Giáo án môn Địa lí Khối 8 - Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

Giáo án môn Địa lí Khối 8 - Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày được vị trí, đặc điểm cơ bản của các khu vực địa hình.

- Giải thích được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.

- Trình bày được đặc điểm chung của đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Xác lập mối quan hệ giữa đặc điểm địa hình Việt Nam với các đặc điểm khí hậu và thủy văn.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam, lược đồ Địa hình Việt Nam, lược đồ các miền tự nhiên để hiểu và trình bày, mô tả các đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác. So sánh các khu vực địa hình.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Yêu thiên nhiên Việt Nam và có các tác động phù hợp đối với các dạng địa hình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phân bố và đặc điểm của các dạng địa hình ở Việt Nam.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực gặp khó khăn do địa hình mang lại

 

docx 8 trang thucuc 4990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Khối 8 - Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường:...................
Tổ:............................
Ngày: ........................
Họ và tên giáo viên:
 .............................
TÊN BÀI DẠY: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH
Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 8
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Yêu cầu cần đạt :
- Trình bày được vị trí, đặc điểm cơ bản của các khu vực địa hình.
- Giải thích được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.
- Trình bày được đặc điểm chung của đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng.
2. Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.
* Năng lực Địa Lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Xác lập mối quan hệ giữa đặc điểm địa hình Việt Nam với các đặc điểm khí hậu và thủy văn.
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam, lược đồ Địa hình Việt Nam, lược đồ các miền tự nhiên để hiểu và trình bày, mô tả các đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta.
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phân tích được mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác. So sánh các khu vực địa hình.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Yêu thiên nhiên Việt Nam và có các tác động phù hợp đối với các dạng địa hình nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhưng không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên.
- Chăm chỉ: Tìm hiểu sự phân bố và đặc điểm của các dạng địa hình ở Việt Nam. 
- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực gặp khó khăn do địa hình mang lại
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Lược đồ địa hìnhViệt Nam
- Tranh ảnh về các khu vực địa hình.
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)
a) Mục đích:
- HS được gợi nhớ, huy động hiểu biết, sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh để nhận biết về các khu vực địa hình của nước ta
- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. 
b) Nội dung:
HS quan lược đồ và trả lời câu hỏi
c) Sản phẩm:
HS trả lời được các dạng địa hình Việt Nam: đồi núi, đồng bằng, ven biển, 
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát lược đồ kết hợp với kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi: Em biết gì về đặc điểm địa hình của Việt Nam.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 4: GV chốt thông tin và dẫn dắt vào bài mới.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khu vực địa hình đồi núi (13 phút)
a) Mục đích:
- Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi. Học sinh hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi nước ta
- Phân tích so sánh đặc điểm các khu vực địa hình núi.
b) Nội dung:
- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên để trả lời các câu hỏi.
Nội dung chính:
I. Khu vực đồi núi.
a. Vùng núi Đông Bắc: Nằm ở tả ngạn sông Hồng, là vùng đồi núi thấp, nổi bật với những dãy núi hình cánh cung. Địa hình cácxtơ khá phổ, tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và hùng vĩ.
b. Vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, kéo dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam.
c. Vùng núi Trường Sơn Bắc: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã. Là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, có nhiều nhánh đâm ra biển.
d. Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: Từ dãy Bạch Mã đến Đông nam Bộ. Là vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ ba dan phủ trên các cao nguyên rộng lớn, xếp thành từng tầng trên các độ cao khác nhau.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập 
Phiếu học tập 1
Yếu tố
Các khu vực núi
Đông Bắc
Tây Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Giới hạn
Tả ngạn sông Hồng
Giữa Sông Hồng và sông Cả
Phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã 
Dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ
Độ cao
Đồi núi thấp. 
Vùng núi cao hùng vĩ.
Đồi núi thấp. 
Cao nguyên hùng vĩ, xếp tầng
Hướng núi
Cánh cung
Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam
Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam
Các cánh cung lớn
Đặc điểm nổi bật
Địa hình Cácxtơ phổ biến
Địa hình Cácxtơ
2 sườn không đối xứng. Núi có nhiều nhánh ăn lan sát biển.
Có lớp đất đỏ Ba dan màu mỡ.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ, atlat địa lý để trình bày vị trí giới hạn và đặc điểm cơ bản của các khu vực đồi núi ở nước ta theo nhiệm vụ sau:
	* Nhóm 1, 5: Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ.
	* Nhóm 2, 6: Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ
	* Nhóm 3, 7: Vùng núi Trường Sơn Bắc 
	* Nhóm 4, 8: Vùng núi Cao nguyên Trường Sơn Nam.
Phiếu học tập 1
Yếu tố
Các khu vực núi
Đông Bắc
Tây Bắc
Trường Sơn Bắc
Trường Sơn Nam
Giới hạn
Độ cao
Hướng núi
Đặc điểm nổi bật
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng nhóm; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu địa hình đồng bằng ( 11 phút)
a) Mục đích:
- Phân tích được đặc điểm địa hình đồng bằng nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng.
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình đồng bằng nước ta.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để hoàn thành phiếu học tập.
Nội dung chính
II. Khu vực đồng bằng
a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn:
- Đồng bằng Sông Cửu Long: Diện tích 40.000 km2. Bề mặt thấp, không có đê lớn ngăn lũ, nhiều vùng bị ngập nước trong mùa lũ.
- Đồng bằng sông Hồng: Diện tích 15.000 km2. Có hệ thống đê lớn ngăn lũ vững chắc, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng.
b. Đồng bằng Duyên Hải trung bộ:
- Tổng diện tích 15.000 km2, bị đồi núi chia cắt, nhỏ hẹp, kém phì nhiêu
c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập 
Phiếu học tập 2
Yếu tố
Các khu vực đồng bằng
ĐB Sông Hồng
ĐB Sông Cửu Long
ĐB Duyên Hải Miền Trung
Vị trí
Hạ lưu sông Hồng
Hạ lưu sông Mêkong
Ven biển miền trung
Diện tích
15.000 km2
40.000 km2
15.000 km2
Độ cao trung bình
Thấp hơn mực nước sông ngoài đê 3m đến 7m
Cao TB 2m -3m so với mực nước biển
Đặc điểm nổi bật
- Hình dạng tam giác.
- Có hệ thống đê điều vững chắc.
- Đất không được bồi đắp phù sa thường xuyên
- Không có đê ngăn lũ
- Kênh rạch chằng chịt
- Diện tích đất bị ngập úng lớn.
- Phù sa bồi đắp thường xuyên
- Nhỏ hẹp
- Kém phì nhiêu
Hướng cải tạo và sử dụng
Đắp đê ngăn nước mặn, cải tạo đất
Sống chung với lũ. Tăng cường công tác thủy lợi
Trồng rừng chắn cát bay
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát lược đồ, atlat địa lý để trình bày vị trí giới hạn và đặc điểm cơ bản của các khu vực đồi núi ở nước ta theo nhiệm vụ sau:
	* Nhóm 1, 4: Vùng đồng bằng Sông Hồng
	* Nhóm 2, 5: Vùng đồng bằng Sông Cửu Long
	* Nhóm 3, 6: Vùng đồng bằng duyên hải miền Trung. 
Phiếu học tập 2
Yếu tố
Các khu vực đồng bằng
ĐB Sông Hồng
ĐB Sông Cửu Long
ĐB Duyên Hải Miền Trung
Vị trí
Diện tích
Độ cao trung bình
Đặc điểm nổi bật
Hướng cải tạo và sử dụng
Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào bảng nhóm; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
2.3. Hoạt động 3: Khám phá địa hình bờ biển và thềm lục địa ( 7 phút)
a) Mục đích:
- Phân tích được đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa ở nước ta và sự khác nhau giữa các đồng bằng.
b) Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để hoàn thành phiếu học tâp.
Nội dung chính:
III. Địa hình bờ biển và thềm lục địa.
- Bờ biển: dài trên 3260 km (từ Móng cái đến Hà Tiên). Có 2 dạng chính:
+ Bờ biển bồi tụ đồng bằng.
+ Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
- Giá trị: nuôi trồng thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch.
- Thềm lục địa: mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ, có nhiều dầu mỏ.
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
- Bờ biển Việt Nam dài 3260km từ Móng Cái ( Quảng Ninh) đến Hà Tiên ( Kiên Giang), bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh .
- Địa hình bờ biển bao gồm 2 dạng cơ bản: mài mòn và bồi tụ. Vị trí của các địa hình bờ biển: 
+ Mài mòn: kéo dài từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu.
+ Bồi tụ: tại các châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long.
- Các dạng bờ biển có những giá trị kinh tế: Nuôi trồng hải sản, trồng rừng, bến cảng, tránh bão, du lịch, 
- HS dựa vào bản đồ tự nhiên và xác định vị trí các dạng bờ biển chính nước ta. xác định vị trí Hạ Long, Cam Ranh, Đồ Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp với quan sát , phân tích bảng số liệu và trả lời các câu hỏi:
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bờ biển Việt Nam trên bản đồ tự nhiên ?
- Địa hình bờ biển bao gồm những dạng cơ bản nào? Vị trí của các địa hình bờ biển đó?
- Các dạng bờ biển có những giá trị kinh tế nào ?
- Dựa vào bản đồ tự nhiên hãy xác định vị trí các dạng bờ biển chính nước ta. xác định vị trí Hạ Long, Cam Ranh, Đồ Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS
Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung đáp án.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)
a) Mục đích:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.
KHU VỰC ĐỊA HÌNH
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Khu vực đồi núi
Khai thác khoáng sản, lâm sản, trồng rừng, cây công nghiệp chăn nuôi gia súc lớn.
Khu vực đồng bằng
Sản xuất lương thực thực phẩm quy mô lớn, công nghiệp, du lịch
Bờ biển và thềm lục địa
Khai thác khoáng sản, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, xây dựng cảng biển, du lịch.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành bảng thông tin sau:
Điền tiếp các tiềm năng kinh tế cho phù hợp với các khu vực địa hình.
KHU VỰC ĐỊA HÌNH
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Khu vực đồi núi
Khu vực đồng bằng
Bờ biển và thềm lục địa
Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài. 
4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)
a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về các đạng địa hình Việt Nam
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Địa phương em đang sinh sống thuộc khu vực địa hình gì? Mô tả các đặc điểm chính về địa hình của địa phương em. 
Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn. 
Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_dia_li_khoi_8_bai_29_dac_diem_cac_khu_vuc_dia_hi.docx