm hiểu.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phảm đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 1. Tìm hiểu Hỗn hợp là gì? (10’)
- GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu trong sách giáo khoa và trả lời 3 câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy cho biết: Hỗn hợp là gì?
Câu 2: Ví dụ về hỗn hợp trong đời sống em biết?
Câu 3: Em hãy phân biệt nước khoáng và nước cất?
- GV: Nhận xét, bổ sung câu trả lời .
 - GV kết luận:
- HS: Đọc tài liệu trong sách giáo khoa trang 9.
- HS trả lời: Hỗn hợp là sự trộn lẫn của 2 hay nhiều chất với nhau. Ví dụ như: nước ngọt, nước ao hồ...
+ Cả 2 chai nước khoáng và nước cất đều trong suốt, không màu và đều uống được. Nước cất dùng trong y tế và ptn, nước khoáng thì không.
-HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS: Lắng nghe và ghi vào vở.
I. CHẤT TINH KHIẾT? 
1. Hỗn hợp 
- Hỗn hợp là sự trộn lẫn của 2 hay nhiều chất với nhau.
- VD: nước khoáng, nước ngọt, xe đạp, nước muối...
Hoạt động 2: Tìm hiểu chất tinh khiết là gì? (10’)
- GV: Cho HS quan sát thí nghiệm ảo bằng phần mềm crocodile chemistry về quá trình chưng cất nước tự nhiên nhằm thu được nước tinh khiết. 
- GV: Đặt câu hỏi cho HS
Câu 1: Nước tinh khiết có những thông số vật lí nào nhất định? Cụ thể ra sao?
Câu 2: Chất như thế nào gọi là chất tinh khiết?
- GV: Nhận xét câu trả lời.
- GV: Kết luận
- HS: Quan sát quá trình xảy ra và trả lời câu hỏi
Câu 1: Nước tinh khiết có nhiệt độ sôi là 100oC, nhiệt độ nóng chảy là 0oC, khối lượng riêng 1 g/cm3...
Câu 2: Chất tinh khiết là chất có những tính chất nhất định.
- HS: Trả lời và ghi vở.
I. CHẤT TINH KHIẾT? 
2. Chất tinh khiết 
Chất có những tính chất nhất định là chất tinh khiết.
VD: nước cất, sắt, đồng...
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp (10’)
- GV: Chiếu video thí nghiệm ảo kết tinh muối ăn bằng phần mềm thí nghiệm ảo.
- GV: Hướng dẫn học sinh cách tiến hành.
- GV hỏi: Ngoài nhiệt độ sôi, người ta còn dựa vào sự khác nhau tính chất nào?
- HS: Quan sát và chú ý lắng nghe
- HS trả lời: Ngoài nhiệt độ sôi còn có khối lượng riêng, tính tan... để tách các chất.
I. CHẤT TINH KHIẾT? 
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, từ tính, trạng thái, có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp 
C. Hoạt động luyện tập: (10’)
Câu 1. Cho biết khí cacbonic là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khi này có trong hơi thở của ta?
Câu 2. Hãy kể 2 tính chất giống nhau và 2 tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất?
Câu 3. Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn?
Câu 4. Khí nito và oxi là 2 thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nito lỏng sôi ở -196oC, oxi lỏng sôi ở -183oC. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và nito từ không khí?
D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng: (5 phút)
	- Nhận xét thái độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài thực hành số 1. Lưu ý, không cần làm thí nghiệm 1. Đọc các quy tắc an toàn, cách sử dụng hóa chất và một số dụng cụ thí nghiệm trong phòng thí nghệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_3_bai_2_chat_tiet_2_nam_hoc_2020.docx