Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á- Năm học 2017-2018

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á- Năm học 2017-2018

Tiết 12 - Bài 10

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Nêu được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên như: địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của khu vực Nam Á.

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên như: địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của khu vực Nam Á.

2. Kĩ năng

- Đọc lược đồ, bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á.

- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về cảnh quan tự nhiên của khu vực Nam Á.

- Phân tích lược đồ phân bố lượng mưa của Nam Á.

3. Thái độ: Có ý thức biết bảo vệ môi trường.

 

doc 3 trang Phương Dung 5250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 12, Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á- Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 03/ 11/ 2017 
Giảng: 06/11/2017
Địa: 8 
Tiết 12 - Bài 10 
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
I. Mục tiêu bài học	
1. Kiến thức
- Nêu được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên như: địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của khu vực Nam Á.
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên như: địa hình, khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của khu vực Nam Á.
2. Kĩ năng
- Đọc lược đồ, bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về cảnh quan tự nhiên của khu vực Nam Á.
- Phân tích lược đồ phân bố lượng mưa của Nam Á.
3. Thái độ: Có ý thức biết bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp
 Đàm thoại, Trực quan; Thảo luận nhóm 
III. Đồ dùng dạy học
* GV: - Bản đồ tự nhiên châu Á + Bản đồ tự nhiên khu vực Nam Á.
 - Tranh ảnh, tư liệu cảnh quan TN Châu Á (Nếu có).
IV. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức:
2. Khởi động: (5’)
 Trình bày đặc điểm vị trí địa lí khu vực TNÁ? Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực TNÁ và sự phân bố của chúng?
* Giới thiệu bài: ĐKTN, tài nguyên thiên nhiên khu vực Nam Á rất phong phú, đa dạng ở đây có hệ thống Hi-ma-lay-a, sơn nguyên Đê-can, đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn, cảnh quan thiên nhiên của khu vực là rừng nhiệt đới, xa van thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vậy đặc điểm tự nhiên ở khu vực này có gì nổi bật. Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* HĐ 1: Tìm hiểu vị trí địa lí và địa hình khu vực Nam Á (15’).
* Mục tiêu: - Xác định được vị trí địa lí khu vực khu vực Nam Á..
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về địa hình: Miền núi ở phía Bắc, đồng bằng ở giữa, cao nguyên ở phía Nam.
* Cách tiến hành
CH: Quan sát bản đồ tự nhiên châu Á và yêu cầu HS lên xác định vị trí khu vực Nam Á? (Slides 1)
CH: Quan sát lược đồ tự nhiên Nam Á, em hãy: Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: Nằm trong khoảng vĩ độ nào? Tiếp giáp với những vịnh, biển và khu vực nào?
 (Slides 2)
CH: Quan sát bản đồ các nước châu Á: Xác định trên bản đồ các quốc gia trong khu vực? Nước nào có diện tích lớn nhất? Nước nào có diện tích nhỏ nhất? 
 (7 nước: Ấn Độ lớn nhất, Man-đi-vơ nhỏ nhất)
(Slides 3)
* Thảo luận nhóm cặp (2’):
CH: Kể tên các miền địa hình chính từ Bắc xuống Nam và nêu đặc điểm nổi bật của mỗi miền? Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đối với khí hậu? (Slides 4 -6)
(Về mùa đông, dãy Hi-ma-lay-a ngăn cản không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống, còn mùa hạ đón gió mùa tây nam nên mưa nhiều sườn nam).
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm nhận xét, bổ sung và chia sẻ.
- GV chuẩn xác kiến thức.
* HĐ 2: Tìm hiểu về khí hậu, sông ngòi và cảnh quan Nam Á (15’).
* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên như: Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan của khu vực Nam Á.
* Cách tiến hành
- HS quan sát lược đồ khí hậu châu Á và dựa vào thông tin mục 2 SGK- 34, cho biết:
CH: Nam Á nằm trong đới khí hậu nào? Kiểu gì? Với những tác động của địa hình, Nam Á còn có những kiểu khí hậu nào nữa?
(Slides 7)
CH: Quan sát lược đồ phân bố mưa ở Nam Á: Em có nhận xét gì về sự phân bố mưa ở khu vực này? (Slides 8)
GV: Phân tích trên bản đồ để HS thấy được: 
- Dãy Hi-ma-lay-a là bức tường rào khí hậu;
- Dãy Gát Tây ngăn gió TN Mum bai 
mưa nhiều, sơn nguyên Đê can mưa ít.
CH: Gió mùa có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân?
CH: Nam Á có những hệ thống sông lớn nào? (Slides 9-11)
CH: Quan sát lược đồ các đới cảnh quan châu Á, cho biết Nam Á có những đới cảnh quan nào? Đọc tên?
- Quan sát H10.3 và 10.4 SGk, cho biết:
CH: Cảnh quan H10.3 thuộc cảnh quan gì? Trong hoang mạc con người đi lại và chuyên chở hàng hoá bằng phương tiện gì? Tại sao?
CH: Cảnh quan H10.4 thuộc cảnh quan gì? Trên núi Hi-ma-lay-a có hiện tượng tự nhiên gì đáng chú ý? (Slides 12-14)
1. Vị trí địa lí và địa hình 
a. Vị trí địa lí
- Là bộ phận nằm ở phía Nam của châu Á (Khoảng từ 80B – 370B ).
- Giáp với vịnh Ben-gan, biển A-rap và các khu vực: TNA, Trung Á, ĐNÁ.
b. Địa hình: Có 3 miền chính
- Phía Bắc: Là hệ thống núi Hi-ma-lay-a. 
- Giữa : Đồng bằng châu thổ Ấn- Hằng. 
- Phía Nam: Là sơn nguyên Đê-can.
(Tự học SGK-tr.34)
2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên 
a. Khí hậu
- Nhiệt đới gió mùa:
+ Mùa đông: Từ tháng 10-3 khá lạnh và khô do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa thổi về. 
+Mùa hè: Từ tháng 4-9 nóng ẩm do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi từ ÂĐD vào. 
- Do ảnh hưởng của địa hình nên mưa phân bố không đều: (H10.2)
* Dãy Hi-ma-lay-a là bức tường rào khí hậu vì:
- Cản gió TN sườn Nam mưa nhiều.
- Ngăn khối không khí lạnh từ phía Bắc ->Nam Á hầu như không có mùa đông lạnh.
* Dãy Gát Tây ngăn gió TN --> Mum-bai mưa nhiều, sơn nguyên Đê-can mưa ít.
-Vị trí Se-ra-pun-di nằm ở chân sườn đón gió--> mưa nhiều.
- Mun-tan nằm ở vị trí nhiệt đới khô -> Mưa ít.
- Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng rất sâu sắc đến SX và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
b. Sông ngòi: Có nhiều hệ thống sông lớn và chế độ nước theo mùa.
c. Cảnh quan: Đa dạng (Tự học SGK-35).
4. Kiểm tra - Đánh giá: (4’)
 - Bài tập trắc nghiệm (Slides 15-16)
* Liện hệ: Tại sao cùng vĩ độ với miền Bắc Việt Nam mà khu vực Nam Á lại có mùa đông ấm hơn?
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà : (1’)	
- Học bài trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK-Trang 36 + Làm BT 10 tập bản đồ.
- Tìm hiểu tình hình dân cư, kinh tế khu vực Nam Á: Về tính mật độ dân số của từng khu vực châu Á theo bảng 11.1 SGK - Tr.38.
- Dựa vào bảng 11.2, hãy nhận xét bảng theo câu hỏi trong SGK-Trang 39.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_8_tiet_12_bai_10_dieu_kien_tu_nhien_k.doc