Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Hoàng Thị Lý

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Hoàng Thị Lý

IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA VÍ DỤ MINH HỌA CÂU HỎI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

 1. CÂU HỎI NHẬN BIẾT (1điểm/1câu).

Câu 1:

a.Chép lại bài thơ Khi con tu hú ( Tố Hữu)

b. Giới thiệu đôi nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Khi con tu hú.

Câu 2:

a. Chép lại bài thơ tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chí Minh)

b. Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

c. Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 3:

a. Điền tiếp các câu thơ vào dấu (.) để hoàn thành đoạn thơ sau:

 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

 (.)

 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

 

doc 194 trang Phương Dung 30/05/2022 3870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kì 2 - Hoàng Thị Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG
NĂNG LỰC MÔN NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II
A. CHỦ ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VÀ THƠ HIỆN ĐẠI LỚP 8
I. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ: 
- Quê hương (Tế Hanh)
- Khi con tu hú (Tố Hữu)
- Tức cảnh Pác Bó, Đi đường (Hồ Chí Minh)
- Hịch tướng sĩ (Tần Quốc Tuấn)
- Nước Đại Việt ta ( Nguyễn Trãi)
- Bàn luận về phép học (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)
II. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT.
1)Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chủ đề:
 a) Kiến thức: 
- Hiểu được đặc trưng của thể loại văn học trung đại Việt Nam.
- Nắm vững nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản văn học trung đại và văn bản thơ hiện đại.
 b) Kĩ năng:
- Biết cách đọc-hiểu các văn bản thuộc thể trung đại và hiện đại . 
- Vận dụng kiến thức tổng hợp viết đoạn văn/bài văn theo yêu cầu. 
 c) Thái độ:
 Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người và cuộc sống, có thái độ đúng trước những vấn đề đặt ra từ tác phẩm.
 2) Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề:
 - Tiếp nhận và biết lý giải, đưa ra những nhận định, đánh giá của bản thân đối với các văn bản đã học.
- Biết tạo lập văn bản trình bày nhận thức, thái độ, chính kiến của mình đối với các văn bản đã học.
 3) Câu hỏi - bài tập đánh giá kĩ năng: Câu hỏi, bài tập tự luận.
III. LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Chủ đề:
-Quê hương (Tế Hanh)
- Khi con tu hú (Tố Hữu)
- Tức cảnh Pác Bó, Đi đường (Hồ Chí Minh)
-Hịch tướng sĩ (Tần Quốc Tuấn)
- Nước Đại Việt ta ( Nguyễn Trãi)
- Bàn luận về phép học ( La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)
Nội dung:
- Tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
- Thể loại văn bản.
- Đề tài, chủ đề, cảm xúc chủ đạo ...
- Ý nghĩa nội dung.
- Giá trị nghệ thuật (chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ, ...)
- Nhận biết các thông tin về văn bản: thể loại, phương thức biểu đạt, chữ viết. 
- Nhớ, Chỉ ra các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm và các đặc điểm nghệ thuật của thể loại.
- Nêu được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
 - Hiểu đặc điểm của các thể loại thơ hiện đại và văn học trung đại.
- Lí giải sự phát triển của các tình tiết, sự kiện.
- Giải thích được những nét đặc sắc, ý nghĩa của các chi tiết, hình ảnh nghệ thuật, bút pháp nghệ thuật trong tác phẩm.
- Lí giải được nhan đề tác phẩm, quan điểm tư tưởng của tác giả. 
- So sánh những chi tiết, hình ảnh đặc sắc trong các văn bản
- Vận dụng hiểu biết về tác giả, tác phẩm hoàn cảnh ra đời ... để phân tích, lí giải giá trị nội dung/nghệ thuật, ý nghĩa tư tưởng của các văn bản đã học.
- Đưa ra được những quan điểm, cách cảm nhận cá nhân về giá trị nội dung/ nghệ thuật hoặc một vấn đề văn học/đời sống được đặt ra trong văn bản đã học.
- So sánh các tình tiết, sự kiện, tình huống giữa các tác phẩm với nhau.
-Vận dụng kiến thức tổng hợp để xây dựng một đoạn văn/bài văn trình bày ý kiến cá nhân về giá trị nội dung/nghệ thuật của tác phẩm đã học
- Biết tự đọc, tự khám phá giá trị của một của thể loại văn học trung đại và thơ hiện đại (chưa học).
- Biết đưa ra được những quan điểm, cách cảm nhận cá nhân về giá trị nội dung/nghệ thuật hoặc một vấn đề văn học hoặc đời sống được đặt ra trong văn bản mới
- So sánh những giá trị thẩm mĩ trong tác phẩm đã học với những tác phẩm khác cùng chủ đề
- Vận dụng kiến thức tổng hợp để xây dựng một đoạn văn/bài văn văn trình bày ý kiến cá nhân về giá trị nội dung/ nghệ thuật của tác phẩm tương tự chưa được học, hoặc giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn có sự kết nối từ văn bản.
IV. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA VÍ DỤ MINH HỌA CÂU HỎI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
 1. CÂU HỎI NHẬN BIẾT (1điểm/1câu).
Câu 1: 
a.Chép lại bài thơ Khi con tu hú ( Tố Hữu)
b. Giới thiệu đôi nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Khi con tu hú.
Câu 2: 
a. Chép lại bài thơ tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chí Minh)
b. Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
c. Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 3: 
a. Điền tiếp các câu thơ vào dấu (...) để hoàn thành đoạn thơ sau:
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 (...)
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
 ( Tế Hanh- Quê hương)
b. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng tron đoạn thơ trên?
 Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn)?
Câu 5: Nêu thể hịch, thể cáo, thể tấu?
Câu 6:
- Chép lại sáu câu thơ đầu của bài Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo)- Nguyễn Trãi.
- Văn bản Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo)- Nguyễn Trãi được viết theo thể loại gì?
* Hướng dẫn chấm
Câu 1: ( 2 điểm)
Học sinh chép đúng bài thơ Khi con tu hú ( 1 điểm)
Giới thiệu về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ Khi con tu hú: ( 1điểm) 
+ Tác giả: 
- Tố Hữu ( 1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
- Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi đang học ở trường Quốc học và tham gia hăng hái vào các phong trào đấu tranh cách mạng.
- Với nguồn cảm hứng lớn là lí tưởng cách mạng, thơ Tố Hữu trở thành là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
+ Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ, được in trong tập Từ ấy- tập thơ đầu tiên của Tố Hữu.
(Mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm)
Câu 2: ( 2 điểm)
Học sinh chép đúng bài thơ Tức cảnh Pác Bó của chủ tịch Hồ Chí Minh. ( 1 điểm)
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 2/1941, sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Người sống và làm việc tại hang Pac Bó,một hang núi nhỏ sát biên giới Việt- Trung ( Thuộc tỉnh Cao Bằng). ( 0.5 điểm)
Bài thơ viết theo thể thơ tứ tuyệt. ( 0,5 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
a. ( 0,5 điểm) Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
 ( Tế Hanh- Quê hương)
b. ( 1,5 điểm)
- Dùng phép so sánh: chiếc thuyền như con tuấn mã. 
- Dùng phép so sánh và ẩn dụ: Cánh buồm...như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió. 
Câu 4: ( 1 điểm) Hoàn cảnh ra đời của bài Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn):
Năn 1285 và năm 1287, quan Mông- Nguyên xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài Hịch tướng sĩ để kêu gọi và khích lệ tinh thần yêu nước và quyết tâm đánh giặc của tướng sĩ. Bài Hịch tướng sĩ được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên lần thứ hai ( 1285).
Câu 5: ( 1, 5 điểm) Nêu thể hịch, thể cáo, thể tấu:
 -Thể cáo là thể văn nghị luận cổ ( trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết)
- Hịch là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần chiến đấu chống kẻ thù.
- Tấu là một loại văn thư của bề tôi thần dân gửi cho vua chúa để trình bày ý kiến.
Câu 6: (1, 5 điểm)
a. HS chép đúng sáu câu đầu của bài Nước Đại Việt ta ( Trích Bình Ngô đại cáo)- Nguyễn Trãi. ( 1 điểm)
b. Văn bản trên được viết theo thể cáo ( là một thể văn nghị luận cổ). ( 0,5 điểm)
 2. CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó được sử dụng trong các câu thơ sau:
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
 Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
 ( Tế Hanh- Quê hương)
Câu 2: Qua bài thơ Ngắm trăng, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?
Câu 3: Hãy chỉ ra hai tầng ý nghĩa của bài thơ Đi đường?
Câu 4: Vì sao kết thúc bài Chiếu dời đô, Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “ Các khanh nghĩ thế nào?”. Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
Câu 5: Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ?
Câu 6: Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng cách điền nội dung vào sơ đồ bên dưới.
* Hướng dẫn chấm
Câu 1: (2 điểm)Tác giả sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
- Dùng phép so sánh: chiếc thuyền như con tuấn mã. Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp mạnh mẽ, dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi.
- Dùng phép so sánh và ẩn dụ: Cánh buồm...như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió. Tác dụng: Gợi liên tưởng con thuyền như mang linh hồn và sự sống của quê hương.
(Mỗi ý đúng đạt 1 điểm)
Câu 2: ( 2 điểm) Qua bài thơ Ngắm trăng, người đọc cảm thấy người tù cách mạng Hồ Chí Minh dường như không chút bận tâm về những cùm xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở,...của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, để tâm hồn bay bổng tìm đến “ đối diện đàm tâm” với vầng trăng tri âm.
Câu 3: ( 2 điểm)
Bài thơ Đi đường có hai lớp nghĩa: 
Nghĩa đen nói về việc đi đường núi. ( 0,5 điểm)
Nghĩa bóng: Ngụ ý về con đường cách mạng, đường đời. Bác Hồ muốn nêu lên một chân lí, một bài học rút ra từ thực tế hằng ngày của chính Bác: Con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khổ, nhưng nếu kiên trì bền chí để vượt qua gian nan thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ. (1,5 điểm)
Câu 4: ( 1 điểm) Cách kết thúc như vậy mạng tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần dân. Bài Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm chân thành. Nguyện vọng dời đô của Lí Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Câu 5: ( 1 điểm)
Một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẻ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
- Sử dụng phép lập luận linh hoạt( so sánh, bác bỏ,..), chặt chẽ( từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức; tập trung vào một hướng từ nhiều phương diện).
- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc
Câu 6: ( 2 đ) Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta theo sơ đồ: 
Nguyên lý nhân nghĩa
Yên dân, bảo vệ đất nước
Trừ bạo giặc Minh xâm lược
Chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Văn hiến
lâu đời
Lãnh thổ
riêng
Phong tục
riêng
Chế độ - Chủ quyền riêng
Lịch sử
riêng
- Sức mạnh của nhân nghĩa.
- Sức mạnh của độc lập dân tộc
3. CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: ( 3,5 điểm)
1.1. Qua văn bản “ Nước Đại Việt ta”, hãy chép lại hai câu mang nội dung nguyên lí nhân nghĩa? 
1.2 Hãy phân tích ngắn gọn vị trí và nội dung nguyên lí nhân nghĩa qua hai câu thơ vừa chép
Câu 2 :
 2.1.Chép lại khổ thơ cuối của bài thơ : « Quê hương » ( Tế Hanh).
 2.2. Qua khổ thơ, tình cảm của tác giả được thể hiện như thế nào ? ( 2 điểm)
Câu 3: 
3.1. Hãy chép thuộc lòng bốn câu thơ cuối của bài thơ “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu)
3.2. Phân tích ngắn gọn về tâm trạng của người tù cách mạng trong các câu thơ vừa chép.
Câu 4: Qua bài thơ Tức cảnh Pác Bó, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “ thú lâm tuyền” ( niềm vui được sống với rừng, suối trong bài Côn sơn ca. Hãy cho biết “ thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau.
* Hướng dẫn chấm
Câu 1: ( 1điểm)
1.1. Nguyên lí nhân nghĩa được tác giả nêu rõ qua hai câu thơ đầu:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
1.2. ( 2điểm)
- Vị trí nguyên lí nhân nghĩa: cơ bản, làm nền tảng để triển khai nội dung bài cáo.
- Nội dung nguyên lí nhân nghĩa: cốt lõi tư tưởng của Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực bạo tàn. Người dân mà tác giả nói tới trong hoàn cảnh này là người dân Đại Việt, còn kẻ tàn bạo chính là giặc Minh xâm lược. 
 Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống ngoại xâm. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung phát triển mới của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với Nho giáo.
Câu 2. 
2.1. HS chép đúng khổ thư cuối ( 1 điểm)
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
 Màu nước xanh, cá bạc ,chiếc buồm vôi ,
 Thoáng con thuyền rẽ sống chạy ra khơi,
Tôi thấy nhơ cái mùi nồng mặn quá !
 (Quê hương- Tế Hanh)
2.2. Tình cảm của tác giả: ( 1 điểm)
-Những hình ảnh đơn sơ , giản dị: Màu nước xanh, cá bạc ,chiếc buồm ,con thuyền ,cái mùi nồng mặn của biển luôn thường trực trong lòng tác giả.
-Tình yêu quê hương tha thiết, đằm thắm và sâu sắc.
Câu 3:
3.1. HS chép đúng , đủ bốn câu thơ cuối của bài thơ “ Khi con tu hú” ( Tố Hữu) (1 điểm)
 Ta nghe hè dậy bên lòng
 Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
 Ngột làm sao, chết uất thôi
 Con chom tu hú ngoài trời cứ kêu!
3. 2. ( 2 điểm)
- Yêu cầu về kĩ năng: ( 0,5 điểm)
+ Viết đúng văn phong phân tích, có nêu dẫn chứng.
+ Trình bày sạch đẹp, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả.
- Yêu cầu về nội dung: ( 1,5 điểm)
+ Đó là tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt, được nhà thơ bộc lộ trực tiếp.
* Thể hiện ở cách ngắt nhịp bất thường: 6/2, 3/3.
* Dùng những từ ngữ mạnh: ( đạp tan phòng, chết uất), những từ cảm thán ( ôi, thôi, làm sao).
+ Vừa thể hiện sự ngột ngạt cao độ vừa cho thấy niềm khát khao cháy bỗng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do ở bên ngoài.
Câu 4: (2 điểm)
Thú lâm tuyền của Bác Hồ và của người xưa vừa giống nhau vừa rất khác nhau. 
- Người xưa thường tìm đến thú lâ tuyền vì cảm thấy bất lực trước thực tế xã hội, muốn lánh đục về trong”. Tuy đó là lối sống thanh cao, khí tiết nhưng không thể không gọi là tiêu cực. 
- Còn với Hồ Chí Minh, sống hòa nhịp với lâm tuyền nhưng vân nguyên vẹn cốt cách chiến sĩ; và chính cuộc sống lâm tuyền đó là một biểu hiện của cuộc đời cách mạng của Người. Vì vậy, nhân vật trử tình của bài thơ tuy có dáng vẻ ẩn sĩ, song thực chất vẫn là chiến sĩ.
 4. CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
Câu 1 : Qua văn bản : Tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chí Minh), hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ kính yêu ? 
Câu 2: Có người nhận xét bài “ Ngắm trăng” ( Vọng nguyệt) là một cuộc vượt ngục về tinh thần về người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Em hiểu điều đó như thế nào?
Câu 3: 
3.1. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu mục đích chân chính của việc học là gì? 
3.2. Trong thời đại ngày nay, quan niệm trên có ý nghĩa như thế nào? Bản thân em cần phải học những gì và học như thế nào để đạt được mục đích chân chính ấy?
Câu 4: Học xong bài thơ “Đi đường” ( Hồ Chí Minh), em rút ra được bài học gì cho bản thân?
* Hướng dẫn chấm
Câu 1: - HS chép bài thơ : Tức cảnh Pác Bó: ( 1 điểm)
* Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ: ( 2 điểm)
- Cuộc sống của Bác tuy thiếu thốn, kham khổ về vật chất nhưng tinh thần luôn thoải mái, lạc quan.
- Cuộc sống của Bác hoà hợp với thiên thiên ,thể hiện tình yêu thiên tha thiết. 
- Công việc của Bác lớn lao, vĩ đại, tất cả vì sự nghiệp giải phóng nước nhà.
- Hình ảnh người chiến sĩ Cách mạng được khắc hoạ vừa chân thực, sinh động, lại vừa có một tầm vóc lớn lao, một tư thế uy nghi, lồng lộng .
( Mỗi ý đúng đạt 0, 5 điểm)
Câu 2: ( 2 điểm)
 Bài thơ “ Ngắm trăng” ( Vọng nguyệt) đúng là một cuộc vượt ngục về tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
+ Bài thơ được viêt trong nhà tù. Hồ Chí Minh ngắm trăng tron hoàn cảnh vô cùng cực khổ. Bác không có điều kiện tối thiểu để thưởng trăng. Không những không có rượu, không có hoa mà không có cả tự do.
+ Thế nhưng người tù cách mạng đã thưởng trăng một cách trọn vẹn, đầy đủ. Hồ Chí Minh ung dung thưởng thức trăng đẹp với một tâm hồn rất nghệ sĩ.
+ Như vậy, nhà tù chỉ có thể giam cầm được thể xác của Bác mà không thể giam cầm được tâm hồn và tình cảm của Người.
+ Tâm hồn và tình cảm của người tù cách mạng là một vị khách tiên”, khách tự do”. Đay là một cuộc vượt ngục tinh thần. Có vượt ngục mới có tự do; có tự do thì việc thưởng trăng mới trọn vẹn như vậy. 
( Mỗi ý đúng đạt 0, 5 điểm)
Câu 3:
( 1 điểm) La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp nêu mục đích chân chính của việc học là học để làm người
( 2 điểm) Học sinh trình bày được những ý cơ bản sau:
- Trong thời đại ngày nay, quan niệm trên vẫn còn nguyên giá trị : Bởi vì đất nước đang trong thời kì hội nhập và phát triển phải cần những con người có đủ tri thức, đạo đức, tài năng để làm chủ tương lai của đất nước. Muốn có đủ những phẩm chất tốt đẹp ấy thì chỉ có con đường học tập, rèn luyện chân chính mới đạt được
- Bản thân em phải:
+ Học tập tri thức và rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức ngay từ bây giờ ( khi còn ngồi trên ghế nhà trường)
+ Phải có phương pháp học đúng đắn, khoa học và nghiêm túc, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, học đi đôi với hành, vận dụng tri thức đã học vfa hoạt động thưc tiễn.
+ Phải có tinh thần tự giác, không ngại khó, ngại khổ, luôn có chí tiến thủ và hoài bão, ước mơ.
( Mỗi ý đúng đạt 0, 5 điểm)
Câu 4: ( 1 điểm) Học sinh trình bày được những ý cơ bản sau:
- Trong cuộc sống, trên đường đời, con người sẽ gặp vô vàn những khó khăn, gian khổ.
- Nhưng nếu ta biết cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi thử thách, chinh phục mọi gian nan thì sẽ gặt hái được những thành công.
( Lưu ý: Giáo viên tôn trọng ý kiến cá nhân của học sinh. Chấm điểm kết hợp kiến thức và kĩ năng)
B. CHỦ ĐỀ TIẾNG VIỆT.
I. LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ: 
- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- câu cảm thán
- Câu trần thuật
- Câu phủ định
- Hành động nói
- Hội thoại
- Lựa chọn trật tự từ trong câu
II. XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ CẦN ĐẠT
1) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 a) Kiến thức: 
- Nắm được các khái niệm
- Nắm vững đặc điểm cấu tạo, chức năng và tác dụng của các kiểu câu, của cách lựa chọn trật tự từ trong câu, và hoạt động giao tiếp (hành động nói, hội thoại).
 b) Kỹ năng:
- Nhận biết các kiến thức. 
- Vận dụng kiến thức tổng hợp viết đoạn văn, giao tiếp. 
 c) Thái độ:
- Thấy được sự giàu đẹp của tiếng Việt.
2) Năng lực có thể hình thành thông qua chủ đề:
- Biết vận dụng kiến thức về tiếng Việt để cảm nhận ý nghĩa của tác phẩm văn chương.
- Biết tạo lập văn bản nói, viết để thực hiện mục đích giao tiếp hiệu quả.
3) Câu hỏi - bài tập đánh giá kĩ năng: Câu hỏi, bài tập tự luận.
III. LẬP BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC THEO CHỦ ĐỀ.
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Các loại câu: 
- Câu nghi vấn
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
- Câu trần thuật
- Câu phủ định
- Nắm khái niệm, đặc điểm, công dụng của các loại câu. 
- Xác định, nhận biết, tìm ra các loại câu khi được yêu cầu
 - Chỉ ra được mục đích sử dụng của các loại câu.
- Giải thích, phân tích về các đặc điểm hình thức, chức năng của các loại câu.
- Lựa chọn, sử dụng phù hợp.
- Biết phân biệt các loại câu.
- So sánh , lí giải về điểm giống và khác nhau giữa các loại câu
- Thấy được sự liên kết logic giữa các khái niệm
- Có thể vận dụng kiến thức để tổ chức, viết câu 
- Biết sử dụng kiến thức trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Phát hiện và chữa các lỗi diễn đạt trong câu.
- Đưa ra được những bình luận, nhận xét, đánh giá thể hiện quan điểm riêng của bản thân về việc sử dụng các kiểu câu.
- Vận dụng kiến thức để đọc-hiểu, tạo lập văn bản, để nâng cao hiệu quả diễn đạt trong những tình huống thực tiễn.
- Phân tích hiệu quả của việc sử dụng các kiến thức, cảm nhận cái hay, cái đẹp cái độc đáo trong ngữ liệu.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp để xây dựng một đoạn văn/bài văn văn trình bày ý kiến cá nhân về giá trị nội dung/ nghệ thuật của tác phẩm văn chương.
Vận dụng kiến thức để kiến tạo giá trị sống cho bản thân (Rút ra những kinh nghiệm trong giao tiếpvận dụng vào cuộc sống)
Hoạt động giáo tiếp: 
-Hành động nói
- Hội thoại
- Nhớ được các khái niệm về hành động nói, các kiểu hành động nói, cách thực hiện hành động nói, khái niệm vai xã hội, lượt lời trong hội thoại.
- Xác định được mục đích, kiểu hành động nói và cách thực hiện hành động nói trong những đoạn hội thoại cụ thể.
- Xác định đúng vai xã hội, cách nói phù hợp với vai xã hội
- Phân tích và lí giải được dụng ý của tác giả trong việc khắc họa tính cách, tâm lí, cảm xúc ... của các nhân vật trong các đoạn hội thoại.
- Xây dựng được những đoạn hội thoại theo yêu cầu.
- Lựa chọn, sử dụng kiến thức để thục hiện hiệu quả hoạt động giao tiếp trong các văn bản và trong thực tiễn.
Cách lựa chọn sắp xếp từ trong câu
- Nhớ khái niệm
- Nhận diện đúng cách sắp xếp trật tự từ trong câu
- Nêu/chỉ ra tác dụng/mục đích cách sắp xếp trật tự từ trong câu
- Phân tích, lí giải được tác dụng 
- Tạo lập được văn bản theo yêu cầu
- Đưa ra được những bình luận, nhận xét thể hiện quan điểm riêng, lựa chọn sử dụng để nâng cao hiệu quả diễn đạt trong các văn bản và trong thực tế.
IV. CÂU HỎI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
CÂU HỎI NHẬN BIẾT
Câu 1:Cho đoạn văn sau:
	Vua sai lính điệu em bé vào, phán hỏi:
	- Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
 ( Em bé thông minh)
a. Xác định câu nghi vấn? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn
b. Những câu nghi vấn dùng để làm gì?
Câu 2: Cho đoạn văn sau:
	Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
	- Đi thôi con.
 ( Khánh Hoài)
a. Xác định câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
b. Câu cầu khiến trên dùng để làm gì?
Câu 3: Cho đoạn trích sau:
	 Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...Một người như thế ây!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!...
 ( Nam Cao, Lão Hạc)
Xác định câu cảm thán? 
b. Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
c.Câu cảm thán dùng để làm gì?
Câu 4: Cho đoạn văn sau:
	Thầy sờ ngà bảo:
Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Thầy sờ tai bảo:
Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.
 ( Thầy bó xem voi)
Xác định câu phủ định? Từ ngữ phủ định?
Mấy ông thầy bói xem voi dùng từ ngữ phủ định để làm gì?
Câu 5: Cho đoạn văn sau:
 “ Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuốngL 1)
Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? (2)
Điểm thêm một “giây” nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa: ( 3)
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. (4)
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc: (5)
U bán con thật đấy ư? ( 6) Con van u, con lạy u. (7)
 Con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. (8) U để cho con ở nhà chơi với em con.” (9)
 Xác định vai xã hội của các nhân vật ?
Cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào đã học?
Xác định hành động nói trong đoạn văn trên?
* Hướng dẫn chấm
Câu 1: ( 1,5 điểm)
a. Câu nghi vấn: Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc? ( 0,5đ)
b. Đặc điểm hình thức: Có từ gì, sao, có dấu chấm hỏi cuối câu. (0,5 điểm)
c. Dùng để hỏi. (0,5 điểm)
Câu 2: 1,5 điểm
a. Câu cầu khiến: Đi thôi con. (0,5 điểm)
b. Đặc điểm hình thức: có từ cầu khiến: thôi (0,5 điểm)
c. Chức năng: Yêu cầu. (0,5 điểm)
Câu 3: 1,5 điểm
Câu cảm thán: Hỡi ơi lão Hạc! (0,5 điểm)
Đặc điểm hình thức: có từ cảm thán Hỡi ơi, kết thức bằng dấu chấm than. (0,5 điểm)
Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của tác giả (0,5 điểm)
Câu 4: 1,5 điểm
a. Câu phủ định: Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn. Đâu có! 
B Từ phủ định: Không phải, Đâu có! (0,5 điểm)
c. Dùng để phủ định bác bỏ ý kiến của người khác. (0,5 điểm)
Câu 5: 2,5 điểm
a. ( 0,5 điểm) 
Vai U: chỉ người mẹ- vai trên, vai con: vai dưới theo quan hệ thân tình ruột thịt trong gia đình.
B, c. (2 điểm) 
Câu
Kiểu câu
Hành động nói
1
Trần thuật
Kể
2
Nghi vấn
Hỏi
3
Trần thuật
Kể
4
Trần thuật
Trình bày
5
Trần thuật
Kể
6
Nghi vấn
Hỏi
7,8,9
Cầu khiến
Van xin
 2. CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1: Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “ Anh ăn cơm chưa?, Cậu đọc sách đấy à? Em đi đâu thế?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì? Mối quan hệ giữa người nói và người nghe ở đây nhưu thế nào?
Câu 2: 
Giải thích lí do lựa chọn trật tự từ trong nững câu sau đây:
a. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
 ( Bà Huyện Thanh Quan)
b. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê. ( Thép Mới)
c. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
 Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
 Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
 Chuyến phà dào dạt bến nước bình ca
 ( Tố Hữu)
d. Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
 ( Sự tích Hồ Gươm)
Câu 3: Cho biết sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a. Bao giờ cậu đi Hà Nội?
b. Cậu đi Hà Nội bao giờ?
Câu 4: Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không? Những câu này dùng để làm gì?
a. Đêm nay, đén phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượi, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về.
b. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.”
*Hướng dẫn chấm:
Câu 1: ( 1 điểm) Trong trường hợp giao tiếp, những câu như vậy dùng để chào. Người nghe không nhất thiết phải trả lời, mà có thể đáp lại bằng một câu chào khác ( Có thể cũng là một câu nghi vấn).
	Người nói và người nghe có quan hệ rất thân mật.
Câu 2: ( 2 điểm)
Đảo trật tự thông thường của từ nhằm nhấn mạnh tâm trạng hoài cổ( nhớ nước, thương nhà) của nhân vật trử tình.
Trật tự từ được sắp xếp theo thứ tự trước sau của thời gian, sự việc để đảm bảo lô-gic trong trình bày.
- Đặt cụm từ đẹp vô cùng trước để nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
 - Đảo hò ô lên trước để đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm cho lời thơ.
d. Trật tự từ được sắp xếp để nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiên tượng được nói đến trong câu.
Câu 3: (1 điểm)
Về hình thức: Trong câu (a) bao giờ đứng đầu câu, còn câu (b) bao giờ đứng cuối câu. (0,5 điểm)
	Về ý nghĩa: Câu (a) hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai, câu (b) hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong qua khứ. (0,5 điểm)
Câu 4: (1 điểm) Cả hai câu đều là câu trần thuật, dùng để cầu khiến 
 3.CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để:
- Yêu cầu một người bạn kể về chuyến tham quan hè vừa qua.
- Bộc lộ tình cảm, cảm xúc trước số phận của một nhân vật văn học.
Câu 2: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
 ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Câu 3:
	Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con.
 ( Ca dao)
Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nổi này?
 ( Chinh phụ ngâm khúc)
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu.
 ( Chế Lan Viên. Xuân)
Câu 4: Đặt hai câu theo nội dung sau:
a. Một câu cầu khiến có nội dung khuyên bạn em thường xuyên tập thể dục.
b. Một câu cảm thán có nội dung nói về môi trường nơi em đang sống.
Câu 5: Cho đoạn văn sau:
Chị Dậu xám mặt, vội đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
	- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
	- Tha này! Tha này!
	Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch ròi lại sấn đến để trói anh Dậu.
	Hình như tức quá không chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
	- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
	Cai lê tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
	Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. (...)
 (Trích Tắt đèn- Ngô Tất Tố)
Hãy phân tích sự thay đổi vai xã hội của nhân vật chị Dậu? Sự thay đổi vai xã hội của chị Dậu thể hiện ý nghĩa gì?
Hướng dẫn chấm:
Câu 1: ( 1 điểm)
Bạn có thể kể cho mình nghe chuyến tham quan hè vừa qua được không?
Lão Hạc ơi! Sao đời lão khốn cùng đến thế?
Câu 2: (1 điểm)
Câu (a) vắng chủ ngữ, còn câu (b) có chủ ngữ, ngôi thứ hai số ít. Nhờ có chủ ngữ câu trong (b) ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
Câu 3: 
Tất cả những câu này đều bộc lộ tình cảm cảm xúc. ( 0,5 điểm)
a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến. ( 0,5 điểm)
b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân ghuyên do chiến tranh gây ra. ( 0,5 điểm)
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống( Trước CM Tháng Tám) ( 0,5 điểm)
	Tuy bộc lộ cảm 
Câu 4: ( 2 điểm)
Bạn hãy thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt. ( 1 điểm)
Buồn thay! Môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. ( 1 điểm)
Câu 5: ( 2 điểm)
 Lúc đầu, chị Dậu xưng hô với cai lệ cháu –ông: bằng thái độ kính trọng, tỏ vè van xin, hạ mình là vai dưới.
	Nhưng thái độ và hành động của cai lệ vẫn thô bạo, chị Dậu vùng lên và thay đổi cách xưng hô: tôi- ông. Chị đặt vị trí của mình ngang hàng với cai lệ. 
	 Tiếp tục cai lệ hành động táo tợn và bất nhân, chị Dậu vùng lên phản kháng mạnh mẽ, thay đổi cách xưng hô: bà- mày.
Qua sự thay đổi vai xã hội của chị Dậu đến ba lần với cai lệ thể hiện tinh thần phản kháng mạnh mẽ của chị, chị là một người can đảm và giàu tình thương chồng.
	(Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm)
 4. CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn ( không quá nửa trang giấy) có sử dụng câu cầu khiến , câu trần thuật, câu cảm thán để khuyên các bạn hãy chăm lo học tập vì học tập là con đường hướng tới tương lai đúng đắn nhất. Gạch chân xác định rõ
Câu 2: Viết đoạn văn với chủ đề “Hãy bảo vệ môi trường!” Trong đoạn văn có sử dụng phép nói quá và nói giảm nói tránh 
Câu 3: Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc, đã chứng kiến hoặc tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia hội thoại, cách cư xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoiaj và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời.
Câu 4: Một số học sinh hiện nay có cách xưng hô là tôi gọi bạn mình là ông-bà. Em có đồng ý với điều này không? Hãy viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu thể hiện quan điểm của em.
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn về đề tài: Lợi ích của đi bộ với việc mở rộng kiến thức. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn trên.
 ñ Hướng dẫn chấm 
Câu 1: (3 điểm) 
HS viết đúng đoạn văn với nội dung khuyên các bạn hãy chăm lo học tập vì học tập là con đường hướng tới tương lai đúng đắn nhất . Đoạn văn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_2_hoang_thi_ly.doc