Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48-50: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918 - Năm học 2020-2021

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48-50: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp.

- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

- Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa .

- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc

- Trình bày đước phong trào / hoạt động yêu nước đầu thế kỷ xx

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

+ Có năng lực tự học, tự hoàn thiện qua việc ý thức đọc và tìm hiểu bài trước khi đến lớp; thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao ở nhà trước và sau giờ học trên cơ sở nhận ra và điều chỉnh những sai sót của bản thân sau khi được GV và HS góp ý. Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống.

+ Có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến bài học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; hình thành và triển khai ý tưởng mới qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

+ Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cách trao đổi thông tin và hợp tác với các thành viên trong nhóm, lớp và giáo viên. Thông qua các hoạt động nhóm giúp học sinh phát huy được năng lực giao tiếp cũng như trình bày quan điểm cá nhân.

* Năng lực đặc thù

- Năng lực lịch sử:

+ Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình tư liệu lịch sử, các dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử.

+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:

+ Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả; diễn biến các trận đánh và cuộc chiến trên lược đồ, bản đồ lịch sử.

+ Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính của lịch sử.

+ Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.

+ Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ tác động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử.

+ Trình bày được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử,.

- Vận dụng kiến thức lịch sử và kĩ năng:

+ Giải thích, mô tả một số sự kiện, hiện tượng lịch sử trong cuộc sống.

+ Phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại.

+ Giải quyết những vấn đề thực tiễn, đồng thời giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.

3. Phẩm chất

- Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, biết ơn các vị anh hùng dân tộc.

- Chăm chỉ: tích cực, tự giác, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Trách nhiệm: Trách nhiệm xây dựng đất nước hòa bình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

docx 16 trang thucuc 4630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 48-50: Những chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/4/2020
Ngày giảng:
CHỦ ĐỀ: 
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
 VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP 
TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918 
-------(3 TIẾT)------
 Từ tiết: 48,49,50
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp. 
- Hiểu được mục đích, phương pháp khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. 
- Biết được những nét chính của sự biến đổi cơ cấu của xã hội Việt Nam ở nông thôn và thành thị dưới sự tác động của cuộc khai thác thuộc địa .
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc 
- Trình bày đước phong trào / hoạt động yêu nước đầu thế kỷ xx
2. Năng lực: 
* Năng lực chung: 
+ Có năng lực tự học, tự hoàn thiện qua việc ý thức đọc và tìm hiểu bài trước khi đến lớp; thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao ở nhà trước và sau giờ học trên cơ sở nhận ra và điều chỉnh những sai sót của bản thân sau khi được GV và HS góp ý. Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống.
+ Có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến bài học thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; hình thành và triển khai ý tưởng mới qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác: biết cách trao đổi thông tin và hợp tác với các thành viên trong nhóm, lớp và giáo viên. Thông qua các hoạt động nhóm giúp học sinh phát huy được năng lực giao tiếp cũng như trình bày quan điểm cá nhân.
* Năng lực đặc thù
- Năng lực lịch sử:
+ Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình tư liệu lịch sử, các dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử.
+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện lịch sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả; diễn biến các trận đánh và cuộc chiến trên lược đồ, bản đồ lịch sử.
+ Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự kiện, diễn biến chính của lịch sử.
+ Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.
+ Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ tác động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử.
+ Trình bày được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử,... 
- Vận dụng kiến thức lịch sử và kĩ năng:
+ Giải thích, mô tả một số sự kiện, hiện tượng lịch sử trong cuộc sống.
+ Phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại.	
+ Giải quyết những vấn đề thực tiễn, đồng thời giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
- Chăm chỉ: tích cực, tự giác, thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Trách nhiệm: Trách nhiệm xây dựng đất nước hòa bình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU	
- Thiết bị: Máy chiếu, phiếu học tập, tranh ảnh, tư liệu về cuộc khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914), phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX
- Học liệu: SGK, SGV, Tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy,...
III. MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH
Nội
dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
- Trình bày được, thời gian, mục đích, nội dung, cách tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam 
- Giải thích được mục đích thực dân Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương
Đánh giá tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào
Những chuyển biến về kinh tế xã hội
Trình bày được sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác.
- Lý giải được sự chuyển biến của xã hội Việt Nam do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam 
- Phân tích được địa vị xã hội, thái độ chính trị cuả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối tk XIX- đầu tk XX.
- Đánh giá được tác động của CTKT thuộc địa của thực dân Pháp đối với nền kinh tế việt Nam
Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Nêu được thời gian, mục đích, hình thức hoạt động của phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
 Giải thích được vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới 
- So sánh được sự khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu tk XX với phong trào yêu nước cuối tk XIX về mục đích, thành phần lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh.
Nhận xét được con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó.
IV.HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu hỏi nhân biết
1.Nêu chính sách khai thác của TDP trong các ngành nông nghiệp,công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính
2. Nêu những chính sách VH - GD của thực dân Pháp ở Việt Nam?
3. Nêu tên các giai cấp tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị
4.Nêu vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành ?
Câu hỏi thông hiểu
Bộ máy cai trị của TDP ở Việt Nam được tổ chức như thế nào?
Tổ chưc bộ máy nhà nước VN cuối thế kỷ X I X đầu thế kỷ X X có đặc điểm gì?
Các chính sách khai thác thuộc đại của thực dân Pháp nhằm mục đích gì?
Chính sách VH - GD của Pháp nhằm mục đích gì?
Giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX có thay đổi như thế nào? Vì sao? Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao?
Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị, họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào?
 Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?
Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới?
Hành trình cứu nước của Người diễn ra như thế nào?
Kết quả những hoạt động của Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài?
Câu hỏi vận dụng
Tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào?
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Đông Dương đầu thế kỷ XX và rút ra hệ thống chính quyền của Pháp
Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng?..
Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản?
Vẽ sơ đồ về các giai cấp mới trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo yêu cầu sau: Giai cấp, nghề nghiêp, thái độ chính trị
Câu hỏi vận dụng cao
Hãy cho biết các công trình giao thông, kiến trúc từ thời Pháp còn tồn tại ở địa phương em (nếu có). Theo em, phải làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của công trình đó?
Đầu thế kỷ XX Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến VN lúc đó? Vì sao ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới?
Hiện nay, Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì đối với vùng nông thôn? Đô thị hóa đối với nước ta hiện nay đã đem lại hiệu quả gì cho người dân?
Chủ trương đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập, đào tạo cán bộ trong phong trào Đông Du để lại bài học gì cho việc đưa học sinh, cán bộ đi học tập ở nước ngoài hiện nay?
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời điểm 
Thời lượng
Nội dung cụ thể
Thiết bị DH, Học liệu
I.Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TDP (1897-1914)
Dạy học trên lớp
Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
46
5p
Giới thiệu chủ đề
15p
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
Sơ đồ bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương.
15p
2. Chính sách kinh tế.
10p
3. Chính sách văn hóa, giáo dục
Những chuyển biến về kinh tế xã hội
Dạy học trên lớp
Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
47
15p
1. Các vùng nông thôn
Hình ảnh nông dân thời Pháp Thuộc
15p
2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới
Hình ảnh công nhân thời pháp thuộc
15p
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc
III.Phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX đến 1918
Dạy học trên lớp
Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
15p
1.Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất:
a. Phong trào Đông Du
- Tranh Phan Bội Châu
- Tranh lưu học sinh của phong trào Đông du
15p
b. Đông kinh nghĩa thục
- Tranh ảnh sỳ phu trong phong trào đông kinh nghĩa thục
15p
c. Cuộc vận động Duy tân
Dạy học trên lớp
Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm
48
10p
2 Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất
a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên( 1917) 
10p
Hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi đi tìm đường cứu nước
-Bến cảng nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước
- Lược đồ hành trình cứu nước NAQ
25p
Tổng kết chủ đề
Sơ đồ, bảng biểu liên quan
VI. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HỌC TẬP
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về chính sách khai thác thuộc địa
b.Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c) Sản phẩm học tập: 
d) Cách thức tiến hành hoạt động:
Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới 
- Sau khi những đợt song cuối cùng của phong trào Cần Vương đã lắng xuống, thời kì bình định bằng vũ trang ở nước ta đã chấm dứt. Thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở nước ta mà thực chất là tăng cường áp bức bóc lột thuộc địa làm giàu cho chính quốc. Chính sách này đã tác động đến mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội nước ta.
- Hôm nay, chúng ta tìm hiểu chủ đề Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918
 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. CHÍNH SÁCH KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP ( 1897 – 1914 )
a) Mục tiêu: Trình bày được bộ máy của Pháp đặt ở Đông Dương và VN; chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
 d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
* Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau
- Nhóm 1,2 Bộ máy cai trị của TDP ở Việt Nam được tổ chức như thế nào?
- Nhóm 3,4:Tổ chưc bộ máy nhà nước VN cuối thế kỷ X I X đầu thế kỷ X X có đặc điểm gì?
- Nhóm 5,6: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Đông Dương đầu thế kỷ XX và rút ra hệ thống chính quyền của Pháp 
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi.
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định:
- GV bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả phần thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh 
- Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Chia cả lớp thành 6 nhóm
Nhóm 1,2:Nêu chính sách khai thác của TDP trong các ngành nông nghiệp,công thương nghiệp, giao thong vận tải và tài chính
Nhóm 3,4:Các chính sách trên của Pháp nhằm mục đích gì?
Nhóm 5,6:Tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi HS thực hiện 
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định:
GV bổ sung phần phân tích nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh 
Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Chia cả lớp thành 4 nhóm
 Nhóm 1,2 Nêu những chính sách VH - GD của thực dân Pháp ở Việt Nam?
Nhóm 3,4- Chính sách VH - GD của Pháp nhằm mục đích gì?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu . GV khuyến khích , hỗ trợ HS làm việc tại các nhóm
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định:
GV bổ sung phân tích nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh
Chính xác hóa kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước.
- TD Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gốm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp.
- Chia Đông Dương thành 5 kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cam-pu-chia và Lào
- Chia Việt Nam thành 3 xứ với 3 chế độ khác nhau: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ
2. Chính sách kinh tế.
- Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền
- Công nghiệp: Khai thác mỏ (than, kim loại) và đầu tư một số ngành như xi-măng, điện, chế biến gỗ...
 - Thương nghiệp độc chiếm thị trường, tăng cường các loại thuế.
 - Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ quân sự.
* Mục đích khai thác:Vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
3. Chính sách văn hóa, giáo dục:
- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến
- +Về sau, Pháp mở một số cơ sở y tế, văn hoá, trường học mới.
 * Nhằm tạo nên tầng lớp tay sai phục vụ cho công việc cai trị, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt .
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM
a) Mục tiêu: Trình bày được sự phân hóa của xã hội Việt Nam
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
 d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
* Chuyển giao nhiệm vụ:
B1:GV chia cả lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau
Nhóm 1,2
 - Theo em, giai cấp địa chủ, quan lại ở nông thôn đầu thế kỉ XX có thay đổi như thế nào? Vì sao? 
Nhóm 3,4
 - Tình cảnh nông dân như thế nào? Vì sao?
 B2: Học sinh đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khich HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. GV đến các nhóm theo dõi
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu . GV khuyến khích , hỗ trợ HS làm việc tại các nhóm
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định:
Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS
GV chuyển ý
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Gv chia cả lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu 
- Nhóm 1,2: Vì sao đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển nhanh chóng?..
 Nhóm 3,4 : Các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện ở thành thị? Họ sinh sống và làm việc ở đô thị như thế nào?
 - Nhóm 5,6: Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu . GV khuyến khích , hỗ trợ HS làm việc tại các nhóm
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định:
Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Chia cả lớp thành 8 nhóm và giao nhiệm vụ thực hiện yêu cầu sau
Nhóm 1,2:Những nét chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỷ 19?
Nhóm 3,4:Tư tưởng nào có ảnh hưởng đến VN lúc đó Nhóm 5,6 Vì sao đầu TK XX, ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới?
Nhóm 7,8: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường của Nhật Bản?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu . GV khuyến khích , hỗ trợ HS làm việc tại các nhóm
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định:
Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS
1. Các vùng nông thôn:
- Quan lại địa chủ ngày càng đông thêm, trở thành tay sai của thực dân Pháp.
- Nông dân bị bần cùng hoá, sống cơ cực, sẵn sàng tham gia cách mạng.
2. Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
- Nhiều đô thị mới xuất hiện và phát triển nhanh.
- Một số giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện:
+ Tư sản
+ Tiểu tư sản thành thị.
+ Công nhân.
3. Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc:
- Đầu thế kỷ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản châu Âu, truyền vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc và con đường TBCN ở Nhật Bản đã tác động vào Việt Nam.
- Các trí thức Nho học tiến bộ muốn đi theo con đường dân chủ tự sản để cứu nước.
* Xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
 III.PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN NĂM 1918
a) Mục tiêu: Trình bày được phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất
b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm : trả lời được các câu hỏi của giáo viên
 d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV cho học sinh nhận thức về xu hướng dân chủ tư sản
- Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX giúp vua cứu nước thất bại.
- Đầu TK XX,cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho xã hội Việt Nam chuyển biến. Các đô thị phát triển sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: tư sản,tiểu tư sản 
=> Xu thế cứu nước mới đi theo dân chủ tư sản
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV Hỏi HS
- Hoàn cảnh Việt Nam đầu TK XX như thế nào? 
 * Sau khi cho HS nắm được hoàn cảnh nước ta đầu thế kỷ XX và GV phân công HS thực hiện nhiệm vụ:(hoàn thành nội trong bảng) 
- Nhóm 1. Phong trào Đông Du (1905-1909)
 - Nhóm 2. Đông Kinh nghĩa Thục(1907)
 - Nhóm 3. Cuộc vận động Duy Tân
 - Nhóm 4. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ 1908
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu . GV khuyến khích , hỗ trợ HS làm việc tại các nhóm
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định:
Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS
 Phong trào đã thể hiện rõ tinh thần cách mạng, yêu nước chống Pháp của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng cũng thể hiện rõ thiếu một giai cấp lãnh đạo có năng lực. 
1. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất
a. Hoàn cảnh:
+ Đầu TK XX, một trào lưu dân chủ tư sản đã tràn vào Việt Nam qua các tân thư của Trung Quốc và sự duy tân tự cường của Nhật Bản.
 + Trong xã hội Việt Nam, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật, vì Nhật cùng màu da, cùng văn hoá hán học đi theo con đường TBCN đã có thế lực đánh thắng đế quốc Nga 1905, cho nên có thể nhờ cậy được.
b Các phong trào tiêu biểu
Các phong trào
Phong trào Đông du 
Đông Kinh nghĩa thục
Cuộc vận động Duy tân
Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ
Người lãnh đạo
Chủ trương
Biện pháp
Kết quả
C So sánh:
. Điểm giống nhau và khác nhau :
* Điểm giống nhau : đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản , do các sĩ phu nho học lãnh đạo .
* Điểm khác nhau :
 + Phong trào Đông Du do Duy Tân Hội chủ trương :vũ trang chống Pháp giành độc lập dân tộc .
 + Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội : bạo động ôn hòa , nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
 + Phong trào DuyTânởTrung Kỳ:vận động cải cách (theo cái mới) và khai dân trí
Nội dung ( Dự kiến sản phẩm)
Các phong trào
Phong trào Đông du 
Đông Kinh nghĩa thục
Cuộc vận động Duy tân
Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ
Người lãnh đạo
Phan Bội Châu
Lương Văn Can
Nguyễn Quyền
Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
Chủ trương
- Cứu nước bằng khởi nghĩa vũ trang, khôi phục nước Việt Nam độc lập.
.- 3- 1907 thành lập trường Đông Kinh nghĩa thục thành lập tại Hà Nội.
- Vận động, cải cách KT-VH-XH làm cho Việt Nam phát triển giàu mạnh tiến tới giành ĐLDT, cứu nươc bằng con đường hoà bình thông qua cải cách XH.
- Chống sưu thuế.
Biện pháp
- Đưa thanh niên đi du học ở Nhật, nhờ Nhật giúp đỡ về vũ khí, lương thực để chống Pháp.
- Thực hiện cuộc vận động cải cách văn hoá, xã hội theo lối tư sản
- Lúc đầu hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, sau lan rộng ra các tỉnh Bắc Kì, lôi cuốn hàng ngàn người tham gia.
- Mở trường học.
- Xuất bản sách báo.
- Đả phá hủ tục lạc hậu.
- Tuyên truyền, vận động lối sống mới.
- Mở mang công thương nghiệp, ....
- Đả kích hủ tục phong kiến.
- Đấu tranh trực diện với Pháp, yêu sách cụ thể, quần chúng tham gia đông, mạnh mẽ.
- Diễn ra sôi nổi, bắt đầu từ Quảng Nam, sau lan ra khắp Trung Kì.
Kết quả
Pháp – Nhật cấu kết, trục xuất những người Việt Nam yêu nước ra khỏi đất Nhật, phong trào tan rã.
- 11/1907 Pháp giải tán Đông Kinh nghĩa thục.
- Thực dân Pháp đàn áp.
Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp.
2. Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất
a) Mục tiêu: Trình bày được vụ mưu khởi nghĩa của binh lính ở Huế và cuộc khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên và quá trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
b) Nội dung : Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
 d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Nhóm chẵn: Trình bày nguyên nhân diễn biến vụ khởi nghĩa ở Huế
- Nhóm lẽ: Trình bày nguyên nhân diễn biến khởi nghĩa binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên
* Thực hiện nhiệm vụ:
 GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời có sự hỗ trợ kịp thời để các nhóm hoàn thành
- GV giải thích thêm: Sở dĩ mời vua Duy Tân tham gia là muốn gây thanh thế cho cuộc khởi nghĩa
GV giải thích thêm về Lương Ngọc Quyến (SGV/224)
* Báo cáo, thảo luận: Cho nhóm chẵn- lẽ lần lượt lên bảng trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
* Kết luận, nhận định:
 Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá kết quả nhóm trên đã trình bày.
GV bổ sung phần phân tích, nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Tổ chức cho HS so sánh:
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến: KK HS tự đọc
2.Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) . Khởi nghĩa binh lính & tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
a. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916):
Nguyên nhân:
Pháp ráo riết bắt lính sang châu Âu
Binh lính căm phẫn, họ quyết tâm đứng lên đấu tranh
	Diễn biến : ( SGK /146 )
b. Khởi nghĩa binh lính & tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
* Nguyên nhân:
Binh lính Thái Nguyên rất căm phẫn chế độ.
Họ quyết tâm đấu. tranh dưới sự lãnh đạo
của Đội Cấn & Lương Ngọc Quyến
* Diễn biến:
( SGK/ 147 )
So sánh :Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ( 1916) . Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên ( 1917) :
+ Giống nhau : lực lượng tham gia đều là binh lính người Việt trong quân đội Pháp , tù chính trị , nhân dân địa phương ; thành phần lãnh đạo là những sĩ phu yêu nước có tư tưởng tiến bộ .
+ Khác nhau : ở Huế có sự tham gia của Vua Duy Tân
* GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận
(tất cả các nhóm đều thảo luận chung )
 - Nêu vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành
 - Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới?
 + Đất nước bị rơ vào tay Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại, Cách mạng Việt Nam bị bế tắc về đường lối. 
 - Hành trình cứu nước của Người diễn ra như thế nào?
 - GV giới thiệu H107: Tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin con tàu đưa Người sang Pháp tìm đường cứu nước.
 - Kết quả những hoạt động của Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài?
 * HS thảo luận nhóm: Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu . GV khuyến khích , hỗ trợ HS làm việc tại các nhóm
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định:
Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS
* GV kết luận: Nguyễn Tất thành là vị cứu tinh của dân tộc, bước đầu hoạt động của Người đã mở ra một chân trời mới cho CMVN.
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước:
a. Tiểu sử:
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Gia đình và quê hương có truyền thống cách mạng.
b. Hoàn cảnh:
- Đất nước bị rơi hoàn toàn vào tay Pháp. - Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng đều bị thất bại.
- CM Việt Nam bị bế tắc về đường lối 
c. Hoạt động:
- Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành chọn con đường sang các nước phương Tây để tìm hiểu kẻ thù, các dân tộc cùng cảnh ngộ.
- Qua 6 năm vòng quanh thế giới để tìm hiểu đến năm 1917, Người trở lại Pháp hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
- Tiếp nhận được ảnh hưởng cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở để xác định con đường chân chính cho cách mạngViệt Nam.
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP:
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về 
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d) Tổ chức thực hiện:
 GV giao nhiệm vụ cho HS (cụ thể hơn) và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi . Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Câu 1. Vẽ Sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương.
Câu.2.Tác hại của chính sách khai thác của TDP đối với kinh tế VN như thế nào?
Câu 3. Nêu chính sách văn hóa giáo dục mà Pháp đã thực hiện ở VN
 Câu 4 Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo yêu cầu sau:
Giai cấp, tầng lớp
Nghề nghiệp
Thái độ chính trị
Câu 5 Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX theo yêu cầu dưới đây:
Phong trào
Mục đích
Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu
Dự kiến sản phẩm
Giai cấp, tầng lớp
Nghề nghiệp
Thái độ chính trị
Tư sản
Nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ thủ công
Tiềm lực kinh tế họ yếu ớt, họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn buôn bán, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Tiểu tư sản
các chủ xưởng nhỏ và viên chức cấp thấp
Họ có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
Công nhân
công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp và nông dân
Họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.
Phong trào
Mục đích
Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu
Phong trào Đông du (1905-1909)
Giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội tiến bộ
Bạo động vũ trang để giành độc lập. Cầu viện Nhật Bản
Đông Kinh nghĩa thục (1907)
Giành độc lập, xây dựng xã hội tiến bộ
Truyền bá tư tưởng mới, vận động chấn hưng đất nước
Cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì (1908)
Nâng cao ý thức tự cường để đi đến giành độc lập
Mở trường, diễn thuyết, tuyên truyền, đả phá phong tục lạc hậu, bỏ cái cũ, học theo cái mới, cổ động mở mang công thương nghiệp
Phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
Chống đi phu, chống sưu thuế
Từ đấu tranh hòa bình, phong trào dần thiên về xu hướng bạo động
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
4.1 Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
 - HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển kinh tế nước ta và địa phương hiện nay.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
d) Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ:
Nêu câu hỏi cho HS thảo luận.
1.Hiện nay, Đảng và nhà nước ta có những chính sách gì đối với vùng nông thôn? Đô thị hóa đối với nước ta hiện nay đã đem lại hiệu quả gì cho người dân?
2. Chủ trương đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập, đào tạo cán bộ trong phong trào Đông Du để lại bài học gì cho việc đưa học sinh, cán bộ đi học tập ở nước ngoài hiện nay?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu . GV khuyến khích , hỗ trợ HS làm việc tại các nhóm
- Dự kiến sản phẩm:
Ngày nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới. Do đó, chính sách đưa học sinh, cán bộ đi học tập nước ngoài rất được chú trọng. Đó là chính sách để chúng ta học hỏi thêm những tiên tiến, công nghệ mới từ bên ngoài để về áp dụng phát triển đất nước.
sản.
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm báo cáo thảo luận
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Kết luận, nhận định:
Gv bổ sung phần nhận xét , đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho HS
4.2. Hướng dẫn học sinh về nhà và chuẩn bị bài sau.
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập học kì
IV. RÚT KINH NGHIỆM
- Kế hoạch và tài liệu dạy học rõ ràng, phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp được sử dụng trong bài dạy.
- Phương tiện sử dụng tương đối phù hợp.
- Hình thức tổ chức dạy học và phương pháp chuyển giao nhiệm vụ phù hợp, đa số học sinh tích cực và hiểu bài, học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả, hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_48_50_nhung_chuyen_bien_ve_kinh_t.docx