Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

Đánh giá được ý nghĩa vị trí và phạm vi lãnh thổ đặc biệt của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Dựa vào lược đồ tự nhiên xác định sự phân bố các dạng địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Bày tỏ quan điểm nhất trí trong định hướng phát triển vùng.

- Chăm chỉ: Phân tích các đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những vùng thường xuyên gặp nhiều khó khăn.

 

docx 6 trang thucuc 10800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: MIỀN BẮC VÀ ĐÔNG BẮC BẮC BỘ
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
Đánh giá được ý nghĩa vị trí và phạm vi lãnh thổ đặc biệt của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. 
- Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích các đặc điểm nổi bật về tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Dựa vào lược đồ tự nhiên xác định sự phân bố các dạng địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được những khó khăn và hạn chế của vùng từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả hơn nữa thế mạnh vùng.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Bày tỏ quan điểm nhất trí trong định hướng phát triển vùng.
- Chăm chỉ: Phân tích các đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những vùng thường xuyên gặp nhiều khó khăn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS quan sát video và nêu lên các địa danh du lịch nổi tiếng ở miền Bắc
c) Sản phẩm:
HS nêu được các địa danh trong video
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp video: HS theo dõi và ghi nhận lại những địa điểm du lịch nổi tiếng của miền.
Bước 2: HS quan sát video và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả, một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung đáp án
Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí và phạm vi lãnh thổ ( 7 phút)
a) Mục đích:
- Xác định được vị trí và phạm vi lãnh thổ của miền
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội và hình thành đặc điểm tự nhiên của miền.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
- Bao gồm: Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
- Nằm tiếp liền với ngoại chí tuyến Bắc và á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc) nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa cực đới
c) Sản phẩm: HS hoàn thành bảng thông tin
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm có 2 bộ phận là: Khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
+ Vị trí địa lí: Nằm tiếp liền với ngoại chí tuyến Bắc và á nhiệt đới Hoa Nam (Trung Quốc)
- Ranh giới tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.
+ Phía Tây Nam giáp Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
+ Phía Đông Nam giáp biển Đông
- Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Trung Quốc: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ và hoàn thành bảng thông tin:
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm có 2 bộ phận là: 
+ Vị trí địa lí: ................................................................................................................ 
- Ranh giới tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp:.................... .......................................................................................
+ Phía Tây Nam giáp: ...................................................................................................
+ Phía Đông Nam giáp: ................................................................................................
- Kể tên các tỉnh của miền có đường biên giới chung với Trung Quốc
......................................................................................................................................
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên và TNTN của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ( 28 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ 
- Nêu những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế và đời sống.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Đặc điểm tự nhiên
1/ Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước
- Nét nổi bật:
a- Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc, lượng mưa nhỏ.
- Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn
->Thuận lợi sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển
b- Mùa hạ nóng ẩm, nưa nhiều. 
2/ Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung núi mở rộng về phía Bắc và quy tụ ở Tam Đảo.
- Địa hình đồi núi thấp nhưng cũng khá đa dạng, đặc biệt là dạng địa hình Catxtơ độc đáo và 4 cánh cung lớn.
- Có các cánh đồng nhỏ nằm giữa núi: 
3/ Tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh đẹp nổi tiếng 
- Giàu khoáng sản nhất so với cả nước: than, fe. thiếc, apatit,..
- Nhiều cảnh đẹp nổi tiếng thu hút khách du lịch như vịnh Hạ Long , hồ Ba Bể, 
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm
* Nhóm 1, 5: 
1/ Tính chất nhiệt đới biểu hiện ở nước ta: nhiệt độ cao > 21 0C, nóng quanh năm.
2) Vì sao tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ: Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
+ Mùa đông ảnh hưởng của loại gió đông bắc làm cho thời tiết lạnh khô.
+ Mùa hạ ảnh hưởng của loại gió Tây Nam làm cho thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.
3) Thuận lợi sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển. Khó khăn: rét đậm, rét hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân	
* Nhóm 2, 6: 
1) Nêu đặc điểm địa hình của miền: Địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cánh cung mở rộng về phía bắc và quy tụ về Tam Đảo
2) HS xác định trên bản đồ các sơn nguyên đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. Bốn dãy núi cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Đồng bằng sông Hồng. Vùng quần đảo Vịnh Hạ Long.
3) Quan sát H41.2 hãy cho biết:
+ Núi có chủ yếu là núi thấp. Chạy theo hướng vòng cung
+ Hướng nghiêng chung của địa hình: cao ở Tây Bắc, thấp ở Đông Nam.
* Nhóm 3, 7:
- Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng nhân dân ta đã đắp đê chống lũ lụt. Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình: Tạo ra các dạng địa hình nhân tạo,các ô trũng thấp không được phù sa bồi đắp thường xuyên nằm sâu trong đê.
* Nhóm 4, 8:
- Miền có những nguồn tài nguyên: Khoáng sản và du lịch
- Miền có những trở ngại khó khăn về mặt tự nhiên: địa hình núi, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh
- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường giúp kinh tế bền vững: Bảo vệ rừng, chóng xói mòn đất đai, khai thác và phát triển kinh tế phải luôn gắn chặt với bảo vệ môi trường.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ tự nhiên và hoàn thành các câu hỏi trong nhóm:
	* Nhóm 1, 5: 
1/ Tính chất nhiệt đới biểu hiện ở nước ta như thế nào?
2) Vì sao tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ?
+ Mùa đông ảnh hưởng của loại gió gì? cho thời tiết như thế nào?
+ Mùa hạ ảnh hưởng của loại gió gì? cho thời tiết ra sao?
3) Tính chất đó có thuận lợi - khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế?
	* Nhóm 2, 6: 
1) Nêu đặc điểm địa hình của miền?
2) Xác định chỉ ra trên bản đồ các sơn nguyên đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. Bốn dãy núi cánh cung lớn. Đồng bằng sông Hồng. Vùng quần đảo Vịnh Hạ Long.
3) Quan sát H41.2 hãy cho biết:
+ Núi có đặc điểm như thế nào? Chạy theo hướng chính nào?
+ Nhận xét về hướng nghiêng chung của địa hình
	* Nhóm 3, 7:
- Để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng nhân dân ta đã làm gì? Việc làm đó đã làm biến đổi địa hình như thế nào?
* Nhóm 4, 8:
- Cho biết miền có những nguồn tài nguyên nào ?
- Miền có những trở ngại khó khăn gì về mặt tự nhiên ?Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường giúp kinh tế bền vững?
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án dựa vào hiểu biết của mình.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:
Điền tên các loại khoáng sản và các danh lam thắng cảnh ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Khoáng sản
Danh lam thắng cảnh
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hãy sưu tầm tư liệu và viết về một cảnh đẹp nào đó thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ mà e đã đến hoặc dự định sẽ đến trong tương lai.
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. GV giới thiệu các địa điểm HS có thể tìm hiểu.
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_8_bai_41_mien_bac_va_dong_bac_bac_bo.docx