Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Năm học: 2017-2018 - Bùi Thị Ngọc

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Năm học: 2017-2018 - Bùi Thị Ngọc

Chương II: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)

Tiết 20, Bài 13

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918)

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Biết những nét diễn biến chính của của cuộc chiến tranh, kết cục và ảnh hưởng của cuộc chiến.

- Hiểu được: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh là do lòng tham và sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc;Hiếu được tính chất của cuộc chiến tranh và hậu quả của chiến tranh đối với loài ngoài người.

- Vận dụng: Học để tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ Hai và các cuộc chiến tranh khác; Vận dùng để tìm hiểu về tác động của cuộc chiến tranh tới tình hình Việt Nam.

2. Thái độ

- Lên án CNĐQ là nguồn gốc của cuộc chiến tranh

- Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

- Đánh giá vai trò của Lênin, Đảng Bôn sê vich trong việc kí với Đức hòa ước Bret li tôp đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

 

doc 6 trang Phương Dung 31/05/2022 3690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) - Năm học: 2017-2018 - Bùi Thị Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phßng gi¸o dôc & ®µo t¹O QUẬN 12
TRƯỜNG THCS AN PHÚ ĐÔNG
----------– & —----------
GIÁO ÁN THAO GIẢNG CẤP QUẬN
Chương II: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
Tiết 20, Bài 13: 
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918)
 Giaùo vieân: Bùi Thị Ngọc
Tæ: Sử-Địa- GDCD.
Naêm hoïc: 2017 –2018
Chương II: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
Tiết 20, Bài 13
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918) 
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Biết những nét diễn biến chính của của cuộc chiến tranh, kết cục và ảnh hưởng của cuộc chiến.
- Hiểu được: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến tranh là do lòng tham và sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc;Hiếu được tính chất của cuộc chiến tranh và hậu quả của chiến tranh đối với loài ngoài người.
- Vận dụng: Học để tìm hiểu về chiến tranh thế giới thứ Hai và các cuộc chiến tranh khác; Vận dùng để tìm hiểu về tác động của cuộc chiến tranh tới tình hình Việt Nam.
2. Thái độ 
- Lên án CNĐQ là nguồn gốc của cuộc chiến tranh
- Bồi dưỡng tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Đánh giá vai trò của Lênin, Đảng Bôn sê vich trong việc kí với Đức hòa ước Bret li tôp đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
3. Kĩ năng 
- Rèn Kĩ năng sử dụng lược đồ để xác định địa danh các khối quân sự trong CTTGI 
 - Rèn luyện kĩ năng thuyết trình 
- Rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn (lập niên biểu về diễn biến chiến tranh)
- Phân biệt các khái niệm: "Chiến tranh đế quốc", "Chiến tranh chính nghĩa", "Chiến tranh phi nghĩa".
 4. Định hướng phát triển năng lực 
a. Năng lực chung:
* Năng lực tự học
- Đọc và phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
- Khai thác tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để tự tìm kiếm nội dung 
- Khả năng hệ thống hóa kiến thức, so sánh, khái quát, liên hệ.
* Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS có khả năng sử dụng ngôn ngữ để trình bày các vấn đề lịch sử.
- Khả năng trình bày, lập luận, thể hiện chính kiến về một vấn đề cụ thể 
b. Năng lực chuyên biệt:
* Năng lực tái hiện sự kiện, so sánh, phân tích, đánh giá...
* Năng lực thực hành bộ môn: Sử dụng tranh ảnh lịch sử, lược đồ 
* Năng lực xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau mâu thuẫn giữa các nước đế quốc là nguồn gốc của CTTGI 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
* Thiết bị, đồ dùng dạy học:
- Bản đồ CTTGI 
* Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ và bảng biểu phục vụ cho bài học, chuẩn bị và duyệt tiểu phẩm cho HS khi học sinh thực hiện phương pháp sắm vai 
- SGK, giáo án và các loại sách tham khảo có liên quan
* Chuẩn bị của học sinh:
- Tìm hiểu trước nội dung bài học trong SGK và thông qua tìm hiểu tài liệu tham khảo
- Chuẩn bị kỹ nội dung GV yêu cầu ở tiết học trước như: Tập kịch, tập đánh giá, nhận xét các sự kiện, vấn đề lịch sử liên quan tới bài học...
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- PP Đàm thoại, thuyết trình, tường thuật
- PP sắm vai
- Tích hợp kiến thức liên môn ( văn học)
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Ỏn định tổ chức lớp 
2, 3. Kiểm tra bài cũ và nêu vấn đề:
- Một bạn hãy lên sắp xếp vị trí kinh tế của 4 nước trên trong các năm 1860 và 1913 ?
- Nhận xét gì về vị trí kinh tế của các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ trong thời kỳ từ 1860 đến 1913?
- Sự phát triển không đều giữa các nước đề quốc có tác động tới tình hình thế giới không?
 GV: từ câu trả lời của HS Gv dân dắt vấn đề để vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CƠ BẢN
* Hoạt động 1: Học sinh sẽ thực hiện phương pháp sắm vai đóng một tiểu phẩm, để minh họa mâu thuẫn giữa các nước đế quốc. 
- HS diễn tiểu phẩm...
* Hoạt động 2: GV và HS trao đổi, kết hợp với hình ảnh minh họa... để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
? Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đầu TK XX là gì?
? Để giải quyết mâu thuẫn các nước ĐQ đã làm gì?
HS: Gây chiến tranh.
? Các nước đế quốc gây chiến tranh nhằm mục đích gì? 
Hs trả lời....
GV : nhận xét, bổ sung, kết luận
 ? Đã có những cuộc chiến tranh nào diễn ra trước khi Đức gây chiến với Anh và Pháp?
HS theo dõi SGK trả lời ....
GV Đây là những cuộc chiến tranh cục bộ giữa các nước đế quốc. ở một số nơi trên thế giới, Những cuộc chiến tranh này báo hiệu trước một cuộc chiến thế giới sớm muộn sẽ xảy ra giữa các đế quốc.
GV Mở Rộng: vậy theo các em có phải chỉ có gây chiến tranh mới là cách duy nhất để giải quyết mâu thuẫn giữa các quốc gia không?
- HS trả lời 
GV: Không phải chỉ có gây chiến tranh mới là cách giải quyết mâu thuẫn duy nhất, chúng ta có rất nhiều cách giải quyết mâu thuẫn giữa các quốc gia như: giải quyết bằng đàm phán, hòa bình, ngoại giao...đây là những hình thức được rất nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ...nhưng vào đầu thế kỷ XX các nước đế quốc không chọn những cách này mà lại chọn cách gây chiến tranh bằng súng đạn. Và:
? Các nước đã làm gì để chuẩn bị CT?
HS trả lời.....
GV giới thiệu các khối.... 
Để thực hiện chiến tranh,từ những năm 80 của thế kỉ XIX, giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch ..Hai bên đã chuẩn bị hàng triệu quân tinh nhuệ và vũ khí chiến tranh, chỉ chờ cơ hội để gây chiến.
GV chuyển mục: Vậy cơ hội gây chiến đã đến khi nào cô và các bạn cùng sang phần II: Diễn biến của chiến tranh:
* Hoạt động 1: GV và HS cùng trao đổi để biết nguyên nhân bùng nổ
?Phe Đức, Áo – Hung đã lấy cớ gì để gây chiến tranh?
HS: ...
GV bổ sung thêm thông tin: 
Như vậy, chiến tranh đã bùng nổ giữa các nước để quốc lớn mà việc thái tử Ao- Hung bị ám sát chỉ là một duyên cớ.
GV: Phe nào đã châm ngòi cho cuộc chiến?
HS:...
GV. Phe liên minh mà Đức là chủ mưu chính là kẻ đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh, Đức chủ động tấn công Anh và Nga, vậy sau đó Đức còn chủ động trọng những hành động gì tiếp theo, các bạn cùng theo dõi diễn biến.
* Hoạt động 2: GV tường thuật diễn biến trên lược đồ, Hs quan sát
Gv tường thuận diễn biến trên lược đồ: ....
.......
Như vậy, từ năm 1916 chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự ở cả hai phe.
Gv chiếu clip trận vec doong
* Hoạt động 3: Gv và HS tiếp tục trao đổi để rút ra đặc điểm của giai đoạn I. Hs trình bày phần nội dung tìm hiểu ở nhà mà GV đã giao về nhà trong tiết học trước.
? Vì sao Đức lại tập trung lực lượng ở mặt trận phía Tây?
? Qua theo dõi tường thuật em có nhận xét gì về giai đoạn I của CTTG I?
HS trả lời...
GV gọi ý HS trả lời
Gv nhận xét và chốt câu trả lời
? Ngoài đăc điểm trên giai đoạn I còn có những đặc điểm nào khác nữa?
HS: trả lời Gv phải gợi ý dẫn dắt học sinh...
GV: Ngoài đặc điểm trên chúng ta đều biết là trong giai đoạn này cả 2 bên đã sử dụng rất nhiều vũ khí hiện đại như xe tăng....( hình ảnh giới thiệu )
* GV giới thiệt về xe tăng....
Gv tiếp tục minh họa vũ khí: Hình ảnh Vũ khí, sau đó đánh giá “Những vũ khí hiện đại 2 bên sử dụng là thành quả của khoa học, kỹ thuật, những sáng chế để phục vụ cho cuộc sống của con người nhưng giờ đây đã bị biến thành những vũ khí giết người trong cuộc chiến.”
GV : Đặc điểm tiếp theo của giai đoạn thứ Nhất đó là- Hai bên bị thiệt hại nặng nề, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng( hình ảnh minh họa)
- Chiến tranh đã lôi kéo nhiều nước tham gia; GV lấy số liệu.... trong có Việt Nam của chúng ta. 
? Tại sao Việt Nam của chúng ta ko ở châu Âu mà lại bị lôi kéo vào cuộc chiến?
HS: vì VN là thuộc địa của Pháp, là nơi cung cấp sức người, sức của cho Pháp tham gia chiến tranh.
Giaó viên nêu dẫn chứng mình ảnh hưởng của CTTG đến VN trong môn văn học qua văn bản Thuế máu 
 trích trong tác phẩm ‘’ Bản án chế độ thực dân Pháp’’ 
GV liên hệ: sử dụng hình ảnh, cung cấp thêm thông tin
HS trả lời,
Gv chôt và minh họa bằng hình ảnh 
Chiến tranh đã làm cho tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, vă hóa- Xh của VN đều bị ảnh hưởng. Cụ thể hơn các bạn sẽ được tìm hiểu trong chương trình lịch sử học kỳ II.
I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
- Sự phát triển không đều giữa các nước tư bản " đế quốc >< đế quốc.
-Thành lập hai khối quân sự đối lập:
+ khối Liên minh: Đức - Áo - Hung (1882) 
+ khối Hiệp ước : Anh - Pháp - Nga (1907).
®Hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.
II. DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH
- 28/6/1914 Thái tử áo - Hung bị ám sát 
® Ngày 1- 3/8 Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.
 Ngày 4/8 Anh tuyên chiến với Đức.
® Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
1. Giai đoạn thứ nhất ( 1914-1916)
- 8/1914 Đức chiếm Bỉ, tấn công Pháp.
- 1915 Đức, áo- Hung tấn công Nga
- 1916 Đức tấn công pháp ở Vécđoong.
* Kết quả: cả hai bên chuyển sang cầm cự.
* Đặc điểm:
- Ưu thế thuộc về phe Liên minh.
- Sử dụng nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại: xe tăng, tàu ngầm, súng máy 
- Số lượng lính thương vong và thiệt hại nhiều.
- Lôi kéo nhiều nước tham gia ( 38 nước)
 	4. CỦNG CỐ: 
 ? Vì sao nói cuộc chiến tranh 1914 – 1918 là cuộc chiến tranh thế giới?
? Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
? Nêu cục diện ở giai đoạn 1 và kể tên các vũ khí lần đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất?
Hs trả lời....
GV kết luận....
5 . DẶN DÒ.
- Tìm sự kiện nổi bật, tác động mạnh tới cục diện chiến tranh trong giai đoạn 2 
- Thống kê các số liệu thiệt hại của cuộc chiến tranh , từ kết cục của cuộc chiến và những số liệu em thống kê được hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm nghĩ của em về chiến tranh.
- Nếu em là nhà lãnh đạo của Đức, Anh hoặc Pháp, em có suy nghĩ như thế nào sau khi cuộc chiến tranh kết thúc.
Duyệt của Ban Gíam Hiệu	 Duyệt của tổ trưởng chuyên môn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_bai_13_chien_tranh_the_gioi_thu_nhat_1.doc