Giáo án môn Vật lý 8 - Bài 1 đến bài 3

Giáo án môn Vật lý 8 - Bài 1 đến bài 3

 CHƯƠNG I. CƠ HỌC

 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC Ngày soạn:

 Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học, cho ví dụ.

- Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động.

- Nắm được tính tương đối của chuyển động và đứng yên, các dạng chuyển động.

2. Kĩ năng:

- Lấy được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống.

- Nêu được những ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

- Xác định được các dạng chuyển động thường gặp như chuyển động thẳng, cong, tròn.

3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học và thích khám khá tự nhiên.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải

quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng

kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.

- Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.

 

doc 15 trang Phương Dung 01/06/2022 4360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 8 - Bài 1 đến bài 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Tiết 1
CHƯƠNG I. CƠ HỌC
BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học, cho ví dụ.
- Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động. 
- Nắm được tính tương đối của chuyển động và đứng yên, các dạng chuyển động.
2. Kĩ năng: 
- Lấy được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống.
- Nêu được những ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Xác định được các dạng chuyển động thường gặp như chuyển động thẳng, cong, tròn..
3. Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học và thích khám khá tự nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng
kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu ,thu thập các nguồn tài liệu, thông tin có liên quan đến bài giảng.
- Tranh vẽ phóng to hình 1.1; 1.2; 1.3 trong SGK.
2. Chuẩn bị của HS: Xem trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật học tập hợp tác
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác.
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; hoạt động cá nhân, chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: HS đưa dự đoán về sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trời.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giới thiệu nội dung chương trình môn học. 
- Đặt vấn đề: Mặt Trời mọc ở đằng Đông, lặn đằng Tây. => Như vậy là có phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên phải không? Để trả lời được câu hỏi này hôm nay ta vào bài mới.
- HS tập trung, chú ý lắng nghe.
- HS nêu bản chất về sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời và trái đất trong hệ mặt trời.
- HS đưa ra phán đoán
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Họat động 1: Tìm hiểu làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên. (10phút)
a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Kết quả hoạt động cá nhân và nhóm (Trả lời C1 – C3)
- Rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
- Yêu cầu HS thảo luận C1
- GV nhận xét và đưa ra 1 cách xác định khoa học nhất. 
- GV đưa ra khái niệm về chuyển động cơ học.
- Yêu cầu HS hoàn thành C2, C3 
- GV đưa ra kết luận.
- HS hoạt động nhóm 
- Đại diện 1 nhóm nêu, HS khác giải thích.
- HS ghi nhớ.
- HS hoạt động cá nhân trả lời C2
- HS thảo luận nhóm nhỏ (theo bàn) trả lời C3
- Đại diện 1 nhóm trả lời, lớp nhận xét
I. Làm thế nào để biết vật chuyển động hay đứng yên.
- Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác (Vật mốc) theo thời gian gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt chuyển động ).
+ Ví dụ: sgk
- Khi vị trí của vật không thay đổi so với vật mốc thì coi là đứng yên.
+ Ví dụ: sgk
Họat động 2: Xác định tính tương đối của chuyển động và đứng yên (8 phút)
a) Mục tiêu: Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động.
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Kết quả hoạt động cá nhân và nhóm (Trả lời C4 – C7)
- Rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS xác định chuyển động và đứng yên đối với khách ngồi trên ô tô đang chuyển động.
- Yêu cầu HS trả lời C4 đến C7.
- GV nhận xét và đưa ra tính thương đối của chuyển động
- HS thảo luận theo bàn 
- 1 HS đại diện trả lời 
- HS hoạt động cá nhân trả lời từ C4 đến C7.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
- Chuyển động hay đứng yên chỉ có tính tương đối. Vì một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác và ngược lại. Nó phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Hoạt động 3: Xác định một số dạng chuyển động thường gặp (6 phút)
a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động. 
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động cá nhân, nhóm: kinh nghiệm thực tế, nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Kết quả hoạt động cá nhân và nhóm.
- Rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giới thiêu quỹ đạo chuyển động và đưa ra các dạng chuyển động.
- GV nhận xét và cho HS mô tả dạng chuyển động của một số vật trong thực tế 
- Yêu cầu HS lấy một số ví dụ về các dạng chuyển động?
- HS ghi nhớ
- HS tự đưa ra các ví dụ trong thực tế
III. Một số chuyển động thường gặp.
- Đường mà vật chuyển động vạch ra goi là quỹ đạo chuyển động.
- Căn cứ vào Quỹ đạo chuyển động ta có 3 dạng chuyển động:
+ Chuyển động thẳng
+ Chuyển động cong 
+ Chuyển động tròn
- Ví dụ: sgk
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.
b) Phương pháp thực hiện: 
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C10, C11/SGK.
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Phiếu học tập: Trả lời C10, C11/SGK.
d) Tổ chức thực hiện:
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi C10 và C11
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.4 trả lời C10.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C11.
- GV yêu cầu nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Gọi HS nhận xét.
- GV chốt lại.
- HS hoạt động theo nhóm.
- Học sinh quan sát hình 1.4 trả lời câu hỏi C10.
- Học sinh đọc và trả lời câu hỏi C11.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
IV . Vận dụng
C10 : - Người lái xe chuyển động so với người đứng bên lề đường và cột điện nhưng đứng yên so với xe ô tô.
(Tương tự làm các ý sau)
C11: Trong trường hợp vật chuyển động tròn quanh vật mốc thì không đúng.
- VD: Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp.
b) Phương pháp thực hiện: 
- Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
- Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi.
c) Sản phẩm hoạt động: Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
d) Tổ chức thực hiện:
- Tại sao Trái Đất và nhiều hành tinh khác đều quay quanh Mặt Trời?
- Mặt Trời sao không quay quanh hành tinh khác? 
- Ngoài một số dạng chuyển động thường gặp trên còn có các dạng chuyển động nào nữa?
- HS trao đổi giải quyết yêu cầu đưa ra.
- Trình bày kết quả của mình.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (3 phút)
a) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát toàn bộ nội dung kiến thức đã học
b) Phương pháp thực hiện: Hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
d) Tổ chức thực hiện:
- Cho HS đọc ghi nhớ.
- Cho HS đọc phần có thể em chưa biết
- Yêu cầu HS trả lời BT 1.1 và 1.2 sách BT
- 1 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc phần có thể em chưa biết sgk
- HS hoạt động cá nhân trả lời
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Dặn HS học bài cũ, làm bài tập trong SBT. 
- Nghiên cứu trước bài 2: “Vận tốc” trong SGK.
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tuần 2, 3 
Tiết 2, 3
CHỦ ĐỀ: VẬN TỐC – CHUYỂN ĐỘNG
Bài 2: VẬN TỐC
Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU –
CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của vận tốc.
- Biết được công thức và đơn vị tính của vận tốc.
- Hiểu được khái niệm chuyển động đều và chuyển động không đều.
- Biết được công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động.
2. Kĩ năng:
- So sánh được mức độ nhanh, chậm của chuyển động qua vận tốc. 
- Biết vận dụng công thức tính vận tốc.
- Nhận biết được chuyển động không đều và chuyển động đều.
- Biết cách tính vận tốc trung bình của chuyển động.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tự giác có ý thức xây dựng bài, tinh thần hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Phẩm chất yêu thương, trung thực, tự chủ, trách nhiệm.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng
kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
- Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
II. CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của GV: 
Tiết 2:
- Nghiên cứu ,thu thập các nguồn tài liệu, thông tin có liên quan đến bài giảng.
- 1 bảng 2.1, 1 tốc kế xe máy.
Tiết 3:
- Nghiên cứu ,thu thập các nguồn tài liệu, thông tin có liên quan đến bài giảng.
- 1 máng nghiêng có độ nghiêng thay đổi, 1 đồng hồ bấm giây, 1 xe lăn.
2. Chuẩn bị của HS: Làm bài tập, học bài cũ, xem trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
2. Bài mới:
Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật học tập hợp tác
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác.
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
Tiết 2- Bài 2: VẬN TỐC
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS1: Chuyển động cơ học là gì ? lấy VD minh họa ? Làm bài 1.1 và 1.2 SBT.
HS2: Vì sao chuyển động và đứng yên lại có tính tương đối? Cho ví dụ minh họa. Làm bài 1.3 SBT
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: 
d) Tổ chức thực hiện:
* Đặt vấn đề:
- Có 2 bạn trong lớp ở gần nhà nhau. Khi đi học trên cùng 1 đoạn đường từ nhà đến trường, 1 bạn đi bộ, 1 bạn đi xe đạp. Hỏi bạn nào đến trường trước, bạn nào đi nhanh hơn?
- Làm sao các em biết bạn đi xe đạp đi nhanh hơn?
=> Làm thế nào để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. 
- HS trả lời
- Bạn đi xe đạp
- HS sẽ đưa ra các câu trả lời
Bài 2: VẬN TỐC
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Họat động 1: Tìm hiểu về vận tốc (8 phút)
a) Mục tiêu: Hiểu được khái niệm, ý nghĩa của vận tốc.
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Kế quả hoạt động cá nhân, nhóm: Bảng 2.1 và Trả lời: C1 - C3.
- Rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS đọc bảng 2.1
- Yêu cầu HS hoàn thành C1
- Yêu cầu HS hoàn thành C2
- GV kiểm tra lại và đưa ra khái niệm vận tốc
- Yêu cầu HS hoàn thành C3
- GV nhận xét và kết luận
- Độ lớn của vận tốc cho biết gì?
- Vận tốc được xác định như thế nào?
- HS quan sát bảng 2.1
- HS hoạt động cá nhân làm C1
- HS ghi kết quả tính được vào bảng 2.1
- HS ghi nhớ
- HS hoạt động theo nhóm, đại diện 1 nhóm trả lời.
- HS ghi nhớ
- 1 HS dựa vào sgk trả lời
I. Vận tốc
- Quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc.
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Họat động 2: Xác định công thức tính vận tốc (7 phút)
a) Mục tiêu: Biết được công thức tính của vận tốc.
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: Rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
- Cho HS nghiên cứu SGK
- Yêu cầu viết công thức 
- Cho HS nêu ý nghĩa của các đại lượng trong công thức.
- GV nhận xét
- Từng HS nghiên cứu SGK
- 1 HS lên bảng viết công thức tính vận tốc.
- 1 HS nêu ý nghĩa của các đại lương trong công thức.
- HS ghi nhớ
II. Công thức tính vận tốc
 v = 
Trong đó:
- v: là vận tốc của chuyển động
- S: là quãng đường chuyển động của vật
- t: là thời gian đi hết quãng đường đó.
Hoạt động 3: Xác định đơn vị của vận tốc (6 phút)
a) Mục tiêu: Biết được đơn vị vận tốc.
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: Rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
 - Vận tốc có đơn vị đo là gì?
- GV giới thiệu đơn vị đo độ lớn của vận tốc.
- Tốc kế dùng để làm gì và sử dụng ở đâu ?
- GV giới thiệu và cho HS quan sát tốc kế.
- HS trả lời
- HS hoàn thành C4 để xác định đơn vi của vận tốc.
- 1 HS chỉ ra.
- HS lắng nghe, quan sát.
III. Đơn vị vận tốc
- Đơn vị đo lường hợp pháp của vận tốc là: m/s; km/h
- Dụng cụ đo vận tốc goi là tốc kế.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.
b) Phương pháp thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
c) Sản phẩm hoạt động: Trả lời C5, C6/SGK.
d) Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi C5, C6, C7.
- Hướng dẫn cho HS cách đổi đơn vị và cách làm bài tập.
- Hướng dẫn HS câu C6 cần vận dụng công thức nào.
- Chú ý lắng nghe.
- Lắng nghe và 1 HS lên bảng làm.
IV. Vận dụng
C5: + vôtô = 10 m/s
 + vxe đạp = 3 m/s
 + vtàu hỏa = 10 m/s
Ô tô, tàu hỏa chuyển động như nhau, xe đạp chuyển động chậm nhất.
C6: 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học tính toán, biến đổi được công thức.
b) Phương pháp thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi
c) Sản phẩm hoạt động: Trả lời C7, C8/SGK.
d) Tổ chức thực hiện:
- Ở câu C7 và C8 GV hướng dẫn HS cách suy ra công thức tính s từ công thức tính v.
- Chú ý lắng nghe và 2 HS lên bảng giải bài tập.
C7: s = v.t = 12. = 8km
C8: 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 phút)
a) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát toàn bộ nội dung kiến thức đã học
b) Phương pháp thực hiện: Hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
d) Tổ chức thực hiện:
- Cho HS đọc ghi nhớ.
- Cho HS đọc phần có thể em chưa biết.
GV nêu thêm câu đố để gây hứng thú học tập .
1. Loài thú nào chạy nhanh nhất ? Trả lời loài Báo khi săn đuổi con mồi có thể phóng nhanh tới 100km/h.
2. Loài chim nào chạy nhanh nhất ? Trả lời Đà Điểu có thể chạy với vận tốc 90 km/h.
3. Loài chim nào bay nhanh nhất ? trả lời Đại Bàng có thể bay với vận tốc 210 km/h.
- 1 HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc phần có thể em chưa biết sgk
- Học sinh lắng nghe.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Dặn HS học bài cũ, làm bài tập SBT và nghiên cứu trước bài 3: “Chuyển động đều, chuyển động không đều”.
* Rút kinh nghiệm: 
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Tiết 3 - Bài 3: CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS1: Nêu khái niệm về vận tốc và cho biết độ lớn vận tốc cho biết điều gì? Một người đi bộ trên đoạn đường 3,6 km, trong thời gian 40 phút. Hỏi vận tốc của người đó? 
HS2: Viết công thức tính vận tốc. Giải thích các ký hiệu và đơn vị có trong công thức. Làm bài tập 2.4 SBT
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: 
d) Tổ chức thực hiện:
*Đặt vấn đề, y/c HS trả lời:
-Vận tốc cho ta biết điều gì?
- Vậy trong thực tế khi em đi xe đạp có phải nhanh hoặc chậm như nhau? 
=> Để hiểu rõ hơn điều này hôm nay ta vào bài “Chuyển động đều và chuyển động không đều”.
- Cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động
- HS tự đưa ra câu trả lời.
Bài 3: 
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU 
CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Họat động 1: Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều (12 phút)
a) Mục tiêu: Hiểu được khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều. Nêu được ví dụ.
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm.
- Hoạt động chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: Bảng 3.1 và Trả lời: C1 - C2.
- Rút ra kết luận.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV mô tả thí nghiệm như hình 3.1 SGK. Sau đó yêu cầu HS dựa vào bảng kết quả 3.1 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau: 
? Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?
? Chuyển động đều là gì? Chuyển động không đều là gì? Nêu ví dụ.
- Sau đó gọi HS nhận xét, GV chốt lại.
- Cho HS hoàn thành C2 SGK.
- Chú ý lắng nghe.
- Thu thập thông tin bảng kết quả để trả lời câu hỏi.
- AB, BC, CD: chuyển động không đều.
- DE, EF: chuyển động đều.
- HS trả lời cầu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét.
- Chọn câu trả lời đúng nhất.
I. Định nghĩa
- Chuyển động đều là chuyển động có vận tốc không thay đổi theo thời gian.
- Ví dụ: Chuyển động của đầu kim đồng hồ, quả đất.
- Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.
Ví dụ: Chyển động của xe lên hoặc xuống dốc.
Họat động 2: Xác định công thức tính vận tốc trung bình (8 phút)
a) Mục tiêu: Biết được công thức tính của vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
b) Phương pháp thực hiện: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu.
- Hoạt động chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Phiếu học tập cá nhân: 
- Phiếu học tập của nhóm: Trả lời C3.
d) Tổ chức thực hiện:
- Yêu cầu HS tính trung bình mỗi giây trục bánh xe lăn được bao nhiêu mét trên các đoạn đường AB, BC, CD.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II SGK.
? Trên các quãng đường AB, BC, CD chuyển động của bánh xe có đều không?
? Có phải vị trí nào trên AD vận tốc cũng có giá trị như nhau?
? Vận tốc trên đoạn AB có thể gọi là gì ?
- GV giới thiệu và chỉ rõ công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều.
- Tính quãng đường đi được trong mỗi giây.
- Đọc thông tin SGK.
- Chuyển động không đều.
- Không giống nhau.
- Vận tốc trung bình.
- Chú ý lắng nghe.
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều
 vtb = 
 S1 + S2 + S3 + .
vtb =
 t1 + t2 + t3 + .
Trong đó: 
+ S: Quảng đường
+ t: Thời gian đi hết quảng đường.
+ vtb: Vận tốc trung bình
*Lưu ý: - Vận tốc TB trên quãng đường nào thì bằng quãng đường đó chia thời gian đi hết quãng đường.
- Vận tốc trung bình khác với trung bình cộng vận tốc.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4 phút)
a) Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập. Biết vận dụng công thức tính vận tốc để tính: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động khi biết các đại lượng còn lại.
b) Phương pháp thực hiện: 
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C4, C6/SGK.
- Hoạt động chung cả lớp.
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Phiếu học tập cá nhân, nhóm: Trả lời C4 – C6/SGK và các yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS thảo luận làm C4 đến C6
- Yêu cầu HS phân tích chuyển động ở C4 và nêu ý nghĩa.
- Yêu cầu HS làm các câu C6.
- Sau đó gọi HS nhận xét, GV chốt lại.
- Đọc và trả lời C4 SGK.
 - HS chú ý lắng nghe.
- Đọc và trả lời C6 SGK.
- Nhận xét, ghi vào vở.
III. Vận dụng 
C4: Chuyển động không đều. v = 50 km/h là vận tốc trung bình của ô tô.
C6: s = vtb . t = 150 km.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5 phút)
a) Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vừa học tính toán, giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp.
b) Phương pháp thực hiện: 
- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C5/SGK.
c) Sản phẩm hoạt động: 
- Phiếu học tập cá nhân, nhóm: Trả lời C5/SGK và các yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
- Ở C5 hướng dẫn cho HS cách tính vận tốc trung bình từng quãng đường.
- Lưu ý: là trung bình cộng vận tốc.
- Giáo viên: gợi ý một số bài tập dạng nâng cao.
- Chú ý lắng nghe.
- 1 HS lên bảng giải.
- Chú ý lắng nghe
C5: 
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (5 phút)
a) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát toàn bộ nội dung kiến thức đã học
b) Phương pháp thực hiện: Hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
d) Tổ chức thực hiện:
- Cho học sinh đọc ghi nhớ
- GV giới thiệu vận tốc trung bình của một số chuyển động như: Tàu hỏa 54km/h, ô tô du lịch: 54km/h, người đi bộ: 5,4km/h, người đi xe đạp khoảng 14,4km/h ,máy bay dân dụng phản lực: 720km/h, vận tốc của âm thanh trong không khí: 340m/s, vận tốc ánh sáng trong không khí: 300.000.000km/s...
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK
- HS có thể ghi nhớ vào sổ tay học tập
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
- Dặn HS học bài cũ, làm bài tập SBT và nghiên cứu trước bài 4: “Biểu diễn lực”.
* Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_8_bai_1_den_bai_3.doc