Giáo án KHTN Lớp 8 Sách KNTT - Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (3 tiết) - Vũ Thị Kim Thoa

Giáo án KHTN Lớp 8 Sách KNTT - Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (3 tiết) - Vũ Thị Kim Thoa

I. MỤC TIÊU

1) Năng lực khoa học tự nhiên

* Nhận thức khoa học tự nhiên:

- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học).

- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế.

* Tìm hiểu tự nhiên:

- Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn:

+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học;

+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng;

+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác.

2) Phẩm chất

- Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Ghi chép, báo cáo kết quả thí nghiêm rõ ràng, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

pdf 7 trang Lệ Giang 18/01/2025 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án KHTN Lớp 8 Sách KNTT - Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác (3 tiết) - Vũ Thị Kim Thoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC 
BỘ SÁCH: KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG 
Thời gian thực hiện: 03 tiết 
I. MỤC TIÊU 
1) Năng lực khoa học tự nhiên 
* Nhận thức khoa học tự nhiên: 
- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học). 
- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng 
thực tế. 
* Tìm hiểu tự nhiên: 
- Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn: 
+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học; 
+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng; 
+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác. 
2) Phẩm chất 
- Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân. 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao. 
- Ghi chép, báo cáo kết quả thí nghiêm rõ ràng, trung thực. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1) Giáo viên: 
* Thiết bị dạy học: máy tính, tivi 
* Học liệu: 
- Video thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng: 
ảnh hưởng của diện tích bề mặt: 
ảnh hưởng của nhiệt độ: 
- Phiếu học tập số 1 (2HS/1 phiếu), số 2 (6 phiếu). 
- Dụng cụ, hóa chất: cho 6 nhóm HS 
+ Dụng cụ: 6 ống nghiệm; 2 cốc thủy tinh (loại 50 ml); kẹp gỗ, giá thí nghiệm, thìa thủy tinh, 
ống hút nhỏ giọt 
+ Hóa chất: MnO2; dd HCl (1M và 0,1 M). 
2) Học sinh: 
- Mỗi nhóm: 2 viên C sủi; 2 đinh sắt; 1 bình nước (200ml) nóng; 1 bình nước (200 ml) lạnh; 1 
lọ nước oxy già. 
- SGK, vở ghi. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Tiết Nội dung PP/KT day học PP/CC đánh giá Ứng dụng CNTT 
1 
Hoạt động 1. 
Khởi động (10’) 
PP: Trực quan. 
KT: Động não. 
PP: Quan sát 
CC: Câu hỏi 
Hình ảnh, 
Powerpoint, máy 
tính, tivi. 
Hoạt động 2: 
Hình thành kiến thức 
Hoạt động 2.1: 
Tìm hiểu khái niệm tốc 
độ phản ứng (35’) 
PP: Dạy học hợp 
tác 
KT: Chia nhóm, 
động não 
PP: Viết, quan sát 
CC: Câu hỏi, bảng 
kiểm 
Video, 
Powerpoint, máy 
tính, tivi. 
2 
Hoạt động 2.3: 
Tìm hiểu một số yếu tố 
ảnh hưởng đến tốc độ 
phản ứng . (45’) 
PP: DH GQVĐ, 
Thực hành – thí 
nghiệm 
KT: động não, 
chia nhóm 
PP: ĐG qua sản 
phẩm học tập 
CC: thang đo 
Powerpoint, máy 
tính, tivi. 
3 
Hoạt động 3: 
Luyện tập (40’) 
PP: Trực quan 
KT: Sơ đồ tư duy 
PP: Viết,Quan sát. 
CC: Câu hỏi, bài 
tập 
Máy tính, tivi, 
padlet 
Hoạt động 4: 
Vận dụng (5’) 
PP: Trực quan 
KT: Động não. 
PP: Viết. 
CC: Câu hỏi 
Padlet 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (10 phút) 
1. Mục tiêu: 
Thông qua video tạo được hứng thú, kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu học hỏi của HS và 
dẫn dắt vào nội dung bài học. 
2. Nội dung: 
Video thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ: 
3. Sản phẩm: 
Hiện tượng quan sát được từ video thí nghiệm 
4. Tổ chức các hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, quan sát video thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra? 
* Thực hiện nhiệm vụ 
- Quan sát video thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng 
* Báo cáo, thảo luận 
- Nêu hiện tượng quan sát được. Nhận xét, bổ xung (nếu có) 
* Kết luận, nhận định 
GV nhận xét, kết luận và chuyển ý vào bài học (phần mở đầu SGK/31 KHTN 8 KNTT) 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
2. 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG (35 phút) 
1. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng hoá học). 
2. Nội dung: 
PHT số 1: 
Nhóm: .. 
Thành viên: .. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Yêu cầu: Thảo luận nhóm 5 phút 
1) Quan sát hình 7.1 và 7.2, và trả lời câu hỏi: 
Phản ứng sắt (iron) bị gỉ xảy ra nhanh hay chậm hơn phản ứng đốt cháy cồn? 
2) Nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi cuối mục I/SGK 31 
3) Tốc độ phản ứng là gì? 
3. Sản phẩm: 
Nhóm: .. 
Thành viên: .. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Yêu cầu: Thảo luận nhóm 5 phút 
1) Phản ứng sắt (iron) bị gỉ xảy ra chậm hơn phản ứng đốt cháy cồn. 
2) Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi ở dạng bột xảy ra nhanh hơn. 
3) Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học. 
4. Tổ chức các hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ 
Tổ chức cho HS hoạt động nhóm (cặp đôi/nhóm bàn) 
- Phát phiếu học tập số 1 
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm, hoàn thành nội dung PHT số 1 trong thời gian 5 phút. 
* Thực hiện nhiệm vụ 
- HS thảo luận nhóm thực hiện PHT số 1. 
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần) 
* Báo cáo, thảo luận 
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả, thảo luận/nhận xét/ bổ sung: 
+ Gọi đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả nhóm mình/ nhóm khác nhận xét 
+ Cho các nhóm trao đổi chéo kết quả PHT số 1. 
+ Đưa đáp án, bảng kiểm để các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn. 
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV và báo cáo kết quả đạt được của nhóm bạn. 
Bảng kiểm đánh giá PHT số 1: 
Đáp án Có Không Điểm 
1. Phản ứng sắt (iron) bị gỉ xảy ra chậm hơn phản ứng đốt 
cháy cồn. (3 điểm) 
2. Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi ở dạng bột 
xảy ra nhanh hơn. (3 điểm) 
3. Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, 
chậm của phản ứng hóa học. (4 điểm) 
TỔNG ĐIỂM 
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, cho HS nhắc lại khái niệm Tốc độ phản ứng 
- 1-2 HS nêu khái niệm Tốc độ phản ứng: 
Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hóa học. 
- GV chốt kiến thức – HS hoàn thiện kiến thức mục I 
2. 2: TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG (45 phút) 
1. Mục tiêu: 
- Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng 
thực tế. 
- Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn: 
+ So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học; 
+ Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng; 
+ Nêu được khái niệm về chất xúc tác. 
2. Nội dung: 
* Nhiệm vụ 1: Làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập số 2 
Nhóm: .. 
Thành viên: .. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Yêu cầu: Làm việc nhóm 15 phút, nghiên cứu nội dung “ Hoạt động” mục II/SGK-32,33, 
thực hiện thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau: 
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng 
của nồng độ đến tốc độ 
phản ứng 
1. Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? 
 .. ... 
2. Nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? 
 . ... 
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng 
của nhiệt độ đến tốc độ 
phản ứng 
1. Phản ứng ở cốc nào xảy ra nhanh hơn? 
 . ... 
2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? 
 ... 
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng 
của diện tích bề mặt tiếp 
xúc đến tốc độ phản ứng 
1. Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? Giải thích? 
 . ... 
2. Kích thước hạt ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? 
 . ... 
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng 
của chất xúc tác đến tốc độ 
phản ứng 
1. Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? 
 . ... 
* Nhiệm vụ 2: 
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Thế nào là chất xúc tác? 
- Các yếu tố trên ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? Lấy ví dụ minh họa? 
3. Sản phẩm: 
* Nhiệm vụ 1: 
Thí nghiệm 1: 1. Phản ứng ở ống nghiệm (1) xảy ra nhanh hơn. 
 2. Nồng độ cao thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn. 
Thí nghiệm 2: 1. Phản ứng ở cốc nước nóng xảy ra nhanh hơn. 
 2. Nhiệt độ cao thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn. 
Thí nghiệm 3: 1. Phản ứng ở ống nghiệm (1) xảy ra nhanh hơn. 
 2. Kích thước hạt càng nhỏ thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh. 
Thí nghiệm 4: 1. Phản ứng ở ống nghiệm (2) xảy ra nhanh hơn. 
* Nhiệm vụ 2: 
- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc (kích 
thước hạt), chất xúc tác 
 Chất xúc tác: là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối 
lượng và tính chất hóa học (không bị biến đổi sau khi kết thúc phản ứng hóa học). 
- Ảnh hưởng của các yếu tố trên đến tốc độ phản ứng: tốc độ phản ứng tăng khi tăng nồng độ, 
nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc và có mặt chất xúc tác. 
Ví dụ: 
+ Nung đá vôi thành vôi sống được nhanh hơn, cần đập nhỏ đá vôi trước khi nung 
+ Để bảo quản thực phẩm được lâu hơn nên cất chúng trong tủ lạnh 
4. Tổ chức các hoạt động 
Nhiệm vụ 1: 
* Chuyển giao nhiệm vụ 
 GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (6-8 HS/nhóm) 
- Phát dụng cụ, hóa chất, phiếu học tập số 2 cho các nhóm 
- Hướng dẫn các bước tiến hành 4 thí nghiệm và trả lời các câu hỏi ở mỗi thí nghiệm. 
* Thực hiện nhiệm vụ 
HS làm việc nhóm trong thời gian khoảng 15 pút 
- Nhận dụng cụ, hóa chất, phiếu học tập 
- Thảo luận, phân công nhiệm vụ cho các thành viên 
- Thực hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV 
GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm khi cần. 
* Báo cáo, thảo luận 
- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ xung 
- GV tổ chức cho các nhóm tự đánh giá kết quả của nhóm mình bằng Thang đo: 
Tiêu chí đánh giá 
Thí 
nghiệm 
Mức độ 
1 2 3 4 
1. Tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong nhóm. 
Mức 1: Tất cả các thành viên nhóm đều tích cực, hợp tác 
Mức 2: Hầu hết các thành viên tích cực tham gia 
Mức 3: Có một nửa thành viên tích cực 
Mức 4: Không đạt 1 nửa số thành viên tích cực 
2. Các bước tiến hành thí nghiệm 
Mức 1: Làm đúng các bước, kết quả rõ ràng ở cả 4 thí nghiệm 
Mức 2: Làm đúng các bước, kết quả rõ ràng ở 3/4 thí nghiệm 
Mức 3: Còn lúng túng, kết quả rõ ràng ở 2/4 thí nghiệm 
Mức 4: Còn lúng túng, kết quả rõ ràng 1/4 thí nghiệm 
3. Trả lời các câu hỏi 
Mức 1: Trả lời đúng, đầy đủ tất cả các câu hỏi 
Mức 2: Trả lời đúng 5-6/7 câu hỏi 
Mức 3: Trả lời đúng 3-4/7 câu hỏi 
Mức 4: Còn lại 
1 
2 
3 
4 
- Các nhóm dựa vào các tiêu chí trên, tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình và báo cáo 
trước lớp. 
* Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá các nhóm (có thể cho điểm nhóm làm việc tích cực, đạt kết quả tốt) 
Nhiệm vụ 2: 
* Chuyển giao nhiệm vụ 
GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi (nhóm bàn) trả lời 2 câu hỏi sau (3 phút) 
1. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Thế nào là chất xúc tác? 
2. Các yếu tố trên ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? Lấy ví dụ minh họa? 
* Thực hiện nhiệm vụ 
HS làm việc nhóm đôi trong khoảng 3 phút, tìm câu trả lời 
* Báo cáo, thảo luận 
Đại diện 1 nhóm trả lời 2 câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ xung 
* Kết luận, nhận định 
GV nhận xét, chốt kiến thức mục II. Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các ví dụ khác 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (40 phút) 
1. Mục tiêu: 
- Hệ thống hóa được kiến thức toàn bài, trả lời được một số câu hỏi và bài tập ở SGK/34 
2. Nội dung: 
- Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết bài học 
- Làm các bài tập: 1,2,3/34-SGK 
3. Sản phẩm: 
- Sơ đồ tư duy do HS vẽ 
- Đáp án các bài tập: 
Bài 1: Than cháy trong bình khí O2 nhanh hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: diện 
tích bề mặt tiếp xúc 
Bài 2: Tác động vào yếu tố nhiệt độ (ở nhiệt độ cao tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn, thực 
phẩm bị biến đổi chất nhanh hơn -> nhanh hỏng hơn) 
Bài 3: a) Vanadium(V) oxide đóng vai trò là chất xúc tác 
b) Sau phản ứng khối lượng của vanadium(V)oxide không đổi. Vì vanadium(V) oxide là chất 
xúc tác giúp tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn và giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa 
học. 
4. Tổ chức các hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1: Làm việc cá nhân (15 phút) khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy, 1HS 
lên bảng vẽ sơ đồ tư duy, dưới lớp làm vào vở bài tập. 
Nhiệm vụ 2: Làm việc nhóm đôi (15 phút), trả lời 3 câu hỏi SGK/34 vào vở bài tập 
* Thực hiện nhiệm vụ 
HS thực hiện các nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV 
GV quan sát, hỗ trợ khi cần 
* Báo cáo, thảo luận 
- 1HS lên bảng vẽ sơ đồ tư duy tổng kết bài học, các HS còn lại nhận xét, bổ xung 
- Đại diện 3 nhóm lần lượt trả lời 3 câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ xung 
* Kết luận, nhận định 
- Nhận xét, bổ xung (nếu cần) 
- Chốt kiến thức toàn bài 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (5 phút) 
1. Mục tiêu: 
Vận dụng được kiến thức đã học trong bài vào thực tiễn: thúc đẩy những phản ứng có lợi (lên 
men giấm, muối dưa/cà) và giảm tốc độ phản ứng có hại (kim loại bị gỉ, thức ăn bị ôi thiu) 
2. Nội dung: 
? Tìm hiểu, liệt kê những phản ứng có lợi và có hại xảy ra trong gia đình em. Từ đó đề ra biện 
pháp để thúc đẩy các phản ứng có lợi và giảm tốc độ các phản ứng có hại đó. 
3. Sản phẩm: 
- Những phản ứng có lợi: lên men giấm, muối dưa/cà 
 Những phản ứng có hại: đồ dùng gia đình bằng kim loại bị gỉ, thức ăn bị ôi thiu 
- Biện pháp thúc đẩy phản ứng có lợi: tăng tốc độ phản ứng bằng cách: tăng nồng độ/tăng bề 
mặt tiếp xúc/tăng nhiệt độ/ thêm chất xúc tác 
 Biện pháp giảm tốc độ phản ứng có hại: ngược lại (đồ dùng bằng kim loại sau khi dùng xong 
phải rửa sạch, để nơi khô ráo; bảo quản thức ăn trong tủ lạnh ) 
4. Tổ chức các hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ 
Hướng dẫn HS về nhà tìm và kể tên một số phản ứng xảy ra ngay trong gđ, chỉ ra các phản ứng 
đó có lợi hay có hại? Biện pháp thúc đẩy phản ứng có lợi và hạn chế phản ứng có hại đó. 
* Thực hiện nhiệm vụ 
Thực hiện ngoài giờ lên lớp 
* Báo cáo, thảo luận 
Báo cáo kết quả thu hoạch được lên padlet (đường link padlet trên nhóm zalo) 
* Kết luận, nhận định 
Nhận xét, bổ xung trên padlet, động viên, khích lệ HS tìm tòi, sáng tạo 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Học bài, hoàn thiện yêu cầu phần vận dụng 
- Làm các bài tập thuộc bài 7 trong sách bài tập, chụp và gửi bài lên padlet. 
- Đọc, tìm hiểu bài 8/SGK 35 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_an_khtn_lop_8_sach_kntt_bai_7_toc_do_phan_ung_va_chat_x.pdf