Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản

Tiết 1 - Bài 1:

 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH, KHOÁNG SẢN

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8

Thời gian thực hiện: 1 tiết;

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

Yêu cầu cần đạt :

- Xác định được vị trí địa lí của Châu Á trên bản đồ thế giới,

- So sánh được kích thước, địa hình của Châu Á với các châu lục khác đã học.

- Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Á.

- Đánh giá được những thế mạnh đặc biệt của thiên nhiên Châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

 

docx 9 trang Phương Dung 4480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 1, Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: 
Tổ:
 Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY:
Phần một: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (tiếp theo)
CHƯƠNG XI. CHÂU Á 
Tiết 1 - Bài 1:
 VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐỊA HÌNH, KHOÁNG SẢN 
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 1 tiết; 
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức: 
Yêu cầu cần đạt :
- Xác định được vị trí địa lí của Châu Á trên bản đồ thế giới, 
- So sánh được kích thước, địa hình của Châu Á với các châu lục khác đã học.
- Trình bày được đặc điểm địa hình và khoáng sản của Châu Á.
- Đánh giá được những thế mạnh đặc biệt của thiên nhiên Châu Á đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Về năng lực: 
* Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực địa lí: 
- Nhận thức khoa học địa lí: Xác định được các dạng địa hình của châu Á, kể tên được các sơn nguyên, cao nguyên, dãy núi và hướng núi của châu Á. Sử dụng bản đồ để xác định vị trí và một số đặc điểm về sông ngòi và cảnh quan của Châu Á. Kể tên và xác định được các mỏ khoáng sản của châu Á. 
- Tìm hiểu địa lí: Xác định được sự phân bố của các kiểu khí hậu, các đới khí hậu của châu Á trên bản đồ. Đọc và nhận xét biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các địa điểm.Phân tích và đánh giá các mối quan hệ nhân quả trong Địa lí.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đọc, phân tích được sự thay đổi khí áp và hướng gió trên bản đồ. Có nhận thức đúng đắn về khí hậu ở từng khu vực là khác nhau do nhiều nguyên nhân và những ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân. 
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Tìm hiểu, phân tích các điều kiện tự nhiên của Châu Á. 
- Trách nhiệm: Đánh giá được tầm quan trọng của tự nhiên đối với phát triển KT-XH. Khoáng sản châu Á giàu có nhưng cần khai thác hợp lí và tiết kiệm. Đề xuất giải pháp nhằm khắc phục một số khó khăn do các kiểu khí hậu mang lại. Có trách nhiệm bảo vệ các dòng sông và cảnh quan xung quanh; thực hành tiết kiệm trong cuộc sống; hạnh phúc khi làm được những việc tốt. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 
- Giáo án, máy tính, máy chiếu. 
- Bản đồ tự nhiên Châu Á + Tự nhiên thế giới
- Các tranh ảnh núi non, đồng bằng của Châu Á.
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- Khảo sát mức độ hiểu biết của HS về Châu Á.
- Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về Châu Á. 
-Tạo hứng thú cho học sinh khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung: Học sinh dựa vào kiến thức đã học và liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi GV đưa ra. 
c) Sản phẩm: 
- HS trả lời được các câu hỏi của GV. 
- HS nhận biết và nêu được một số đặc điểm nổi bật về tự nhiên, kinh tế, dân cư - xã hội của Châu Á. 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về SGK, SBT, vở ghi bài. 
- GV phát phiếu KWL Hướng, dẫn HS điền thông tin hiểu biết về châu Á trong cột K; Mong muốn tìm hiểu châu Á trong cột W. Cột L bỏ trống, điền sau khi học xong nội dung bài học hôm nay.
K
Những hiểu biết của mình của Châu Á 
W
Mong muốn tìm hiểu về những điểm gì về Châu Á 
L
E muốn biết thêm những kiến thức gì về Châu Á
HS dựa vào những kiến thức mình đã được học ở Tiểu học, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng: sách báo, phim, internet... 
HS nghiên cứu nội dung và mục lục trong SGK Địa lí lớp 8 để trả lời. 
HS dựa vào suy nghĩ cá nhân và kiến thức đã học để ghi - Thực hiện vào cuối tiết học 
Bước 3: HS làm việc trong 2 phút.
Bước 4: GV gọi nhanh các HS nêu thông tin, yêu cầu không lặp lại
Bước 5: GV ghi nhanh thông tin lên bảng và vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và kích thước của châu Á (15 phút)
a) Mục tiêu:
- Biết được vị trí địa lí, kích thước, giới hạn của Châu Á trên bản đồ.
- Đọc và phân tích kiến thức từ bản đồ tự nhiên Châu Á.
- Kĩ năng sống: tự tin, tư duy, hợp tác, giao tiếp. 
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa, khai thác lược đồ để hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm và cá nhân theo các nội dung sau: 
+ So sánh diện tích giữa các châu lục trên Trái Đất.
+ Xác định các điểm cực của Châu Á. 
+ Phân tích đặc điểm và tác động của vị trí địa lí Châu Á đến tự nhiên ở đây. 
c) Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo nhóm và cá nhân.
Nội dung chính:
I. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục: 
- Châu Á nằm ở BCB, là 1 bộ phận của lục địa Á- Âu. 
- Diện tích khoảng: 41,5 triệu km2 (kể cả đảo tới 44,4 triệu km2) => Rộng nhất thế giới.
- Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo:
+ Chiều dài cực Bắc đến cực Nam: 8.500km.
+ Chiều dài cực Đông đến cực Tây: 9.200km. 
- Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương lớn.
=> Tác động: Do lãnh thổ trải dài từ cực bắc đến xích đạo nên Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu trên trái đất.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Hoạt động cá nhân: So sánh diện tích Châu Á với các châu lục khác.
- Hoạt động nhóm - GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau: 
GV lưu ý HS cách tính khoảng cách giữa các điểm cực dựa vào tỉ lệ bản đồ (đã học ở lớp 6)
Điền các thông tin còn thiếu vào chỗ trống
1. Xác định tọa độ của các điểm cực Bắc và Nam của châu Á
Điểm cực
Bắc
Nam
Đông
Tây
Tọa độ
địa lí
Mũi: Che-liu-skin
 ....
Mũi Pi-ai
1690 Đ
Mũi Đê-giơ-nép
26o4’ Đ
Mũi Ba-ba
Khoảng cách (km)
Từ A đến B : ...........
Từ C đến D: ..
2. Cho biết châu Á giáp với những đại dương nào? 
...............................................................................................................................
3. Châu Á giáp với những châu lục nào? 
..............................................................................................................................
4. Ý nghĩa của vị trí đối với khí hậu và cảnh quan châu lục? 
...............................................................................................................................
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao. 
Sau khi học sinh làm xong, HS có 2 phút chia sẻ/đối chiếu kết quả với bạn trong cặp của mình.
Bước 3: Giáo viên gọi học sinh bất kì trình bày kết quả thu lượm được từ tự xử lí thông tin đến tìm hiểu các thông tin/ trò chơi đơn giản/rút thăm ngẫu nhiên. 
Bước 4: Giáo viên chốt kiến thức. Học sinh sửa thông tin vào phiếu học tập và ghi hoàn thiện vào vở ghi. GV có thể kể thêm về các câu chuyện liên quan đến châu Á và nhấn mạnh: Châu Á là cái nơi loài người xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất, nơi đây có rất nhiều nền văn minh cổ đại, đóng vai trò trong lịch sử tiến hóa loài người.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm địa hình - khoáng sản của Châu Á ( 17 phút)
a) Mục đích:
- Trình bày được đặc điểm hình dạng, địa hình, khoáng sản của Châu Á.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường, sống giản dị; thực hành tiết kiệm trong cuộc sống; hạnh phúc khi làm được những việc tốt. 
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
II. Đặc điểm địa hình - khoáng sản:
 1. Địa hình: 
- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
+ Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: Đông - Tây và Bắc - Nam làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
+ Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. 
+ Phần rìa phía Đông, Đông Nam nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương. 
+ Các đồng bằng lớn đều nằm ở rìa lục địa.
=> Địa hình: Đa dạng, phức tạp nhất thế giới.
2. Khoáng sản:
Phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn: Dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và 1 số kim loại màu: đồng thiếc .
c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.
HS dựa vào lược đồ SGK hoặc bản đồ tự nhiên Châu Á xác định và gọi tên các dãy núi, các đồng bằng lớn, xác định hướng, vị trí phân bố của các đạng địa hình.Xác định và nhận xét sự phân bố các mỏ khoáng sản ở Châu Á.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV chia lớp làm 4 nhóm - tương ứng 4 tổ. Phát giấy A2 và giao yêu cầu, thời gian trong 5 phút nhóm hoàn thành nội dung phần 2 dưới dạng sơ đồ tư duy theo những gợi ý. 
Học sinh vẽ sơ đồ tư duy lưu ý: Mỗi nhánh là 1 màu, chữ viết phải nghiêng về một phía và dùng cả sơ đồ cho 1 màu chữ. Có thể thay thế chữ bằng các icon mà con biết vẽ. Trên sơ đồ có 4 nội dung lớn cho mục 2. Mỗi nhánh là đánh số theo thứ tự 1,2,3,4. Và sử dụng kèm tập bản đồ để chỉ.
Bước 2: Mỗi thành viên đều có phần trả lời cá nhân trên phiếu học tập để hoàn thành sau khi tổng kết. HS dựa vào những gợi ý trên phiếu học tập để hoàn thành nhiệm vụ nhóm mình được giao. 
Bước 3: Giáo viên kiểm tra bằng cách bốc ngẫu nhiên trình bày. 
Đại diện nhóm HS lên bảng trình bày. 
Bước 4: GV phân tích bài làm của các nhóm, chốt ý đúng. 
Và chốt ý chính của bài, và nói thêm về khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi GD ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường (tích hợp giáo dục đạo đức) và nguyên nhân gây ra chiến tranh nội bộ và khu vực: Vì nguồn lợi dầu mỏ nên các nước lớn (Hoa Kì) muốn thâu tóm => Chúng gây chia rẽ giữa các dân tộc, chiến tranh xảy ra liên miên, làm mất an ninh trật tự xã hội. Cuộc chiến tranh Irắc do Mĩ can thiệp 
Từ đó phân tích cho HS thấy rõ trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường; có lối sống lành mạnh tiết kiệm; làm nhiều việc có ích và cảm thấy hạnh phúc khi làm những việc. 
Học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy cho hoàn chỉnh.
* Bổ sung thêm kiến thức nếu còn thời gian: 
- GV giảng giải lại cách khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh. Sau đó HS vận dụng làm bài tập. Cụ thể: Quan sát hình 1.2 tr 5 SGK, hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây để nêu rõ các loại khoáng sản chính ở châu Á và vùng phân bố của chúng.
- Liên hệ thực tế Việt Nam.
+ Kể tên và xác định vị trí các đồng bằng, dãy núi tiêu biểu ở Việt Nam.
+ Kể tên và xác định vị trí các loại tài nguyên có trữ lượng lớn ở Việt Nam? 
+ Nêu tác động tích cực và tiêu cực của việc khai thác các loại tài nguyên khoáng sản ở đất nước ta? 
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích: 
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học; hoàn thiện, bổ sung những kiến thức học sinh còn chưa nắm vững. 
- Kiểm tra mức độ nhận thức của HS để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học. 
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: HS dựa vào Atlat chọn và đưa ra đáp án.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chuẩn bị câu hỏi ngắn cho học sinh trả lời. Có thể lặp lại các câu hỏi mà đầu bài đã nêu để học sinh trả lời. 
Các câu hỏi ngắn:
+ Châu Á giáp với châu lục nào?
+ Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á
+ Dãy núi nào cao nhất châu Á (Himalaya)
+ Sơn nguyên nào cao và đồ sộ nhất châu Á (Tây Tạng)
+ Tên 1 đồng bằng tiêu biểu ở Nam Á/Đông Á (Ấn-Hằng/Hoa Bắc )
+ Kể tên 3 loại khoáng sản tiêu biểu của châu lục (Than đá, dầu mỏ, sắt)
+ Hướng núi chính của châu Á là gì? (Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây)
+ Với thế mạnh về than đá, dầu mỏ; Ngành CN nào ở châu Á có điều kiện phát triển mạnh? (Khai thác/Năng lượng)
+ Địa hình gây khó khăn cho phát triển KT?(di chuyển Tây – Đông ) 
Bước 2: GV tổ chức cho HS tham gia. 
Bước 3: HS tham gia thực hiện trò chơi. 
Bước 4: GV tổng kết và đánh giá.
4. Hoạt động: Vận dụng (4 phút)
a) Mục đích:
- Hệ thống lại kiến thức về đặc điểm vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản ở Châu Á.
- Từ những kiến thức đã được học, học sinh vận dụng để giải quyết một số bài tập và hoàn thành 1 số sản phẩm GV giao cho.
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Tìm kiếm thông tin và thuyết trình về 1 loại khoáng sản có trữ lượng lớn và tiêu biểu ở Quảng Ninh (Gợi ý: tìm hiểu các thông tin về nơi phân bố, trữ lượng, hiện trạng khai thác, tác động tích cực và tiêu cực của việc khai thác tài nguyên khoáng sản đó, biện pháp bảo vệ môi trường...). 
L
E muốn biết thêm những kiến thức gì về Châu Á
HS dựa vào suy nghĩ cá nhân và kiến thức đã học để ghi - Thực hiện vào cuối tiết học 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ (có thể ở lớp hoặc ở nhà)
Bước 3: GV gọi đại diện một số HS chia sẻ và trình bày sản phẩm học tập.
Bước 4: GV tổng hợp, nhận xét các sản phẩm của HS. Cuối giờ GV cùng cả lớp trả lời phần câu hỏi ở đầu tiết học, từ câu trả lời GV dẫn dắt phần hướng dẫn về nhà. 
* Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành vở bài tập thực hành. 
- Học thuộc bài cũ. 
- Chuẩn bị bài mới: Bài 32 - Đặc điểm khí hậu Việt Nam. 
*******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_lop_8_tiet_1_bai_1_vi_tri_dia_li_dia_hinh.docx