Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Khu vực Tây Nam Á - Năm học 2015-2016

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Khu vực Tây Nam Á - Năm học 2015-2016

KHU VỰC TÂY NAM Á

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nêu được vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á.

2. Kĩ năng:

- Xác định được vị trí của khu vực và các quốc gia trong khu vực trên lược đồ/bản đồ Tây Nam Á.

- Sử dụng lược đồ / bản đồ để nhận biết đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á.

- Quan sát tranh ảnh nhận xét về một số hoạt động kinh tế của khu vực.

3. Thái độ:

 Phản đối những cuộc tranh chấp và hành động khủng bố tại một số nước trong khu vực.

 

doc 4 trang Phương Dung 28/05/2022 3930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 11, Bài 9: Khu vực Tây Nam Á - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 4/ 11/ 2015
Giảng: 8AB 5 / 11 
Tiết 11 - Bài 9
KHU VỰC TÂY NAM Á
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
- Nêu được vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á.
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á. 
2. Kĩ năng:
- Xác định được vị trí của khu vực và các quốc gia trong khu vực trên lược đồ/bản đồ Tây Nam Á.
- Sử dụng lược đồ / bản đồ để nhận biết đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á.
- Quan sát tranh ảnh nhận xét về một số hoạt động kinh tế của khu vực.
3. Thái độ:	
 Phản đối những cuộc tranh chấp và hành động khủng bố tại một số nước trong khu vực. 
II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài
- Tư duy: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ bài đọc, lược đồ để biết vị trí địa lí; một số đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế và chính trị của khu vực Tây Nam Á; phân tích vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á.
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, lắng nghe / phản hồi tích cực.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian khi làm việc nhóm.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Giải quyết vấn đề: Giải quyết vấn đề khi thực hiện hoạt động theo yêu cầu của GV.
III. Phương pháp / Kĩ thuật dạy học
 Trực quan; Đàm thoại; Giải quyết vấn đề; Động não 
IV. Đồ dùng dạy học:
* GV: Bản đồ TNÁ + Máy chiếu đa năng & Máy tính.
* HS: Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động kinh tế ở Tây Nam Á.
V. Tiển trình dạy học
1. Tổ chức: 8A. ......................................................... 8B .............................................
2. Khám phá: (4’)
* Động não: GV đặt câu hỏi: Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước TNÁ trở thành nước có thu nhập cao? Em có biết gì về tình hình chính trị ở khu vực này?
* Khởi động: TNÁ khu vực giầu có nổi tiềng, một “Điểm nóng” và là một trong những vùng năng động nhất của thế giới, thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Vậy khu vực này có đặc điểm về tự nhiên, xã hội và kinh tế như thế nào. Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay 
3. Kết nối:
Hoạt động của GV và HS 
*HĐ 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí khu vực Tây Nam Á (9’)
* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí điạ lí khu vực.
- Cho HS quan sát bản đồ tự nhiên châu Á:
CH: Hãy xác định khu vực TNA trên bản đồ?
(Slides 1)
- Quan sát bản đồ Tây Nam Á yêu cầu HS kết hợp H9.1 SGK-29, thống nhất ý kiến đã chuẩn bị ở nhà câu hỏi trong SGK (2’):
CH: + TNA tiếp giáp với các vịnh, biển, khu vực và châu lục nào? 
+ Xác định TNA nằm trong khoảng vĩ độ nào?
(Slides 2 - 3) 
CH: Quan sát bản đồ thế giới: Nhận xét chung gì về vị trí địa lí của khu vực TNA? 
(TNA nằm án ngữ con đường biển ngắn nhất đi từ biển Đen ra biển Địa Trung Hải, từ châu Âu sang châu Á qua kênh đào Xuy-ê và biển Đỏ).
* Lợi ích lớn lao: tiết kiệm tiền, thời gian, an toàn là đường giao thông buôn bán quốc tế quan trọng.
- Gọi đại diện một vài nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại.
* HĐ 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam Á (13’)
* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên: Địa hình, khí hậu, nguồn tài nguyên.
* Cách tiến hành
- Quan sát lược đồ, hãy: 
CH: Nhận xét khái quát địa hình TNA? Khu vực TNA chia làm mấy miền địa hình? Nêu các dạng địa hình chủ yếu?
(Slides 4) 
CH: Tây Nam Á nằm trong đới và kiểu khí hậu nào? Tại sao nằm ngay sát biển mà khu vực TNA có khí hậu khô nóng? 
(Slides 5) 
CH: Xác định trên lược đồ các sông của khu vực, nhận xét về mạng lưới sông ngòi TNA?
(Slides 5) 
CH: Quan sát một số hình ảnh sau, nhận xét cảnh quan khu vực TNA? (Slides 6) 
CH: Quan sát H9.1 khu vực có tài nguyên khoáng sản quan trọng nào ? Kể tên quốc gia có nhiều dầu mỏ nhất? Việc khai thác và sử dụng quá mức dầu mỏ và khí đốt sẽ gây ra những hậu quả gì? (Slides 7) 
+ GV đưa một số thông tin sau:
*TNÁ chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ Thế
 25% khí đốt giới
* Các mỏ dầu tập trung chủ yếu ở các nước vùng đồng bằng Lưỡng Hà và quanh vịnh Péc-xích: I-ran, I-rắc, 
Cô-oét, A-rập Xê-út...
* HĐ 3: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị khu vực Tây Nam Á (15’)
* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế, chính trị.
- Quan sát H9.3 SGK, trả lời câu hỏi trong SGK:
 CH: Dựa vào H9.3 cho biết TNÁ bao gồm các quốc gia nào, tổng số dân ? Kể tên quốc gia có diện tích lớn nhất và quốc gia có diện tích nhỏ nhất? 
 (Slides 8 - 9) 
 CH: Tình hình phân bố dân cư của khu vực ? Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư như thế nào? Giải thích tại sao?
- Đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác bổ xung. GV chuẩn xác kiến thức.
 + Nền văn minh : Lưỡng Hà, Ả rập, Ba-bi-lon đóng góp đáng kể về khoa học thế giới về toán học, ngôn ngữ, thiên văn.
CH: Dựa trên các ĐK tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, TNÁ có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành đó? 
- Quan sát ảnh khai thác dầu ở I-ran.
(Slides 10) 
CH: Dựa vào H9.4 cho biết TNÁ xuất khẩu dầu đến khu vực nào trên thế giới? (Slides 11) 
(Châu Âu, châu Á, châu Mĩ, châu Đại Dương)
- GV: Bình quân thu nhập 19.040 USD/ người 
(Cô oet ), VN 415 USD/ người.
 Cô oét: có hệ thống GD bắt buộc 8 năm, GD và y tế không mất tiền.
CH: Bằng sự hiểu biết qua thực tế và một số hình ảnh sau, em hãy cho biết: Tình hình chính trị ở khu vực này? Những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội? 
(Địa hình phần lớn là núi, khí hậu khô hạn; trừ dầu khí các nguồn tài nguyên khác hạn chế; dân cư thưa thớt phân bố không đều; Tình hình chính trị không ổn định).
(Slides 11- 12) 
* GV bổ sung thông tin:
- Chiến tranh I ran - I rắc: 1980- 1988.
- Chiến tranh vùng vịnh: 42 ngày từ 17/1 – 28/2/1991.
- Chiến tranh do Mỹ đơn phương phát động tấn công 
I - rắc.
Nội dung chính 
1. Vị trí địa lí
-TNA nằm ở khoảng vĩ độ từ 12 - 420B vị trí tiếp giáp của ba châu Á - Âu – Phi; trên tuyến đường biển ngắn nhất từ châu Âu sang châu Á qua kênh Xuy-ê và Biển Đỏ.
- Vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế (tiết kiệm được thời gian, tiền của cho giao thông, buôn bán quốc tế).
2. Đặc điểm tự nhiên 
*Địa hình: Phần lớn là núi, sơn nguyên và cao nguyên. 
- Núi cao và sơn nguyên tập trung ở phía Đông Bắc và Tây Nam.
- Chính giữa là đồng bằng Lưỡng Hà màu mỡ.
* Khí hậu: 
- Thuộc đới nóng và cận nhiệt khô nên mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng khô, lượng mưa rất ít.
- Quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô.
* Sông ngòi: Rất ít, có 2 con sông lớn là Tigrơ và Ơphrát.
*Cảnh quan: Thảo nguyên khô, hoang mạc bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
* Tài nguyên: nhiều dầu mỏ, khí đốt có trữ lượng rất lớn, tập trung phân bố ở ven vịnh Péc-xích, đồng bằng Lưỡng Hà.
3. Đặc điểm dân cư, kinh tế, chính trị
* Đặc điểm dân cư:
- Dân số: khoảng 286 triệu người, phần lớn là người Ả-rập theo đạo Hồi. 
- Dân cư phân bố không đều: tập trung chủ yếu là đồng bằng Lưỡng Hà và ven biển, những nơi có nguồn nước, tỉ lệ dân thành thị cao.
* Đặc điểm kinh tế:
- Công nghiệp và thương mại phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.
- Hàng năm khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới.
- Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. 
* Đặc điểm chính trị:
 Là khu vực rất không ổn định luôn xảy ra những cuộc tranh chấp và chiến tranh dầu mỏ.
4. Thực hành / Luyện tập: (4’) (Slides 13- 15) 
Lựa chọn vào đáp án đúng:
Câu 1: Khu vực Tây Nam Á không có kiểu khí hậu nào?
a. Nhiệt đới khô. b. Nhiệt đới gió mùa (*).
c. Cận nhiệt lục địa. d. Cận nhiệt địa trung hải.
Câu 2: Khu vực Tây Nam Á luôn bất ổn là do:
a. Thiên nhiên nhèo nàn không có tài nguyên thiên nhiên. 
b. Trình độ phát triển kinh tế chưa cao.
c. Thường xuyên xảy ra thiên tai.
d. Do sự can thiệp của các nước lớn (*).
Câu 3: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B để thể hiện sự phân bố địa hình ở TNA:
A
B
Đáp án
1. Phía Đông Bắc
a. Các dãy núi cao
1-a
2. Phía Tây Nam
b. Đồng bằng Lưỡng Hà
2-c
3. Ở giữa
c. Sơn nguyên A-rap
3-b
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: (1’) (Slides 16) 
*Học bài cũ: Học bài theo vở ghi và trả lời các câu hỏi SGK và làm BT tập bản đồ.
*Học bài mới: Chuẩn bị bài 10: 
+ Xác định vị trí địa lí và địa hình khu vực Nam Á.
+ Tìm và đọc tên các đới và các kiểu khí hậu, sông ngòi và cảnh quan của khu vực Nam Á 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_8_tiet_11_bai_9_khu_vuc_tay_nam_a_nam.doc