Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương 2: Vận động - Tiết 1+2 - Phan Tất Khả

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương 2: Vận động - Tiết 1+2 - Phan Tất Khả

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

* Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiếc thức mới.

* Nội dung: Chức năng chính bộ xương.

* Kĩ thuật tổ chức: Quan sát tranh các vụ tai nạn gãy xương tay, chân, vỡ hộp sọ hoặc cho học sinh kể các trường hợp gãy xương tay, chân dã bị. Qua hình ảnh quan sát em có nhận xét gì về chức năng bộ xương?

* Sản phẩm: Học sinh rút ra được chức năng chính bộ xương bảo vệ nâng đỡ cơ thể từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ bộ xương.

 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

 *Mục tiêu: Xác định được tên và vị trí của các xương chính trong cơ thể. Các loại xương, khớp đồng thời nắm được cấu tạo của các xương phù hợp với chức năng của chúng, nêu ý nghĩa hệ vận động trong đời sống.Các biện pháp bảo vệ bộ xương.

* Nội dung:

 - Các thành phần chính của bộ xương. Các khớp xương.

 

doc 6 trang thucuc 3690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương 2: Vận động - Tiết 1+2 - Phan Tất Khả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Ngày 25 tháng 9 năm 2020 Tuần: từ tuần 4 
 Ngày dạy: từ ngày 28/9 đến ngày 29 / 9 Tiết : từ tiết 7,8
 Chủ đề : Chương II - VẬN ĐỘNG
 Số tiết : 6
 Tiết 1: Bộ xương
 Tiết 2: Cấu tạo và tính chất của xương.
A.MỤC TIÊU CHUNG CHỦ ĐỀ.
 I. Kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực:
 1. Kiến thức:
 a. Bộ xương :- Các thành phần chính của bộ xương.Ý nghĩa của hệ vận động. 
 - Biết cách bảo vệ bộ xương và cách phòng tránh sai khớp.
 b.Cấu tạo và tính chất của xương: 
 - Mô tả cấu tạo của một xương dài. Sự lớn lên và dài ra của xương
 - Thành phần hóa học và tính chất của xương
 - Biết cách bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm và kĩ năng khái quát hóa, nêu vấn đề, phân tích.
 * Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi HS đọc SGK, quan sát.
 - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, tự tin trình bày trước nhóm, tổ, lớp.
 3. Thái độ: Yêu thích môn học, bảo vệ môi trường và sức khỏe cơ thể.
 4. Phát triễn các năng lực: 
 a) Năng lực chung: Tự học; Giải quyết vấn đề; Giao tiếp; Hợp tác; Ngôn ngữ; Tư duy. 
 b) Năng lực chuyên biệt: Kiến thức sinh học; Nghiên cứu khoa học.
II. Giáo viên chuẩn bị : 
1. Giáo viên: Hình 7.1 ; 7.2 ; 7.3 ; 7.4 SGK. Hình 8.1 SGK, vật mẫu.
2. Học sinh chuẩn bị: Vật mẫu xương gà, ếch, kiến thức liên quan chủ đề vận động. 
B. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG .
 Tiết 1: BỘ XƯƠNG
 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề, kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiếc thức mới.
* Nội dung: Chức năng chính bộ xương.
* Kĩ thuật tổ chức: Quan sát tranh các vụ tai nạn gãy xương tay, chân, vỡ hộp sọ hoặc cho học sinh kể các trường hợp gãy xương tay, chân dã bị. Qua hình ảnh quan sát em có nhận xét gì về chức năng bộ xương?
* Sản phẩm: Học sinh rút ra được chức năng chính bộ xương bảo vệ nâng đỡ cơ thể từ đó đưa ra các biện pháp bảo vệ bộ xương.
 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
 *Mục tiêu: Xác định được tên và vị trí của các xương chính trong cơ thể. Các loại xương, khớp đồng thời nắm được cấu tạo của các xương phù hợp với chức năng của chúng, nêu ý nghĩa hệ vận động trong đời sống.Các biện pháp bảo vệ bộ xương.
* Nội dung: 
 - Các thành phần chính của bộ xương. Các khớp xương. 
* Kĩ thuật tổ chức: 
 Hoạt động 1: CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
1.Chuyển giao nhiệm vụ.
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình 7.1,7.2,7.3 và liên hệ các phần bộ xương trên cơ thể.
- Hướng dẫn quan sát trên mô hình. 
- Cho HS thảo luận (5’) trà lời.1. Bộ xương người được chia thành mấyphần chính? Mỗi phần gồm 
những xương nào?
2. Nêu vai trò bộ xương?
3.Bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng thể hiện như thế nào?
4. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân? Vì sao có sự khác nhau đó? (HS giỏi)
3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV lần lượt yêu cầu các nhóm báo các đáp án ở phần nhiệm vụ được giao.
- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung, nhận xét GV chốt kiến thức, tuyên dương nhóm có kết quả đúng nhất
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Quan sát cấu tạo bộ xương trên mô hình. Quan sát hình SGK liên hệ trên cơ thể. Đọc thông tin SGK
- Thảo luận nhóm (4HS/ nhóm) hoàn thành đáp án.
4. Báo cáo kết quả hoạt động.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
 5. Sản phẩm mong đợi.
*Bộ xương người gồm 3 pần chính : 
- Xương đầu : xương sọ và xương mặt . 
- Xương thân : cột sống và lồng ngực .
- Xương chi : xương đai và xương chi.
* Vai trò: Nâng đỡ, tạo khung cho cơ thể, là nơi bám của cơ, bảo vệ nội quan.
- Cột sống cong ở 4 chỗ -> đứng thẳng. 
- Về cấu tạo khá giống nhau nhưng có sự khác nhau về kích thước, cấu tạo của đai vai và đai hông, sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay và bàn chân vì hoạt động của tay chân khác nhau và để phù hợp với quá trình đứng thẳng và lao động. 
Hoạt đông2. CÁC KHỚP XƯƠNG
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
1.Chuyển giao nhiệm vụ.
- Cho HS quan sát H7.4. kết hợp trình chiếu các loại khớp giới thiệu về các khớp xương. 
1. Thế nào gọi là khớp xương? Có mấy loại khớp chính? Nêu rõ đặc điểm cấu tạo vai trò từng loại khớp?
2. Trong bộ xương người loại khớp nào chiếm nhiều hơn? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sống của con người?
3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV lần lượt yêu cầu các nhóm báo các đáp án ở phần nhiệm vụ được giao.
- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung, nhận xét GV chốt kiến thức, tuyên dương nhóm có kết quả đúng nhất
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Quan sát hình, đọc thông tin, liên hệ thực tế trên cơ thể hoàn thành đáp án trả lời.
- Thảo luận nhóm (4HS/ nhóm) hoàn thành đáp án.
4. Báo cáo kết quả hoạt động.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
5. Sản phẩm mong đợi.
*Khớp xương: Là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương .
* Các loại khớp : Có 3 loại khớp chính.
- Khớp động: Cử động dễ dàng nhờ 2 đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong bao chứa dịch khớp.
 Ví dụ : ở cổ tay
- Khớp bán động: Giữa hai đầu xương là đĩa sụn nên hạn chế cử động .Ví dụ : Khớp các đốt sống.
- Khớp bất động: Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa nên không cử động được 
 Ví dụ : Khớp hộp sọ
- Khớp động và bán động chiếm nhiều -> giúp con người vận động và lao động. 
 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
*Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được ở hoạt động hình thành kiến thức.
*Nội dung: Xác định trên mô hình các phần chính của bộ xương. Chức năng chính bộ xương.
*Kĩ thuật tổ chức:
 Giáo viên sử dụng mô hình bộ xương ngươi, cho học sinh xung phong lên xác định các thành phần bộ xương trên mô hình và nêu chức năng. Dựa vào kết quả đạt được chấm điểm trực tiếp và tuyên dương khuyến khích.
 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG.
* Mục tiêu:- Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống. Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
*Nội dung: - Các biện pháp phòng tránh gãy, bể, dập nát xương mà em biết? Để xương chắc khoẻ thực hiện tốt chức năng thì trong chế độ ăn, uống chúng ta cần chú ý điều gì? Tìm hiểu về cấu tạo và tính chất xương.
 *Kĩ thuật tổ chức: Yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà và báo cáo tiết học tiếp theo. Tìm hiểu bài mới.
 *Dự kiến sản phẩm của học sinh.
 - Các biện pháp: Tránh bị té, ngã, va đập mạnh, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, tham gia giao thông thực hiện đúng luật phòng tránh xảy ra tai nạn.
 - Cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, trong chế độ ăn chú ý cân đối thức ăn cung cấp đủ can xi cho xương phát triển, đối trẻ nhỏ thường xuyên tắn nắng vào buổi sáng, tốt nhất 7 – 9 giờ sáng.
 Tiết 2: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG.
 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu: Củng cố chức năng bộ xương.
* Nội dung: Nêu cấu tạo và tính chất bộ xương.
* Kĩ thuật tổ chức: Học sinh dựa vào kiến thức đã học trả lời.
* Sản phẩm: Học sinh rút ra được chức năng chính bộ xương bảo vệ nâng đỡ, là chỗ bám các cơ. 
 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
 *Mục tiêu: Mô tả cấu tạo của một xương dài. Sự lớn lên và dài ra của xương,Thành phần hóa học và tính chất của xương.Biết cách bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
* Nội dung: Cấu tạo của xương, Sự to ra và dài ra của xương. Thành phần hóa học và 
 tính chất của xương 
* Kĩ thuật tổ chức: Học sinh quan sát tranh, làm thí nghiệm, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, báo cáo.
Hoạt động 1: CẤU TẠO XƯƠNG .
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
1.Chuyển giao nhiệm vụ.
*Cấu tạo xương.
*Cấu tạo xương dài.
*Cấu tạo của xương ngắn và dẹt
- Giáo viên cho học sinh đọc phần thông tin SGK và chiếu hình 8.1 ; 8.2 SGK yêu cầu học sinh quan sát thực hiện lệnh trả lời câu hỏi: 
1. Nêu cấu tạo của xương?
2. Mô tả cấu tạo xương dài?
3. Nêu cấu tạo xương dẹt?
3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV lần lượt yêu cầu các nhóm báo các đáp án ở phần nhiệm vụ được giao.
- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung, nhận xét GV chốt kiến thức, tuyên dương nhóm có kết quả đúng nhất.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Học sinh quan sát hình, đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành đáp án.
4. Báo cáo kết quả hoạt động.
- Cử đại diện nhóm trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
5. Sản phẩm mong đợi.
* Cấu tạo xương gồm: Màng xương, mô xương cứng và mô xương xốp.
* Cấu tạo xương dài: Có cấu trúc hình ống, hai đầu xương có mô xương xốp.trong xương chứa tuỷ đỏ là nơi sản sinh hồng cầu. Khoang xương chứa tuỷ đỏ ( ở trẻ nhỏ) hoặc tuỷ vàng ( ở người lớn)
* Cấu tạo xương dẹt gồm: Mô xương cứng và mô xương xốp.
Hoạt động 2: SỰ TO RA VÀ DÀI RA CỦA XƯƠNG.
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
1.Chuyển giao nhiệm vụ.
Giáo viên cho học sinh đọc phần thông tin SGK, quan sát hình 8.5
1.Sụn tăng trưởng có vai trò gì? Nhờ vào đâu mà xương to và dài ra?
3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV lần lượt yêu cầu HS báo các đáp án ở phần nhiệm vụ được giao.
Giáo viên cho học sinh trình bày lớp nhận xét bổ sung.
Liên hệ thực tế khi gãy xương có họat động liền xương 
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Học sinh quan sát hình, đọcSGK, hoàn thành đáp án.
4. Báo cáo kết quả hoạt động.
- HS trình bày đáp án, HS khác bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
5. Sản phẩm mong đợi.
Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra các tế bào mới đẩy vào trong và hoá xương .
Xương dài ra nhờ hai đĩa sụn tăng trưởng nắm ở giữa hai đầu xương.
 Hoạt động 3: THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG .
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
1.Chuyển giao nhiệm vụ.
Giáo viên cho học sinh đọc phần thông tin SGK, quan sát hình 8.6, 8.7
đồng thời cho học sinmh tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm.
1. Từ thí nghiệm em nêu các thành phần chính và tính chất của xương?
3. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV lần lượt yêu cầu các nhóm báo các đáp án ở phần nhiệm vụ được giao.
- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung, nhận xét GV chốt kiến thức, tuyên dương nhóm có kết quả đúng nhất.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Học sinh quan sát hình 8.6, 8.7 trang 30 đọcSGK, thực hành làm thí nghiệm theo nhóm, hoàn thành đáp án.
4. Báo cáo kết quả hoạt động.
- HS trình bày đáp án, HS khác bổ sung hoàn chỉnh kiến thức.
5. Sản phẩm mong đợi.
Xương gồm 2 thành phần chính là cốt giao và muối khoáng. Sự kết hợp của hai chất này làm cho xương rắn chắc và mềm dẻo.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
*Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được ở hoạt động hình thành kiến thức.
*Nội dung: Cấu tạo và tính chất xương.
*Kĩ thuật tổ chức: Cho học sinh làm bài tập.
 1. Nêu cấu tạo và tính chất xương?
 2. Nêu ý nhĩa cấu tạo xương hình ống, nan xương xếp hình cung?
*Dự kiến sản phẩm của học sinh.
 - Xương gồm: Màng xương, mô xương cứng và mô xương xốp.
 - Tính chất: Rắn chắc và mềm dẻo.
 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG.
* Mục tiêu:- Giúp HS vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống. Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
 * Nội dung: 
 1. Dựa vào thành phần hoá học và tính chất xương em hãy giải thích tại sao người già bị té xương dễ gãy hơn trẻ nhỏ?
 2.-Thành phần hoá học quan trọng giúp xương phát triễn rắn chắc là gì?
 3. Nguyên nhân trẻ bị còi xương? Biện pháp phòng tránh?
 * Kĩ thuật tổ chức: Yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà và báo cáo tiết học tiếp theo. Tìm hiểu bài mới.
 * Dự kiến sản phẩm của học sinh.
1- Ở người già tỉ lệ can xi tăng, cốt giao giảm nên xương giòn dễ gãy, còn trẻ nhỏ ngược lại tỉ lệ cốt giao tăng, can xi giảm nên xương mềm dẻo độ đàn hồi cao khó gãy.
2- Can xi.
3. Còi xương chủ yếu là do thiếu vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi của cơ thể. 
Với trẻ sơ sinh, bệnh còi xương là do trong thời kỳ mang thai người mẹ thiếu hụt vitamin D, điều này gây mất cân bằng canxi ở thai nhi khiến trẻ bị còi xương ngay từ trong bào thai. Thiếu ánh nắng mặt trời, đây là nguyên nhân hay gặp do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với ánh nắng, nhà chật trội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc nhiều quần áo hoặc không được đưa ra ngoài trời tắm năng hay ở vùng cao có nhiều mây mù khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.
 Chế độ ăn không hợp lý, nghèo canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác hoặc trẻ mắc một số bệnh đường tiêu hóa làm giảm hấp thu vitamin D3. Ngoài ra, trẻ không được bú mẹ thường xuyên, trẻ ăn bột quá sớm, ăn bột nhiều cũng gây ức chế hấp thụ canxi.
Biện pháp phòng tránh?
 Thường xuyên cho trẻ được vận động và tiếp xúc với không khí ngoài trời nhằm tăng cường đề kháng cũng như sức khỏe của trẻ.
- Cho trẻ tắm nắng hàng ngày và để lộ vùng chân, tay, lưng, bụng ra ngoài từ 10 - 15 phút vào mỗi buổi sáng lúc trước 9 giờ để tăng cường lượng vitamin D cho trẻ.
 - Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng khoa học: Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi cần cho trẻ được bú mẹ hoàn toàn. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bắt đầu cho trẻ ăn dặm và trong các bữa ăn cần bổ sung cho trẻ đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất) để trẻ có thể nhận được đầy đủ dưỡng chất. Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin D như dầu cá hồi, cá hồi, cá thu, lươn, lòng đỏ trứng gà, sữa. Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Trong rau thì có các loại đậu đỗ 
 - Cho trẻ ngủ đủ giấc để hình thành hooc môn tăng trưởng.
 -Ngoài ra, đối với các bà mẹ đang mang thai, hoặc trẻ có nguy cơ bị còi xương nên uống thêm dầu cá hoặc vitamin D nhưng phải có chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa, nhi khoa và tuyệt đối không được lạm dụng vitamin D. Đối với trẻ sinh non, thiếu tháng, thiếu cân rất cần thiết cho trẻ đi khám định kỳ để được bác sỹ tư vấn chế độ ăn cho trẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_chuong_2_van_dong_tiet_12_phan_tat_kh.doc