Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 12: Nội tiết - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 12: Nội tiết - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ Trình bày được sự giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.

+ Nêu được tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.

+ Trình bày được tính chất và vai trò của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết, từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống.

+Trình bày được cấu tạo, vị trí , chức năng của tuyến yên, tuyến giáp .

- Kĩ năng: Rèn cho HS các kĩ năng:

+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

+ Kĩ năng hoạt dộng nhóm.

+ Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK.

+ Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực.

+ Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Thái độ:

+ Giáo dục ý thức giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cơ thể.

+ Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại, tạo hứng thú học bộ môn.

+ Có ý thức vận dụng các kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập.

2. Định hướng phát triển năng lực học sinh

- Năng lực tự học, hợp tác nhóm, giao tiếp

- Năng lực tìm tòi kiến thức qua quan sát

- Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 1. Giáo viên

* ĐDDH:

- Tranh hình 55.1- 55.3 SGK /174

-Tranh hình 56.1- 56.3 SGK /177-178

- Tranh hình 57.1- 57.2 SGK /179-180

- Tranh hình 58.1,58.3 SGK/182,183, bảng phụ.

- Tranh hình 59.1,2,3 SGK/185,186.

 * Phương án tổ chức lớp học: trực quan, vấn đáp – tìm tòi, thảo luận nhóm.

 2. Học sinh

 - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các tuyến nội tiết

 - Tìm hiểu trước bài mới.

 - Hoàn thành mục I vào vở bài tập

 

doc 17 trang thucuc 9951
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 12: Nội tiết - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/04/2021
Chủ đề 12: NỘI TIẾT
(Kèm theo Công văn số 2214/SGDĐT-GDTrH ngày 3/11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định)
Tổng số tiết: 5 từ tiết: 58 đến tiết: 62
Giới thiệu Chủ đề/Bài học: Cùng với hệ thần kinh, các tuyến nội tiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lý trong cơ thể. Vậy tuyến nội tiét là gì? Chúng giống và khác với các tuyến mà em đã học trong chủ đề tiêu hóa ở những điểm nào? 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
- Kiến thức: 
+ Trình bày được sự giống nhau và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
+ Nêu được tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và vị trí của chúng.
+ Trình bày được tính chất và vai trò của các sản phẩm tiết của tuyến nội tiết, từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống.
+Trình bày được cấu tạo, vị trí , chức năng của tuyến yên, tuyến giáp .
- Kĩ năng: Rèn cho HS các kĩ năng:
+ Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
+ Kĩ năng hoạt dộng nhóm.
+ Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK.
+ Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, lắng nghe tích cực.
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Thái độ: 
+ Giáo dục ý thức giữ gìn sức khỏe, bảo vệ cơ thể. 
+ Củng cố niềm tin vào khả năng của khoa học hiện đại, tạo hứng thú học bộ môn.
+ Có ý thức vận dụng các kiến thức, kĩ năng học được vào cuộc sống, lao động, học tập.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh 
- Năng lực tự học, hợp tác nhóm, giao tiếp
- Năng lực tìm tòi kiến thức qua quan sát 
- Năng lực vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn
- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân
- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên
* ĐDDH: 
- Tranh hình 55.1- 55.3 SGK /174
-Tranh hình 56.1- 56.3 SGK /177-178
- Tranh hình 57.1- 57.2 SGK /179-180
- Tranh hình 58.1,58.3 SGK/182,183, bảng phụ.
- Tranh hình 59.1,2,3 SGK/185,186.
 * Phương án tổ chức lớp học: trực quan, vấn đáp – tìm tòi, thảo luận nhóm.
 2. Học sinh 
 - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các tuyến nội tiết 
 - Tìm hiểu trước bài mới.
 - Hoàn thành mục I vào vở bài tập
III. Tiến trình dạy học
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
HĐ1: TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5 phút)
Mục tiêu hoạt động: HS trình bày được cấu tạo và chức năng của các tuyến nội tiết
 - Mồ hôi do các tế bào tuyến tiết ra theo ống dẫn chảy ra ngoài. Loại tuyến này được gọi là tuyến ngoại tiết. Vậy các tuyến nội tiết khác với tuyến ngoại tiết như thế nào? 
- Sản phẩm của tuyến nội tiết là gì? 
- Hoocmôn có vai trò như thế nào?
* Dự kiến sản phẩm
- HS nêu sự khác nhau giữa các tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
- HS trả lời sản phẩm của tuyến nội.
- HS trả lời vai trò của hoocmôn.
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(210 phút)
NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT(37 phút)
Mục tiêu hoạt động: HS xác định được sản phẩm tiết của tuyến nội tiết. HS Phân biệt được tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết, trình bày được tính chất, vai trò của hooc môn, từ đó xác định tầm quan trọng của nội tiết.
I. Đặc điểm hệ nội tiết:
* Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục I và trả lời câu hỏi.
- Đặc điểm của hệ nội tiết là gì?
- Vai trò của hệ nội tiết trong hoạt động cơ thể?
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
* Dự kiến sản phẩm
- HS nêu đặc điểm của hệ nội tiết
(Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết) 
- HS nêu vai trò của hệ nội tiết. 
(Tuyến nội tiết sản xuất các hooc môn theo đường máu đến tế bào, cơ quan tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể)
 * Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
II. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
* Treo tranh H 55.1,2,3 SGK hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ các hình, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi .
- Nêu sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
- Hãy kể tên các tuyến mà em đã biết và cho biết chúng thuộc loại tuyến nào?
 - Giới thiệu các tuyến nội tiết chính của cơ thể trên hình.
* Tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết (tiết dịch tụy đổ vào ruột) lại vừa là một tuyến nội tiết quan trọng -> tuyến tụy là tuyến pha. Tuyến sinh dục cũng là tuyến pha.
 Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là các hooc môn.
 Mối quan hệ giữa các tế bào của cơ quan đích, là hooc môn như là chìa khóa (chìa khóa ở đây là hooc môn và ổ khóa là thụ thể tương ứng nằm trên màng hay trong tế bào của cơ quan với hooc môn đó).
* Dự kiến sản phẩm
àHS nêu sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
(- Tuyến nội tiết: chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích.
- Tuyến ngoại tiết chất tiết theo các ống dẫn tới các cơ quan tác động. 
- Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là hooc môn.)
- HS kể tên các tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
III. Hooc môn 
a. Tính chất của hooc môn.
* Yêu cầu học sinh đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- Hoocmôn có những tính chất nào?
- Lấy ví dụ minh hoạ cho từng tính chất.
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
* Gv cung cấp thêm thông tin, nêu thêm ví dụ:
 VD: Insulin do tụy tiết ra chỉ có tác dụng làm hạ đường huyết.
VD: Insulin của bò (thay Insulin của người) để chữa bệnh tiểu đường.
b. Vai trò của hooc môn 
- Hoocmôn có vai trò gì đối với cơ thể?
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
- GV lưu ý: Trong điều kiện hoạt động bình thường của các tuyến ta không thấy rõ vai trò của chúng, chỉ khi có sự mất cân bằng trong hoạt động của một tuyến nào đó gây tình trạng bệnh lý mới thấy vai trò của chúng.
- Ví dụ: Tuyến tụy không chỉ tiết đủ lượng insulin cần thiết để ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa glucôzơ thành glycôgen, sẽ làm tăng đường huyết, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.
* Dự kiến sản phẩm
- HS nêu những tính chất của hoocmôn và lấy ví dụ
(- Mỗi hoocmoon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.
- Hooc môn có hoạt tính sinh học rất cao 
- Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài)
- HS nêu vai trò của hoocmôn
(- Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể .
- Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.)
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
LUYỆN TẬP(5 phút)
Mục tiêu hoạt động: Củng cố kiến thức hệ nội tiết
C1. Chất tiết của tuyến nội tiết là:
 a. Hoocmôn b. Dịch tiêu hóa 
c. Dịch nhờn d. Kháng thể
C2. Thế nào là tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết? Kể tên các tuyến ngoại tiết và các tuyến nội tiết.
C3. Nêu tính chất và vai trò của hooc môn.
* Dự kiến sản phẩm
C1.a
C2. Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích. Các tuyến: tuyến giáp, tuyến trên thận, tuyến sinh dục, tuyến yên ..
- Tuyến ngoại tiết chất tiết theo các ống dẫn tới các cơ quan tác động.
 Các tuyến: tuyến mồ hôi, tuyến lệ, tuyến sữa, tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến tụy 
C3. Tính chất:
- Mỗi hoocmoon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.
- Có hoạt tính sinh học rất cao 
- Không mang tính đặc trưng cho loài.
 * Vai trò:
- Duy trì tính ổn định môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường
NỘI DUNG 2. TUYẾN YÊN, TUYẾN GIÁP(37 phút)
Mục tiêu hoạt động: Học sinh trình bày được vị trí, cấu tạo và cbức năng của tuyến yên, vị trí và chức năng của tuyến giáp
I. Tuyến yên 
* Yêu cầu học sinh quan sát hình 55.3SGK/174, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Tuyến yên nằm ở đâu? Có cấu tạo như thế nào? Chức năng của các bộ phận cấu tạo đó?
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
* Lưu ý: thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố ở da.
- Hooc môn tuyến yên tác động tới những cơ quan nào?
- GV mở rộng: Hoạt động của các tế bào tuyến thuộc thùy trước tuyến yên lại chịu sự điều khiển của các nơ ron thuộc vùng dười đồi. Thùy sau tuyến yên là các hooc môn của thùy sau là do chính các nơ ron từ vùng dưới đồi tiết ra bao gồm hooc môn chống đái tháo nhạt và ôxitôxin thần kinh có ảnh hưởng trức tiếp lên sự tiết các hooc môn.
- Cắt bỏ tuyến yên, phần tuyến trên thận teo lại. 
Các hooc môn FSH, LH ảnh hưởng đến buồng trứng và tinh hoàn --> tiết các hooc môn ơstrôgen, testôsterôn ảnh hưởng đến giới tính nam và nữ.
- Tuyến yên là tuyến nội tiết quan
* Dự kiến sản phẩm
- HS trả lời vị trí, cấu tạo, chức năng của tuyến yên.
(- Vị trí: Tuyến yên nằm ở nền sọ, có liên quan đến vùng dưới đồi.
- Cấu tạo: Gồm thùy trước và thùy sau giữa hai thùy là thùy giữa (chỉ phát triển ở trẻ nhỏ))
- HS nêu vai trò của tuyến yên
(Tuyến yên là một tuyến quan trọng nhất tiết các hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết các hooc môn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt các cơ trơn (cơ tử cung)) 
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
II. Tuyến giáp 
* Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi .
- Nêu vị trí của tuyến giáp?
- Cấu tạo của tuyến giáp như thế nào?
- Tuyến giáp tiết ra hooc môn gì? Nêu vai trò của hooc môn tuyến giáp.
- GV bổ sung và kết luận (tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất ) 
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Nêu ý nghĩa của cuộc vận động " Toàn dân dùng muối iôt" ? 
- GV: Cần dùng muối iôt trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Cung cấp thêm thông tin về vai trò của tuyến yên trong sự điều hòa hoạt động của tuyến giáp.
- Phân biệt bệnh bazơđô và bệnh bướu cổ do thiếu iốt? 
+ Nguyên nhân 
+ Hậu quả.
- GV giải thích: Vì sao người trưởng thành khi tuyến giáp hoạt động mạnh tiết ra nhiều tirôxin lại làm tăng tiêu dùng ôxi.
- Hooc môn canxitôxin của tuyến giáp và hooc môn của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và phôt pho trong máu.
- TH: tuyến cận giáp hoạt động yếu, canxi từ máu vào xương, làm xương giòn dễ gãy 
- TH: tuyến cận giáp hoạt động mạnh: Canxi được huy động nhiều vào máu làm xương mềm yếu dễ gãy.
* Dự kiến sản phẩm
- HS nêu vị trí của tuyến giáp. 
(Nằm trước sụn giáp của thanh quản)
- HS nêu cấu tạo của tuyến giáp
(Gồm nang tuyến và tế bào tuyến)
- HS nêu hooc môn tuyến giáp và vai trò.
(Hooc môn của tuyến giáp là tirôxin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể)
- HS nêu được ý nghĩa của cuộc vận động
- HS phân biệt bệnh bazơđô và bệnh bướu cổ do thiếu iốt
- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
LUYỆN TẬP(5 phút)
Mục tiêu hoạt động: Củng cố lại kiến thức của hs về tuyến yên và tuyến giáp
C1. Hoocmôn tuyến yên có tác dụng kích thích hoạt động của tuyến giáp là: 
a. ACTH b. TSH
c. KSH d. ADH
C2. Nêu vai trò của tuyến yên và tuyến giáp. 
C3. Vì sao nói tuyến yên là tuyến quan trọng nhất?
* Dự kiến sản phẩm
C1. b
C2. Tuyến yên: là một tuyến quan trọng nhất tiết các hooc môn kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác. Đồng thời tiết các hooc môn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, trao đổi glucôzơ, các chất khoáng, trao đổi nước và co thắt các cơ trơn (cơ tử cung)
- Tuyến giáp: tiết tirôxin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể.
C3. Vì tuyến yên giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác nhờ các hooc môn do tuyến yên tiết ra , đồng thời tuyến yên còn tiết ra các hooc môn có ảnh hưởng trực tiếp lên sự co thắt ở tử cung, lên sự điều hòa hoạt động bài tiết nước tiểu của thận ...
- Bệnh bướu cổ: Do thiếu iốt trong khẩu phần ăn, tirôxin không tiết ra được buộc tuyến giáp phải hoạt động mạnh để tạo tiroxin.
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
NỘI DUNG 3: TUYẾN TUỴ VÀ TUYẾN TRÊN THẬN(37 phút)
Mục tiêu hoạt động: phân biệt được chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy dựa trên cấu tạo của tuyến tuỵ. cấu tạo giải phẩu và chức năng của tuyến trên thận.
I. Tuyến tuỵ
* Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi
- Nêu chức năng của tuyến tụy mà em biết.
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ nghiên cứu thông tin mục I, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. 
- Dựa trên cấu tạo phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết của tuyến tụy?
- Các hooc môn của tuyến tụy là hooc môn nào và có chức năng gì?
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
- Trình bày tóm tắt quá trình điều hòa lượng đường huyết giữ được mức ổn định.
- Kết luận bổ sung: Nhờ tác dụng đối lập của hai loại hooc môn này mà tỉ lệ đường trong máu luôn ở mức ổn định.
- Liên hệ tình trạng bệnh lý: Bệnh hạ đường huyết, bệnh tiểu đường.
* Dự kiến sản phẩm
- HS nêu chức năng của tuyến tụy
- HS phân biệt chức năng nội tiết và ngoại tiết
- HS nêu chức năng của hooc môn tuyến tụy
(Chức năng nội tiết do các tế bào đảo tụy thực hiện.
+ Tế bào anpha: Tiết glucagôn.
+ Tế bào pêta: Tiết insulin
- Vai trò của hooc môn: Hai loại hooc môn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định.
Insulin làm giảm lượng đường huyết khi đường huyết tăng. Glucagôn làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm -> đảm bảo hoạt động sinh lý diễn ra bình thường.
- HS trình bày bằng sơ đồ
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
II. Tuyến trên thận
* Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và đọc thông tin trả lời câu hỏi.
- Cho biết vị trí, cấu tạo của tuyến trên thận?
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
? Nêu chức năng các hooc môn của tuyến trên thận?
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
- Hooc môn phần tủy tuyến trên thận cùng glucagôn của tuyến tụy -> điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.
- Tác dụng của hooc môn ađrênalin.
- Hooc môn canxitôxin của tuyến giáp và hooc môn của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và phôt pho trong máu.
- TH: tuyến cận giáp hoạt động yếu, canxi từ máu vào xương, làm xương giòn dễ gãy 
- TH: tuyến cận giáp hoạt động mạnh: Canxi được huy động nhiều vào máu làm xương mềm yếu dễ gãy
* Dự kiến sản phẩm
- HS nêu vị trí, cấu tạo của tuyến trên thận
(-Vị trí: Gồm một đôi nằm trên đỉnh hai quả thận.
- Cấu tạo gồm:
+Phần vỏ: 3 lớp (lớp ngoài, lớp giữa, lớp trong)
+Phần tủy) 
- HS nêu chức năng các hooc môn của tuyến trên thận.
(- Chức năng: 
+ Vỏ tuyến: Tiết các hooc môn có tác dụng điều hòa đường huyết điều hòa các muối natri, kali trong máu vàlàm thay đổi các đặc tính sinh dục nam. 
+ Tủy tuyến: Tiết ađrênalin và noađrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu)
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
LUYỆN TẬP(5 phút)
Mục tiêu hoạt động: Củng cố lại kiến thức hs về vai trò của tuyến tuỵ và tuyến trên thận
C1. Hoocmôn insulin do tuyến tuỵ tiết ra có tác dụng sinh lí như thế nào?
a. Chuyển glicôgen thành tinh bột dự trữ trong gan và cơ
b. Chuyển glucôzơ thành tinh bột dự trữ trong gan và cơ
c. Chuyển glicôgen thành glucôzơ dự trữ trong gan và cơ
d. Chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ
C2. Vỏ tuyến trên thận được phân chia làm mấy lớp?
a. 2 lớp b. 3 lớp
c. 4 lớp d. 5 lớp
C3. Nêu chức năng của hoocmôn của tuyến tụy.
C4. Nêu cấu tạo và chức năng của tuyến trên thận.
* Dự kiến sản phẩm
C1.d 
C2. b
C3. Vai trò của hooc môn: Hai loại hooc môn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu luôn ổn định.
C4. Cấu tạo gồm: Phần vỏ và phần tủy 
- Chức năng: 
+ Vỏ tuyến: Tiết các hooc môn có tác dụng điều hòa đường huyết điều hòa các muối natri, kali trong máu vàlàm thay đổi các đặc tính sinh dục nam. 
+Tủy tuyến tiết ađrênalin và noađrênalin có tác dụng điều hòa hoạt động tim mạch và hô hấp góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu.
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
NỘI DUNG 4: TUYẾN SINH DỤC(37 phút)
Mục tiêu hoạt động: Học sinh trình bày được chức năng của tinh hoàn, kể được tên và hiểu được ảnh hưởng của hooc môn sinh dục nam. HS trình bày được chức năng của buồng trứng, kể được tên và hiểu được ảnh hưởng của hooc môn sinh dục nữ.
I. Tinh hoàn và hooc môn sinh dục nam
*Hoạt động của tinh hoàn chịu ảnh hưởng của các hooc môn FSH, LH từ tuyến yên tiết ra.
* Hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ hình 58. 1, 2 SGK/182, yêu cầu hoàn thành bài tập điền từ trang 182 vào vở bài tập.
- Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
- Nêu chức năng của tinh hoàn và tác dụng của hooc môn do tinh hoàn tiết ra
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 58.1 SGK/183 vào vở bài tập.
- Treo bảng phụ gọi HS hoàn thành (phụ lục 1).
- Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam.
 - Xuất tinh lần đầu ở nam là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.
- Giới thiệu: Nếu bị cắt bỏ trước tuổi dậy thì: Cơ thể phát triển chiều cao, mất các đặc tính sinh dục phụ. Không có râu, không có lông nách, mũi, da mịn màng, giọng nói thanh cao.
Nếu bị cắt bỏ sau tuổi dậy thì: Ít có biến đổi bề ngoài nhưng tuối tinh và tuyến tiền liệt teo đi, còn có khả năng sinh dục nhưng không có con.
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cho hệ sinh dục, đặc biệt là ở tuổi dậy thì --> để bảo vệ cơ thể.
* Dự kiến sản phẩm
- HS hoàn thành bài tập điền từ trang 182 vào vở bài tập
- HS nêu chức năng của tinh hoàn và tác dụng của hooc môn do tinh hoàn tiết ra.
(- Tinh hoàn:+ Sản sinh tinh trùng +Tiết hooc môn sinh dục nam testôstêrôn.
- Hooc môn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam. )
- HS hoàn thành bảng 58.1 SGK/183 vào vở bài tập
- HS nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam.
GV đánh giá kết quả hoạt động của HS
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
II. Buồng trứng và hooc môn sinh dục nữ
*Hoạt động của buồng trứng chịu ảnh hưởng các hooc môn FSH, LH từ tuyến yên tiết ra .
* Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ hình 58.3 SGK, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bài tập điền từ.
- Gọi đại diện nhóm hoàn thành phần điền từ
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
- Nêu chức năng của buồng trứng và tác dụng của hooc môn do buồng trứng tiết ra.
- Yêu cầu HS hoàn thành bảng 58.2 SGK/184 vào vở bài tập.
- Treo bảng phụ gọi HS hoàn thành (phụ lục 2).
- Nêu những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì ở nữ.
 - Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
- Nhấn mạnh: Khi kinh nguyệt lần đầu xuất hiện là dấu hiệu của giai đoạn dậy thì chính thức.
- Giáo dục ý thức vệ sinh kinh nguyệt -> bảo vệ cơ thể 
* Dự kiến sản phẩm
- HS hoàn thành bài tập điền từ trang 183 vào vở bài tập
- HS nêu chức năng của buồng trứng và tác dụng của hooc môn do buồng trứng tiết ra 
- HS hoàn thành bảng 58.2 SGK/184 vào vở bài tập
- HS nêu dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì ở nữ
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
LUYỆN TẬP(5 phút)
Mục tiêu hoạt động: Củng cố lại kiến thức hs về tuyến sinh dục
C1. Ở nam giới, testôstêrôn do loại tế bào nào tiết ra?
a. Tế bào nón b. Tế bào que
c. Tế bào hạch d. Tế bào kẽ
C2. Ở nữ giới, hoocmôn nào có vai trò kích thích trứng chín và rụng?
a. Ơstrôgen b. LH
c. FSH d. Prôgestêrôn
C3. Nêu chức năng của tinh hoàn và tác dụng của hoocmôn do tinh hoàn tiết ra.
C4. Trình bày chức năng của buồng trứng và tác dụng của hoocmôn do buồng trứng tiết ra
* Dự kiến sản phẩm
C1. d
C2. b
C3- Tinh hoàn:
+ Sản sinh tinh trùng 
+ Tiết hooc môn sinh dục nam testôstêrôn.
- Hooc môn sinh dục nam gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nam. 
C4- Buồng trứng:
+ Sản sinh trứng 
+Tiết hooc môn sinh dục nữ ơstrogen 
- Ơstrôgen gây biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của nữ.
NỘI DUNG 5: SỰ ĐIỀU HÒA VÀ PHỐI HỢP HOẠT DỘNG CỦA CÁC TUYẾN NỘI TIẾT(37 phút)
Mục tiêu hoạt động: Hs hiểu được cơ chế của sự điều hòa các tuyến nội tiết. Hiểu rõ được sự phối hợp trong hoạt động nội tiết để giữ vững tính ổn định của môi trường trong
I. Điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết
* Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Hãy kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tiết ra từ tuyến yên.
- Vai trò của tuyến yên đối với hoạt động các tuyến nội tiết khác là gì?
* Hưỡng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ các hình 59.1,2 SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Trình bày sự điều hòa hoạt động của tuyến giáp và tuyến trên thận.
- Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa các tuyến yên đối với các tuyến nội tiết.
- Nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
* Dự kiến sản phẩm
- HS kể tên các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hooc môn tiết ra từ tuyến yên.
- HS nêu vai trò của tuyến yên
(Tuyến yên tiết hooc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết. Ngược lại hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hảm cũng bị sự chi phối của hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra . Đó là cơ chế tự điều hòa các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược)
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày sự điều hòa hoạt động của tuyến giáp và tuyến trên thận
- HS nêu mối quan hệ trong hoạt động điều hòa các tuyến yên đối với các tuyến nội tiết
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
II. Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Lượng đường trong máu tương đối ổn định do đâu?
- Trong thực tế khi lượng đường trong máu giảm mạnh -> nhiều tuyến nội tiết cùng phối hợp hoạt động -> tăng đường huyết 
* Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ 59.3 SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
- Trình bày sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm.
- Giáo viên nhận xét, hoàn thiện kiến thức. 
- Ngoài ra Ađrênalin và noađrênalin của phần tủy tuyến góp phần cùng glucagôn làm tăng đường huyết.
- Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết thể hiện như thế nào?
* Dự kiến sản phẩm
- HS trình bày được lượng đường trong máu tương đối ổn định.
- HS trình bày được sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết khi đường huyết giảm
(- Glucagôn (tuyến tụy)
- Cooctizôn (vỏ tuyến trên thận) --> tăng đường huyết)
- HS nêu phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
(Các tuyến nội tiết trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động có tác dụng duy trì tính ổn định môi trường bên trong đảm bảo cho các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra bình thường)
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
LUYỆN TẬP(5 phút)
Mục tiêu hoạt động: Củng cố lại kiến thức về các tuyến nội tiết trong sự phối hợp và điều hoà hoạt động
C1. Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH, hoocmôn này sẽ tác động ngược lên:
a. Vùng dưới đồi và tuyến trên thận.
b. Tuyến giáp và tuyến yên.
c. Vùng dưới đồi và tuyến giáp.
d. Tuyến yên và vùng dưới đồi.
C2. Cooctizôn do tuyến nội tiết nào tiết ra?
a. Tuyến giáp b. Tuyến trên thận
c. Tuyến yên d. Tuyến tuỵ
C3.Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hòa của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết khác.
* Dự kiến sản phẩm
C1.d
C2. B
C3. Tuyến yên tiết hooc môn điều khiển sự hoạt động của các tuyến nội tiết. Ngược lại hoạt động của tuyến yên được tăng cường hay kìm hảm cũng bị sự chi phối của hooc môn do các tuyến nội tiết tiết ra. Đó là cơ chế tự điều hòa các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
HĐ4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG(10 phút)
Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức để trả các câu hỏi và một số vấn đề trong thực tiễn liên quan đến tuyến nội tiết
Câu 1. Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây?
a. GH b. Glucagôn
c. Insulin d. Ađrênalin
Câu 2. Hoocmôn điều hoà sinh dục nam có thể được tiết ra bởi tuyến nội tiết nào dưới đây?
a. Tuyến tùng b. Tuyến trên thận
c. Tuyến tuỵ d. Tuyến giáp
Câu 3. Ở nữ giới, hoocmôn nào có tác dụng sinh lí tương tự như testôstêrôn ở nam giới?
a. Ađrênalin b. Insulin
c. Prôgestêrôn d. Ơstrôgen
Câu 4. Tuyến nội tiết nào dưới đây tham gia vào cơ chế điều hoà hoạt động của tuyến giáp?
a. Tuyến tuỵ b. Tuyến trên thận
c. Tuyến yên d. Tuyến tùng
Câu 5. Điều gì xảy ra đối với cơ thể khi hooc môn tăng trưởng GH tiết quá nhiều, quá ít?
Câu 6. Tại sao nói tuyến yên là một tuyến quan trọng chỉ đạo hầu hết các tuyến nội tiết khác? 
* Dự kiến sản phẩm
C1.c
C2.b
C3.d
C4. c
C5.Tiết nhiều thì người to, cao khổng lồ; tiết quá ít thì người lùn bé.
C6. Vì các hooc môn do tuyến yên tiết ra các tác dụng chỉ đạo hầu hết các tuyến nội tiết khác hoạt động .
- Tác dụng trực tiếp lên sự phát triển của sụn xương và cơ bắp, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên, hoặc tác dụng thông qua gan để tạo ra somatomedin có tác dụng kéo dài gấp 60 lần so với GH. 
* Đánh giá kết quả hoạt động: 
- HS đánh giá HS.
- GV đánh giá HS và ghi kết luận
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1
giống và khác nhau cơ bản giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Nội dung 2
Vì sao người trưởng thành khi tuyến giáp hoạt động mạnh tiết ra nhiều tirôxin lại làm tăng tiêu dùng ôxi
Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bươu cổ thiếu iốt
Nội dung 3
đảo tuỵ của người có bao nhiêu loại tế bào có khả năng tiết hoocmôn điều hoà đường huyết
Trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hoà lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucozơ ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tuỵ
Nội dung 4
biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ (trong tuổi vị thành niên)
Nội dung 5
Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết khác.
2. Câu hỏi/Bài tập 
Câu 1-[NB]. Ở đảo tuỵ của người có bao nhiêu loại tế bào có khả năng tiết hoocmôn điều hoà đường huyết?
 A. 5 loại B. 4 loại C. 2 loại D. 3 loại
Câu 2-[NB] Nêu rõ mối quan hệ trong hoạt động điều hoà của tuyến yên đối với các tuyến nội tiết khác.
Câu 3-[TH]. Trình bày những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. 
Câu 4-[TH]. Nguyên nhân dẫn tới những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì ở nam và nữ (trong tuổi vị thành niên) là gì? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng cần lưu ý?
Câu 5-[VD] Vì sao người trưởng thành khi tuyến giáp hoạt động mạnh tiết ra nhiều tirôxin lại làm tăng tiêu dùng ôxi?
Câu 6-[VD] Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bươu cổ thiếu iốt
Câu 7-[VDC]. Trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hoà lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucozơ ở mức ổn định nhờ các hooc môn của tuyến tuỵ
V. Phụ lục
Phụ lục 1: Bảng 58.1. Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nam
Lớn nhanh, cao vượt
Cơ bắp phát triển
Sụn giáp phát triển, lộ hầu
Cơ quan sinh dục to ra
Vỡ tiếng, giọng ồn
Tuyến mồ hồi, tuyến nhờn phát triển
Mọc ria mép
Xuất hiện mụn trứng cá
Mọc lông nách
Xuất tinh lần đầu
Mọc lông mu
Vai rộng, ngực nở
Phụ lục 1: Bảng 58.2. Những dấu hiệu xuất hiện ở tuổi dậy thì của nữ
Lớn nhanh
Hông nở rộng
Da trở nên mịn màng
Mông, đùi phát triển
Thay đổi giọng nói
Bộ phận sinh dục phát triển
Vú phát triển
Tuyến mồ hô, tuyến nhờ phát triển
Mọc lông mu
Xuất hiện mụn trứng cá
Mọc lông nách
Bắt dầu hành kinh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_chu_de_12_noi_tiet_nam_hoc_2020_2021.doc