Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7

Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7

Tự nhiên và xã hội: Ngày Nhà giáo Việt Nam

(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

Sau bài học, HS:

 - Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.

 - Chia sẻ cảm nhận của bản thân về ngày Nhà giáo Việt Nam.

 - Biết cách thể hiện lòng biết ơn cô giáo.

 - Thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.

2. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin .Nêu và thực hiện được những việc làm bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô giáo.

- Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thích lao động

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- GV: + Các hình trong bài 7 SGK. + Các công cụ để làm thiệp như: giấy A4, giấy thủ công, hồ, hồ, bút mực, bút màu, .

- HS: SGK, VBT, vật liệu để làm thiệp chúc mừng thầy giáo, cô giáo.

 

docx 6 trang Phương Dung 3380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ ngày tháng năm 20
 Tự nhiên và xã hội: Ngày Nhà giáo Việt Nam
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
 - Nêu được tên, một số hoạt động và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam.
 - Chia sẻ cảm nhận của bản thân về ngày Nhà giáo Việt Nam. 
 - Biết cách thể hiện lòng biết ơn cô giáo. 
 - Thực hiện giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin ..Nêu và thực hiện được những việc làm bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô giáo.
- Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thích lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV: + Các hình trong bài 7 SGK. + Các công cụ để làm thiệp như: giấy A4, giấy thủ công, hồ, hồ, bút mực, bút màu, ... 
- HS: SGK, VBT, vật liệu để làm thiệp chúc mừng thầy giáo, cô giáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
27’
3’
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
- GV yêu cầu HS đọc đoạn văn (HS chuẩn bị) kể về những hoạt động mà em đã tham gia để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. 
- GV nhận xét, hướng dẫn HS vào tiết 2 của bài học
- GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Nêu ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 
- GV cho HS đóng vai với tình huống như trong hình 9 (SGK trang 30): An và các bạn cùng làm trường. Trên tay bạn An cầm bó hoa tươi thắm. Một bạn nam thắc mắc: Bạn mang hoa làm gì thế? An mim cười đáp lại: Minh muốn chúc mừng cô giáo vì ..
-GV cho HS nhận xét (Gọi ý kiến. Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn các thầy, cô giáo như: thi đua học tập tốt; hát thật hay, thật để chúc mừng thầy cô; vẽ tranh tặng thầy cô, ...). 
* Kết luận: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 là ngày các em học sinh có thể làm tri ân của mình với cô giáo dạy dỗ minh họa. 
Hoạt động 2: Chia sẻ với bạn về thầy, cô giáo của em 
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm: Chia sẻ với các bạn về thầy giáo, cô giáo của em. 
 - GV và HS cùng nhận xét. 
* Kết luận: Các bạn HS thường thể hiện tình cảm với thầy cô thông qua những tấm thiệp, những bức thư, những bài hát, .. Đây là những món quà tinh thần vô cùng quý giá mà các em HS gửi đến cho cô . 
 Hoạt động 3: Trải nghiệm một số hoạt động và chia sẻ cảm nhận của bản thân về ngày Nhà giáo Việt Nam 
- Thực hành làm thiệp chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân ngày 20-11. 
-GV cho HS quan sát hình 11, 12, 13 trong SGK trang 31 và trả lời câu hỏi: Các bạn trong hình đang làm gi? Các bạn đã từng sử dụng vật liệu nào để làm quà mừng cho các cô giáo, cô giáo? 
- GV tổ chức cho HS thực hành làm việc để chúc mừng cô. 
- GV cho HS chia sẻ trước lớp về tấm thiệp mình làm. 
 - GV tổ chức các trò chơi phỏng vấn: Nêu cảm nhận của em về các tấm thiệp các bạn đã làm
- GV: Tích cực tham gia các hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam để thể hiện lòng biết ơn, tri ân khi thấy cô giáo. 
 - GV lưu ý HS: Quan sát lớp học khi thực hiện và cùng các em bảo vệ lớp học sinh. 
* Kết luận: Chúng em tích cực tham gia các hoạt động để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. 
Hoạt động 4: Vệ sinh lớp học khi thực hiện 
 -GV cho HS quan sát hình 14 trong SGK trang 31 và đặt câu hỏi: 
+ Khi làm quà tặng cô, các bạn lớp Bạn đã làm gì để bảo vệ sinh lớp? 
+ Khi thực hiện, các em nên làm gì để bảo vệ sinh lớp minh? 
- GV cho HS nhân xét. 
 - GV gợi ý: Khi làm quà tặng thầy cô, An và các bạn cùng bảo vệ lớp học sinh để lớp học được sạch sẽ. Khi thực hiện, các em nên bảo vệ lớp sinh để lớp học được sạch sẽ. 
* Kết luận: Các em cần bảo vệ lớp học sạch sẽ khi tham gia các hoạt động. GV hướng dẫn HS nêu từ khóa của bài: “Biết ơn - Ngày Nhà giáo Việt Nam”. 
3.Hoạt động tiếp nối sau bài học 
-GV yêu cầu HS về nhà tự làm những món quà để tặng thầy, cô giáo. Mang vào lớp hoặc chụp sản phẩm hình ảnh để chia sẻ với bạn.
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương
-HS đọc đoạn văn, kể về những hoạt động mà em đã tham gia để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. 
- 2-3 HS nhắc lại.
-HS đóng vai 
-HS nhận xét
-Hs lắng nghe
-HS Chia sẻ với các bạn về thầy giáo, cô giáo của em trong nhóm 
-HS tham gia nhận xét
-HS lắng nghe
-HS quan sát hình , trả lời câu hỏi
-HS thực hành làm việc để chúc mừng cô
-HS chia sẻ trước lớp về tấm thiệp mình làm
-HS chia sẻ 
- HS thảo luận nhóm 
-HS biểu diễn trước lớp
-HS nhận xét
-HS quan sát hình ,trả lời câu hỏi
-HS nhận xét
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện
 Thứ ngày tháng năm 20
Tự nhiên và xã hội: 
 An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
Sau bài học, HS:
 - Nêu được một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra và cách phòng tránh khi tham gia các hoạt động ở trường học. 
 - Thực hiện công việc giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: đưa ra ý kiến, phân tích và ra quyết định để giải quyết tình huống trong bài học; thu thập thông tin ..;Nêu và thực hiện được những việc giũ an toàn và vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.
- Phẩm chất: chăm chỉ, yêu thích lao động
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
GV: Các hình trong SGK bài 8; Bảng nhóm chia cột nên / Không nên; nên; Phiếu khảo sát
 - HS: SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
27’
3’
1. Hoạt động khởi động và khám phá 
-GV tổ chức cho HS chơi “ Đoán tên hoạt động ở trường”.
- GV phổ biến luật chơi: Một HS lên làm các gợi ý, các em còn lại đoán tên hoạt động Ví dụ : HS làm tác động theo kiểu lườn, các em khác sẽ đoán là hoạt động tập thể dục. 
- GV cho HS chơi trò chơi và hướng dẫn vào bài học: “An toàn và giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường” 
 - GV ghi tựa bài lên bảng, vài HS nhắc lại.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Một số tình huống nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra khi tham gia các hoạt động ở trường 
-GV cho HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 32 và nhắc lại câu chuyện: Lớp Nam thực hành chăm sóc cây ở vườn trường. Trong khi các bạn lấy nước, quét lá thì Tú và các bạn ném đá vào nhau. Cô giáo nhắc nhở hai bạn. Hai bạn xin lỗi cô giáo. Sau đó các bạn dọn dẹp vệ sinh, cất dụng cụ lao động gọn gàng.
GV hỏi HS: 
+ Điều gì có thể xảy ra với Tú và Tuấn? Vi sao? + Em học được điều gì từ câu chuyện đó? 
- GV tổ chức cho HS chia sẻ câu trả lời trước lớp. 
 * Kết luận: Khi tham gia học tập, hoạt động tại trưởng, em không nên đùa nghịch, những trò chơi có thể gây nguy hiểm. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tình huống có thể gây nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động ở trường 
-GV cho HS quan sát các hình 5, 6, 7, 8 trong SGK trang 33 và yêu cầu HS trình bày: Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong mỗi hình? Vì sao? 
Gợi ý:
 + Hình 5: Các bạn đang ngồi học tin học. Một ban trai đá vào phầu thân máy vi tinh (CPU). 
+ Hình 6: Trong giờ ăn tập thể , có hai bạn nam sử dụng thia ăn để đấu kiếm, có thể sẽ đánh trúng mặt bạn và làm thức ăn bị đổ. 
 + Hình 7: Trong giờ chơi, các bạn chơi trò chơi ném cù. 
+ Hình 8: Các bạn đang tham quan, học tập ở vườn trường. Một bạn kéo tóc của bạn gái. 
- GV yêu cầu HS nhận, GV nhận. 
* Kết luận: Khi tham gia học tập, bạn không nên nghịch máy móc, thiết bị trong phòng; trong giờ ăn, bạn không nên dùng thìa, đũa nghịch; khi tham gia các hoạt động ở trường, không đùa giỡn, chơi các trò chơi nguy hiểm, ... 
Hoạt động 2: Liên hệ bản thân
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Ở trường, em và các bạn thường tham gia các hoạt động nào? 
+ Hãy kể một số tình huống nguy hiểm, rủi ro mà em biết hoặc chứng kiến ​​thức. 
- GV nêu câu hỏi vận dụng: Nếu có mặt trong mỗi tình huống, em sẽ nói gì với các ban
-GV cùng học sinh nhận xét và rút ra kết luận
*Kết luận: Nếu không cẩn thận em có thể gặp nguy hiểm, rủi ro khi tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động .ở trường
3. Hoạt động tiếp nối sau bài học
-GV yêu cầu HS thực hiện phỏng vấn bạn của mình về việc đồng tình, không đồng tình hoặc ý kiến khác với một số việ làm trong các hoạt động vui chơi ở trường theo phiếu khảo sát..
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương
- HS phổ biến luật chơi và chơi trò chơi
.
- 2-3 HS nhắc lại.
-HS quan sát hình, nhắc lại câu chuyện, trả lời câu hỏi
-HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.
-HS tham gia nhận xét
-HS quan sát hình , trả lời câu hỏi
-2 đến 3 nhóm HS lên trước lớp chỉ hình nêu câu tra lời
-HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS chia sẻ trước lớp, HS khác nhận xét.
- HS nghe.
-HS làm vào phiếu khảo sát
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_chan_troi_sang_tao_tuan.docx