Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 11, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 11, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS biết được

- Những nét chính về các nước A,P

+ Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế

+ Những đặc điểm về chính trị, xã hội

+ Chính sách bành trướng và xâm lược , tranh giành thuộc địa.

2. Kỹ năng

- Bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu được đặc điểm và vị trí của chủ nghĩa đế quốc.

- Rèn luyện khả năng sưu tầm tài liệu để phục vụ cho học tập.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích trên bản đồ.

3. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

4. Tích hợp GDMT, đạo đức, kỹ năng sống

- Làm sáng tỏ các vấn đề liên quan về mặt địa lí kinh tế: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm thuộc địa.Bản đồ thế giới có những biến đổi gì sau khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa

II. Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK.

 - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu TK XIX.

2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước

IV. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Trình bày sự ra đời của Công xã Pari?

Câu 2: Ý nghĩa LS, bài học của CX Pa ri?

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

 - Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

- Dự kiến sản phẩm: HS lên xác định vị trí các nước trên

 * Giới thiệu bài: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, CNTB chuyển mạnh sang chủ nghĩa đế quốc ở một số nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Để tìm hiểu xem quá trình các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa diễn ra ntn? Đặc điểm riêng của từng đế quốc trên và đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc ra sao ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 6. CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: I Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ

1. Anh

- Mục tiêu: Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Anh.

- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa

- Thời gian: 14 phút

- Yêu cầu cần đạt: Phân tích, tổng hợp, nhận xét.

 - Tổ chức hoạt động

 

doc 7 trang thucuc 4960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 11, Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: 12/10/2020
TIẾT 11 – BÀI 6
CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS biết được
- Những nét chính về các nước A,P
+ Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế 
+ Những đặc điểm về chính trị, xã hội
+ Chính sách bành trướng và xâm lược , tranh giành thuộc địa.
2. Kỹ năng
- Bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để hiểu được đặc điểm và vị trí của chủ nghĩa đế quốc.
- Rèn luyện khả năng sưu tầm tài liệu để phục vụ cho học tập.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích trên bản đồ.
3. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
 	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 	- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
4. Tích hợp GDMT, đạo đức, kỹ năng sống
- Làm sáng tỏ các vấn đề liên quan về mặt địa lí kinh tế: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâm chiếm thuộc địa.Bản đồ thế giới có những biến đổi gì sau khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa 
II. Phương pháp dạy học
- Phương pháp vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm 
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài theo câu hỏi SGK. 
 - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu TK XIX.
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu nội dung bài trước 
IV. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trình bày sự ra đời của Công xã Pari?
Câu 2: Ý nghĩa LS, bài học của CX Pa ri?
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
 - Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ. 
- Dự kiến sản phẩm: HS lên xác định vị trí các nước trên
 * Giới thiệu bài: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX, CNTB chuyển mạnh sang chủ nghĩa đế quốc ở một số nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Mĩ. Để tìm hiểu xem quá trình các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa diễn ra ntn? Đặc điểm riêng của từng đế quốc trên và đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc ra sao ? Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 6. CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MĨ CUỐI THẾ KỶ XIX- ĐẦU THẾ KỶ XX
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: I Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ
1. Anh
- Mục tiêu: Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Anh.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa 
- Thời gian: 14 phút
- Yêu cầu cần đạt: Phân tích, tổng hợp, nhận xét...
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
GV: Nhắc lại tình hình nước Anh sau cách mạng công nghiệp?
- Cách mạng công nghiệp khởi đầu sớm nhất ,đứng đầu thế giới về công nghiệp.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 4 phút
Nhóm 1+ 2: Kinh tế 
Nhóm 3+4: Chính trị
Nhóm 5+6: Đối ngoại
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.
Đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Anh phát triển ntn?
Vì sao từ cuối thế kỉ XIX, tốc độ phát triển công nghiệp Anh bị chậm lại bị Mĩ rồi Đức vượt qua?
Vì sao giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? Vì thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển?
Tình hình chính trị ở Anh có đặc điểm gì đáng chú ý?
Cho biết chính sách đối ngoại của Anh?
Dùng bản đồ thế giới chỉ cho HS các thuộc địa trên khắp thế giới mà Anh xâm lược
Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh?
Vì sao gọi là CNĐQ thực dân?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Các nhóm lần lượt trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
I Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ
1. Anh
a. Kinh tế
- Cuối XIX Anh mất dần vị trí độ quyền công nghiệp, tụt xuống đứng thứ ba thế giới (sau M, Đ)
- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế Anh
b. Chính trị 
- Là nước quân chủ lập hiến , hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền. , bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản.
c. Đối ngoại: Đẩy mạnh ch/sách xâm lược thuộc địa. Đến 1914 thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới.
=> Lênin gọi CNĐQ Anh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Hoạt động 2:
2. Pháp
- Mục tiêu: Biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Pháp.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa 
- Thời gian: 13 phút
- Yêu cầu cần đạt: Phân tích, tổng hợp, nhận xét...
 - Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Chia nhóm thảo luận: 6 nhóm. Thời gian: 4 phút
Nhóm 1+ 2: Kinh tế 
Nhóm 3+4: Chính trị
Nhóm 5+6: Đối ngoại
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV có thể đưa ra hệ thống một số câu hỏi gợi mở.
Tình hình kinh tế nước Pháp sau năm 1870?
Nguyên nhân nào làm cho công nghiệp Pháp phát triển chậm lại tụt xuống hàng thứ tư thế giới?
Để giải quyết khó khăn trên giai cấp tư sản Pháp đã làm gì?
So sánh hình thức xuất cảng tư bản giữa Anh và Pháp có điểm gì khác nhau?
Trình bày tình hình chính trị nước Pháp?
Cho biết chính sách đối ngoại của Pháp?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Các nhóm lần lượt trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.
HS liên hệ: VN nói riêng và ĐNA nói chung là thuộc địa của Pháp
GDBVMT: Làm sáng tỏ các vấn đề liên quan về mặt địa lí kinh tế: Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâ chiếm thuộc địa.Bản đồ thế giới có những biến đổi gì sau khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa
2. Pháp
a. Kinh tế
- Cuối XIX công nghiệp chậm phát triển, tụt xuống hàng thứ 4 thế giới (sau Mĩ, Đức, Anh) 
- Tuy nhiên Pháp vẫn phát triển mạnh nhất là ngành khai mỏ , đường sắt , luyện kim chế tạo ôtô nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp.
- Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi suất cao nên Lênin gọi CNĐQ Pháp “CNĐQ cho vay lãi”
b. Chính trị
- Thể chế chính trị cộng hoà 
( nền Cộng hòa thứ 3 ).
- Tăng cường đàn áp nông dân.
c. Đối ngoại: Chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
3.3. Hoạt động luyện tập, vận dụng
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Anh và Pháp.
	- Thời gian: 5 phút
 - Yêu cầu cần đạt: Phân tích, tổng hợp, nhận xét...
	- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan 
 Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức?
 A. Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, thiết bị trở nên lạc hậu.
B. Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
C. Anh không chú trọng đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.
D. Sự phát triển vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.
Câu 2. Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về
 A. công nghiệp. B. nông nghiệp.
C. xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. D. đầu tư vào thuộc địa.
Câu 3. Vì sao Lê- nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
A. Nước Anh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”
B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.
C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.
 Câu 4. Vì sao đến cuối thế kỉ XIX nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?
A. Pháp thua trận phải bồi thường chiến phí, tài nguyên nghèo.
B. Pháp lo đầu tư khai thác thuộc địa
C. Pháp chỉ lo cho vay lấy lãi.
D. Kinh tế Pháp phát triển không đều, chỉ tập trung vào ngành ngân hàng.
 Câu 5. Từ sau năm 1871, công nghiệp của Pháp đứng sau các nước nào?
A. Mĩ, Đức, Anh.
B Mĩ, Nga, Trung Quốc,
C. Đức, Nga, Mĩ. 
D. Nga, Pháp, Hà Lan.
 Câu 6. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một số ngành công nghiệp ở Pháp mới ra đời đạt được nhiều thành tựu, đó là:
 A. Khai thác mỏ, luyện kim.
B. Điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô
C. Luyện kim, hóa chất, đóng tàu.
D. Khai thác mỏ, hóa chất, đóng tàu;.
 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
So sánh tình hình hai nước Anh và Pháp theo bảng mẫu sau:
Đặc điểm so sánh
ANH
PHÁP
Kinh tế
Chính trị
Đặc điểm
- Thời gian: 7phút
- Yêu cầu cần đạt: Phân tích, tổng hợp, nhận xét...
Nội dung so sánh
Anh
Pháp
Kinh tế
- Công nghiệp phát triển chậm lại tụt xuống thứ ba thế giới
- Xuất hiện các công ty độc quyền.
- Chú trọng đầu tư thuộc địa
- Công nghiệp phát triển chậm lại tụt xuống thứ tư thế giới
- Xuất hiện các công ty độc quyền.
- Chú trọng xuất khẩu tư bản 
Chính trị
- Chế độ quân chủ lập hiến
- Tiến hành gây chiến tranh xâm lược chiếm nhiều thuộc địa nhất thế giới
- Chế độ cộng hòa
- Tăng cường chiến tranh xâm lược
-Thuộc địa nhiều thứ hai thế giới
Đặc điểm
“Chủ nghĩa đế quốc thực dân"
 “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi ”
4. Củng cố
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong sgk, sbt
- Đọc và trả lời các câu hỏi tiết tiêp theo, phần 3, 4 nhỏ của bài 6.
V.Rút Kinh Nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_11_bai_6_cac_nuoc_anh_phap_duc_mi.doc