Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 21-24: Hô hấp - Năm học 2020-2021 - Hoàng Văn Phúng

Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 21-24: Hô hấp - Năm học 2020-2021 - Hoàng Văn Phúng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Trình bày được quá trình hô hấp và vai trò của hô hấp với sự sống.

- Xác định được các cơ quan hô hấp, cấu tạo và chức năng.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.

* Kỹ năng sống:

- Kĩ năng ra quyết định: để có hệ tim mạch khỏe mạnh cần tránh các tác nhân có hại, đồng thời cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch là động lực vận chuyển máu qua hệ mạch.

3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ cơ quan hô hấp.

 

doc 16 trang thucuc 6051
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 21-24: Hô hấp - Năm học 2020-2021 - Hoàng Văn Phúng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2020
TIẾT: 21-24 ; CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP
(Bài 20, 21, 22, 23 SGK)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
1.1. Nêu ý nghĩa hô hấp. Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng. 
1.2. Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở. Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm: khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn). Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu. Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. Trình bày phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường
1.3. Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. Tác hại của thuốc lá.
1.4. Các bước tiến hành hô hấp nhân tạo. Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.
 2. Kỹ năng:
- Kỹ năng sơ cứu ngạt thở - làm hô hấp nhân tạo. Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra. Tập thở sâu.
- Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác khi hoạt động nhóm. Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin. Kỹ năng ra quyết định. Kỹ năng hợp tác, ứng xử giao tiếp trong khi thực hành. Kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng thu thập và xử lí thông tin 
- Kỹ năng quản lí thời giam và đảm nhận trách nhiệm trong thực hành. Kỹ năng viết báo cáo thu hoạch.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức luyện tập TDTT, bảo vệ hệ hô hấp.
- Có thái độ đúng đắn và nói không với việc hút thuốc lá.
 - Có ý thức bảo vệ môi trường
 - Giáo dục ý thức yêu thích khoa học, hứng thú học tập.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực quản lí thời gian, giao tiếp.
- Năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tư duy sáng tạo
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
- Quan sát tranh, mô hình nhận biết kiến thức, đưa ra các tiên đoán, nhận định, thí nghiệm, tìm mối liên hệ, hình thành giả thuyết khoa học.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ - YÊU CẦU CHỦ ĐỀ
Nội dung
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
HÔ HẤP, CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
- Biết được khái niệm hô hấp, ý nghĩa của hô hấp, các cơ quan trong hệ hô hấp.
- Hiểu được cấu tạo của các cơ quan trong hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế
- Đề ra được các biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu (bao gồm : khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trữ và khí cặn).
- Phân biệt thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Trình bày phản xạ tự điều hoà hô hấp trong hô hấp bình thường.
Phân công, giao nhiệm vụ để thiết kế dụng cụ hô hấp nhân tạo
Giải thích ý nghĩa của sự thở đối với tế bào của cơ thể từ đó có biện pháp rèn luyện cơ thể để có được dung tích sống lý tưởng.
VỆ SINH HỆ HÔ HẤP
Nhận biết các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.
Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh.
Giải thích được tại sao khi hít thật sâu, giảm nhịp thở lại tăng dung tích sống.
Giải thích tác hại của khói thuốc lá dẫn đến bệnh ung thư phổi. Và liên hệ 1 số các bệnh về hô hấp khác nhưu covid 19,...
HÔ HẤP NHÂN TẠO. 
- HS hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo và nắm được các bước tiến hành hô hấp nhân tạo: Hà hơi thổi ngạt; Ấn lồng ngực
Học sinh hiểu được ưu điểm của phương pháp hà hơi thổi ngạt hơn so với phương pháp ấn lồng ngực từ đó trong đời sống người ta thường vận dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt kết hợp với xoa bóp tim để tiến hành sơ cứu cho người bị đuối nước, ngạt khí hoặc bị điện giật.
Báo cáo được các bước hô hấp nhân tạo đã thực hiện
Xử lý các tình hướng liên quan làm gián đoạn hô hấp diễn ra trong thực tế cuộc sống.
III. BIÊN SOẠN CÂU HỎI – BÀI TẬP
1, Hô hấp là gì?
2, Quá trình hô hấp?
3, Sự thở có ý nghĩa gì?
4, Cơ quan hô hấp và chức năng?
5, Nếu không hô hấp cơ thể sẽ thế nào?
6, Vệ sinh hệ hô hấp?
7, Tác nhân gây hại?
8, Hãy giải thích tại sao ta ngừng thở không được lâu?
 IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Tranh vẽ: 
H20.1:Sơ đồ các giai đoạn Hô hấp
H20.2: Cấu tạo tổng thể hệ hô hấp của người
H20.3: Cấu tạo chi tiết của phê nang
H21.1: Sự thay đổi V lồng ngực và phổi
H21.2:Đồ thị phản ánh sự thay đổi Dung tích phổi
H21.3: Thiết bị đo nồng độ oxi khi hít vào và thở ra
H21.4: Sơ đồ cơ chế TĐK ở Phổi &TB
H23.1: Hà hơi thổi ngạt

23.2: Xoa bóp tim
- Bảng 21.T69.
2. Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm một số tranh ảnh về ÔN không khí và tác hại của nó.
- Các biện pháp bảo vệ hệ HH và cách luyện tập TDTT.
- Tư liệu về thành tích rèn luyện cơ thể đặc biệt với hệ hô hấp 
 - Chuẩn bị: + Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến gián đoạn hô hấp
 + Nẹp cứu thương: 2 nẹp/tổ 
 + Gạc cứu thương hoặc mảnh vải sạch 40x40 cm 
 + Vở thực hành 
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 Tiết:21 CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP (Tiết 1) 
 Bài 20. Hô hấp và các cơ quan hô hấp
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Trình bày được quá trình hô hấp và vai trò của hô hấp với sự sống.
- Xác định được các cơ quan hô hấp, cấu tạo và chức năng.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.
* Kỹ năng sống: 
- Kĩ năng ra quyết định: để có hệ tim mạch khỏe mạnh cần tránh các tác nhân có hại, đồng thời cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức. 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch là động lực vận chuyển máu qua hệ mạch. 
3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ cơ quan hô hấp.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: 
Trực quan, Giải quyết vấn đề, vấn đáp, hợp tác nhóm.
KT động não, KT chia nhóm, KT trình bày 1 phút.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh hình 20.1-3 SGK
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Khởi động
 GV mở bài bằng kiến thức chương trước.
 Máu Nước mô Tế bào.
Nhờ đâu máu lấy được O2 cung cấp cho các tế bào và thải được khí CO2 ra khỏi cơ thể? Nhờ hô hấp.Vậy hô hấp có cấu tạo ntn và có vai trò ntn đối với cơ thể sống? 
2. Hình thành kiến thức 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của hô hấp 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- GV treo sơ đồ H 20.1. HS thảo luận nhóm
+ Hô hấp là gì?
+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? (có 3 giai đoạn )
+ Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô hấp?
( Giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho TĐK diễn ra liên tục ở tế bào.)
+ Hô hấp liên quan ntn đối với các hđ sống của tế bào và cơ thể? ( Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hđ sống của cơ thể đồng thời loại thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể.)
- Đại diện nhóm trình, bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét- hoàn thiện kiến thức.
1.Ý nghĩa của hô hấp .
a. Khái niệm hô hấp.
- Hô hấp là quá trình cung cấp O2 cho các tế bào cơ thể và thải khí CO2 ra ngoài.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: Sự thở - sự trao đổi khí ở phổi - sự trao đổi khí ở tế bào. 
b. Ý nghĩa của hô hấp .
- Hô hấp cung cấp ôxi cho tế bào, tạo ATP cho hoạt động sống của TB và cơ thể, thải khí cácbônic ra khỏi cơ thể .
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ quan trong hệ hô hấp của người, chức năng của chúng.
- GV sử dụng tranh vẽ H 20.2, 20.3. Hoạt động nhóm.
- HS quan sát tranh, tự nghiên cứu thông tin bảng 20 T66, trả lời cấu hỏi:
+ Trình bày cấu tạo và chức năng các cơ quan trong hệ hô hấp?
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung, GV đánh giá, nhận xét, hoàn thện kiến thức. 
+ Vì sao mùa đông đôi khi chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh vào phổi ?
+ Chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
- GS HS bảo vệ cơ quan hô hấp.
2. Các cơ quan trong hệ hô hấp của người, ch/năng.
- Cơ quan hô hấp gồm : 
 + Đường dẫn khí : Mũi, thanh quản, khí quản, phế quản. 
 + Hai lá phổi: Có các phế nang.
- Đường dẫn khí có chức năng dẫn khi vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm, ấm không khí và diệt vi khuẩn .
- Phổi thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ngoài.
 3. Luyện tập 
- Khái niệm hô hấp? Hô hấp có liên quan như thế nào đối với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể? 
- Nêu chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi?.
4. Vận dụng:
- Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thơ 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận?
- Hắt hơi, ho là hoạt động thuộc hệ cơ quan nào? Vì sao lại có những phản ứng như vậy? 
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra CO2 trong khí thở ra. 
 ========================================================= 
Tiết:22 CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP (Tiết 2)
 Bài 21. Hoạt động hô hấp
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
- Trình bày được cơ chế TĐK ở phổi và ở tế bào.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ, rèn luyện cơ quan hô hấp.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: 
Trực quan, Giải quyết vấn đề, Vấn đáp, hợp tác nhóm.
KT động não, KT chia nhóm,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh hình 21.1-4 SGK
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Khởi động :
- Cho HS liên hệ bản thân: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào và thở ra?
- GV chuyển tiếp vào bài:
 Sự thông khí ở phổi và sự trao đổi khí ở phổi diễn ra như thế nào?
2. Hình thành kiến thức 
 *Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thông khí ở phổi 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- GV cho HS quan sát H 21.1, 21.2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
+ Vì sao khi xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng lên và ngược lại? (X.sườn nâng lên, cơ hoành, cơ liên sườn co, lồng ngực nhô lên, rộng và nhô ra và ngược lại )
+ Thực chất của sự thông khí ở phổi? 
( Là hít vào và thở ra )
+ Các cơ ở lồng ngực đã phối hợp ntn để thay đổi V lồng ngực khi hít vào và thở ra? ( Cơ liên sườn ngoài, cơ hoành co ® Vln tăng, Cơ liên sườn ngoài, cơ hoành dãn ® Vln giảm. )
- GV phân tích đồ thị dung tích khí ở phổi cho HS hiểu.
+ Dung tích sống là gì ? Dung tích sống phụ thuộc vào yếu tố nào ?
+ Dung tích khí ở phổi khi hít vào và thở ra gắng sức phụ thuộc vào yếu tố nào? Vd?
+ Vì sao ta nên tập hít và thở sâu? Phân biệt thở sâu với thở bình thường? Vì sao ta phải thở sâu?
+ Hô hấp diễn ra do đâu? (phản xạ của hệ thần kinh ).
- GV củng cố cho hs: Sự điều hòa cơ chế thể dịch qua ví dụ tuần hoàn chéo.
- GD học sinh : Thở sâu .
1. Thông khí ở phổi.
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (sự hít vào và thở ra )
- Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương sườn, xương ức trong cử động hô hấp
- DTS là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra .
- DTS phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích khí cặn .
- Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính, tầm vóc, TT sức khoẻ, sự luyện tập.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
- GV cho HS quan sát H 21.3 và B 21.
- HS thảo luận nhóm - trả lời
+ Nhận xét thành phần của các khí khi hít vào và thở ra? ( Ôxi trong khí thở ra thầp hơn , CO2 trong khí thở ra cao hơn rõ rệt, hơi nườc bảo hoà, N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều.)
+ Thể tích khí N2 khi hít vào và thở ra khác nhau có ý nghĩa gì không? (không)
+ Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào được thực hiện theo cơ chế nào?
+ Phân tích sự trao đổi khí ở phổi và tế bào?
- Đại diện nhóm rút ra kết luận , nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nhận xét - dùng tranh sự vận chuyển máu, phân tích: Sự TĐK ở phổi và tế bào thực chất là sự TĐK giữa mao mạch với phế nang và giữa tế bào với mao mạch do sự chênh lệch nồng độ.
- HS lấy VD để CM cơ chế trên .
- GD HS nên hô hấp sâu và bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ môi trường. 
2.Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào
- Sư trao đổi khí nhờ sự khuếch tán khí từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn.
- Sự TĐK ở phổi :
+ Khí O2 khuếch tán từ PN ® máu
+ Khí CO2 khuếch tán từ máu ® PN 
- Sự TĐK ở tế bào:
+ Khí O2 khuếch tán từ máu ® tế bào.
+ Khí CO2 khuếch tán từ tế bào ® máu.
3. Luyện tập 
* Chọn đáp án đúng nhất 
1.Sự thông khí ở phổi do:
a.Lồng ngực nâng lên và hạ xuống	b.Cử động hô hấp hít vào và thở ra
c. Thay đổi V lồng ngực	d.Cả a,b,c
2.Thực chất sự TĐK ở phổi và TB là:
	a.Sự tiêu dung O2 ở TB cơ thể
	b.Sự thay đổi nồng độ các chất khí
	c. Chênh lệch nồng độ các chất khí dẫn đến khuếch tán
	d.Cả a,b,c
 4. Vận dụng:
- So sánh hô hấp thường và hô hấp sâu? Biện pháp hô hấp nào tốt cho cơ thể? Vì sao?
- Tìm hiểu tình hình thực tế địa phương các tác nhân có hại cho hệ hô hấp và các bệnh liên quan về hô hấp .
========================================
Tiết:23 CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP (Tiết 3)
 Bài 22 Vệ sinh hô hấp
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp luyện TDTT đúng cách.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.
	* Kỹ năng sống
- Kĩ năng ra quyết định hình thành các kĩ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại và tập luyện hô hấp thường xuyên.
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính bản thân và những người xung quanh. 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm. 
- Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến được tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ, rèn luyện cơ quan hô hấp.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: 
- Giải quyết vấn đề, Vấn đáp tìm tòi, hợp tác nhóm
- Trình bày 1 phút, KT Hỏi chuyên gia, .
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên:
- Các hình ảnh về ô nhiễm không khí, rác thải, khí thải,., bệnh về hô hấp,..
- Bài giảng ĐT, Các video, BT tình huống có liên quan
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, thực hiện theo hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Khởi động
* GV cho HS báo cáo việc tìm hiểu và chuẩn bị bài ở nhà:
- Các bệnh về hô hấp:......................
- Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp
 * GV : Hệ hô hấp có cấu tạo phù hợp với chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường Đường dẫn khí có cấu tạo giúp làm ẩm, ấm không khí, ngăn cản bụi và tiêu diệt các loài vi khuẩn trước khi đi vào phổi .
 Tuy nhiên trong điều kiện môi trường như hiện nay, có rất nhiều tác nhân có hại cho hệ hô hấp. Vậy làm thế nào để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại ? Bài 22: Vệ sinh hô hấp
2. Hình thành kiến thức
*Hoạt động 1: Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV yêu cầu HS tìm ví dụ về những trường hợp có bệnh hay tổn thương hệ HH mà em biết ?
- Từ câu trả lời của HS, GV chuyển tiếp vào ý .
- GV yêu cầu HS n/cứu thông tin SGK. Sử dụng kỹ thuật hỏi chuyên gia (Tùy theo đk thực tế và khả năng HS, GV sữ dụng KT này cho phù hợp) .
- Nhóm chuyên gia làm việc, HS cả lớp đặt câu hỏi, nhóm chuyên gia trả lời .
- HS có thể đặt các câu hỏi sau :
+ Không khí có thể bị ô nhiểm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân nào?
( Bụi, các khí độc như NOx, SOx, CO... các vi sinh vật gây bệnh.)
+ Tác nhân bụi có nguồn gốc từ đâu và gây hại như thế nào?
+ Các chất khí NOx, SOx, CO có nguồn gốc từ đâu? Ảnh hưởng đến hệ hô hấp ntn ?
+ Các chất độc : Nicotin, nitrozamin... có nguồn gốc từ đâu và gây hại như thế nào đến hệ hô hấp ?
+ Các vi sinh vật gây bệnh có nguồn gốc từ đâu? Gây những bệnh nào về hệ hô hấp ?
- Nhóm chuyên gia trả lời các câu hỏi của các bạn .
- GV cố vấn bổ sung cho nhóm chuyên gia. Chuẩn kiến thức
- GV dẫn chứng các thông tin và con số về tác hại của các tác nhân trên đối với hệ hô hấp .
- GV liên hệ thực tế và GD học sinh không hút thuốc lá và tuyên truyền mọi người không hút thuốc lá .
- Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại đó?
- Em làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường học và nơi công cộng? 
- Liên hệ thực tế. 
- GD học sinh bảo vệ môi trường...
I. Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
1. Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp: 
- Bụi 
- Chất khí độc NOx, SOx, CO ...
- Chất độc : Nicotin, nitrozamin... 
- Vi sinh vật gây bệnh .
2. Tác hại đối với hệ hô hấp :
Gây viêm, sưng lớp niêm mạc đường dẫn khí, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, ung thư phổi ...
3. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại :
+ Xây dựng môi trường trong sạch.
+ Không hút thuốc lá:
+ Đeo khẩu trang trong khi lao động ở nơi có nhiều bụi .
*Hoạt động 2: Cần luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ mạnh
- GV yêu cầu nghiên cứu thông tin SGK . Thảo luận nhóm.
- HS thảo luận 3 Ph - Trả lời câu hỏi .
+C1. Giải thích vì sao khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lý tưởng ? 
+C2. Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong một phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?
+C3. Cần phải luyện tập như thế nào để có một Hệ hô hấp khoẻ mạnh ?
(DTS phụ thuộc DTP và DT khí cặn ; DTP phụ thuộc vào DT lồng ngực; DT lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển của khung xương sườn trong độ tuổi phát triển. DT khí cặn phụ thuộc vào khả năng co tối đa của cơ thở ra ® các cơ này cần luyện tập từ bé 
Khi thở sâu và nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp)
- Các nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét , bổ sung .GV nhận xét, chuẩn kiến thức .
- GV giải thích qua ví dụ ) 
- Từ ví dụ trên cho HS rút ra kết luận ? 
- Hãy đề ra các biện pháp luyện tập TDTT để có hệ hô hấp khoẻ mạnh? GD HS bảo vệ và luyện tập hệ hô hấp.
II. Cần luyện tập để có hệ Hô hấp khoẻ mạnh.
- Cần luyện tập TDTT phối hợp với tập thở sâu và thường xuyên từ bé sẽ có hệ hô hấp khoẻ mạnh.
- Luyện tập TT vừa sức, rèn luyện từ bé.
3-Luyện tập – Vận dụng : (GV tổ chức cho HS tham gia trả lời TN –TL các CH ) 
 Câu hỏi 1: Tìm biện pháp hữu hiệu nhất để có bầu không khí trong lành, không gây ô nhiễm.
Câu hỏi 2: Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp?
Câu hỏi 3. Cần luyện tập như thế nào để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
 Câu hỏi 4 - Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
4. Hướng dẫn học và chuẩn bị ở nhà
- Tìm hiểu những nguyên nhân và những biểu hiện của bệnh ung thư phổi
- Tìm hiểu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp và các biện pháp có thể để giúp hoat động hô hấp trở lại.
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành theo nhóm 2 bàn như mục II trang 75 SGK.
- Suy nghĩ về cách xử lí tình huống: 1Bạn A ngồi trong lớp học có triệu chứng: hít thật sâu, thở hổn hển khó khăn, ôm ngực ho, lịm dần người vào bạn bên cạnh.
Tiết:24 CHỦ ĐỀ: HÔ HẤP (Tiết 4)
 Bài 23. Thực hành : Hô hấp nhân tạo 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo. 
- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.
2. Kỹ năng: 
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát.
	* Kỹ năng sống
- Kĩ năng ứng phó với tình huống làm gián đoạn hô hấp (ngạt nước, điện giật, thiếu khí). 
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về hô hấp nhân tạo. 
- Kĩ năng viết thu hoạch. 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm.
-Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm
3. Thái độ: - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
 	- Tính cẩn thận, nghiêm túc, giữ vệ sinh trong phòng thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: 
- Dạy học nhóm, Thực hành - quan sát, Trực quan.
- KT Trình bày 1 phút, Đóng vai.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Tranh hình SGK
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị theo nhóm như đã phân công.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Khởi động:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ.
- GV đặt câu hỏi: Có em nào đã từng thấy nạn nhân bị ngừng thở đột ngột chưa? Cơ thể khi bị gián đoạn hô hấp có thể dẩn tới hậu quả như thế nào tới mạng sống và sức khoẻ ?
 Có thể cứu nạn nhân ngừng hô hấp đột ngột bằng cách nào?
2. Hình thành kiến thức:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các nguyên nhân làm dán đoạn hô hấp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
- Có những nguyên nhân nào làm hô hấp của người bị dán đoạn? Cần xử lí ntn đ/v những nạn nhân đó?
- HS nghiên cứu thông tin - Trả lời.
- GV : Nguyên nhân - biểu hiện - tác hại của nó ?
- Sau khi sơ cứu có nên đưa nạn nhân đi đến bệnh viện cấp cứu không? ( Không )
- GD học sinh ý thức cẩn thận khi sử đồ dụng điện, bếp ga..., khi đi tắm ...
1. Tìm hiểu các nguyên nhân làm dán đoạn hô hấp 
- Chết đuối: Do nước ngập phổi ® Loại nước ra khỏi phổi.
- Điện giật: Do cơ hô hấp và cơ tim bị co cứng ® Ngắt nguồn điện.
- Thiếu không khí hay nhiều khí độc: Ngạt thở ® Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực đó.
- Sau khi sơ cứu ® cần hô hấp nhân tạo. 
*Hoạt động 2: Tập cấp cứu nạn nhân ngừng hô hấp đột ngột.
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt được tiến hành ntn?
- Gv tiến hành phương pháp hà hơi thổi ngạt trên mô hình người cao su cho HS theo dõi.
- Hs trình bày lại các bước tiến hành.
- Rồi một số HS lên thực hành.
- GV : Lưu ý cho HS : 
+ Nếu nạn nhân bị cứng miệng khó mở thì bịt miệng và thổi vào mũi.
+ Nếu nạn nhân vừa ngừng thở thì kết hợp xoa bóp ngoài tim.
+ Nếu nạn nhân là trẻ em cần cẩn thận tránh thổi mạnh làm rách phổi.
- GV hướng dẫn cách ấn lồng ngực 
- Yêu cầu các nhóm HS thực hiện.
- GV giám sát các tiến trình thực hiện của HS, sửa chữa, uốn nắn.
- GV lưu ý: 
+ Có thể đặt nạn nhân nằm sấp đầu hơi nghiêng sang 1 bên.
+ Dùng 2 tay và sức năng thân thể ấn vào phần ngực dưới (phía lưng nạn nhân) theo từng nhịp. 
+ Cũng thực hiện 12-20 lần/phút như tư thế nằm ngửa.
- GV hướng dẫn HS PP xoa bóp ngài tim
2. Cứu nận nhân bị ngừng hô hấp đột ngột
a. Phương pháp hà hơi thổi ngạt 
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau.
- Bịt mũi nạn nhân bằng hai ngón tay.
- Tự hít 1 hơi đầy lồng ngực rồi ghé sát môi nạn nhân thổi hết sức vào phổi nạn nhân ( Không để cho k2 thoát ra ngoài chổ tiếp xúc với miệng )
- Ngừng thổi để hít vào rồi lại thổi tiếp.
- Thổi liên tục từ 12-20lần/phút cho đến khi nạn nhân hô hấp bình thường.
b. Phương pháp ấn lồng ngực
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng kê cao bằng gối mềmđể đầu ngửa ra phía sau.
- Cầm nơi hai căng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân cho không khí trong phổi bị ép ra ngoài (khoảng 200ml), sau đó dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân.
- Thực hiện như thê với 12-20 lần/phút cho tới khi sự hô hấp tự động của nạn nhân ổn định bình thường.
- Thực hiện phương pháp ấn lồng ngực kết hợp xoa bóp ngoài tim
*Hoạt động 3: Thu hoạch
 - GV yêu cầu HS viết bài thu hoạch theo 2 phần : 
 + Kiến thức + Kỹ năng. 
3. Luyện tập 
- Nêu các bước tiến hành hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.
4. Vận dụng:
- Trong thực tế cuộc sống, nếu gặp trường hợp nào bị ngừng thở đột ngột, em cần phải làm gì?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ
 1. Hướng dẫn HS học bài cũ 
- Học bài : Nắm vững
+ Ý nghĩa hô hấp. 
+ Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng. 
+ Khái niệm về dung tích sống.
+ Phân biệt thở sâu với thở bình thường và ý nghĩa của thở sâu. 
+ Cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
+ Phản xạ tự điều hòa hô hấp trong hô hấp bình thường
+ Các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và biện pháp vệ sinh hô hấp. 
+ Tác hại của thuốc lá.
+ Năm các bước tiến hành hô hấp nhân tạo. Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.
2. Hướng dẫn HS học bài mới
- Nghiên cứu bài mới: Chủ đề: Tiêu hóa
- Nghiên cứu cấu tạo của các cơ quan tiêu hóa phù hợp với chức năng của nó
- Tìm hiểu các bệnh về hệ tiêu hóa, nguyên nhân, biện pháp 
VI. RÚT KINH NGHIỆM 
	................................................................................................................
	...............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_tiet_21_24_ho_hap_nam_hoc_2020_20.doc