Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Bài 13: Máu và môi trường trong của cơ thể - Năm học 2021-2022
CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN
Bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CỦA CƠ THỂ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được các thành phần của máu, trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu.
- Phân biệt được máu ,nước mô và bạch huyết.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và rút ra kết luận từ kênh hình.
3. Thái độ: Thấy được vai trò của môi trường trong của cơ thể.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to các H 13. – 13.2 sgk.Tranh phóng to tế bào máu. Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài mới: “Máu và môi trường trong của cơ thể”.
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan và vấn đáp, hoạt động nhóm, đàm thoại
Tuần: 07 Ngày soạn: 18 / 10 / 2021 Tiết: 13 Ngày dạy: 20 / 10 / 2021 CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN Bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CỦA CƠ THỂ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh phân biệt được các thành phần của máu, trình bày được chức năng của huyết tương và hồng cầu. - Phân biệt được máu ,nước mô và bạch huyết. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh và rút ra kết luận từ kênh hình... 3. Thái độ: Thấy được vai trò của môi trường trong của cơ thể... II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh phóng to các H 13. – 13.2 sgk.Tranh phóng to tế bào máu. Phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài mới: “Máu và môi trường trong của cơ thể”. III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan và vấn đáp, hoạt động nhóm, đàm thoại IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1phút) Kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp học, chuẩn bị của học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 3. Bài mới: * Đặt vấn đề: Gv chiếu hình ảnh về máu Bạn có biết vì sao máu lại có màu đỏ? Em có biết máu gồm những thành phần nào không? Gv dẫn vào bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về máu. (21 phút) - GV chiếu hình ảnh thí nghiệm tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu (hình 13.1) SGK. ? Quan sát và đọc thông tin sgk cho biết quá trình thí nghiệm gồm các bước nào? ( Hs Tb, K) - HS trả lời: ?Máu gồm những thành phần nào? (Hs Tb, K) ® trao đổi nhóm trả lời: 2 thành phần: huyết tương và các tế bào máu. - Các tế bào máu gồm những loại tế bào nào? (Hs Tb, K) (Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu) ? Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu có đặc điểm gì? (HS Tb, K) ? Có mấy loại bạch cầu? (HS Tb, K) =>(5 loại: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit, bạch cầu trung tính, bạch cầu limpho, bạch cầu mono). - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành bài tập điền từ trang 42 SGK. (GV phát PHT1 cho các cặp đôi). (Hs Tb, K) - Gọi đại diện 1 cặp trả lời, thu kết quả các cặp còn lại, đối chiếu kết quả, nhận xét kết quả. - GV gọi HS chốt kiến thức. - GV chiếu bảng 13: Thành phần chất chủ yếu của huyết tương. - Yêu cầu HS quan sát, cho biết: Huyết tương gồm những thành phần nào? (Hs Tb, K) - HS trả lời : Huyết tương gồm nước và các chất khác (dinh dưỡng, chất cần thiết, muối khoáng, chất thải). - GV chiếu hình ảnh hồng cầu, giảng giải: Hồng cầu có Hb (huyết sắc tố) có đặc tính kết hợp với O2 có màu đỏ tươi, kết hợp với CO2 có màu đỏ thẫm. - Từ những thông tin trên, thảo luận nhóm, hoàn thành PHT2. - Gọi đại diện các nhóm dán kết quả thảo luận. - So sánh kết quả các nhóm, nhận xét, kết luận. - GV chốt kiến thức. - Giáo viên liên hệ bệnh thiếu máu. I. Máu: 1. Thành phần cấu tạo của máu: Máu gồm: - Huyết tương: Lỏng trong suốt màu vàng 55%. - Tế bào máu: Đặc đỏ thấm gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu 45%. 2. Chức năng của huyết tương và hồng cầu: - Huyết tương gồm nước (90%) và các chất khác (10%). - Chức năng: + Huyết tương: Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải. + Hồng cầu: vận chuyển O2, CO2. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường trong của cơ thể. (18 phút) - GV giới thiệu tranh hình 13.2: quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết. ? Các tế bào, não,...của cơ thể người có thể trao đổi các chất trực tiếp với môi trường ngoài hay không ? ( Hs Y, Tb) => (Không, vì các tế bào này nằm sâu trong cơ thể, không thể liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài). ? Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào ?(Hs K, G) =>(Máu, nước mô và bạch huyết (môi trường trong cơ thể). GV: nhận xét phần trả lời của Hs rồi dùng tranh phóng to hình 13.2 GV giảng giải về môi trường trong và quan hệ của máu, nước mô và bạch huyết. + O2, chất dinh dưỡng lấy vào từ cơ quan hô hấp và tiêu hóa theo máu ® nước mô ® tế bào. + CO2 chất thải từ tế bào ® nước mô ® máu ® hệ bài tiết, hệ hô hấp ® ra ngoài. Hs: ghi nhớ kiến thức. GV:? Môi trường trong gồm những thành phần nào ? (Hs K, G) Hs: tự rút ra kiến thức. II. Môi trường trong của cơ thể: - Môi trường trong gồm: Máu, nước mô và bạch huyết. - Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài. 4. Củng cố: (4 phút) Câu 1. Máu gồm các thành phần nào? A. Tế bào máu: hồng cầu bạch cầu và tiểu cầu. B. protein, lipit và muối khoáng. C. huyết tương và nguyên sinh chất. D. huyết tương và các tế bào máu. Câu 2. Huyết tương có chức năng A. vận chuyển O2, CO2. B. giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất. C. duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải. D. giúp máu có màu đỏ. Câu 3. Môi trường trong của cơ thể gồm A. máu và nước mô. B. máu, nước mô và bạch huyết. C. nước mô và bạch huyết. D. máu và bạch huyết. 5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (1 phút) - Học ghi nhớ cuối bài. - Học bài và làm BT theo 4 câu hỏi cuối bài. - Đọc mục em có biết cuối bài. - Đọc bài bạch cầu - miễn dịch tiếp theo.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_bai_13_mau_va_moi_truong_trong_cu.docx