Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Tuần hoàn máu và môi trường trong cơ thể

Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Tuần hoàn máu và môi trường trong cơ thể

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Biết: Mô tả được các thành phần cấu tạo của máu; chức năng của huyết tương và hồng cầu; vai trò của môi trường trong cơ thể.

- Hiểu: Phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu; phân biệt được máu, nước mô, bạch huyết.

- Vận dụng: phân tích được mối quan hệ giữa máu với môi trường trong cơ thể.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình-thông tin nắm bắt kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích,tổng hợp, khái quát, thuyết trình trước đám đông, phản biện

3. Thái độ :

- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

4. Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tái hiện kiến thức, năng lực liên hệ và vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

* GV: Bài giảng điện tử tiết 13, máy chiếu, bút laze hoặc tranh phóng to hình 13.1 và 13.2; hệ thống phiếu học tập, nam châm

* HS: Xem trước nội dung bài học, vở ghi, SGK, bút chì

 

docx 4 trang thucuc 9800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Chủ đề: Tuần hoàn máu và môi trường trong cơ thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TUẦN HOÀN (Tiết 1)
MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- Biết: Mô tả được các thành phần cấu tạo của máu; chức năng của huyết tương và hồng cầu; vai trò của môi trường trong cơ thể. 
- Hiểu: Phân biệt được các thành phần cấu tạo của máu; phân biệt được máu, nước mô, bạch huyết. 
- Vận dụng: phân tích được mối quan hệ giữa máu với môi trường trong cơ thể. 
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình-thông tin nắm bắt kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng phân tích,tổng hợp, khái quát, thuyết trình trước đám đông, phản biện
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tái hiện kiến thức, năng lực liên hệ và vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* GV: Bài giảng điện tử tiết 13, máy chiếu, bút laze hoặc tranh phóng to hình 13.1 và 13.2; hệ thống phiếu học tập, nam châm
* HS: Xem trước nội dung bài học, vở ghi, SGK, bút chì
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 - Ổn định lớp 
 - Kiểm tra bài cũ
Bộ xương người có những đặc điểm gì tiến hoá hơn bộ xương thú ? Cần làm gì để cho không bị chứng cong vẹo cột sống ? 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Câu hỏi khởi động
Em đã thấy máu chảy trong trường hợp nào ? Máu chảy ra từ đâu ? Máu có đặc điểm gì ? Tại sao cha ông có câu cửa miệng “hết máu là chết ”
2. Đánh giá câu trả lời cho tình huống và dẫn dắt vào bài
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích câu trả lời, bổ sung thêmbáo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến vào bài, mục
- Hs tái hiện kiến thức đã học
- Bằng năng lực cá nhân sẽ trình bày, phát biểu trước lớp
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hs bằng những kiến thức đã học, liên hệ đời sống , cá nhân độc lập trả lời sau khi thảo luận
* Đặc điểm tiến hoá của BX người so với thú. 
+ Cơ mặt phân hoá biểu hiện tình cảm khác nhau. 
+ Cơ vận động lưỡi phát triển, 
+ Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển,
+ Cơ tay phân hoá: 
cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đ.biệt là cơ v.động ngón cái 
=> Để chống cong vẹo cột sống: Mang vác vừa sức, đều 2 vai. Làm việc, ngồi học với tư thế ngay ngắn
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các thành phần cấu tạo của máu. 
Mục tiêu: Nêu được các thành phần cấu tạo của máu
I. Máu
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Chiếu slided “Thí nghiệm tìm hiểu thành phần máu” Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô ð mục 1; trao đổi nhóm hoàn thành bài tập mục Ñ: điền vào chổ trống. 
- Cấu tạo máu gồm những thành phần nào ? 
- Thể tích lần lượt của chúng bằng bao nhiêu ? 
- Đặc điểm của tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu như thế nào ? 
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện HS trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
I. Máu
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thực hiện yêu cầu.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện HS trình bày.
- HS trả lời.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
I. Máu
1) Các phần cấu tạo của máu gồm: 
Huyết tương (chiếm 55% về thể tích): lỏng trong suốt, màu vàng 
Tế bào máu (chiếm 45%): gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 
+ Hồng cầu: Màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân. 
+ Bạch cầu: Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân (có 5 loại: BC ưa kiềm, BC ưa axit, BC trung tính, BC limpho, BC mono) 
+ Tiểu cầu: Là các mảnh chất tế bào của tế bào mẹ tiểu cầu. 
Tiểu kết: Thành phần của máu gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Hoạt động2: Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
Mục tiêu: Chức năng của huyết tương và hồng cầu
2.Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin ‘ mục 2 => thảo luận nhóm trong 3 phút về 3 câu hỏi mục Ñ. 
GV: Gợi ý học sinh rút ra chức năng của huyết tương và hồng cầu. 	
2.Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
- HS trả lời độc lập tìm hiểu thông tin
- Các thành viên trong nhóm thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, phương án trả lời được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
=> Tiểu kết: Tóm tắt vai trò của huyết tương và hồng cầu.
2) Chức năng của huyết tương và hồng cầu: 
Huyết tương: 
 + Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dể dàng trong hệ mạch. 
 + Vận chuyển chất dinh dưỡng, chất cần thiết (hoocmon, kháng thể, muối khoáng, ), chất thải của tế bào. 
- Hồng cầu: vận chuyển khí oxi và khí cacbonic (nhờ có Hb – hemoglobin – huyết sắc tố)
Hoạt động 3: Tìm hiểu môi trường trong cơ thể
Mục tiêu: Thấy được vai trò của môi trường trong cơ thể (tế bào) liên hệ với môi trường ngoài thông qua trao đổi chất. 
II. Môi trường trong cơ thể
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đọc thông tin ở bảng 13; thông tin ở SGK hãy trả lời các câu hỏi mục Ñ trang 44
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức
II. Môi trường trong cơ thể
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS thực hiện yêu cầu.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
=> Tiểu kết
II. Môi trường trong cơ thể
- Môi trường trong cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết
- Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các 4 HS trong 2 bàn liền kề) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau 
- Thành phần của nước mô ?
( Huyết tương, bạch cầu, tiểu cầu)
- Nước mô hình thành ntn ?
- Vẽ lại sơ đồ mối quan hệ giữa máu; nước mô và bạch huyết
- Cho biết mỗi quan hệ giữa 3 thành phần trên
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
- Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô 
- Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo thành bạch huyết. 
- Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi đổ vào tĩnh mạch hoà vào máu. 
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu mỗi HS đọc mục “ Em có biết ” trang 44
- Cơ thể em nặng bao nhiêu kg ? từ đó tính xem bản thân có khoảng bao nhiêu lít máu ?
- Tại sao máu chim thường đỏ hơn máu người 
- Khi bị tiêu chảy tại sao lúc tới bệnh viện cấp cứu đầu tiên người ta phải cho truyền nước biển ngay ?
- Biểu hiện lâm sàng của người thiếu máu là gì ? Có những nguyên nhân nào gây thiếu máu ? Triệu chứng bệnh lí do thiếu máu gây ra ? (Khi bị thiếu máu thường có những triệu chứng như lơ đễnh, trạng thái mệt mỏi, khó thở khi làm việc nặng, tim đập mạnh, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, đau lưỡi và vòm họng gây khó nuốt thức ăn, móng tay mỏng và phẳng, tóc hay rụng và dễ gãy. Một triệu chứng đặc biệt là bệnh nhân thích ăn đất sét, nước đá cục, mảnh vụn sơn tường )
- Tại sao bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ mang thai cần uống viên Sắt
- Ở người sức khỏe bình thường mỗi lần cho được bao nhiêu ml máu ?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Tùy điều kiện,thời gian và năng lực học tập của HS mà GV có thể đánh giá ngay trong tiết học hoặc cho HS về nhà làm rồi nộp lại báo cáo và đánh giá vào tiết học sau
- GV phân tích định hướng tài liệu tham khảo nếu các em hoạt động tại nhà
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập ( có thể làm ở nhà)
- Nghiên cứu thông tin
- Thảo luận nhóm
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận ( bằng phiếu trả lời – Gv chấm đánh giá cho điểm thường xuyên )
- HS trả lời câu hỏi hoặc nộp vở bài tập cho GV.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
- Thiếu máu do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo hermoglobin, như sắt, vitamin B12, 
a-xít folic hay vi khoáng đồng.
- Thiếu máu do băng huyết, các bệnh hủy hoại máu trong bệnh ung thư bạch cầu, trong một số bệnh nhiễm ký sinh trùng, tác dụng của dược phẩm, hóa chất...
Thiếu máu có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng như giảm khả năng lao động, giảm khả năng tập trung học tập, trẻ thiếu máu sẽ thiếu năng lượng cho việc học tập, vui chơi ảnh hưởng tới kết quả học tập và phát triển trí tuệ, ở phụ nữ - làm gia tăng nguy cơ tử vong thai phụ và trẻ em sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao, yếu ớt, chậm phát triển.
IV. Kinh nghiệm rút ra sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_chu_de_tuan_hoan_mau_va_moi_truon.docx