Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 55, Bài 12+13+14: Tính chất của phi kim - Năm 2019-2020

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 55, Bài 12+13+14: Tính chất của phi kim - Năm 2019-2020

TIẾT 55. BÀI 12,13,14. TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS nêu được tính chất vật lí của phi kim

- HS nêu được phi kim có các tính chất hóa học như tác dụng với hidro, oxi, kim loại.

- HS nêu được sơ lược về mức độ mạnh yếu của phi kim

2. Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, rút ra tính chất hóa học của phi kim.

- Viết phương trình hóa học.

- Tính được lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học.

3. Thái độ

- Giáo dục HS ý thức học tập tích cực

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu vật thể

2. Học sinh:

Câu 1. Ôn tập tính chất hóa học oxi, hidro mỗi tính chất viết 1 phương trình hóa học minh họa

Câu 2. Tìm hiểu và nêu t/c vật lí của phi kim?

 

docx 4 trang Phương Dung 01/06/2022 3810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 55, Bài 12+13+14: Tính chất của phi kim - Năm 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/5/2020
Ngày giảng: 8A 8B 8C 8D
CHỦ ĐỀ 5. PHI KIM
TIẾT 55. BÀI 12,13,14. TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nêu được tính chất vật lí của phi kim
- HS nêu được phi kim có các tính chất hóa học như tác dụng với hidro, oxi, kim loại.
- HS nêu được sơ lược về mức độ mạnh yếu của phi kim
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, mô tả hiện tượng, rút ra tính chất hóa học của phi kim.
- Viết phương trình hóa học.
- Tính được lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học.
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức học tập tích cực
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: máy tính, máy chiếu vật thể
2. Học sinh: 
Câu 1. Ôn tập tính chất hóa học oxi, hidro mỗi tính chất viết 1 phương trình hóa học minh họa
Câu 2. Tìm hiểu và nêu t/c vật lí của phi kim?
III. Tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp
8A:
8B:
8C:
8D:
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm soát việc chuẩn bị bài về nhà của HS
3. Bài mới
A. Khởi động (2p)
- GV y/c HS kể tên một số nguyên tố phi kim phổ biến?
- HS nêu được: oxi, lưu huỳnh, nitơ, phốt pho, cac bon, clo..
B. Hình thành kiến thức
I. Tính chất vật lí của phi kim (5p)
* Mục tiêu: HS biết tính chất vật lí của phi kim như tồn tại ở trạng thái rắn, khí, dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không có ánh kim.
- GV y/c HS chia sẻ câu trả lời t/c vật lí của phi kim, nhận xét, đánh giá.
- Dự kiến HS nêu được: 
+ Phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (C, S, P..). lỏng (Br2) khí (Oxi, clo, flo )
+ Dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không có ánh kim.
II. Tính chất hóa học của phi kim (20p)
* Mục tiêu: HS biết tính chất hóa học của phi kim, viết PTHH minh họa. Biết được căn cứ để đánh giá mức độ hoạt động hóa học của phi kim.
- GV y/c HS viết PTHH phản ứng của oxi với hidro.
- HS viết PTHH vào vở
- GV chiếu video thí nghiệm đốt H2 trong bình đựng clo, y/c HS hđ cá nhân quan sát, mô tả hiện tượng, viết PTHH.
- HS hđ cá nhân -> báo cáo, chia sẻ
- GV n/xét, chuẩn kiến thức
- GV y/c Hs viết PTHH phản ứng của oxi với KL
- GV chiếu video thí nghiệm p/ư của Cl2 tác dụng với Fe, y/c HS quan sát nêu hiện tượng, viết PTHH.
- GV phi kim có mức độ hoạt động hóa học khác nhau, để đánh giá mức độ hoạt động hóa học của phi kim người ta dựa vào khả năng p/ư của phi kim với kl hoặc hidro.
1. Tác dụng với hidro, oxi, kim loại
* Tác dụng với hidro:
 2H2 + O2 to 2H2O
* Phi kim khác:
- TN: (SHD)
- Nhận xét: H2 p/ư với Clo tạo ra hợp chất khí (HCl)
- PTHH:
H2 + Cl2 to 2HCl (khí hidro clorua)
* Tác dụng với kim loại
- O2 + kl -> Oxit bazo
2O2 + 3Fe to Fe3O4
- PK khác + kim loại -> Muối
VD: 3Cl2 + 2Fe to 2FeCl3
 2. Mức độ hoạt động của phi kim.
Cl2>O2>S>C
HĐ 2. Luyện tập (15p)
- GV y/c HS hđ cá nhân hoàn thành bài tập 4C vào vở (5p) -> báo cáo, chia sẻ.
- GV nhận xét, đánh giá điểm.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt, hoàn thành bài tập 5C
- HS hđ cá nhân 5p giải bài tập vào vở -> báo cáo, chia sẻ.
Bài tập 4C/trang 
a. PTHH cm S là PK
S + O2 to SO2
S + H2 to H2S
S + 2Na to Na2S
b. PTHH thực hiện dãy chuyển hóa:
H2 + Cl2 to 2HCl
Cl2 + Cu to CuCl2
2HCl + CuO -> CuCl2 + H2O
Bài tập 5C/trang 
Cho: mFe = 11,2 g, mS = 3,2 g
a. Tìm m các chất trong X
b. X + HCl dư -> V khí thu được = ?
Bài giải
a) PTHH: Fe+S→FeS
Số mol các chất tham gia phản ứng là: nFe=0,2 mol; nS=0,1 mol.
Từ PTHH, ta thấy, Fe dư, S phản ứng hết. Vậy, hỗn hợp X gồm FeS và Fe dư.
Theo PTHH: nFeS=nS=0,1 mol.
Số mol Fe dư là: nFedư=nFebd−nFepu=0,2−0,1=0,1 mol.
Khối lượng các chất có trong hỗn hợp X là:
mFeS=0,1×8,8 gam; nFedư=0,1×56=5,6 gam.
b) PTHH:
Fe+2HCl→FeCl2+H2
FeS+2HCl→FeCl2+H2S
Vậy, khí tạo thành gồm H2 và H2S
Theo PTHH, số mol khí thu được là: nkhí=nH2+nH2S=nFe+nFeS=0,1+0,1=0,2 mol.
Thể tích khí thu được là: V=0,2×22,4=4,48 lít
- GV chiếu video thí nghiệm đốt dây sắt trong clo, yêu cầu Hs hoạt động cá nhân quan sát nêu hiện tượng, viết PTHH.
- HS nêu được: đồng phản ứng mạnh với clo 
- GV chiếu video thí nghiệm phản ứng của hidro trong clo, yêu cầu Hs hoạt động cá nhân quan sát nêu hiện tượng, viết PTHH.
- HS nêu được: clo bị mất màu vàng
(?) Nêu n/xét về tính chất hóa học của clo.
- HS rút ra được clo có tính oxi hóa mạnh.
- GV chiếu video thí nghiệm phản ứng của clo tác dụng với nước, yêu cầu Hs hoạt động cá nhân quan sát nêu hiện tượng, viết PTHH.
- HS nêu được: giấy quỳ chuyển sang màu đỏ sau đó bị mất màu.
- GV chiếu video thí nghiệm phản ứng của clo tác dụng với dd kiềm, yêu cầu Hs hoạt động cá nhân quan sát nêu hiện tượng, viết PTHH.
- HS nêu được: giấy quỳ chuyển sang màu đỏ sau đó bị mất màu.
1. Clo (Cl2) – NTK 35,5
a. Tác dụng với kim loại
- TN: đốt dây đồng trong bình đựng khí clo -> đồng p/ư mạnh 
- N/xét: clo phản ứng với hầu hết kim loại tạo thành muối với kim loại có hóa trị cao nhất.
- PTHH: Cu + Cl2 to CuCl2
2Fe + 3Cl2 to 2FeCl3
b. Tác dụng với hidro
- TN: đốt dây đồng trong bình đựng khí clo -> mất màu vàng lục của khí clo.
- N/xét: clo phản ứng dễ dàng với hidro khi có ánh sáng.
- PTHH: H2 + Cl2 a/s 2HCl
KL: khi tác dụng với kim loại hoặc hidro clo thể hiện tính oxi hóa mạnh.
c. Tác dụng với nước
- TN: Sục clo vào nước và nhúng vào dd thu được -> giấy quỳ chuyển thành màu đỏ sau đó bị mất màu.
- N/xét: clo phản ứng với nước tạo thành axit có tính oxi hóa (HClO)
Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO (axit hipoclorơ)
(Khi tác dụng với nước, clo đóng vai trò vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa)
d. Tác dụng với dd kiềm
- TN: Sục clo vào dd kiềm, dd thu được làm mất màu giấy qùy.
- N/xét: clo p/ư với dd kiềm tương tự như phản ứng với nước.
- PTHH: 
Cl2 + 2NaOH ↔ NaCl + NaClO (natri hipoclrơ)
4. Luyện tập - củng cố (10p)
5. Hướng dẫn về nhà – (5p)
- Học bài cũ: HS làm bài tập C/trang 80,81.
- Chuẩn bị bài mới: 
+ Xem trước bài 12. Phi kim.
----------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_55_bai_121314_tinh_chat_cua_phi_k.docx