Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 40: Bài tiết nước tiểu vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 40: Bài tiết nước tiểu vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được Quá trình tạo thành nước tiểu , thực chất quá trình tạo thành nước tiểu.

-Trình bày được cơ chế Quá trình thải nước tiểu

- Phân biệt được thành phần nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.

 - Kể một số bệnh về thận và ðýờng tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.

 - Nêu và giải thích các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết

 - Vệ sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh

 2. Kĩ năng

- Phát triển tư duy quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, phát hiện kiến thức.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.

- Tự tin trình bày ý kiến, tìm kiếm và xử lí thông tin; Lắng nghe, ứng xử.

3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.

II. Chuẩn bị

Nội dung dạy học, loại bỏ các nội dung tinh giảm.

III. Phương pháp .

Trực quan ,vấn đáp

IV. Tổ chức giờ học .

1. Ổn định tổ chức (1' )

2. Kiểm tra đầu giờ (4')

- Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

- Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?

3. Các hoạt động

Vào bài :(1’) các em đã biết thận thực hiện chức năng bài tiết là chủ yếu và sản phẩm bài tiết của thận là nước tiểu.Vậy nước tiểu được hình thành và thải ntn? Vệ sinh hệ cơ quan này ntn? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

 

doc 3 trang thucuc 3070
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 40: Bài tiết nước tiểu vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/5/2020
Ngày giảng: 05/5/2020
Tiết 40
BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
- Trình bày được Quá trình tạo thành nước tiểu , thực chất quá trình tạo thành nước tiểu.
-Trình bày được cơ chế Quá trình thải nước tiểu 
- Phân biệt được thành phần nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
	- Kể một số bệnh về thận và ðýờng tiết niệu. Cách phòng tránh các bệnh này.
	- Nêu và giải thích các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết
	- Vệ sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh
 	2. Kĩ năng
- Phát triển tư duy quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, phát hiện kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
- Tự tin trình bày ý kiến, tìm kiếm và xử lí thông tin; Lắng nghe, ứng xử.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Chuẩn bị
Nội dung dạy học, loại bỏ các nội dung tinh giảm.
III. Phương pháp .
Trực quan ,vấn đáp 
IV. Tổ chức giờ học .
1. Ổn định tổ chức (1' ) 
2. Kiểm tra đầu giờ (4') 
- Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?
- Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ? 
3. Các hoạt động
Vào bài :(1’) các em đã biết thận thực hiện chức năng bài tiết là chủ yếu và sản phẩm bài tiết của thận là nước tiểu.Vậy nước tiểu được hình thành và thải ntn? Vệ sinh hệ cơ quan này ntn? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó. 
Hoạt động 1(10')
 Tìm hiểu về sự tạo thành nước tiểu
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV y/c HS quan sát H 39.1 tìm hiểu 3 quá trình tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng:
+ Quá trình lọc máu 
+ Quá trình hấp thụ lại
+ Quá trình bài tiết tiếp
- GV nhận xét, chốt KT.
+ Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào ? 
+ Không có tế bào máu và prôtêin
- Gv thành phần nước tiểu đầu gần giống huyết tương thiếu prôtêin
+ Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào 
I. Tạo thành nước tiểu 
+ Qua trình hấp thụ lại ở ống thận các chất dinh dưỡng, H2O, Na+ , Cl - 
+ Quá trình bài tiết tiếp chất cặn bã, chất thừa tạo thành nước tiểu chính thức.
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
Nồng độ các chất hoà tan 
Loãng
- Đậm đặc 
Chất độc chất cặn bã
- Có ít
- Có nhiều 
Chất dinh dưỡng
- Có nhiều 
- Gần như không 
+ Thực chất của quá trình tạo thành nướctiểu là gì ? 
- 1 vài HS trả lời 
- Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải chất cặn bã, chất thừa, khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong 
Hoạt động 2 (9')
Tìm hiểu sự bài tiết nước tiểu
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV mỗi ngày thận lọc 1440 l máu tạo ra khoảng 170 l nước tiểu ban đầu - > nhờ hấp thụ lại tạo ra 1,5l
+ Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào ?
- HS trả lời 
- Lớp nhận xét bổ sung 
+ Vì sao sự bài tiết nước tiểu diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu lại chỉ xảy ra vào những lúc nhất định ?
+ Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận -> nước tiểu được hình thành liên tục.
+ Nước tiểu được tích trữ ở bóng đái 200 ml đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu ---> sự thải nước tiểu lại chỉ xảy ra vào những lúc nhất định .
+ Tại sao ta có thể bài tiết nước tiểu theo ý muốn ? 
+ Chỗ bóng đái thông với ống đái có 2 cơ vòng bịt chặt. Cơ ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn 
+ Tại sao không nên nhịn tiểu ? 
+ Muối vô cơ lắng đọng gây sỏi thận. 
II. Thải nước tiểu
- Nước tiểu chính thức -> bể thận -> ống dẫn nước 
tiểu --> bóng đái - > ống đái -> ra ngoài
Hoạt động 3 (7')
Một số tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV y/c HS n/c thông tin tr. 129 trả lời câu hỏi
? Có những tác nhân nào gậy hại cho hệ bài tiết ? 
- HS thu nhận và xử lí thông tin trả lời câu hỏi .
- Vi khuẩn gây bệnh.
- Chất độc trong thức ăn.
- Khẩu phần ăn không hợp lí.
Hoạt động 4 (9')
Xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ bài tiết nước tiểu
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
y/c HS hoàn thành bảng 40
HS chữa bài – chia sẻ – chốt KT.
- GV thông báo đáp án đúng 
 BVMT: GD HS ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống: tránh ôi thiu, nhiễm các chất độc hại 
(ND bảng )
STT
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1
Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu 
- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh
2
Khẩu phần ăn uống hợp lí 
- Không ăn uống quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua, nhiều chất tạo sỏi.
- Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
- Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc hại 
- Hạn chế tác hại của các chất độc 
- Uống nhiều nước 
- Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi.
3
Đi tiểu đúng lúc không nên nhịn tiểu
- Hạn chế khả năng tạo sỏi
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài 
a. Tổng kết (3') 
	? Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận.
	? Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là gì ? 
b. Hướng dẫn học bài (1')
	- Đọc mục em có biết 
	- Học bài làm bài tập sgk 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_40_bai_tiet_nuoc_tieu_ve_sinh_he.doc