Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì II - Nguyễn Thế Anh

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì II - Nguyễn Thế Anh

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.

- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loài thực phẩm chính.

- Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kỹ năng và phân tích kênh hình.

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống.

3. Thái độ:

-Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao ý thức cuộc sống.

4. Năng lực:

-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

-Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính.

-Tranh tháp dinh dưỡng.

-Bảng phụ lục ghi giá trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

-Vitamin là gì ? Vitamin có vai trò gì đối với cơ thể ?

-Khẩu phần ăn hằng ngày cần làm ntn để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể ?

3. Bài mới :

a. Khởi động:

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay.kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B1: Gv: khi bố mẹ giao cho chúng ta chuẩn bị một bữa ăn trưa cho gia đình em sẽ chế biến các món ăn nào? Khi chăm người ốm thì nên nấu những món ăn nào?

B2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi

B3: Gv nhận xét câu trả lời

B4: Gv: để có kiến thức về cách lập khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần ăn chúng ta cùng nguyên cứu bài hôm nay:

 

docx 114 trang thucuc 4011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Chương trình học kì II - Nguyễn Thế Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05
 Ngày soạn : 02/10/2020
Tiết: 37 
 Ngày dạy : 07/10/2020
BÀI 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.
 -Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích, quan sát, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế
3. Thái độ:
 - GD ý thức vệ sinh thực phẩm. Biết cách phối hợp chế biến thức ăn khoa học.
4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
-Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.
-Tranh ảnh trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, bướu cổ do thiếu iôt
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới :
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên chia lớp ra làm 2 dãy và thi nhanh xem bên nào có nhiều câu trả lời đúng nhất. Học sinh ghi kết quả ra tờ giấy nháp rồi tổ trưởng mỗi nhóm thu lại 
Câu hỏi. Khi người mới phẫu thuật thì thức ăn của họ phải có thực phẩm nào là chủ yếu?
Trả lời : Thịt 
Giáo viên tổng hợp các kết quả của hai dãy và thông báo kết quả đúng
Giáo viên: Tại sao người mới phẫu thuật xong thì thức ăn phải có thịt ? Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài 34. Vitamin và muối khoáng 
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 :
Mục tiêu: Trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.
B1: GV yêu cầu nghiên cứu thông tin £1 ¦ hoàn thành bài tập mục s.
B2: Gv yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin £2 và bảng 34.1 ¦ trả lời câu hỏi:
+ Em hiểu vitamin là gì ?
+ Vitamin có vai trò gì với cơ thể ?
+ Thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể ?
- Vitamin xếp vào 2 nhóm.
+ Tan trong dầu mỡ.
+ Tan trong nước ¦ chế biến thức ăn cho phù hợp.
- HS đọc thật kỹ nội dung £, dựa vào hiểu biết cá nhân để làm bài tập.
- Một HS đọc kết quả bài tập, lớp bổ sung để có đáp án đúng (1, 3, 5, 6)
- HS đọc tiếp phần thông tin £ và bảng tóm tắt vai trò của vitamin, thảo luận để tìm câu trả lời.
I. Vitamin:
- Là hợp chất hoá học đơn giản là thành phần cấu trúc của nhiều enzim ¦ đảm bảo sự hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể.
- Con người không tự tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn.
- Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn.
+ Vì sao nếu thiếu vitamin D trẻ em mắc bệnh còi xương?
+ Vì sao nhà nước vận động sử dụng muối iôt ?
+ Trong nhiều khẩu phần ăn hàng ngày cần làm như thế nào để đủ vitamin và muối khoáng ?
- Gv tổng kết lại nội dung 
Em hiểu gì về muối khoáng ?
- HS đọc kĩ thông tin và bảng tóm tắt vai trò của 1 số muối khoáng, trả lời
- Thiếu vitamin D ¦ trẻ còi xương vì: cơ thể chỉ hấp thụ canxi khi có mặt vitamin D.
- Cần sử dụng muối iôt để phòng tránh bệnh bướu cổ.
- HS tự rút ra kết luận.
III. Muối khoáng:
- Là thành phần quan trọng của tế bào, tham gia vào nhiều hệ enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần :
+ Phối hợp nhiều loại thức ăn (động vật và thực vật).
+ Sử dụng muối iôt hàng ngày.
+ Chế biến thức ăn hợp lí để chống mất vitamin.
+ Trẻ em nên tăng cường muối canxi
4. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
-HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Vitamin có vai trò đối với hoạt động sinh lí của cơ thể ?
- Kể những điều em biết về viamin và vai trò của các loại vitamin đó.
-Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi có thai ?
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
? Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc Pháp đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn.
? Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho bà mẹ mang thai.
- Em hãy tìm hiểu ở địa phương tại sao cứ 6 tháng trẻ em dước 6 tuổi đi uống vitamin A một lần
6. Huớng dẫn về nhà
 Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
 Đọc mục “Em có biết”
 Tìm hiểu: 
+ Bữa ăn hàng ngày của gia đình.
+ Tháp dinh dưỡng.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần: 05
 Ngày soạn : 02/10/2020
Tiết: 38 
 Ngày dạy : 07/10/2020
BÀI 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG - NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
I . MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.
- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loài thực phẩm chính.
- Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần.
2. Kĩ năng:
- Phát triển kỹ năng và phân tích kênh hình.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào đời sống.
3. Thái độ: 
-Giáo dục ý thức tiết kiệm nâng cao ý thức cuộc sống.
4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ	
-Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính.
-Tranh tháp dinh dưỡng.
-Bảng phụ lục ghi giá trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: 
-Vitamin là gì ? Vitamin có vai trò gì đối với cơ thể ?
-Khẩu phần ăn hằng ngày cần làm ntn để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể ?
3. Bài mới :
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
B1: Gv: khi bố mẹ giao cho chúng ta chuẩn bị một bữa ăn trưa cho gia đình em sẽ chế biến các món ăn nào? Khi chăm người ốm thì nên nấu những món ăn nào?
B2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi
B3: Gv nhận xét câu trả lời
B4: Gv: để có kiến thức về cách lập khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần ăn chúng ta cùng nguyên cứu bài hôm nay:
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.
- Gv yêu cầu HS nghiên cứu thông tin £ đọc bảng “nhu cầu dinh dưỡng khiến nghị cho người việt nam” (trang 120) → trả lời các câu hỏi
+ Nhu cầu dinh dưỡng ở các lứa tuổi khác nhau như thế nào ? Vì sao có sự khác nhau đó ?
+ Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc những yếu tố nào ?
+ Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao ?
- HS tự thu nhận thông tin, trả lời
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành.
+ Lứa tuổi, giới tính, lao động 
- Ở các nước đang phát triển chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp → trẻ bị suy dinh dưỡng chiếm tỉ lệ cao.
I. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể :
- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc :
+ Lứa tuổi.
+ Giới tính.
+ Trạng thái sinh lý.
+ Lao động
Hoạt động 2 :
Mục tiêu: Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loài thực phẩm chính
+ Hoàn thành phiếu học tập
Loại thực phẩm
Tên thức ăn
- Giàu gluxit
- Giàu Prôtêin
- Giàu lipit
- Nhiều vitamin và muối khoáng
- Gạo, ngô, khoai, sắn 
- Thịt, cá, trứng sữa, đậu đỏ 
- Mỡ động vật, dầu thực vật 
- Rau tươi và muối khoáng
+ Sự phối hợp các loại thức ăn có ý nghĩa gì?
- Gv chốt lại kiến thức.
- HS tự thu nhận thông tin, quan sát tranh vận dụng kiến thức vào thực tế, thảo luận nhóm → hoàn thành phiếu học tập.
HS trả lời
II. Giá trị dinh dưỡng:
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở:
+ Thành phần các chất.
+ Năng lượng chứa trong nó.
- Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể.
Hoạt động 3:
Mục tiêu:
+ Khẩu phần là gì ?
+ Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường ?
+ Vì sao trong khẩu phần thức ăn cần tăng cường rau, quả tươi ?
+ Để xây dựng khẩu phần hợp lý cần dựa vào những căn cứ nào ?
+ Tại sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh ?
- HS đọc thông tin và trả lời.
- Người mới ốm khỏi → cần thức ăn bổ dưỡng để tăng cường sức khoẻ.
- Tăng cường vitamin,
- Tăng cường chất xơ → dễ tiêu hoá
- HS suy nghĩ và trả lời.
- Họ dùng sản phẩm từ thực vật như đậu, vừng, lạc chứa nhiều prôtêin.
III. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần:
- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.
- Nguyên tắc lập khẩu phần:
+ Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng với đối tượng: lứa tuổi, thể trạng, tình trạng sức khoẻ.
+ Đảm bảo cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
+ Đảm bảo cung cấp dủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ
4. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
-HS đọc phần ghi nhớ SGK
-Khoanh tròn vào chữ cái a, b, c ở đầu câu trả lời đúng nhất.
1) Bữa ăn hợp lí cần có chất lượng là :
-Có đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng.
-Có sự phối hợp đảm bảo cân đối tỉ lệ các thành phần thức ăn.
-Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể
2) Để nâng cao chất lượng bữa ăn gia đình cần:
 a. Phát triển kinh tế gia đình. 
 b. Làm bữa ăn hấp dẫn ngon miệng.
 c. Bữa ăn, nhiều thịt, cá, trứng, sữa 
 d. Chỉ a,b.
 e. Cả a, b, c.
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
- Em hãy lập khẩu phần ăn cho người béo phì
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh trả lời
- Giáo viên nhận xét.
- Em hãy tìm số liệu trẻ em bị suy dinh dưỡng, béo phì ở trên địa bàn em sinh sống
6. Hướng dẫn về nhà
Học bài , trả lời câu hỏi SGK .
Đọc mục “Em có biết” 
Xem kĩ bảng 31.1, ghi tên các thực phẩm cần tính ở bảng 37.2.
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần: 05
 Ngày soạn : 02/10/2020
Tiết: 39 
 Ngày dạy : 07/10/2020
BÀI 37: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nắm vững các bước thành lập khẩu phần.
- Biết đánh giá được định mức đáp ứng của 1 khẩu phần mẫu.
- Biết cách tự xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân. 
2. Kỹ năng: 
-Rèn kỹ năng phân tích, kĩ năng tính toán.
3. Thái độ: 
-Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ chống suy dinh dưỡng, béo phì.
 4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ: 
- Gv: Photo bảng 1, 2, 3. photo đáp án bảng 2, 3.
- HS Kẻ bảng 2: Bảng số liệu khẩu phần. Kẻ bảng 3: Bảng đánh giá.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
-Khẩu phần là gì ? Nêu các nguyên tắc xác định khẩu phần ?
3. Bài mới: 
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
GV em hãy kể tên thực đơn của gia đình em trong một ngày
Học sinh kể tên những thức ăn của gia đình trong một ngày và một vài bạn báo cáo trước lớp 
Giáo viên: Với thực đơn như vậy thì với các em đã đảm bảo dinh dưỡng chưa, để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
 Chúng ta đã biết nguyên tắc lập khẩu phần. Vậy, hãy vận dụng những hiểu biết đó để tập xây dựng một khẩu phần ăn hợp lí cho bản thân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Nắm vững các bước thành lập khẩu phần. B1:Gv giới thiệu lần lượt các bước tiến hành.
B2: Gv hướng dẫn nội dung bảng 37.1.
+ Phân tích ví dụ thực phẩm là đu đủ theo 2 bước như SGK.
 - Lượng cung cấp A.
 - Lượng thải bỏ A1
 - Lượng thực phẩm ăn được A2
B3: Gv dùng bảng 2 lấy 1 ví dụ để nêu cách tính:
 - Thành phần dinh dưỡng
 - Năng lượng
 -Muối khoáng, vitamin.
Chú ý:
- Hệ số hấp thụ của cơ thể với prôtêin là 60%.
- Lượng vitamin C thất thoát là 50%.
1. Phương pháp thành lập khẩu phần: 4 bước.
- Bước 1: kẻ bảng tính toán theo mẫu.
- Bước 2:
+ Điền tên thực phẩm và số lượng cung cấp A.
+ Xác định lượng thải bỏ A1.
+ Xác định lượng thực phẩm ăn được A2 .
A2 = A – A1
- Bước 3: Tính giá trị từng loại thực phẩm đã kê trong bảng.
- Bước 4: 
+ Cộng các số liệu đã liệt kê.
+ Đối chiếu với bảng “Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam" → Có kế hoạch điều chỉnh hợp lí.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Biết đánh giá được định mức đáp ứng của 1 khẩu phần mẫu.
- Gv yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 để lập bảng số liệu.
- Gv công bố đáp án đúng.
- HS đọc kĩ bảng 2 bảng số liệu khẩu phần.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
2. Tập đánh giá một khẩu phần.
Thực phẩm
Thành phần dinh dưỡng
Năng lượng (calo)
A
A2
P
L
G
Gạo tẻ
400
400
31,6
4
304,8
1477,4
Cá chép
100
60
9
2,16
59,44
Tổng cộng
79,8
33,78
391,7
22957
- Gv yêu cầu Hs tự thay đổi một vài loại thức ăn rồi tính toán lại số liệu cho phù hợp.
- Từ bảng 37.2 đã hoàn thành, HS tính toán mức đáp ứng nhu cầu và điền vào bảng đánh giá (37.3)
- HS tập xác định 1 số thay đổi về loại thức ăn và khối lượng dựa vào bữa ăn thực tế rồi tính lại số liệu cho phù hợp với mức đáp ứng nhu cầu.
4. Nhận xét – đánh giá giờ thực hành
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
-GV nhận xét tinh thần thái độ của HS trong giờ thực hành.
-Kết quả bảng 37.2 và 37.3 là nội dung để Gv đánh giá 1 số nhóm
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
- Tập xây dựng một khảu phần ăn cho bản thân dựa vào bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam và bảng phụ lục dinh dưỡng thức ăn.
Vì sao trẻ em ở những nước đang phát triển thường bị suy dinh dưỡng 
6. Hướng dẫn về nhà. 
Tập xây dựng một khẩu phần ăn cho bản thân 
Đọc trước bài “bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu”
* Rút kinh nghiệm bài học:
Tuần: 05
 Ngày soạn : 02/10/2020
Tiết: 40 
 Ngày dạy : 07/10/2020
CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT
BÀI 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể.
- Xác định được cấu tạo của hệ bài tiết trên hình vẽ (mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
2. Kỹ năng: 
-Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình.
-Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: 
-Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết.
4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Tranh phóng to hình 38 – 1 SGK
- HS: Đọc trước bài 38 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra : Gv kiểm tra bài tập về nhà của HS.
3. Bài mới: 
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
-Giáo viên cho lớp chạy tại chỗ khoảng 3 phút sau đó yêu cầu học sinh cho biết cơ thể mình có những thay đổi như thế nào?
-Học sinh : thở gấp, tim đập nhanh và có thể ra mồ hôi 
-Giáo viên vì sao em lại thở gấp?
-Học sinh để lấy khí O2 và thải khí CO2
-Giáo viên: Cơ thể chúng ta thường xuyên thải khí CO2 đó là sản phẩm bài tiết. Vậy cơ thể chúng ta còn có những cơ quan nào tham gia bài tiết để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay.
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 :
Mục tiêu: Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể.
+ Bài tiết là gì ? 
+ Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu ?
+ Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng ?
- Gv chốt lại đáp án đúng.
+ Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?
- HS tự thu nhận và xử lí thông tin mục £ SGK, trả lời. HS khác nhận xét
+ Sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ quá trình TĐC của tế bào và cơ thể, hoặc từ hoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể 1 số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, côlestêrôn, )
I. Bài tiết 
- Bài tiết là hoạt động của cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác ra môi trường ngoài
- Vai trò : 
 + Bài tiết giúp cơ thể thải các chất độc hại ra môi trường.
 + Đảm bảo tính ổn định của môi trường trong tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.
Hoạt động 2 :
Mục tiêu: Xác định được cấu tạo của hệ bài tiết trên hình vẽ (mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
- Không dạy chi tiết chỉ giảng dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.
- Tiếp thu kiến thức,quan sát hình vẽ.
II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Thận gồm 2 quả thận. mỗi quả thân có khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận
4. Củng cố 
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
Bài tiết có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống ?
Bài tiết ở cơ thể người do các cơ quan nào đảm nhận ?
 Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
- Em hãy cho biết nguyên nhân gây ra sỏi thận?
- Các biện pháp để hạn chế sỏi thận?
6. Huớng dẫn về nhà
-Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài .
-Đọc mục “Em có biết”
-Đọc trước bài 39 “Bài tiết nước tiểu” 
Tuần: 05
 Ngày soạn : 02/10/2020
Tiết: 41 
 Ngày dạy : 07/10/2020
BÀI 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
-Trình bày được: + Quá trình tạo thành nước tiểu.
+ Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu.
+ Quá trình bài tiết nước tiểu.
Phân biệt được: + Nước tiểu đầu và máu.
+ Nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
2. Kỹ năng: 
-Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
-Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. 
3. Thái độ:
-Giáo dục ý thức vệ sinh, giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu.
4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
-Tranh phóng to hình 39.1 SGK.
-Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra: 
-Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?
-Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?
3. Bài mới
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên tổ chức chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm cử 3 học sinh lên thi lần lượt theo thứ tự trong vòng 2 phút. Dùng nón tượng trưng cho chiếc dần để sàng gạo. Hãy mô tả lại động tác sàng gạo
Học sinh lên mô phỏng lại động tác sàng gạo
Nhóm nào làm đúng động tác nhất nhóm đó sẽ thắng.
Giáo viên: Người ta dùng dần để sàng gạo nhằm mục đích gì?
Học sinh: Để loại bỏ những hạt gạo nhỏ và những hạt sạn 
Giáo viên Trong quá trình hình thành nước tiểu cũng có một quá trình tương tự như sàng gạo đó là quá trình nào để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1:
Mục tiêu: HS trình bày được sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình.
 + Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào ? diễn ra ở đâu ?
B1:Gv tổng hợp các ý kiến
B2: Gv yêu cầu HS đọc lại chú thích hình 39.1.
B3: Gv chốt lại kiến thức.
- HS thu nhận và xử lí thông tin mục 1, quan sát và đọc kĩ nội dung hình 39.1.
I. Tạo thành nước tiểu : 
- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình :
+ Quá trình lọc máu ở cầu thận: máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có kích thước nhỏ qua lỗ lọc trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và phân tử prôtêin có kích thước lớn nên không qua lỗ lọc. Kết quả tạo ra nước tiểu đầu.
+ Quá trình hấp thụ lại (ở ống thận) các chất dinh dưỡng,
H2O và các ion cần thiết (Na+, Cl-, )
+ Quá trình bài tiết tiếp (ở ống thận) các chất độc và các chất không cần thiết (axit uric, creatin, các chất thuốc, H+, K+, )
→ nước tiểu chính thức.
Hoạt động 2 :
Mục tiêu: Hs nắm được quá trình thải nước tiểu.
+ Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào ?
+ Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?
- HS nghiên cứu thông tin £ SGK để trả lời.
- Mô tả đường đi của nước tiểu chính thức.
- Lọc máu và thải chất cặn bã, chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong.
II. Thải nước tiểu: 
Nước tiểu chính thức được dẫn xuống bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái, rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
4. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
 HS đọc phần ghi nhớ SGK
Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận ?
-Nước tiểu được bài tiết ra ngoài như thế nào ? 
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
-Tại sao trẻ em hay bị tè dầm?
-Tại sao người già hay bị tiểu sót?
-Những người bị suy thân để duy trì cuộc sống của họ thì phải làm như thế nào?
6. Hướng dẫn về nhà
-Học bài, trả lời câu hỏi SGK .
-Đọc mục “Em có biết” 
-Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết.
Tuần: 05
 Ngày soạn : 02/10/2020
Tiết: 42 
 Ngày dạy : 07/10/2020
BÀI 40: VỆ SINH BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
-Trình bày được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
- Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết và giải thích cơ sở khoa học của chúng.
2. Kỹ năng: 
-Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét, liên hệ với thực tế.
-Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: 
-Xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu
4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
-Tranh phóng to hình 38.1 và 39.1 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra :
-Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở một đơn vị chức năng của thận? Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì ?
-Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào ?
3. Bài mới
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên chiếu đoạn phim nói về vấn đề ngộ độc thực phẩm ở công ty TNHH An Giang SamHo tại khu công nghiệp Bình Hòa, huyện Châu Thành , Tỉnh An Giang
Giáo viên: Theo em tại sao những công nhân đó lại bị ngộ độc
Học sinh: Do thực phẩm bẩn, không sạch, ôi thiu, nhiễm độc 
Giáo viên khi chúng ta ăn thực phẩm bẩn, ôi thiu, nhiễm độc không những chỉ bị ngộ độc biểu hiện ở hệ tiêu hóa mà nó còn ảnh hưởng rất lớn tới thận. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ được hệ bài tiết nước tiểu?
Học sinh: 
Giáo viên để nghiên cứu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Trình bày được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
+ Có những tác nhân gây hại nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?
B1:Gv yêu cầu HS nghiên cứu kỹ thông tin, quan sát tranh hình 38.1 và 39.1 để hoàn thành phiếu học tập.
B2: Gv kẻ phiếu học tập lên bảng.
B3: Gv tập hợp ý kiến các nhóm → nhận xét.
Tổn thương hệ bài tiết nước tiểu
Hậu quả
- Cầu thận bị viêm và suy thoái
- Quá trình lọc máu bị trì trệ → cơ thể bị nhiễm độc → chết.
- Ống thận bị tổn thương hay làm việc kém hiệu quả.
- Quá trình hấp thụ lại và bài tiết giảm → môi trường trong bị biến đổi.
- Ống thận bị tổn thương → nước tiểu hoà vào máu → đầu độc cơ thể.
- Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn.
- Gây bí tiểu → nguy hiểm đến tính mạng.
B4: Gv thông báo đáp án đúng
- HS tự thu nhận thông tin £, vận dụng hiểu biết của mình, liệt kê các tác nhân gây hại.
- Cá nhân tự đọc thông tin SGK kết hợp qua sát tranh - Trao đổi nhóm 3 - 4 HS, hoàn thành phiếu học tập 
- Đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu trên bảng.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu:
Gồm:
- Các vi khuẩn gây bệnh.
- Các chất độc trong thức ăn.
- Khẩu phần ăn không hợp lí.
Hoạt động 2:
Mục tiêu: Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết và giải thích cơ sở khoa học của chúng.
- Gv yêu cầu HS đọc lại thông tin £ SGK và hoàn thành bảng 40.
- Gv tập hợp ý kiến của các nhóm.
- Gv thông báo đáp án đúng bằng bảng phụ.
- Mỗi nhóm 4 HS suy nghĩ trao đổi và điền vào.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác bổ sung.
II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại : 
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.
Khẩu phần ăn uống hợp lí :
+ Không ăn quá mặn, quá chua, quá nhiều prôtêin, quá nhiều chất tạo sỏi
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại
+ Uống đủ nước.
+ Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
+ Hạn chế tác hại của các chất độc.
+ Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi
- Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn quá lâu.
- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái
4. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?
Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em có thói quen nào và chưa có thói quen nào ?
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
 - Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu về cơ chế ghép thận 
 Có một số người đã bán đi một quả thận của mình, theo em hành động đó gây tác hại tới cơ thể như thế nào?
6. Hướng dẫn về nhà
Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
Đọc mục “Em có biết”
Đọc trước bài 41 “cấu tạo và chức năng của da”
Tuần: 05
 Ngày soạn : 02/10/2020
Tiết: 43 
 Ngày dạy : 07/10/2020
CHƯƠNG VIII: DA
BÀI 41: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA DA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
-Mô tả được cấu tạo của da.
-Thấy rõ được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.
2. Kỹ năng: 
-Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.
-Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh da.
4. Năng lực:
-Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
-Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
-Tranh câm cấu tạo da.
-Các miếng bìa ghi thành phần cấu tạo (từ 1 đến 10).
-Mô hình cấu tạo da.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra :
- Những tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?
- Trong các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, em đã có thói quen nào và chưa có thói quen nào ?
3. Bài mới :
a. Khởi động:
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Giáo viên yêu cầu học sinh chạy tại chỗ thật nhanh trong vòng 3 phút. Yêu cầu các em quan sát bạn bên cạnh và cho biết có gì khác lúc chưa chạy?
Học sinh: Thấy bạn thở gấp, mồ hôi vã ra và có một số bạn mặt đỏ lên
Giáo viên hãy giải thích tại sao khi mình chạy hoặc làm việc gì đó nặng thì mặt đỏ lên
để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay
b. Hình thành kiến thức:
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
 Ngoài chức năng bài tiết và điều hoà thân nhiệt, da còn có những chức năng gì ? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó ?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1 :
Mục tiêu: Mô tả được cấu tạo của da.
+ Xác định giới hạn từng lớp da.
- HS quan sát hình 41.1, tự đọc thông tin, thu thập kiến thức.
I . Cấu tạo của da: 
Da cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp biểu bì.
+ Tầng sừng.
+ Tầng tế bào sống.
- Lớp bì : cấu tạo từ sợi mô liên kết. Gồm các cơ quan.
- Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ.
Hoạt động 2 :
Mục tiêu: Thấy rõ được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.
+ Da có những chức năng gì ?
- Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục s SGK.
- HS nêu các chức năng của da
- HS trả lời
II. Chức năng của da:
- Bảo vệ cơ thể.
- Nhận biết kích thích của môi trường
- Tham gia bài tiết.
- Điều hoà thân nhiệt.
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người.
4. Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoàn thành bảng sau.
Cấu tạo da
Chức năng
Các lớp da
Thành phần cấu tạo của các lớp
1. Lớp biểu bì
 2. Lớp bì
3. Lớp mỡ dưới
5. Vận dụng, mở rộng:
- Mục tiêu:
-Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
-Giúp HS tìm tòi, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nguyen_the_anh.docx