Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 4: Hô hấp - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 4: Hô hấp - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

- Kiến thức:

+ HS trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.

+ Xác định trên hình các cơ quan hô hấp ở người và khái quát được chức năng của chúng.

+ HS trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.

+ Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào .

+ HS trình bày được tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.

+ Giải thích được cơ sở của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách.

+ Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.

+ Hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo của phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.

- Kỹ năng:

+ Quan sát tranh hình và thông tin phát hiện kiến thức.

+ Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế.

+ Hoạt động nhóm.

+ Rèn kỹ năng thực hành.

- Thái độ:

+ Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.

+ Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khoẻ tốt.

+ Ý thức bảo vệ cơ thể, giúp người khi bị nạn.

* GD ý thức bảo vệ môi trường , bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng giảm thiểu thải độc vào không khí, hạn chế sử dụng CN tạo nhiều khí thải; tang cường sử dụng năng lượng sạch. Tuyên truyền cho mọi hiểu được tác hại của thuốc lá

2. Định hướng phát triển năng lực học sinh

- Năng lực chung

+ Định hướng năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động tìm hiểu thông tin để nắm bắt các kiến thức liên quan đến hoạt động HÔ HẤP và các bệnh liên quan.

+ Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, sử dụng thuật ngữ chuyên môn và hợp tác trong tập thể. Phát triển năng lực tự quản lý bản thân.

+ Phát triển năng lực tư duy, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo trên nền kiến thức về hệ hô hấp

+ Năng lực làm việc, hợp tác theo nhóm, giao tiếp với tập thể và giáo viên, quản lí nhóm

- Năng lực riêng

+ Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày cấu tạo, vai trò và hoạt động sinh lý đặc trưng của hệ hô hấp, các bệnh lý liên quan và biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh.

+ Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Quan sát, phân tích thông tin, hình ảnh,.

+ Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Giải thích cơ chế tự điều hoà hô hấp, vận dụng phòng chống 1 số bệnh về hô hấp phổ biến trong đời sống

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên

+ Tranh 20.1  20.3 tr 64 – 65 /SGK.

+ Hình 21.1, 21.2, 21.4 tr 68, 69 SGK.

+ Bảng phụ 21 trang 69 SGK.

+ Sơ đồ vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn.

+ Một số tranh ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại.

+ Tư liệu về thành tích rèn luyện cơ thể đặc biệt với hệ hô hấp.

+ Hình 23.1 và 23.2 / tr 75, 76 SGK

+ Chiếu cá nhân, Gối bông cá nhân, Gạc hoặc vải mềm.

2. Học sinh:

+ Tìm hiểu tư liệu về hoạt động hô hấp ở người.

+ Ôn lại sơ đồ vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn.

+ Tranh ảnh về ô nhiễm không khí.

+ Gạc y tế hoặc vải mềm.

+ Tìm hiểu trước bài.

 

doc 11 trang thucuc 5211
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chủ đề 4: Hô hấp - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 25/11/2020 CHỦ ĐỀ 4 : HÔ HẤP
(Kèm theo Công văn số 2214/SGDĐT-GDTrH ngày 3/11/2020 của Sở GD&ĐT Bình Định)
Tổng số tiết: 4; từ tiết: 21 đến tiết:24
Giới thiệu Chủ đề/Bài học: Hô hấp là cơ quan rất quan trọng, từ xa xưa con người đã hiểu rằng sự sống luôn gắn liền với sự thở (Hô hấp). Cơ thể còn thở nghĩa là còn sống và ngược lại. Vì vậy, hô hấp là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người chúng ta. Vậy mỗi chúng ta đã hiểu gì về hô hấp ? 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức:
+ HS trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.
+ Xác định trên hình các cơ quan hô hấp ở người và khái quát được chức năng của chúng.
+ HS trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
+ Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào .
+ HS trình bày được tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
+ Giải thích được cơ sở của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách.
+ Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
+ Hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo.Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo của phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực. 
- Kỹ năng:
+ Quan sát tranh hình và thông tin phát hiện kiến thức. 
+ Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế. 
+ Hoạt động nhóm.
+ Rèn kỹ năng thực hành.
- Thái độ:
+ Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khoẻ tốt. 
+ Ý thức bảo vệ cơ thể, giúp người khi bị nạn.
* GD ý thức bảo vệ môi trường , bảo vệ cây xanh, trồng cây gây rừng giảm thiểu thải độc vào không khí, hạn chế sử dụng CN tạo nhiều khí thải; tang cường sử dụng năng lượng sạch. Tuyên truyền cho mọi hiểu được tác hại của thuốc lá
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh
- Năng lực chung 
+ Định hướng năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động tìm hiểu thông tin để nắm bắt các kiến thức liên quan đến hoạt động HÔ HẤP và các bệnh liên quan.
+ Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, sử dụng thuật ngữ chuyên môn và hợp tác trong tập thể. Phát triển năng lực tự quản lý bản thân.
+ Phát triển năng lực tư duy, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo trên nền kiến thức về hệ hô hấp
+ Năng lực làm việc, hợp tác theo nhóm, giao tiếp với tập thể và giáo viên, quản lí nhóm
- Năng lực riêng 
+ Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày cấu tạo, vai trò và hoạt động sinh lý đặc trưng của hệ hô hấp, các bệnh lý liên quan và biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏe mạnh.
+ Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Quan sát, phân tích thông tin, hình ảnh,..
+ Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Giải thích cơ chế tự điều hoà hô hấp, vận dụng phòng chống 1 số bệnh về hô hấp phổ biến trong đời sống 
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
+ Tranh 20.1 à 20.3 tr 64 – 65 /SGK.
+ Hình 21.1, 21.2, 21.4 tr 68, 69 SGK.
+ Bảng phụ 21 trang 69 SGK.
+ Sơ đồ vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn.
+ Một số tranh ảnh về ô nhiễm không khí và tác hại.
+ Tư liệu về thành tích rèn luyện cơ thể đặc biệt với hệ hô hấp.
+ Hình 23.1 và 23.2 / tr 75, 76 SGK 
+ Chiếu cá nhân, Gối bông cá nhân, Gạc hoặc vải mềm.
2. Học sinh:
+ Tìm hiểu tư liệu về hoạt động hô hấp ở người.
+ Ôn lại sơ đồ vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn.
+ Tranh ảnh về ô nhiễm không khí.
+ Gạc y tế hoặc vải mềm. 
+ Tìm hiểu trước bài.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát khởi động( 10ph)
Mục tiêu hoạt động: Hs hình thành ý niệm ban đầu về hô hấp, vai trò của hô hấp đối với sự sống con người.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
 - GV yêu cầu học sinh: 
+ Thực hiện nín thở khoảng 30 giâyà Cho nhận xét
+ Suy nghĩ, dự đoán về thành phần khí khi hít vào và thở ra.
- Nhận xét cảm giác khi nhịn thở, dự đoán thành phần khí khi hít vào và thở ra.
- GV: Vậy hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể và hệ hô hấp gồm những cơ quan nào, hoạt động ra sao, chúng ta cùng nghiên cứu tìm hiểu chủ đề này.
- Khi nhịn thở có cảm giác mệt, khó chịu.
- Dự đoán: thành phần khí khi hít vào là O2 và thở ra là CO2
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức( 140ph)
Nội dung I (35ph)
Mục tiêu hoạt động: HS trình bày khái niệm hô hấp và vai trò hệ hô hấp với cơ thể.
HS phải nắm và trình bày được các cơ quan hô hấp và thấy rõ cấu tạo phù hợp chức năng.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
I. Hô hấp và các cơ quan hộ hấp:
1. Khái niệm hô hấp:
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin quan sát H20.1. Kết hợp với sơ đồ SGK:
GV nêu câu hỏi:
+ Hô hấp là gì ?
+ Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào ? 
+ Hô hấp có liên quan như thế nào với hoạt động sống của cơ thể ?
+ Sự thở có ý nghĩa gì với hệ hô hấp ?
- HS trao đổi nhóm, vận dụng kiến thức thảo luận hoàn thành nhiệm vụ học tập giáo viên giao. 
-Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại
- GV bao quát cả lớp, giúp đỡ nhóm yếu.
- GV đánh giá kết quả và hoàn thiện kiến thức.
- GV lưu ý: Với câu hỏi thứ 3 nên viết sơ đồ cụ thể để giải thích về vai trò của hệ hô hấp
Gluxit + O2 Enzim ATP + CO2 + H2O
ATP cần cho mọi hoạt động của tế bào cơ thể .
- GV: Ta nói sự thở là quá trình hô hấp đã hoàn chỉnh chưa ?
- GV lưu ý cho HS : Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho sự trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào.
HS rút ra kiến thức
2/ Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng:
- Yêu cầu HS quan sát hình 20.2 - 20.3 và bảng 20 SGK, trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào ? 
+ Cấu tạo các cơ quan đó ?
- Một HS trình bày trên tranh, HS khác theo dõi, nhận xét bổ sung.
=> HS tự rút ra kết luận.
- GV nhận xét hoàn chỉnh và đi sâu phân tích trên hình vẻ cho HS rõ.
- GV giảng giải thêm: 
- Trong suốt đường dẫn khí đều có hệ thống mao mạch và lớp chất nhầy.
- Cấu tạo phế nang và hoạt động trao đổi khí ở phế nang.
- GV: Khái quát chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi ?
Liên hệ; Đường dẫn khí có chức năng làm ẩm không khí, vậy tại sao mùa đông đôi khi chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh vào phổi?
I.Hô hấp,các cơ quan hộ hấp:
1. Khái niệm hô hấp:
Dự kiến sản phẩm
+ Hs nêu k/ niệm hô hấp
+ Gồm 3 giai đoạn: Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
+ Nhờ có hô hấp mà cơ thể mới đủ ôxi để taọ ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và toàn bộ cơ thể. 
* Kết luận:
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho tế bào của cơ thể và thải CO2 ra ngoài.
- Vai trò: Nhờ hô hấp mà ôxi được lấy vào để ôxi hóa các hợp chất hữu cơ tạo ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: 
 + Sự thở. 
 + Trao đổi khí ở phổi. 
 + Trao đổi khí ở tế bào.
Đánh giá kết quả :
HS đánh giá HS – GV đánh giá HS
2/ Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng:
Dự kiến sản phẩm
- Cá nhân tự nghiên cứu bảng 20 quan sát hình, tranh xác định các cơ quan hô hấp.
- HS nắm bắt thông tin.
- HS nêu khái quát chức năng
* Kết luận:
- Cấu tạo:Hệ hô hấp gồm
+ Đường dẫn khí : khoang mũi, hầu, thanh quản, khí quản, phế quản.
+ Hai lá phổi.
- Chức năng:
+ Đường dẫn khí dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm và ấm không khí đi vào phổi.
- Phổi thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
Đánh giá kết quả :
HS đánh giá HS – GV đánh giá HS
Nội dung II (35ph)
Mục tiêu hoạt động: HS trình bày được cơ chế thông khí ở phổi thực chất là hít vào và thở ra - HS phải trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và ở tế bào, đó là sự khuếch tán các chất khí: oxy, cácbônic
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
II: Hoạt động hô hấp.
1. Sự thông khí ở phổi
- GV yêu cầu nghiên cứu thông tin SGK + Qs H.21-1.
- GV nêu câu hỏi:
+ Vì sao khi các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực tăng lên và ngược lại ?
+ Thực chất sự thông khí ở phổi là gì ?
- GV đánh giá kết quả của các nhóm.
- GV giảng giải thêm bằng hình vẽ H.21-1 ( có thể dùng hình ảnh chiếc đèn xếp để HS dễ hiểu).
- GV tiếp tục nêu câu hỏi để HS thảo luận.
+ Các cơ xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động như thế nào đễ tăng giảm thể tích lồng ngực ?
+ Hô hấp bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc những yếu tố nào?
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV sử dụng H.21-2 giảng giải thêm 1 số thể tích khí.
Giáo dục học sinh nên tập hít thở sâu. 
- GV hỏi: Vì sao nên tập hít thở sâu ?:
2. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào:
- GV nêu vấn đề:
+ Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào thực hiện theo cơ chế nào ?
- GV giới thiệu bảng 21:
- GV Yêu cầu:
+ Nhận xét thành phần khí hít vào và thở ra?
+ Do đâu có sự chênh lệch nồng độ các chất khí ?
- GV đánh giá kết quả của các nhóm. GV cần giảng giải thêm vì phần này khó.
- GV yêu cầu HS quan sát H.21-4, yêu cầu: Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 ?
- GV đánh giá kết quả, hoàn thiện kiến thức.
- GV dùng tranh sự vận chuyển máu phân tích thêm:
+ Sự TĐK ở phổi thực chất là sự trao đổi giữa mao mạch phổi với phế nang: Nồng độ O2 trong mao mạch thấp, còn CO2 cao và ngược lại.
- Sự ĐK ở TB là sự trao đổi giữa TB với mao mạch, mà ở TB tiêu dùng O2 nhiều nên nồng độ O2 bao giờ cũng thấp, còn CO2 cao. Máu ở vòng tuần hoàn lớn đi tới các TB giàu O2 nên có sự chênh lệch nồng độ dẫn đến khuếch tán.
àCơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
- GV hỏi thêm: Giữa sự trao đổi khí ở TB và phổi ở đâu quan trọng hơn ?
- GV giúp HS giải thích rõ điều này.(Nếu HS không trả lời được)
II: Hoạt động hô hấp.
1. Sự thông khí ở phổi
Dự kiến sản phẩm
HS nêu được:
+ Xương sườn nâng lên, cơ liên sườn, cơ hoành co, lồng ngực kéo lên, rộng, nhô ra..
+ Nhờ vào động tác hít vào và thở ra.
* Kết luận:
- Sự thông khí ở phổi là nhờ cử động hô hấp (hít vào và thở ra).
- Trong cử động hô hấp có sự phối hợp hoạt động của các cơ hô hấp (cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn) làm thay đổi thể tích lông ngực, giúp cho không khí trong phỗi thường xuyên được đổi mới.
- Dung tích phổi phụ thuộc: tầm vóc, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập 
Đánh giá kết quả :
HS đánh giá HS – GV đánh giá HS
2. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào:
Dự kiến sản phẩm
 HS nêu được có sự thay đổi thành phần không khí 
- Có sự TĐK xảy ra
- HS mô tả được sự khuếch tán không khí
Ở phổi :
+ O2 từ phổi vào máu.
+ CO2 từ máu vào phổi.
 Ở tế bào :
+ O2 từ máu vào tế bào.
+ CO2 từ tế bào vào máu.
*Kết luận:
- Sự TĐK ở phổi :
+ O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
+ CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
- Sự TĐK ở tế bào:
+ O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
+ CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Đánh giá kết quả :
HS đánh giá HS – GV đánh giá HS
Nội dung III (35ph)
Mục tiêu hoạt động: Chỉ ra được các tác nhân có hại cho hệ hô hấp.
+ Nêu các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân gây hại . 
+ HS chỉ ra được ích lợi của việc luyện tập hít thở sâu từ nhỏ.
+ Xây dựng cho mình phương pháp luyện tập phù hợp có hiệu qủa
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
III: Vệ sinh hô hấp.
1. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại: 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 22, ghi nhớ kiến thức.
- GV nêu câu hỏi:
+ Có những tác nhân gây hại nào tới hoạt động hô hấp?
+ Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?
-Đại diện nhóm phát biểuà nhóm khác bổ sung
- GV lưu ý: Ở câu hỏi 2 HS có thể kể rất nhiều biện pháp, sau đó GV tóm tắt lại 3 vấn đề:
 + Bảo vệ môi trường chung.
 + Môi trường làm việc.
.+Trồng cây xanh
- GV nêu câu hỏi liên hệ thực tế: Vậy bản thân em đã làm gì bảo vệ môi trường trong sạch ở trường lớp?
- GV sử dụng tranh ảnh về ô nhiểm môi trường, giới thiệu cho HS quan sát => khẳng định tác nhân gây hại.
GDBVMT: cho HS nắm được hậu quả của việc chặt phá rừng và các chất thải công nghiệp: khí , bụi .. đối với hô hấp à GD ý thức bảo vệ MT
2. Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK/ tr 72,73.
- GV nêu câu hỏi:
+ Vì sao khi luyện tập thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lý tưởng ?
+ Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp ?
- GV lưu ý sẽ có nhiều ý kiến khác nhau của HS khi trao đổi, GV phải tổng hợp thành nhóm kiến thức.
- GV bổ sung thêm: 
+ Dung tích sống phụ thuộc dung tích phổi và khí cặn.
+ Dung tích phổi phụ thuộc vào thể tích lồng ngực.
+ Dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển khung xương sườn.
+ Ở tuổi phát triển tập luyện thì khung xương sườn mở rộng, sau tuổi đó thì không phát triển được nữa.
- GV đưa một số ví dụ về: Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp.
- GV hỏi:
+ Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh ?
+ Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống của phổi phụ thuộc những yếu tố nào ?
III. Vệ sinh hô hấp.
1. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại: 
Dự kiến sản phẩm
HS nêu được: Bụi, NOx , SOx , CO , các chất độc hại, các VSV gây bệnh.
- Trồng cây xanh, đeo khẩu trang, không hút thuốc lá 
* Kết luận
- Các tác nhân có hại cho đường hô hấp là: Bụi, chất khí độc như NOx, SOx, CO, Nicôtin, nitrôzamin, các vi sinh vật gây nên các bệnh lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi 
- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân gây hại:
+ Xây dựng môi trường trong sạch: trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bải.
+ Không hút thuốc lá
+ Đeo khẩu trang trong khi lao động ở môi trường có nhiều bụi
2. Cần luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh:
Dự kiến sản phẩm
 - Khi luyện tập TDTT đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng ® có được tổng dung tích của phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu.
 - Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra.
- Dung tích sống phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, tình trạng sức khỏe 
Giải thích: Thở sâu ® lượng khí lưu thông lớn hơn.
* Kết luận: - Cần luyện tập thể dục thể thao, phối hợp với tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé sẽ có hệ hô hấp khoẻ mạnh
- Luyện tập thể thao phải vừa sức, rèn luyện từ từ.
Nội dung IV (35ph)
Mục tiêu hoạt động: Tìm hiểu các nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp. 
 Nắm được các bước tiến hành khi hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
IV: Thực hành hô hấp nhân tạo.
1. Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin
- Có những nguyên nhân nào làm hô hấp của người bị gián đoạn?
 - Khi bị thiếu khí hay có nhiều khí độc, khiêng nạn nhân ra khỏi khu vực đó.
- HS trả lờià HS khác bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận
2. Phương pháp hô hấp nhân tạo:
- GV nêu yêu cầu:
+ Phương pháp hà hơi thổi ngạt được tiến hành như thế nào ?
- GV lưu ý cho HS: 
+ Nếu miệng nạn nhân cứng khó mở, có thể dùng tay bịt miệng và thổi vào mũi.
+ Nếu tim đồng thời ngừng đập thì có thể đồng thời vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim.
- GV yêu cầu: Thực hiện phương pháp ấn lồng ngực ở nhóm.
- GV giám sát các nhóm, giúp đỡ các nhóm yếu, thao tác chưa chính xác.
- GV gọi vài nhóm để kiểm tra.
- GV đánh giá công việc của nhóm.
- GV lưu ý cho HS: 
+ Có thể đặt nạn nhân nằm sấp, đầu hơi nghiêng sang một bên.
+ Dùng hai tay và sức nặng cơ thể ấn vào phần ngực dưới của nạn nhân theo từng nhịp
IV.Thực hành hô hấp nhân tạo.
1. Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp:
Dự kiến sản phẩm
HS trả lời theo thực tế và khả năng hiểu biết của bản thân
*Kết luận:Do đuối nước, điện giật, ngạt khí
2. Phương pháp hô hấp nhân tạo:
Dự kiến sản phẩm
- HS nêu được các biện pháp.
* Kết luận:
-Phương pháp hà hơi thổi ngạt( Xem SGK )
- Phương pháp ấn lồng ngực( Xem SGK )
- HS nghieân cöùu SGK trang 76, naém baét kieán thöùc. 
- Từng cặp HS cùng giới tính tiến hành các thao tác hô hấp theo PP ấn lồng ngực
Hoạt động 3: Luyện tập (20ph)
Mục tiêu hoạt động: Củng cố cho HS nắm được những kiến thức cơ bản, trọng tâm của chủ đề hô hấp
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá
kết quả hoạt động
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời:
-Các câu hỏi xem mục IV: câu hỏi /bài tập
-Yêu cầu HS hoàn thành kiến thức bằng sơ đồ tư duy hoạt động hô hấp
- Yêu cầu 2 nhóm hs lên thực hiện lại các thao tác thực hành hô hấp nhân tạo 
- HS trả lời được, và hoàn thành một số bài tập mà GV đề ra.
-Sơ đồ tư duy1,2
- HS thực hiện thao tác đúng.
Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng(10ph)
Mục tiêu hoạt động: Vận dụng được kiến thức vào một số tình huống cụ thể.
- Biết ứng xử thích hợp trong các tình huống về vấn đề hô hấp.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- GV hỏi :
+ Đường dẫn khí có chức năng làm ấm không khí, vậy tại sao mùa đông đôi khi chúng ta lại bị nhiễm lạnh vào phổi ?
+ Chúng ta cần có biện pháp gì bảo vệ cơ quan hô hấp ?
+ Vì sao nên tập hít thở sâu ?
- GV sử dụng tranh ảnh về ô nhiểm môi trường, giới thiệu cho HS quan sát => khẳng định tác nhân gây hại.
+ Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình?
+ Hút thuốc lá có hại như thế nào đến hô hấp ?
+ Hãy đề ra biện pháp tập luyện để có hệ hô hấp khoẻ mạnh 
- HS giải thích được tình huống thực tế.
- Yêu cầu nêu được: Không vứt rác, xé giấy, không khạc nhổ bừa bãi tuyên truyền cho các bạn khác cùng tham gia.
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Các nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Nội dung 1
C1. Hô hấp là gì ? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào ? 
C2. Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào ? Cấu tạo các cơ quan đó ?
C3. Khái quát chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi ?
C6. Hô hấp có liên quan như thế nào với hoạt động sống của cơ thể ?
C10. Đường dẫn khí có chức năng làm ấm không khí, vậy tại sao mùa đông đôi khi chúng ta lại bị nhiễm lạnh vào phổi ?
C11 Vì sao các nhà du hành vũ trụ, lính cứu hoả, có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu ô xy?
Nội dung 2
C4:Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 ?
C7. Ta nói sự thở là quá trình hô hấp đã hoàn chỉnh chưa ?Vì sao chỉ cần ngưng thở 3-5 phút thì máu qua phổi chẳng có ô xy để nhận?
C8. Hô hấp bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc những yếu tố nào?
C12 Vì sao cần phải tập hít sâu, thở mạnh?
Nội dung 3
C5. Có những tác nhân gây hại nào tới hoạt động hô hấp?
C9 Vì sao khi luyện tập thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lý tưởng ?Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp ?
C13 Hút thuốc lá có hại như thế nào đến hệ hô hấp ? Hãy đề ra biện pháp tập luyện
 để có hệ hô hấp khoẻ mạnh ?
C15 Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần
 phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình? bản thân em đã làm gì bảo vệ môi trường trong sạch ở trường lớp?
Nội dung 4
C14 Khi bị đuối nước, điện giật ta cần làm gì trước khi tiến hành hô hấp nhân tạo?
2. Câu hỏi/ bài tập
Câu hỏi 1: - [NB] Hô hấp là gì ? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào ? 
Câu hỏi 2: - [NB] Hệ hô hấp gồm những cơ quan nào ? Cấu tạo các cơ quan đó ?
Câu hỏi 3: - [NB]Khái quát chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi ?
Câu hỏi 4: - [NB]Mô tả sự khuếch tán của O2 và CO2 ?
Câu hỏi 5: - [NB] Có những tác nhân gây hại nào tới hoạt động hô hấp?
Câu hỏi 6: - [TH] Hô hấp có liên quan như thế nào với hoạt động sống của cơ thể ?
Câu hỏi 7: - [TH] Ta nói sự thở là quá trình hô hấp đã hoàn chỉnh chưa ?Vì sao chỉ cần ngưng thở 3-5 phút thì máu qua phổi chẳng có ô xy để nhận?
Câu hỏi 8: - [NB] Hô hấp bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc những yếu tố nào?
Câu hỏi 9: - [TH] Vì sao khi luyện tập thể thao đúng cách thì có được dung tích sống lý tưởng ?Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp ?
Câu hỏi 10: - [VD] Đường dẫn khí có chức năng làm ấm không khí, vậy tại sao mùa đông đôi khi chúng ta lại bị nhiễm lạnh vào phổi ?
Câu hỏi 11: - [VD] Vì sao các nhà du hành vũ trụ, lính cứu hoả, có thể hoạt động bình thường trong môi trường thiếu ô xy?
Câu hỏi 12: - [VD]Vì sao cần phải tập hít sâu, thở mạnh?
Câu hỏi 13: - [VD] Hút thuốc lá có hại như thế nào đến hệ hô hấp ? Hãy đề ra biện pháp tập luyện
 để có hệ hô hấp khoẻ mạnh ?
Câu hỏi 14: - [VD] Khi bị đuối nước, điện giật ta cần làm gì trước khi tiến hành hô hấp nhân tạo?
Câu hỏi 15: - [VDC]Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần
 phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình? bản thân em đã làm gì bảo vệ môi trường trong sạch ở trường lớp?
V. Phụ lục
SÔ ÑOÀ TÖ DUY 1
(chức năng: trao đổi khí)
Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và bảo vệ phổi
HOÂ HAÁP VAØ
CAÙC CÔ QUAN 
HOÂ HAÁP 
SÔ ÑOÀ TÖ DUY 2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_chu_de_4_ho_hap_nam_hoc_2020_2021.doc