Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Bài 14: Bạch cầu-miễn dịch

Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Bài 14: Bạch cầu-miễn dịch

BÀI 14. BẠCH CẦU-MIỄN DỊCH

(Thời gian thực hiện: 01 tiết)

I.MỤC TIÊU:

YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Thông qua nghiên cứu thông tin SGK, phân tích tranh ảnh:

- HS nêu được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu khi có tác nhân gây nhiễm xâm nhập vào cơ thể

- Trình bày được khái niệm miễn dịch.

- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu khi có tác nhân gây nhiễm xâm nhập vào cơ thể. khái niệm miễn dịch, miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

2. Về năng lực: Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến hoạt động của bạch cầu

 

docx 14 trang Phương Dung 01/06/2022 4490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Bài 14: Bạch cầu-miễn dịch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 14. BẠCH CẦU-MIỄN DỊCH
(Thời gian thực hiện: 01 tiết)
I.MỤC TIÊU:
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Thông qua nghiên cứu thông tin SGK, phân tích tranh ảnh:
- HS nêu được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu khi có tác nhân gây nhiễm xâm nhập vào cơ thể
- Trình bày được khái niệm miễn dịch.
- Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: cơ chế bảo vệ cơ thể của bạch cầu khi có tác nhân gây nhiễm xâm nhập vào cơ thể. khái niệm miễn dịch, miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
2. Về năng lực: Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến hoạt động của bạch cầu 
3. Về phẩm chất: 
Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, ý thức tiêm phòng bệnh dịch 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
– HS sử dụng tài khoản trên hệ thống quản lí học tập được nhà trường cung cấp.
– SGK sinh học 8
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu: 
- HS xác định được khi có vi khuẩn virut xâm nhập vào cơ thể thì bạch cầu đã tiêu diệt chúng để bảo vệ cơ thể, nhờ đó mà vết thương hoặc bệnh mới khỏi được.
- Xác định được việc tiêm văxin phòng bệnh chính là tạo ra miễn dịch nhân tạo cho cơ thể
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
GV giao cho HS các nhiệm vụ sau đây và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học: 
Nội dung: 
Câu 1. Quan sát hình sau đây và kết hợp nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ thực tế trả lời câu hỏi: 
Khi tay chúng ta bị thương, tay sưng tấy và đau vài hôm rồi khỏi. Hoặc nếu chân dẫm phải gai, chân có thể sưng đau một thời gian rồi cũng khỏi. 
a. Vậy do đâu mà tay, chân khỏi đau? 
b. Hãy giải thích cơ chế của hiện tượng trên?
Câu 2. Hs nghiên cứu SGK kết hợp với hiểu biết thực tế trả lời các câu hỏi sau: 
Miễn dịch là gì? Phân biệt miễn dịch tự nhiên với miễn dịch nhân tạo.
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ. 
 Sản phẩm: 
Câu 1. a/ Tay chân khỏi đau là do hoạt động của bạch cầu đã tiêu diệt vi khuẩn làm vết thương lành lại.
b./ Cơ chế ( hoạt động của bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn )
- Khi có vết thương, vi khuẩn, virut sẽ theo vết rách trên da xâm nhập vào cơ thể làm cho vết thương sưng đau. Lúc này, các bạch cầu sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên 3 hàng rào bảo vệ :
+ Sự thực bào : bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Limpho B tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
+ Limpho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên.
→Khi vi khuẩn bị tiêu diệt hết thì vết thương sẽ hết sưng đau và lành lại.
Câu 2. Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có vi khuẩn, virut gây bệnh.
+ Miễn dịch tự nhiên : Tự cơ thể có khả năng không mắc 1 số bệnh (miễn dịch bẩm sinh) hoặc sau 1 lần mắc bệnh thì sau này không mắc lại bệnh đó nữa (miễn dịch tập nhiễm).
+ Miễn dịch nhân tạo : do con người tạo ra cho cơ thể bằng tiêm chủng phòng bệnh hoặc tiêm huyết thanh. 
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. 
GV kết luận, nhận định
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp. 
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (trực tuyến).
2.1. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu:
a) Mục tiêu: HS xác định được khi có vi khuẩn virut xâm nhập vào cơ thể thì bạch cầu đã tiêu diệt chúng để bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên 3 hàng rào bảo vệ. 
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ
 Nội dung: 
- Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. 
- Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. GV giao cho HS nhiệm vụ sau đây:
HS thực hiện nhiệm vụ
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ 
 GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.
 Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích lí do
GV tổ chức thảo luận và kết luận
– GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; yêu cầu HS trả lời các nội dung sau đây: 
Quan sát Hình 14.2 và thông tin SGK
Câu 1. Phân biệt kháng nguyên với kháng thể
Câu 2. Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
Kháng thể A 	Kháng thể B
\Kháng thể B
Kháng nguyên B
Kháng thể A
Kháng nguyên A
Kháng nguyên B
Kháng nguyên A
Hình 14.2 Tương tác kháng nguyên-kháng thể
Quan sát hình 14.1; 14.3; 14.4
Hình 14.1. Sơ đồ hoạt động thực bào Hình 14.3 Sơ đồ tiết kháng thể để vô hiệu kháng nguyên
Hình 14.4. Sơ đồ hoạt động của tế bào T để phá hủy tế bào cơ thể đã bị nhiễm bệnh
 Cơ chế hoạt động của bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn để làm lành vết thương của một số bạn đã đúng chưa? Chưa đúng ở đặc điểm nào?
GV kết luận, nhận định: 
- Kháng nguyên : là những phân tử protein ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể
- Kháng thể : Là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên
- Khi vi khuẩn, virut xâm nhập vào cơ thể, các bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách tạo nên 3 hàng rào bảo vệ :
+ Sự thực bào : bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô (đại thực bào) bắt và nuốt các vi khuẩn, virut vào trong tế bào rồi tiêu hoá chúng.
+ Limpho B tiết ra kháng thể vô hiệu hoá kháng nguyên.
+ Limpho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virut bằng cách tiết ra các prôtêin đặc hiệu (kháng thể) làm tan màng tế bào bị nhiễm để vô hiệu hoá kháng nguyên. 
2.2. Miễn dịch:
a) Mục tiêu: HS biết được khái niệm miễn dịch. Phân biệt được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ
 Nội dung: 
- Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. 
- Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó. Giáo viên giao cho HS nhiệm vụ sau đây:
HS thực hiện nhiệm vụ:
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ 
 GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.
 Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích lí do
GV tổ chức thảo luận và kết luận:
GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:
- Phân biệt miễn dịch bẩm sinh với miễn dịch tập nhiễm. cho VD 
- Tại sao chúng ta cần phải tiêm văc xin? 
- Bản thân các em đã được tiêm văcxin phòng các loại bệnh nào? Tiêm văcxin phòng bệnh thuộc loại miễn dịch nào?
 GV kết luận, nhận định: 
- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh nào đó mặc dù sống ở môi trường có vi khuẩn, virut gây bệnh.
- Có 2 loại miễn dịch :
+ Miễn dịch tự nhiên : Tự cơ thể có khả năng không mắc 1 số bệnh (miễn dịch bẩm sinh) hoặc sau 1 lần mắc bệnh thì sau này không mắc lại bệnh đó nữa (miễn dịch tập nhiễm).
VD : khi đã bị bệnh sởi 1 lần thì không mắc lại nữa
+ Miễn dịch nhân tạo : do con người tạo ra cho cơ thể bằng tiêm chủng phòng bệnh hoặc tiêm huyết thanh. VD : Tiêm ngừa văcxin phòng 1 số bệnh
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP .
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học về hoạt động của bạch cầu, miễn dịch.
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập: 
Nội dung: 
Câu 1. Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ? 
A. Prôtêin độc	B. Kháng thể 	C. Kháng nguyên 	D. Kháng sinh 
Câu 2. Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là 
A. chất kháng sinh. 	B. kháng thể. 	C. kháng nguyên. 	D. prôtêin độc
Câu 3: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?
A. Kháng nguyên – kháng thể 	B. Kháng nguyên – kháng sinh 
C. Kháng sinh – kháng thể	D. Vi khuẩn – prôtêin độc 
Câu 4. Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào ?
A. Bạch cầu trung tính	B. Bạch cầu limphô
C. Bạch cầu ưa kiềm	D. Bạch cầu ưa axit
Câu 5. Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của
A. bạch cầu trung tính.	B. bạch cầu limphô T.
C. bạch cầu limphô B.	D. bạch cầu ưa kiềm.
Câu 6. Khi được tiêm phòng văcxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ?
A. Miễn dịch tự nhiên	B. Miễn dịch nhân tạo
C. Miễn dịch tập nhiễm	D. Miễn dịch bẩm sinh
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.
Sản phẩm: 
Câu 1 B; 2D; 3A; 4A; 5C; 6B
GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến)
GV chọn đáp án đúng nhất, đưa lên cho lớp nhận xét, rút ra kết luận
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ( giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến hoạt động của bạch cầu
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ
Nội dung: Có phải bạch cầu có khả năng tiêu diệt bất cứ loại vi khuẩn, virut nào xâm nhập vào cơ thể hay không?
HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Sản phẩm: Không. Trên thực tế có rất nhiều loại virut có khả năng né tránh sự “truy bắt” của bạch cầu hoặc phá hủy toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể và gây bệnh cho cơ thể. Vd như virut HIV
GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận
– GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.
TIẾT 15: ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU
MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được hiện tượng đông máu và ý nghĩa của sự đông máu, ứng dụng.
- Nêu được ý nghĩa của sự truyền máu.
- Giải thích được vấn đề cho máu có hại cho sức khỏe hay không?	
2. Về năng lực:
- Năng lực quan sát sơ đồ tìm kiến thức, phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực vận dụng lý thuyết giải thích các hiện tượng liên quan đến đông máu.
3. Về phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân, có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Giáo viên: Sử dụng tài khoản zalo đưa bài tập và học liệu cho học sinh 
- Học sinh: Thực hiện bài tập và học liệu
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học) (5 phút)
a) Mục tiêu: - HS nêu được cơ chế chống đông máu, ý nghĩa của sự đông máu.
- HS nêu được các nhóm máu và vẽ được sơ đồ truyền máu
- HS nêu được ý nghĩa truyền máu
b) Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành phiếu học tập số 1
GV giao cho HS các nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học (đưa file hoặc chụp hình gửi lên vào zalo nhóm môn học)
Nội dung thực hiện:
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập số 1,2,3,4
Phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 2.
1. Sự đông máu có ý nghĩa gì đối với sự sống của cơ thể?
2. Sự đông máu liên quan đến yếu tố nào của máu?
3. Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ đâu?
4. Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình đông máu?
Phiếu học tập số 3.
Hãy hoàn thành sơ đồ cho và nhận giữa các nhóm máu ở người
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
*Hs thực hiện nhiệm vụ. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ zalo nhóm ..
Sản phẩm:
Phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 2.
1. Bảo vệ cơ thể, giúp cơ thể không mất nhiều máu khi bị tổn thương.
2. Hoạt động của tiểu cầu và ion Ca++
3. Búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu
4. Giải phóng enzim à búi tơ máu tạo khối máu đông. Bám vào vết rách và bám vào nhau à nút tiểu cầu bịt tạm thời vết thương.
Phiếu học tập số 3.
* HS báo cáo nhiệm vụ học tập: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
* GV kết luận, nhận định:
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau trình chiếu 1 vài sản phẩm của học sinh và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
2. Hoạt động 2: (Hình thành kiến thức)
I. Đông máu:
a) Mục tiêu: HS trình bày được cơ chế đông máu và nêu được ý nghĩa của nó đối với đời sống.
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS căn cứ trên các kiến thức làm việc với SGK, hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1,2
- Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. 
- Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
 HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ được đông máu là gì? Cơ chế của đông máu và ý nghĩa của sự đông máu đối với cơ thể
* GV kết luận và nhận định:
- Khi bị đứt tay, vết thương nhỏ, máu chảy ra sau đó ngừng hẳn nhờ một khối máu đông bịt kín vết thương.
- Cơ chế đông máu : Sơ đồ SGK trang 48
- Ý nghĩa : sự đông máu là cơ chế tự bảo vệ cơ thể giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương.
Các nguyên tắc truyền máu:
 a) Mục tiêu:
 - Học sinh biết được các nhóm máu ở người (4 nhóm: A, B, AB, O)
 - Học sinh nêu được các nguyên tắc truyền máu.
b) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- HS căn cứ trên các kiến thức làm việc với SGK, quan sát hình 15 SGK hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 3
- Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp. 
- Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
 HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
* Báo cáo nhiệm vụ học tập:
- Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ . GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ đặc điểm của từng nhóm máu và phản ứng giữa các nhóm máu với nhau ( hình 15 SGK)
* GV kết luận và nhận định:
1. Các nhóm máu ở người:
- Có 4 nhóm máu ở người : A, B, O, AB.
+ Nhóm máu O : hồng cầu không có kháng nguyên, huyết tương có cả 2 loại kháng thể.
+ Nhóm máu A : hồng cầu có kháng nguyên A, huyết tương có kháng thể bêta.
+ Nhóm máu B : hồng cầu có kháng nguyên B, huyết tương có kháng thể anpha.
+ Nhóm máu AB : hồng cầu có kháng nguyên A,B nhưng huyết tương không có kháng thể.
2. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu:
- Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến và tránh nhận máu nhiễm tác nhân gây bệnh.
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a) Mục tiêu: Rèn luyện HS nhận biết cơ chế, các nguyên tắc khi truyền máu
b) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập: chọn 1 trong 4 đáp án có 1 đáp án đúng nhất.
Câu 1. Khi mạch máu bị nứt vỡ, loại ion khoáng nào dưới đây sẽ tham gia tích cực vào cơ chế hình thành khối máu đông ?
A. Cl- 	B. Ca2+	C. Na+ 	D. Ba2+
Câu 2. Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?
A. Nhóm máu O	B. Nhóm máu AB	C. Nhóm máu A	D. Nhóm máu B
Câu 3. Vì sao máu nhiễm tác nhân gây bệnh (HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, ) thì dù có tương thích cũng không nên đem truyền cho người khác ?
A. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị nhiễm các tác nhân trên và phát sinh những bệnh tương ứng.
B. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị kết dính hồng cầu do các tác nhân gây bệnh kích thích sự ngưng kết trong lòng mạch.
C. Vì nếu truyền máu thì người nhận sẽ bị sốc phản vệ cho các tác nhân gây bệnh kể trên xâm nhập vào cơ thể.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 4. Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?
A. Hồng cầu	B. Bạch cầu
C. Tiểu cầu	D. Tất cả các đều đúng
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
* HS thực hiện nhiệm vụ: Sản phẩm
1 – B
2 – B
3 – A
4 – C
 *GV tổ chức báo cáo, thảo luận, kết luận 
HS chọn 1 trong 4 đáp án có 1 đáp án đúng nhất, đưa lên cho lớp nhận xét, rút ra kết luận
4. Hoạt động 4: Vận dụng ( giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống
b) Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ (thông qua hệ thống quản lí học tập)
 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trong một gia đình người bố có nhóm máu A, người mẹ có nhóm máu O, người con trai có nhóm máu A.
Người con trai bị tai nạn giao thông mất rất nhiều máu, cần truyền máu gấp. Vậy ai là người trong gia đình có thể truyền máu?
HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn)
HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS tiến hành trao đổi và đưa ra đáp án chính xác, trình bày , đặt vấn đề 
Sản phẩm học tập:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là đáp án câu trả lời trên phiếu học tập tại lớp hoặc ở nhà: Người bố và mẹ đều có thể truyền máu cho con trai 
- Liên hệ thực tế: hiến máu nhân đạo
GV tổ chức báo cáo, thảo luận, kết luận
– GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_bai_14_bach_cau_mien_dich.docx