Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Dương Thị Thu

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Dương Thị Thu

PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1918

CHỦ ĐỀ

 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX

I. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng năng lực được hình thành theo chủ đề CTGDPT

1.Kiến thức:

* Học sinh biết:

 - Những nét chính về diễn biến chiến sự tại Đà Nẵng và sự thất bại của TDP.

- Diễn biến chiến sự ở Gia Định và nội dung cơ bản một số điều khoản trong Hiệp

ước Nhâm Tuất.

- Diễn biến cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì, cuộc kháng chiến lan rộng ra cả 3 tỉnh miền Tây.

- Âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ 2 của thực dân Pháp.

- Trình bày được cuộc kháng chiến của nhân HN và các địa phương khác ở Bắc Kìtrước cuộc tấn công của thực dân Pháp.

 

doc 115 trang Phương Dung 4191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Dương Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
PHẦN II:	 LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1918
CHỦ ĐỀ
 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
I. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng năng lực được hình thành theo chủ đề CTGDPT
1.Kiến thức:
* Học sinh biết:
 - Những nét chính về diễn biến chiến sự tại Đà Nẵng và sự thất bại của TDP.
- Diễn biến chiến sự ở Gia Định và nội dung cơ bản một số điều khoản trong Hiệp
ước Nhâm Tuất.
- Diễn biến cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì, cuộc kháng chiến lan rộng ra cả 3 tỉnh miền Tây.
- Âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ 2 của thực dân Pháp.
- Trình bày được cuộc kháng chiến của nhân HN và các địa phương khác ở Bắc Kìtrước cuộc tấn công của thực dân Pháp.
- Sự chống trả quyết liệt của nhân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp lần thứ hai.
- Diễn biến, kết quả cuộc phản công của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế.
- Diễn biến các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương.
- Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 
- Kể tên được những đề nghị canh tân đất nước. Nội dung, lí do không được chấp
nhận.
* Học sinh hiểu:
- Âm mưu Thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây.
- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì (diễn biến, kết quả).
- Thái độ của triều đình Huế trước việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
- Thái độ của nhân dân Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp. Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần 1 và lần 2.
- Nội dung của Điều ước Giáp Tuất và Hác Măng (Pa-tơ- nôt).
- So sánh thái độ của triều đình với nhân dân trong quá trình kháng chiến chống
TD P.
- Sự phân hóa trong triều đình Huế sau Hiệp ước 1884 dẫn tới sự hình thành hai phe chủ chiến và chủ hòa.
- Hiểu được khái niệm "phong trào Cần Vương" biết được hai giai đoạn của phong trào Cần Vương.
- Diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Lí do các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách. Những ưu điểm và hạn chế
của các đề nghị cải cách.
*Học sinh vận dụng:
- Lập niên biểu các sự kiện Pháp đánh chiếm nước ta và các cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
- Đánh giá được vai trò của quần chúng nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh từ khi
thực dân Pháp xâm lược.
- Nêu cao tinh thần yêu nước của các văn thân, sĩ phu yêu nước của nhân dân ta.
- Đánh giá được thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế trong việc kí các điều 
ước với thực dân Pháp đặc biệt là hậu quả để nước ta mất vào tay thực dân Pháp.
- Lí giải được cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong
phong trào Cần Vương.
- Giải thích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong trào Yên Thế.
- Đánh giá những công lao của các nhà cải cách cuối TKXIX đầu TKXX.
2. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thấy rõ bản chất tham lam, tàn bạo, thâm độc của bọn thực dân.
- Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta trong những ngày đầukháng chiến chống TDP.
- HS thấy rõ và trân trọng sự chủ động sáng tạo, quyết tâm đứng lên kháng chiếnchống xâm lược của nhân dân ta.
- Giáo dục HS lòng kính yêu những lãnh tụ nghĩa quân, họ đã quyết phấn đấu hi sinh cho độc lập dân tộc.
- Có những nhận xét đúng đắn về trách nhiệm của triều đình Huế.
- Giáo dục HS lòng yêu nước tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng dân tộc.
- Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn hiệu quả của nông dân Việt Nam.
- Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực, thẳng thắn và trân trọng những đề xướng
cải cách của các nhà duy tân nửa cuối TKXIX, muốn cải cách tạo ra thực lực chống ngoại xâm.
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh lịch sử để rút ra những nhận xét minh họa cho những kiến thức cơ bản của bài học.
- Tường thuật những sự kiện lịch sử, phân tích và khái quát một số vấn đề lịch sử điển hình.
- Lập bảng niên biểu những sự kiện lịch sử chính.
- Đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử và đánh giá các nhân vật lịch sử.
4. Định hướng năng được hình thành.
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện,
hiện tượng lịch sử, nhận xét, đánh giá.
II. Bảng mô tả:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1.Cuộc kháng
chiến từ 1858-
1873 
- Những nét chính về diễn biến chiến sự tại Đà Nẵng và sự thất bại của TDP.
- Diễn biến chiến sự ở Gia một số điều khoản trong Hiệp ước Nhâm Tuất.
- Diễn biến cuộc kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì, cuộc kháng chiến lan rộng ra cả 3 tỉnh miền Tây.
- Giải thích được âm mưu Thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền
Tây.
- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Nam Kì (diễn biến, kết quả).
- Lập niên biểu các sự kiện Pháp đánh chiếm nước ta và các cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1873.
2. Kháng chiến 
lan rộng
ra toàn
quốc
(1873-1884) 
- Âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ 2 củathực dân Pháp.
- Trình bày được cuộc kháng chiến của nhân HN và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp.
- Sự chống trả quyết liệt của nhân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp lần thứ hai.
- Thái độ của triều đình Huế trước việc thực dân Pháp đánh
chiếm Bắc Kì.
- Thái độ của nhân dân Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp. Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng
Cầu Giấy lần 1 và lần 2.
- Nội dung của Điều ước Giáp Tuất và Hác
 Măng(Pa-tơ-nôt)
- So sánh thái độ của triều đình với nhân dân trong quá trình kháng chiến chống TDP.
- Đánh giá
được thái độ
và trách
nhiệm của
triều đình
 Huế trong
việc kí các
điều ước với
thực dân 
Pháp đặc 
biệt là hậu
quả để nước
 ta mất vào
tay thực dân
Pháp.
- Rút ra bài 
học kinh nghiệm 
trong công 
cuộc xây 
dựng và bảo
vệ đất nước
hiện nay.
3. Phong 
trào
kháng 
chiến
chống
Pháp
 trong 
những 
năm
cuối TK
XIX.
- Diễn biến, kết quả cuộc
phản công của phái chủ
chiến tại Kinh thành Huế.
- Diễn biến các cuộc khởi
nghĩa lớn của phong trào
Cần Vương.
- Sự phân hóa trong triều đình Huế sau Hiệp ước1884 dẫn tới
sự hình thành hai phe chủ chiến vàchủ hòa.
- Hiểu được khái niệm "phong trào Cần Vương" biếtđược hai giai đoạn của phong trào Cần Vương.
- Lí giải được cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhấttrong phongtrào Cần
Vương.
4. Khởi nghĩa 
Yên Thế và phong trào chống P' của đồng bào miền
núi cuối TKXX.
- Nguyên nhân bùng nổ
cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Diễn biến, kết
quả cuộc khởi
nghĩa Yên Thế.
- Giải thích nguyên nhân
thất bại và ý nghĩa của phong trào Yên Thế.
5. Trào lưu cải 
cách Duy tân
ở VN cuối TK XIX
- Kể tên được những đề nghị canh tân đất nước. 
Nội dung, lí do không được chấp nhận.
- Lí do các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách. Những ưu điểm và hạn chế
của các đề nghị cải cách
- Đánh giá
những công
lao của các
nhà cải cách
cuối TKXIX
đầu TKXX.
TIẾT 37	 Ngày soạn 4 tháng 1 năm 2020
 Ngày dạy 10 tháng 1 năm 2020
BÀI 24
CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873
I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM.
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức:
	- Diễn biến chiến sự ở Đà Nẵng, Gia Định và cỏc tỉnh Tõy Nam Kì. Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất.
	- Âm mưu thực dân Pháp xõm lược nước ta và kế hoạch xõm lược của thực dõn Pháp. Thái độ và trách nhiệm của triều đỡnh nhà Nguyễn trong việc để mất 3 tỉnh miền Đụng Nam Kì.
	- Lí giải được vì sao khi xâm lược nước ta Pháp lại chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên.
2. Kĩ năng: 
	- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ cho HS, kĩ năng đánh giá.
3. Thỏi độ:
	- GD HS thấy được bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của CNTD.
4. Định hướng phỏt triển năng lực:
	- Tự học, giải quyết vấn đề, sỏng tạo, hợp tỏc, sử dụng ngụn ngữ 
	- Tỏi hiện kiến thức, xỏc định mối liờn hệ giữa cỏc sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xột, đỏnh giỏ 
II. CHUẨN BỊ 
	1. Thầy:+ Tranh ảnh Pháp tấn công Đại đồn Chí Hoà
	+ Lược đồ Đông Nam Á trước sự xâm lược của tư bản phương Tây
	+ Lược đồ chiến trường Đà Nẵng Gia Định 1858-1861 
	2. Trò : sách vở, đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
Hoạt động 1(7 phút). KHỞI ĐỘNG
	1. Ổn định lớp: 	8A: 	8B: 
	2. kiểm tra bài cũ
	? Bằng kiến thức hiểu biết của em hãy cho biết triều đại phong kiến cuối cùng của xã hội phong kiến Việt Nam là triều đại nào ? 
	?Hãy kể tên các triều đại phong kiến Việt nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX?
	3. Giới thiệu bài : 	Nửa sau thế kỉ XIX nhà Nguyễn tồn tại với tư cách là một nhà nước độc lập, có chủ quyền. Trong khi đó ở các nước xung quanh, nạn bành trướng của CNTD Phương Tây đang lan tràn. TD Pháp đang lợi dụng mối quan hệ từ trước để chuẩn bị xâm lược nước ta.
Hoạt động 2(27 phút). HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
? Nguyên nhân sâu xa đẫn đến thực dân Pháp xâm lược?
Hs trả lời
GV chiếu lược đồ ĐNA
Qua lược đồ em có nhận xét gì về các nớc ĐNA
- Hầu hết Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã trở thành thuộc địa và nửa thuộc địa của tư bản trừ có Thái Lan
GV bổ sung: Âm mưu xâm lược nước ta Pháp đã có từ rất lâu họ sử dụng lực lượng công giáo đi trước nên từ thế kỉ XVII( 1624)giáo sĩ người Pháp là A-lêc-xăng đờ Rốt đã đến Việt Nam truyền giáo. 
?Chế độ phong kiến lúc này ntn?
GV giới thiệu qua về sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn 
? Nguyên nhân trực tiếp của cuộc xâm lược?
? Kế hoạch xâm lược của thực dân Pháp?
? Vì sao Pháp thực hiện kế hoạch đỏnh nhanh thắng nhanh ?
? Diễn biến chiến sự trên chiến trường Đà Nẵng?
Gv sd lược đồ chiến trường Đà Nẵng... trỡnh bày diễn biến chiến sự trờn chiến trường.
? Quan quân triều Nguyễn đối phó ntn?
? Vì sao P chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên?
? Tại sao lúc này lại có cả Tây Ban Nha tham chiến
- Vì có một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn bắt giam và giết hại. Thực tế Tây Ban Nha cũng muốn chớp cơ hội để chia sẻ quyền lợi ở Việt Nam.
GV chiếu lược đồ Liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm Đà Nẵng năm 1858 
? Kết quả?
? Chiến sự Gia Định diễn ra ntn?
Chúng vừa đi vừa bắn phá dữ dội vào các đồn của ta ở hai bên bờ và cố sức vượt chướng ngại vật được dựng trên sông.
? Triều đình Huế đối phó ntn? Em có nhận xét gì về thái độ chống P của triều đình Huế?
.? Mặc dù chiếm được kinh thành nhưng Pháp đã gặp khó khăn gì?
?Sau khi giải quyết được khó khăn Pháp đã làm gì?
? Sai lầm của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?
? Kết quả?
? Trong lúc đó triều đình đã mắc phải sai lầm gì nữa?
- Kí hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp
? Vì sao triều đình lại làm như vậy?
 Nhà Nguyễn làm như vậy nhằm bảo vệ quyền lợi giai cấp và dòng họ để rảnh tay đối phó với phong trào ở phía Bắc
? Nêu nội dung hiệp ước 5/6/1862?Em có nhận xét gì về hiệp ước đó
?Sau khi Hiệp ước kí kết nó ảnh hưởng gì đến phong trào chống Pháp?thắng nhanh” của P bước đầu bị thất bại.
? Thái độ của triều Nguyễn sau hiệp ước 1862?
? Trước thái độ của triều đình, Thực dân Pháp có hành động ra sao?
Hs trả lời
? Nhận xét quá trình Pháp xâm lược nước ta từ 1858-1867 ?
- GV nhận xét và khái quát quá trình Pháp xâm lược nước ta từ 1858-1867.
1. Chiến sự ở Đà Nẵng(1858-1859)
* Nguyên nhân 
- Từ giữa TK XIX, CNTB Pháp phát triển nên mở rộng xâm lược phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam cú vị trớ thuận lợi, giàu tài nguyễn
- Chế độ pk VN đó bước vào thời kỡ khủng hoảng
- Lấy cớ bảo vệ đạo, P đem quân xâm lược nước ta.
* Kế hoạch xâm lược của Pháp: đánh nhanh thắng nhanh
* Diễn biến:
- Ngày 31/8/1858, 3000 quân Pháp- Tây Ban Nha kéo đến Đà Nẵng. 
- 01/9/1858, Pháp nổ súng xâm lược
- Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân anh dũng chống trả.
* Kết quả:
- Sau 5 tháng Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà
- Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu bị thất bại
2. Chiến sự ở Gia Định
a.Diễn biến
- Tháng 2/1859, Pháp kéo quân vào Gia Định
- 17/2/1859, chúng tấn công thành Gia Định
- Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
- Sau hiệp ước Bắc Kinh (25/10/1860) Pháp tập trung lực lượng đánh chiếm Gia Định
- 24/2/1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hoà
b. Kết quả:
- Thừa thắng Pháp chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long
- 5/6/1862, triều Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
* Nội dung: sgk
-> Hiệp ước đã vi phạm chủ quyền dân tộc, đặt cơ sở ban đầu cho TDP thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.
3. Thực dân Pháp mở rộng xâm chiếm các tỉnh Nam kì 1867
a. Hoàn cảnh: 
- Sau hiệp ước 1862, triều Huế tập trung lực lượng đàn áp khởi nghĩa nông dân, ngăn trở phong trào kháng chiến. 
- Cử phái đoàn sang P xin thương lượng.
b. Pháp đánh chiếm các tỉnh miền Tây:
- Trước thái độ của triều đình, Pháp mở rộng đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây(Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên) từ 20-24/6/1867 không tốn một viên đạn.
	KẾT LUẬN: Pháp xâm lược VN 1858, triều đình đã đứng lên kháng chiến nhưng lại không tổ chức cho nhân dân kháng chiến và còn bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt Pháp. Vì vậy đã đểPháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông 1 cách dễ dàng.
Hoạt động 3( 3 phút). LUYỆN TẬP 
	? Chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra ntn?
	? Nêu diến biến chiến sự ở Gia Đinh năm 1859?
Hoạt động 4(7 phút). VẬN DỤNG
? Em cho biết tại sao TDP lại chọ Đà nẵng là điểm đánh đầu tiên mở đầu cho quá trình xâm lược ? Vì sao chúng bị thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh?
? GiaĐinh có vị trí quan trọng như thế nào với triều đình nhà Nguyễn ?
	- GV tổ chức học sinh thảo luận tự do theo bàn - Trình bày ý kiến 
GV nhận xét và khái quát kiến thức.
Hoạt động 5(1 phút). TÌM TÒI, SÁNG TẠO VÀ MỞ RỘNG 
	- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
	- Làm bài tập: Nhận xét về cách chống giặc của triều đình Nguyễn.
	- Đọc trước phần II.
Kí duyệt của tổ chuyên môn
Kí duyệt của BGH
TUẦN 21
TIẾT 38
Ngày soạn 10 tháng 1 năm 2020
Ngày dạy 17 tháng 1 năm 2020
BÀI 24
CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873 (TIẾT 2)
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ 1858 - 1873.
.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
	- Tình hình VN sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì và âm mưu, diễn biến cuộc đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và lần thứ hai.- Nội dung cơ bản của hiệp ước Giáp Tuất, hiệp ước Hácmăng và hiệp ước Patơnốt.
	- Thái độ và hành động của triều đình trước cuộc xâm lăng của TB Pháp.
	* Học sinh vận dụng: 
	- Đánh giá trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để một phần lãnh thổ nước ta mất vào tay thực dân Pháp.
2. Kĩ năng: 
	- Rèn kĩ năng tường thuật sự kiện lịch sử một cách hấp dẫn, sinh động.
3. Thái độ:
	- HS có thái độ đúng khi xem xét sự kiện lịch sử nhất là công và tội của nhà Nguyễn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
	- Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, thực hành, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp 
	- Tái hiện kiến thức, xác định mối liên hệ giữa các sự kiện, nhận xét, đánh giá, liên hệ thực tiễn rút ra bài học lịch sử 
II. CHUẨN BỊ 
	1. Thầy: Giáo án, sgk, sgv . 
	Lược đồ quá trình TD Pháp xâm lược VN.
	2.Trò : sách vở, đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
	Hoạt động 1(7 phút). KHỞI ĐỘNG 
	1. Ổn định lớp: 	8A: V0	8B: V0	
	2. Kiểm tra bài cũ 
	? Em hãy nêu diến biến chiến sự ở Đà Nẵng 1858 và chiến sự Gia Định 1859 
	3. Giới thiệu bài . Với việc kí hiệp ước 1862 là sự nhượng bộ đầu tiên trên con đường đi đến đầu hàng của triều Nguyễn trước cuộc xâm lăng của tư bản Pháp, tạo điều kiện cho Pháp thực hiện các bước xâm lược tiếp theo. Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu phần II.
Hooạt động 2 (27phút).HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
1. kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kì 
?Ngay sau khi Pháp nổ súng XL nước ta, thái độ của nhân dân ta ntn?
?Phong trào chống Pháp của nhân dân ta diễn ra ở Đà Nẵng ntn?
- GV nhắc lại kế hoạch của pháp khi tiến đánh Đà Nẵng.
? Tại Gia Định phong trào kháng chiến diễn ra ntn? 
? Trương Định lập căn cứ ở đâu?
- GV mô tả bức tranh "Trương Định nhận phong soái"
? Sau khi khởi nghĩa Tr. Định thất bại, phong trào kháng chiến ở Nam Bộ phát triển ra sao?
- GV cho HS thảo luận: 
?So sánh 2 thái độ, 2 kiểu hành động của nhân dân và của triều đình PK trước sự XL của Pháp?
- HS nêu ý kiến 
- GV nhận xét và chốt lại .
a. Nguyên nhân. 
- Hành động xâm lượng của thực dân Pháp khiến nhân dân vô cùng căm phẫn.
b. Diễn biến .
* Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của giặc.
* Tại Gia Định:
- 10/12/1861 nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông.
- Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo và lập căn cứ Tân Hoà (Gò Công).được nhiều người ủng hộ 
- Tháng 2/ 1963 Thực dân Pháp mở cuộc tấn công với quy mô lớn vào căn cứ .
- Sau 3 ngày chiến đấu nghĩa quân rút về căn cứ Tân Phước . 
c. Kết quả 
- Trương Định tự sát , cuộc khởi nghĩa bị thất bại 
- Cuộc khởi nghĩa đã làm cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn và thiệt hại.
	Kết luận: Trước sự XL của Pháp,và thaí độ nhu nhược của nhà Nguyễn phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra ngày càng quyết liệt và lan rộng.
2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam kì 
?Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862 thái độ của triều đình ntn?
?Kết quả?
? Trái với thái độ sợ giặc của triều đình tinh thần của nhân dân ta ntn? 
- Nhân dân quyết tâm đứng lên chống giặc.
- GV cho HS đọc đoạn in nhỏ và giới thiệu lược đồ hình 86 phóng to .
- HS lên xác định những địa điểm nổi dậy khởi nghĩa trên lược đồ .
+? Dựa vào lược đồ hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì?
? Em có nhận xét gì vềcâu nói của Nguyễn Trung Trực ?
a. Hoàn cảnh 
- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân và điều đình với Pháp.
- Lợi dụng điều đó, từ 20 - 24/6/1867 Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).
b. Diễn biến 
- Các cuộc nổi dậy của nhân dân 3 tỉnh Miền Tây nổ ra mạnh mẽ.
- Nhiều trung tâm kháng chiến thành lập ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh , Bến Tre, Vĩnh Long...với những người lãnh đạo nổi tiếng như Trương quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực. 
- Một bộ phận đã dùng văn thơ lên án TDP và tay sai như Nguyễn Đình Chiểu, Nhuyễn Thông... 
c. kết quả 
- Gây cho TDP gặp nhiều khó khăn và tổn thất. 
	* Sơ kết: Sau khi chiếm 3 tỉnh Miền Đông, lợi dụng thái độ do dự, bạc nhược của triều đình Nguyễn, TD Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây. Ngay từ đầu nhân dân VN đã anh dũng đứng lên kháng chiến, gây cho Pháp và triều đình nhiều khó khăn.
Hoạt động 3(5phút).LUYỆN TẬP 
	? Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra ntn khi Pháp XL?
	? Tinh thần chiến đấu chống Pháp của nhân dân thể hiện ntn?
Hoạt động 4(5 phút).VẬN DỤNG
? Hãy đọc 1 đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu mà em thuộc nói về cuộc kháng chiến chống Pháp?( Bài" Chạy Tây)
Hoạt động 5(1phút). TÌM TÒI, SÁNG TẠO VÀ MỞ RỘNG 
	- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
	- Làm bài tập 3 SGK.
	- Đọc trước phần I - Bài 25.
Kí duyệt của tổ chuyên môn 
Kí duyệt của BGH
TUẦN 21
TIẾT 38
 Ngày soạn 4 tháng 4 năm 2020 Ngày dạy 10 tháng 4 năm 2020 
BÀI 25
KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC 
(1873 - 1884) 
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
	- Nắm được tình hình VN sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì và diễn biến cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc kì lần thứ nhất khi Pháp mở rộng XL ra Bắc Kì.
	- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống Pháp của 
nhân dân Nam Kì (diễn biến, kết quả).
	- Đánh giá được vai trò của quần chúng nhân dân ta trong các cuộc đấu tranh từ khi thực dân Pháp xâm lược.
2. Tư tưởng 
	- HS có thái độ đúng khi xem xét sự kiện lịch sử nhất là công và tội của nhà Nguyễn.
3. Kĩ năng 
	- Rèn kĩ năng tường thuật sự kiện lịch sử một cách hấp dẫn, sinh động.
II. CHUẨN BỊ 
	1. Thầy : 	- Lược đồ quá trình TD Pháp XL VN.
	- Tư liệu tham khảo 
	2. Trò : 	- Đọc và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.	
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động 1(7 phút). KHỞI ĐỘNG
	1. Ổn định lớp):	Sĩ số : 8a...........; 8b..........
	2. kiểm tra bài cũ 
	? Nêu vài nét về phong trào đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng, Gia Định? Nêu nhận xét?
 3. Giới thiệu bài: TD Pháp đã nổ súng và XL VN, triều đình ngày càng lún sâu vào thoả hiệp với Pháp. Trước tình hình đó âm mưu của Pháp ntn? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động 2(27phút). HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì 
? Tại sao TD Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Tây Năm 1867 mà tới tận năm 1873 mới đánh ra Bắc Kì?
- Do PT kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển mạnh, ngăn chặn..
- NK được củng cố, biết rõ tình hình..
? TD Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc kì ntn?
- GV nêu thêm hành động của Pháp khi ra Bắc.
Tai sao quân triều đình bị thất bại ?
? Hậu quả của sự thất bại đó ?
?Kế hoạch đánh BK lần 2 của Pháp được diễn ra ntn?
? Em có nhận xét gì về tổng đốc Hoàng Diệu ? 
- HS quan sát tranh trong sgk và trả lời 
1.Đánh chiếm bắc kì lần 1/1873
- 20/11/1873 Pháp tấn công Hà Nội.
- Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân chống Pháp nhưng thất bại.
- Kết quả :Chưa đầy 1 tháng, toàn bộ đồng bằng châu thổ sông Hồng rơi vào tay Pháp.
2. Đánh chiếm bắc kì lần 2/1882
- 3/4/1882 quân pháp do Ri-vi - e chỉ huy đổ bộ lên hà nội 
- 25/4/1882 Ri- vi- e gửi tối hậu thư cho tổng đốc Hoàng Diệu đòi nộp thành không điều kiện .
- Thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự vẫn, Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh đồng bằng, quân Thanh cũng kéo sang VN.
2. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Đông bắc kì (1873-1883).
?Trước sự XL của Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Bắc ntn?
?Tại Hà Nội nhân dân đã chiến đấu như thế nào ?
 - GV giới thiệu thêm.
? Chiến thắng này có ý nghĩa gì?
? Nêu nội dungHiệp ước ?
- GV giới thiệu thêm về điều ước này.
? Tại sao sau khi Rivie bị giết, Pháp vẫn không nhựơng triều đình Huế? 
+ Vì tham vọng XL của Pháp muốn chiếm toàn bộ nước ta.
- Triều đình khủng hoảng suy yếu..
- 21/12/1873 Khi Pháp đánh ra Cầu Giấy, quân ta phục kích, Gacniê bị giết.
-> Chiến thắng cầu Giấy làm cho quân Pháp hoang mang .
- 15/3/1874 triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất 
* Nội dung :SGK 
 - 19/5/1883, quân ta giành thắng lợi Cầu Giấy lần thứ 2, Rivie bị giết->Làm cho Pháp hoang mang, định rút chạy.
- Triều đình vội thương lượng với Pháp nhưng Pháp không chấp nhận .
3. Hiệp ước Patơnôt, Nhà nước phong kiến Việt nam sụp đổ 1884
? Trình bày cuộc tấn công của Pháp vào Thuận An? Pháp tấn công TA nhằm mục đích gì?
?Nêu nội dung hiệp ước Hắc măng?
- HS nêu phần in chữ nhỏ 
?Thái độ của nhân dân ntn khi triều đình kí hiệp ước?
- Phong trào kháng Pháp bùng nổ dữ dội.
 ?Em có nhận xét gì về nội dung đó?Hậu quả?
? Thái độ của nhân dân ta ntn khi triều đình kí H/ước? 
a.Hoàn cảnh 
- 8/1883 Pháp tấn công vào cửa biển Thuận An ®triều đình xin đình chiến.
- 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Hác-măng.
b. Nội dung hiệp ước SGKtr123
- Hiệp ước Hăng Măng thừa nhận nề bảo hộ của Pháp ở Bắc kì, Trung kì 
- Thực dân Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh Bắc kì. 
- 6/6/1884 triều đình kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt ®VN trở thành 1 nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Phong trào kháng Pháp bùng nổ dữ dội
* Sơ kết: Sau khi ổn định ở Nam kì Pháp tiến công ra Bắc, nhân dân chống trả quyết liệt nhưng không mang lại kết quả do đường lối kháng chiến của triều Nguyễn thiếu đúng đắn. Sau chiến thắng Cầu Giấy, triều Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất từng bước trao quyền độc lập cho Pháp.
Hoạt động 3(5phút). LUYỆN TẬP 
	? Trình bày quá trình xâm lước bắc Kì của thực dân pháp từ 1873- 1882
	? Tại sao Pháp muốn xâm lược bắc Kì ?
Hoạt động 4(5phút). VẬN DỤNG 
	? Nhà Nguyễn kí hiệp ước Giáp Tuất và hiếp ước patornot thể hiện điều gì? Qua hạnh đó em có suy nghĩ gì về thais độ của nhà Nguyễn với thực dân Pháp?? 
	+ Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn.
	+ Vì tư tưởng "Chủ hoà" để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
Hoạt động 5(1phút).TÌM TÒI, SÁNG TẠO VÀ MỞ RỘNG
	- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
	- Tìm hiểu thêm về phong trào chống Pháp của các tỉnh bắc kì ?
	-Tìm hiểu trước về phong trào Cần Vương.
Kí duyệt của tổ chuyên môn
Kí duyệt của BGH 
TUẦN 23
CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN TA CUỐI TKXIX ĐẦU TKXX. (2 tiết)
A. PHẦN MỘT: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ
I. Chủ đề được xây dựng từ những phần kiến thức sau của SGK Lịch sử 8.
	- Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối TKXIX.
	- Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối TKXIX.
II. Thời lượng: 2 tiết gồm bài 26, Mục I bài 27 sgk Lịch sử 8
B.PHẦN HAI: NỘI DUNG CHỦ ĐỀ: gồm 2 tiết
Tiết 1: Tìm hiểu phong trào Cần Vương. 
Tiết 2: Tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế
I.BẢNG MÔ TẢ VÀ CÂU HỎI BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
1. Bảng mô tả
Nội dung
 Nhận biết
 Thông hiểu
Vận dụng thấp
 Vận dụng cao
Phong trào Cần Vương
- Nêu được thời gian, các giai đoạn của phong trào Cần Vương.
- Tên các cuộc khởi nghĩa, tên người lãnh đạo tiêu biểu trong phong trào Cần Vương.
- Trình bày được nguyên nhân bùng nổ của phong trào.
Tóm tắt được diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê.
- Nhận xét được về tính chất, ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương.
- Giới thiệu được tên đường, trường học là lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương.
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế
- Nêu được nguyên nhân, các giai đoạn chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Trình bày được về nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám.
- Trình bày được diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- So sánh được cuộc khởi nghĩa Yên Thế phong trào Cần Vương
- Nhận xét được về ý nghĩa lịch sử của phong trào Yên Thế.
2. Hệ thống câu hỏi/ Bài tập đánh giá theo mức độ mô tả.
2.1. Câu hỏi nhận biết - thông hiểu:
Câu 1: Trình bày nguyên nhân bùng nổ và giai đoạn của phong trào Cần Vương?
Câu 2: Hoàn thành bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương:
STT
TÊN CUỘC KHỞI NGHĨA
THỜI GIAN
NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Câu 3: Nêu nguyên nhân, các giai đoạn chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Câu 4: Lập bảng thống kê về cuộc khởi nghĩa Yên Thế
GIAI ĐOẠN
THỜI GIAN
DIỄN BIẾN CHÍNH
KẾT QUẢ/TỐT NHẤT
2.2. Câu hỏi vận dụng:
Câu 1: So với cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, cuộc khởi nghĩa Hương Khê có những điểm gì giống và khác nhau?
Câu 2: Trình bày tóm tắt diễn biến các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
Câu 3: So sánh cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
Câu 4: Thông qua phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, em có nhận xét gì về phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối TKXIX đầu TKXX ?
Câu 5: Hãy viết một bài giới thiệu về một trong những anh hùng lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
C.PHẦN BA: TỔ CHỨC DẠY CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Trình bày được nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương.
- Trình bày các giai đoạn của phong trào, diễn biến các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê.
- Đánh giá được về nội dung chiếu Cần Vương và ý nghĩa của phong trào.
- Nêu thời gian và địa điểm của khởi nghĩa Yên Thế.
- Trình bày được diễn biến các giai đọc và đóng góp của Đề Thám trong phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta.
- So sánh các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương với cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Nhận xét về phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử.
- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
- Phát triển kĩ năng lập niên biểu.
3. Tư tưởng:
- Biết lên án những tội ác mà thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tôn trọng, tri ân những người anh hùng đã chiến đấu hi sinh vì dân tộc.
- Nhận thức được via trò của nhân dân và đấu tranh nhân dân trong giai đoạn lịch sử cuối TKXIX đầu TKXX.
4. Định hướng các năng lực cần hình thành.
+ Năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử dân tộc, các cuộc khởi nghĩa chống Pháp cuối TKXIX. 
+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác sử dụng tư liệu gốc (Bản dịch Chiếu Cần Vương), tranh ảnh, lược đồ lịch sử.
+ So sánh, phân tích những cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân ta.
+ Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Biết cách tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử trong phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế gắn với địa phương. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu.
- Các tư liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Đọc trước SGK
- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến chủ đề.
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
1.Giáo viên giới thiệu 
 Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, trước cảnh "nước mất nhà tan", phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra mạnh mẽ ở khắp các địa phương, thu hút hàng vạn người tham gia. Cuối TKXIX, khi triều đình từng bước rồi đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp, phong trào nổ ra mạnh mẽ và quyết liệt hơn, tiêu biểu là phong trào Cần Vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Chúng ta cùng theo dõi chủ đề sau đây để tìm hiểu những nét cơ bản nhất và ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa này.
2. Các hoạt động học tập 	 
TIẾT 40	Ngày soạn 2 tháng 4 năm 2020
	 Ngày dạy 10 tháng 4 năm 2020 
 PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG(1885-1896)
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
	- Học sinh năm được cuộc kháng chiến chống Pháp 1873-1884
	- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc phản công của phái chủchiến tại Kinh thành Huế 5/7/1885 .Những nét khái quát của phong trào Cần vương.
	- Vai trò của các văn thân sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương.
2. Kỹ năng:
	 - Rèn luyện cho kĩ năng sử dụng bản đồ.
	- Khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn giữa L/N.
3.Thái độ: 
	Giáo dục h/s lòng yêu nước, tự hào dân tộc trân trọng và biết ơn các sĩ phu yêu nước đã hy sinh cho độc lập dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực 
	- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng ngôn ngữ.
	- Năng lực chuyên biệt: Nhận xét, đánh giá, tái tạo kiến thức, xác định mối liên hệ giữa các sự kiện, giải thích được mối liên hệ đó, phân tích, so sánh.
II. CHUẨN BỊ.
	1. Thầy: + SGK, SGV, Chuẩn KTKN.
	2. Trò: Đọc trước SGK và tập trả lời các câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
	Hoạt động 1(5 phút ) . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_nam_hoc_2019_2020_duong_thi_thu.doc