Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 68+69: Bài ôn tập học kì II - Năm học 2020-2021

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 68+69: Bài ôn tập học kì II - Năm học 2020-2021

Kiến thức học kỳ II:

1. Oxi

a. Tính chất vật lí: Oxi là chất khí không màu , không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước.

-Oxi hóa lỏng ở -1830C và có màu xanh nhạt.

b. Tính chất hoá học

* Tác dụng với phi kim.

- Với S tạo thành khí sunfurơ

Phương trình hóa học :

S + O2  SO2

- Với P tạo thành điphotpho-pentaoxit.

Phương trình hóa học:

4P + 5O2  2P2O5

*Tác dụng với kim loại:

Phương trình hóa học:

3Fe + 4O2  Fe3¬O4

 (Oxit sắt từ)

- Ngoài ra oxi còn tác dụng với một số kim loại (Cu, Mg, Al.) khác tạo thành oxit:

2Cu + O2 → 2CuO

4Al + 3O2 → 2Al2O3

 

docx 6 trang thucuc 3921
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 68+69: Bài ôn tập học kì II - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :34,35 –TIẾT: 68,69
BÀI ÔN TẬP HỌC KỲ II-MÔN HÓA 8-NĂM HỌC 2020-2021
I.KIẾN THỨC CẦN NHỚ MÔN HÓA 8
Gv: củng cố cho học sinh các kiến thức:
* Kiến thức học kỳ I:
1. Chất- nguyên tử - phân tử
Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
-Nguyên tử gồm: + Hạt nhân ( + )
 + Vỏ tạo bởi các e (- )
-Hạt nhân gồm hạt: Proton và Nơtron.
-Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.
2. Công thức hoá học, hoá trị
CT chung của đơn chất An 
-CT chung của hợp chất: AxBy 
Theo quy tắc hóa trị:
a . x = b . y
với a,b là hóa trị của A, B ; x, y là chỉ số của A, B.
-vận dụng: 
+Tính hóa trị của 1 nguyên tố.
+Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị hoạt động theo nhóm, làm bài tập vào vở.
3. Tính theo công thức hoá học, tính theo phương trình hoá học
a. Tính theo công thức hoá học
b. Tính theo phương trình hoá học
* Kiến thức học kỳ II: 
1. Oxi
a. Tính chất vật lí: Oxi là chất khí không màu , không mùi, nặng hơn không khí và ít tan trong nước.
-Oxi hóa lỏng ở -1830C và có màu xanh nhạt.
b. Tính chất hoá học
* Tác dụng với phi kim.
- Với S tạo thành khí sunfurơ
Phương trình hóa học :
S + O2 à SO2 
- Với P tạo thành điphotpho-pentaoxit.
Phương trình hóa học:
4P + 5O2 t0
à 2P2O5
*Tác dụng với kim loại:
Phương trình hóa học:
3Fe + 4O2 à Fe3O4 
 (Oxit sắt từ)
- Ngoài ra oxi còn tác dụng với một số kim loại (Cu, Mg, Al...) khác tạo thành oxit:
2Cu + O2 → 2CuO
4Al + 3O2 → 2Al2O3
2. Hiđro
a. Tính chất vật lí.
- Hiđro là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước.
b. Tính chất hóa học.
-Tác dụng với oxi.
 2H2 + O2 → 2H2O
- Tác dụng với oxit kim loại.
 CuO + H2 → Cu + H2O
Fe3O4 + 4H2 → 3Fe + 4H2O 
 *Oxi tác dụng với hợp chất.
- oxi tác dụng được với một số hợp chất dạng CxHy hoặc CxHyOz tạo sản phẩm là CO2 và H2O.
3. Nước
a. Tính chất vật lí: Là chất lỏng không màu, không mùi, không vị
b. Tính chất hoá ;học
 Tác dụng với kim loại (mạnh):
PTHH:
Na+H2O à NaOH+ H2 
* Tác dụng với một số oxit bazơ.
PTHH: 
CaO + H2O à Ca(OH)2 
Þ Dung dịch bazơ
làm đổi màu quì tím thành xanh.
* Tác dụng với một số oxit axit.
PTHH:
P2O5 + 3H2O à 2H3PO4 (axit).
Þ Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ.
4. Nồng độ dung dịch
a.Nồng độ phần trăm của dung dịch: 
-Nồng độ % (kí hiệu C%) của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch.
C% = . 100%
b.Nồng đô mol của dung dịch 
 Nồng độ của dung dịch ( kí hiệu C(M) cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
CM =(mol/l)
Trong đó:
-CM: nồng độ mol.
-n: Số mol chất tan.
-V: thể tích dd.
II. BÀI TẬP ÔN TẬP VẬN DỤNG
Bài 1.a. Chỉ ra vật thể tự nhiên; nhân tạo, chất : 
-Dây điện có thể làm bằng đồng hoặc nhôm
- Trong cây mía có chứa nước, đường saccarozơ, xenlulozơ
- Lốp xe ô tô được làm bằng cao su
b. Nêu cách tách muối và cát ra khỏi hỗn hợp trộn lẫn 2 chất
Bài 2. Hãy cho biết các CT sau đúng hay sai ? hãy sửa lại CT sai:
a/ 
e/ FeCl3 
b/CuO3 
 f/ Zn(OH)3
c/Na2O 
g/ Ba2OH
d/Ag2NO3 
 h/ SO2
Bài 3. Đốt cháy 5,4g bột nhôm trong khí Oxi, người ta thu được Nhôm oxit (Al2O3). Hãy tính khối lượng Nhôm oxit thu được.
 GỢI Ý
Bài 1. a.
VTTN: Cây mía
VTNT:dây điện, lốp xe
Chất: đồng, nhôm, nước, saccarôzơ ,xenlulôzơ.
b.-Hoà tan hỗn hợp vào nước, lọc thu được cát
- Dung dịch nước muối đun sôi thu được muối
Bài 2. 
CT sai
Sửa lại
K2SO4
CuO3
CuO
Zn(OH)3
Zn(OH)2
Ba2OH
Ba(OH)2
Bài 3. Ta có: n Al = mAl : MAl = 5,4 : 27 = 0,2 (mol)
4Al + 3O2 2Al2O3 
 4mol 2mol
 0,2mol g 
Bài tập vận dụng:
Bài 1. Có phương trình hóa học sau:
 CaCO3 CaO + CO2.
 a.Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 gam CaO.
 b.Muốn điều chế 7gam CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3.
Bài 2. Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Nếu có 6,5g kẽm tham gia vào phản ứng. Thì khối lượng ZnCl2 và thể tích khí H2 (đktc) l bao nhiêu?
BÀI TẬP VỀ CÁC CHẤT,NỒNG ĐỘ
Bài 1. Có phương trình hóa học sau:
 CaCO3 CaO + CO2.
 a.Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2 gam CaO.
 b.Muốn điều chế 7gam CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3.
Bài 2. Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Nếu có 6,5g kẽm tham gia vào phản ứng. Thì khối lượng ZnCl2 và thể tích khí H2 (đktc) l bao nhiêu? a. Xác định giá trị của V.
b. Nếu cho lượng hiđro trên tác dụng với 6.72 lít khí O2 ở đktc thì lượng nước thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
Bài 3. Cho 3,1gam phót pho vào bình kín chứa đầy không khí với dung tích 5,6 lít ( ở ĐKTC ).
a.Khối lượng phótpho thừa hay thiếu?
b.Tính khối lượng điphotphopentaoxit tạo thành?
GỢI Ý LÀM
Bài 1. Các pt phản ứng
a. CuO + H2 → Cu + H2O
b. 2H2 + O2 → 2H2O
c. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
d. Na2O + H2 → không xảy ra.
e. PbO + H2 → Pb + H2O.
Bài 2. PTPƯ:
 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
a.Theo phương trình ta có nH2 = nFe = 0.1(mol)
- Vậy thể tích H2 thu được là
VH2 = 0.1 x 22.4 =2.24 lít.
b. Số mol oxi là
6.72 : 22.4 = 0.3 (mol)
PTPƯ :
 2H2 + O2 → 2H2O
Do số mol oxi lớn hơn số mol hiđro nên oxi dư sau phản ứng.
- Theo PT 
 n H2 = nH2O = 0.1mol
- mH2O = 18 (g)
Bài 3. Ta có phương trình phản ứng
4P + 5O2 2P2O5
- nO2 = 5,6/22,4 = 0,25 ( mol)
 nP = 3,1/31= 0,1 ( mol) 
-Theo phương trình phản thì số mol của oxi dư 
nO2 dư = 0,25 - 0,125 = 0,125 ( mol)
m O2 dư là 0,125 * 32 = 4( gam).
nP2O5 = 0,05 (mol)
được mP2O5 = 0,05 * 142 = 7,1( gam )
HỌC SINH VẬN DỤNG LÀM THÊM CÁC BÀI TẬP SAU- CÁC BÀI CÒN LẠI SGK/Tr 150,151
Bài 1. Tính nồng độ % của dung dịch sau:
	a.20 g KCl trong 600 g dung dịch
	b.32 g NaNO3 trong 2 kg dung dịch
	c.75 g K2SO4 trong 1500 g dung dịch.
Bài 2. Hoà tan 6.5g Zn cần vừa đủ Vml dd HCl 2 M.
 a/ Viết PTPƯ.
 b/ Tính Vml 
 c/ Tính Vkhí thu được (đktc).
 d/ Tính mmuối tạo thành.
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_6869_bai_on_tap_hoc_ki_ii_nam_hoc.docx