Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 7-12: Vận động

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 7-12: Vận động

I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng sinh 8)

- Nêu được hệ vận động gồm cơ và xương

- Nêu được vai trò của hệ vận động: nâng đỡ, tạo bộ khung cơ thể giúp cơ thể vận động, bảo vệ nội quan.

- Xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể, trên mô hình.

- Bộ xương người gồm ba phần chính:

+ Xương đầu: Xương sọ và xương mặt

+ Xương thân: Cột sống và lồng ngực

+ Xương chi: Xương đai và xương chi

- Các loại khớp: Đặc điểm, ví dụ

+ Khớp động:

Đặc điểm: Cử động dễ dàng

Ví dụ: ở cổ tay.v.v

+ Khớp bán động:

Đăc điểm: Cử động hạn chế

Ví dụ: ở cột sống .v.v

+ Khớp bất động:

Đặc điểm:Không cử động được

Ví dụ: ở hộp sọ v.v

- Nêu được cấu tạo, thành phần, tính chất của xương dài:

+ Cấu tạo:

Đầu xương: Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp

Thân xương: Màng xương, mô xương cứng, khoang xương

+ Thành phần: Cốt giao và muối khoáng

+ Tính chất : Bền chắc và mềm dẻo

- Nêu được cấu tạo và tính chất của bắp cơ:

+Cấu tạo: Gồm nhiều bó cơ, bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.

+ Tính chất của cơ: co và duỗi

-Nêu được cơ chế phát triển của xương, liên hệ giải thích các hiện tượng thực tế:

+ Xương dài ra do sụn tăng trưởng phân chia, to ra do tế bào màng xương phân chia

+ Giải thích hiện tượng liền xương khi gãy xương.

- Nêu được cơ co giúp xương cử động tạo sự vận động

- Nêu được các điểm tiến hoá của bộ xương người so với thú: xương sọ, tỉ lệ sọ so với mặt, lồi cằm, cột sống, lồng ngực, xương chậu, xương đùi, xương bàn chân, xương gót chân, tỉ lệ tay so với chân

- Nêu được các đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với thú: cơ tay đặc biệt cơ ngón cái, cơ mặt, cơ vân động lưỡi

- Nêu được đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động: + Cột sống cong bốn chỗ

+ Xương chậu lớn

+ Xương bàn chân hình vòm

+ Xương gót chân lớn

+ Cơ tay phân hóa

+ Cơ cử động ngón cái

- Nêu được ý nghĩa :

+ Dinh dưỡng hợp lí: Cung cấp đủ chất để xương phát triển

+ Tắm nắng: Nhờ vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương

+ Thường xuyên luyện tập: Tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, xương thêm cứng, phát triển cân đối.

- Nêu được các biện pháp chống cong vẹo cột sống:

+ Ngồi học đúng tư thế

+ Lao động vừa sức

+ Mang vác đều hai bên

- Học sinh thấy được sự cần thiết của rèn luyện và lao động để cơ và xương phát triển cân đối:

+ Thường xuyên luyên tập thể dục buổi sáng, giữa giờ và tham gia các môn thể thao phù hợp

+ Tham gia lao động phù hợp với sức khỏe

- Nắm được nguyên nhân gãy xương để tự phòng tránh

- Nắm được cách sơ cứu khi gãy xương

- Biết cách băng bó cố định cho nguời gãy xương:

+ Chuẩn bị dụng cụ

+ Các thao tác băng bó

+ Nhận xét

 

docx 30 trang thucuc 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 7-12: Vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......................
Ngày dạy:.......................
Khối lớp (đối tượng):8
Số tiết: 07;08;09;10;11;12
CHỦ ĐỀ: VẬN ĐỘNG
(Gồm các bài:7;8;9;10;11;12)
I. VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (theo hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng sinh 8)
- Nêu được hệ vận động gồm cơ và xương
- Nêu được vai trò của hệ vận động: nâng đỡ, tạo bộ khung cơ thể giúp cơ thể vận động, bảo vệ nội quan.
- Xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể, trên mô hình.
- Bộ xương người gồm ba phần chính:
+ Xương đầu: Xương sọ và xương mặt
+ Xương thân: Cột sống và lồng ngực
+ Xương chi: Xương đai và xương chi 
- Các loại khớp: Đặc điểm, ví dụ
+ Khớp động:
Đặc điểm: Cử động dễ dàng
Ví dụ: ở cổ tay..v..v 
+ Khớp bán động:
Đăc điểm: Cử động hạn chế
Ví dụ: ở cột sống ..v..v
+ Khớp bất động: 
Đặc điểm:Không cử động được
Ví dụ: ở hộp sọ v..v
- Nêu được cấu tạo, thành phần, tính chất của xương dài: 
+ Cấu tạo:
Đầu xương: Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp
Thân xương: Màng xương, mô xương cứng, khoang xương 
+ Thành phần: Cốt giao và muối khoáng
+ Tính chất : Bền chắc và mềm dẻo
- Nêu được cấu tạo và tính chất của bắp cơ: 
+Cấu tạo: Gồm nhiều bó cơ, bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.
+ Tính chất của cơ: co và duỗi
-Nêu được cơ chế phát triển của xương, liên hệ giải thích các hiện tượng thực tế:
+ Xương dài ra do sụn tăng trưởng phân chia, to ra do tế bào màng xương phân chia
+ Giải thích hiện tượng liền xương khi gãy xương.
- Nêu được cơ co giúp xương cử động tạo sự vận động
- Nêu được các điểm tiến hoá của bộ xương người so với thú: xương sọ, tỉ lệ sọ so với mặt, lồi cằm, cột sống, lồng ngực, xương chậu, xương đùi, xương bàn chân, xương gót chân, tỉ lệ tay so với chân
- Nêu được các đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với thú: cơ tay đặc biệt cơ ngón cái, cơ mặt, cơ vân động lưỡi
- Nêu được đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động: + Cột sống cong bốn chỗ
+ Xương chậu lớn
+ Xương bàn chân hình vòm
+ Xương gót chân lớn
+ Cơ tay phân hóa 
+ Cơ cử động ngón cái 
- Nêu được ý nghĩa :
+ Dinh dưỡng hợp lí: Cung cấp đủ chất để xương phát triển
+ Tắm nắng: Nhờ vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương
+ Thường xuyên luyện tập: Tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, xương thêm cứng, phát triển cân đối.
- Nêu được các biện pháp chống cong vẹo cột sống: 
+ Ngồi học đúng tư thế
+ Lao động vừa sức
+ Mang vác đều hai bên
- Học sinh thấy được sự cần thiết của rèn luyện và lao động để cơ và xương phát triển cân đối:
+ Thường xuyên luyên tập thể dục buổi sáng, giữa giờ và tham gia các môn thể thao phù hợp
+ Tham gia lao động phù hợp với sức khỏe 
- Nắm được nguyên nhân gãy xương để tự phòng tránh
- Nắm được cách sơ cứu khi gãy xương
- Biết cách băng bó cố định cho nguời gãy xương:
+ Chuẩn bị dụng cụ
+ Các thao tác băng bó
+ Nhận xét
II. NỘI DUNG
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Bộ xương
-Các phần của bộ xương người
-Đặc điểm và thành phần của mỗi phần
-Chức năng của bộ xương
-Biết được khớp xương là gì và chức năng của mỗi loại
 -Đặc điểm của xương cột sống ở người. Ý nghĩa của các đặc điểm đó.
-Nếu không may bị trật khớp xương thì ta phải làm gì.
2. Cấu tạo và tính chất của xương
-Cấu tạo của xương dài
-Xương to ra và dai ra nư thế nào.
-Vì sao người già xương dễ gãy và lâu lành
-Để đảm bảo xương khỏe mạnh cần phải làm gì.
(1) Giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu thì bở)?
(2) Ta có nên tự luyện tập những môn thể thao nặng trong thời gian dài (tập tạ )
3.Cấu tạo và tính chất của cơ
-Cấu tạo bắp cơ, sợi cơ.
-Tính chất của cơ. Ý nghĩ của hoạt động co cơ.
-Có khi nào cơ gấp và cơ duỗi cùng co hoặc giãn tối đa không.
-Để cơ phát triển tốt thì cần phải làm gì.
4.Hoạt động của cơ
- Công của cơ là gì và phụ thuộc vào những yếu tố nào.
-Nguyên nhân của sự mổi cơ và biện pháp phòng chống.
-Khi mỏi cơ cần phải làm gì để cơ hết mỏi.
-Nêu những biện pháp để tăng cường khả năng làm việc của cơ và các biện pháp chống mỏi cơ.
5.Tiến hóa của hệ vận động –vệ sinh hệ vận động
-Sự tiến hóa của bộ xương người so với thú
-Sự tiến hóa của hệ cơ người so với thú
-Chúng ta cần phải làm gì để cơ thể phát triển cân đối và khỏe mạnh
- Để xương cột sống phát triển cân đối ta phải làm thế nào.
6.TH: Tập sơ cứu và băng bó cho người cho người gãy xương
-Quan sát tranh, ảnh tìm hiểu thông tin để biết được cách xử lí khi bị gã xương
-Biết được các nguyên nhân bị gãy xương.
-Mô tả chính xác các hình ảnh quan sát được bằng cách sử dụng các thuật ngữ sinh học
-Trình bày được các bước tiến hành băng bó cố định xương bị gãy.
-Thực hành băng bó xương bị gãy
-Em cần phải làm gì khi tham gia giao thông
III. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống
- Kể tên các phần của bộ xương người - các loại khớp
- Mô tả cấu tạo của xương dài và cấu tạo của một bắp cơ
- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương
- Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động.
- So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới).
- Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh.
* Bộ xương : - Các thành phần chính của bộ xương.Ý nghĩa của hệ vận động. 
 - Biết cách bảo vệ bộ xương và cách phòng tránh sai khớp.
 * Cấu tạo và tính chất của xương: 
 - Mô tả cấu tạo của một xương dài. Sự lớn lên và dài ra của xương
 - Thành phần hóa học và tính chất của xương
 - Biết cách bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
 * Cấu tạo và tính chất của cơ:
Mô tả cấu tạo bắp cơ. Tính chất của cơ . Mối quan hệ giữa cơ và xương trong vận động
 Biết cách chăm sóc và bảo vệ cơ.
 * Hoạt động của cơ: - Nguyên nhân mỏi cơ -> Cách khắc phục
 - Ý nghĩa của việc tập luyện TDTT.
 * Tiến hóa của hệ vận động và vệ sinh hệ vận động:
 - So sánh hệ vận động của người và thú-> Thấy được sự tiến hóa HVĐ ở người thích nghi với
 dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo . 
 - Các biện pháp tránh cong vẹo cột sống.
 * Thực hành:Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xươn:
 - Chuẩn bị các dụng cụ theo yêu cầu, Cách tiến hành các bước.
 - Biết cách xơ cứu và cố định cho người gãy xương
2. Kĩ năng
- Biết sơ cứu khi nạn nhân bị gãy xương.
- Kĩ năng so sánh, phân biệt, khái quát khi tìm hiểu sự tiến hóa của hệ vận động.
- Tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định khi xác định cách luyện tập TDTT, lao động vừa sức, làm việc đúng tư thế.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm và kĩ năng khái quát hóa, nêu vấn đề, phân tích.
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi HS đọc SGK, quan sát.
 - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực. tự tin trình bày trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ
- Giáo dục HS cách giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối, vệ sinh hệ vận động.
- Yêu thích môn học, bảo vệ môi trường và sức khỏe cơ thể.
4. Định hướng các năng lực được hình thành.
a. Các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, NL sử dụng CNTT và truyền thông, NL sử dụng ngôn ngữ
b. Năng lực chuyên biệt: 
- NL kiến thức sinh học :
+ Trình bày được kiến thức hệ vận động và mối liên hệ giữa các kiến thức sinh học. 
+ Sử dụng các kiến thức sinh học để thực hiện các nhiệm vụ học tập
+ Vận dụng các kiến thức sinh học vào các tình huống thực tiễn liên quan đến hệ vận động
- NL nghiên cứu khoa học: 
+ Tìm hiểu kiến thức về hoạt động của cơ, sự mỏi cơ, cách rèn luyện cơ
+ Thu thập được các thông tin tranh ảnh về cách rèn luyện cơ
+ Biết cách quan sát, ghi chép và thu thập số liệu từ các tranh ảnh thông tin trong bài học
- NL thực hành sinh học, NL về phương pháp sinh học
IV. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: Hình 7.1 ; 7.2 ; 7.3 ; 7.4 SGK. Hình 8.1 SGK, vật mẫu, dụng cụ.Hình 9.1 ; 9.2 ; 9.3 ; 9.4 SGK. Tranh vẽ, máy ghi công cơ, quả nặng. Hình 11.1 ; 11.2; 11.3 ; 11.4 ; 11.5 SGK. Dụng cụ thanh nẹp, băng vải sạch
 2. Học sinh chuẩn bị : Mẫu vật, kiến thức liên quan chủ đề vận động. Mỗi nhóm 2 thanh nẹp dài 30 – 40 cm, rộng 5 – 6 cm, bốn cuộn băng y tế, 4 miếng vải sạch.
V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm chung vai trò của ngành ruột khoang?
3. Nội dung bài học
Nội dung 1: BỘ XƯƠNG
(Tiết 1)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của hệ vận động trong đời sống.
- Kể tên các phần của bộ xương người
- Nêu được các loại khớp.
 2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát hình, tìm kiến thức.
- Kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* GV : - Tranh hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 tr 24, 26 sgk. 
* HS : - Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ:
+Hãy cho ví dụ về 1 phản xạ và phân tích phản xạ đó.
- Bài mới: 
-GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
+Bộ xương gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Vai trò của bộ xương?
+Có những loại khớp nào? Vài trò của từng loại khớp?
+Vì sao ta không nên vác vật quá nặng?
+ Làm gì để bảo vệ bảo vệ và phát triển xương?....
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời.
- HS quan sát, thảo luận và đưa ra nhận xét.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo kết quả theo sự hướng dẫn của GV.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Các phần chính của bộ xương: 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
-Y/cầu hs quan sát H 7.1, 7.2 và 7.3, kết hợp đọc <sgk /25, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Bộ xương có vai trò gì?
+ Bộ xương gồm mấy phần? Nêu đặc điểm của mỗi phần?
+Nêu điểm khác nhau của xương tay và xương chân?
+ Bộ xương người thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động như thế nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
(Phân tích về đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng như: cột sống gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau; các phần xương gắn khớp phù hợp; lồng ngực mở rộng 2 bên tay giúp cơ thể đứng thẳng; xương tay, chân các phần tương ứng với nhau nhưng phân hoá khác nhau thích nghi với chức năng đứng thẳng và lao động)
II. Các khớp xương
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV chiếu hình 7.4, yêu cầu:
+ Các nhóm cùng thảo luận thế nào là khớp xương?
- Sau đó:
+Nhóm 1, 2, 3 quan sát hình ảnh 7.4-A để nêu đặc điểm của khớp động? Cho VD các khớp động?
+Nhóm 4,5,6 quan sát hình ảnh 7.4-B để nêu đặc điểm của khớp bán động? Cho VD các bán động?
+Nhóm 7,8 quan sát hình ảnh 7.4-C để nêu đặc điểm của khớp bất động? Cho VD các khớp bất động?
- Cuối cùng, các nhóm phân biệt sự khác nhau về mức độ cử động của 3 khớp? Vì sao có sự khác nhau đó?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
I. Các phần chính của bộ xương: 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
II. Các khớp xương
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
I. Các phần chính của bộ xương: 
1.Vai trò của bộ xương :
 - Tạo khung giúp cơ thể có hình dáng nhất định.
- Chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động.
- Bảo vệ các nội quan.
2 . Thành phần của bộ xương :
Bộ xương gồm 3 phần:
a / Xương đầu :
+ X.sọ phát triển.
+ X.mặt (lồi cằm)
b / Xương thân :
+ Cột sống : nhiều đốt khớp lại, có 4 chỗ cong.
+ Lồng ngực : X.sườn, X.ức.
c / Xương chi : 
+ Đai xương: đai vai và đai hông.
+ Các xương: gồm tay và chân.
* X.cánh, ống, cổ, bàn, ngón tay.
II. Các khớp xương
1.Khớp xương:
Là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương.
2.Các loại khớp:
a. Khớp động:
+ 2 đầu X. có lớp sụn.
+ Giữa: là dịch khớp (hoạt dịch).
+ Ngoài: dây chằng
→ Cử động dễ dàng.
b. Khớp bán động: 
+ Giữa 2 đầu xương là đĩa sụn → hạn chế cử động. 
c. Khớp bất động: 
+ Các xương gắn chặt bằng khớp răng cưa → không cử động được.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập.
- Nêu các phần và cho biết vai trò của bộ xương?
- Đặc điểm và vai trò của 3 loại khớp?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:
+Tại sao không nên vác, xách vật nặng ở một bên tay thuận?
+Khi bị sai khớp, gãy xương phải cấp cứu thế nào để không gây nguy hiểm cho nguời bị nạn?
+Tắm nắng có lợi ích gì cho xương?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra ngay trong tiết học hoặc cho HS về nhà làm rồi kiểm tra trong tiết học sau.
- GV phân tích câu trả lời của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi lại câu hỏi vào vở bài tập rồi nghiên cứu trả lời.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi hoặc nộp vở bài tập cho GV.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
+Dễ gây mất cân đối, lệch xương, ảnh hưởng tới sức khỏe.
+Tránh di chuyển nạn nhân, dùng nẹp, băng, vải mềm để cố định chặt phần bị thương và đưa đi cấp cứu.(cụ thể ở bài 11-vệ sinh hệ vận động.)
+Giúp chuyển hóa tiền VTM D thành VTM D từ đó có thể chuyển hóa canxi để tạo và phát triển xương.
*Bài tập trắc nghiệm: Hãy đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúng nhất : 
1. Xương thân bao gồm:
a. xương sườn và lồng ngực	b. xương cột sống và đốt sống 
c. xương cột sống và lồng ngực	d. xương đầu và cột sống	( c )
2. Đoạn của cột sống có nhiều xương nhất là
a. cổ 	b. ngực 	c. thắt lưng 	d. cùng ( b )
3. Các khớp xương nào sau đây thuộc khớp bất động?
a. Khớp gối, khớp sọ	b. Khớp tay, chân
c. Khớp cột sống, khớp sọ	d. Khớp gối, khớp cột sống.
4. Để bảo vệ khớp xương cần:
a. hạn chế vận động	b. tắm nắng thường xuyên
c. tăng cường vận động	d. cử động, lao động vừa phải
5. Khi bị gãy xương cần:
a. hạn chế vận động, di chuyển	b. Nén lại xương
c. tăng cường tắm nắng	d. băng bó bằng vải vải mềm.	(a)
* Hướng dẫn tự học : 0,5ph 
 - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk
 - Đọc mục “Em có biết” tr 26 sgk
 - Nghiên cứu bài mới : “ Cấu tạo và tính chất của xương ” và làm các b.tập ở trong sách b.tập sinh học 8. 
 - Kẻ bảng 8.1 tr 29 sgk vào bảng phụ nhóm
NỘI DUNG 2. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG
(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- HS mô tả được cấu tạo của một xương dài.
- Nêu được cơ chế lớn lên và dài ra của xương.
- Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính đàn hồi và cứng rắn của xương.
 2. Kỹ năng: 
- Kĩ năng giải thích các vấn đề thực tế như: Vì sao người ta thường cho trẻ so sinh ra tắm nắng? Vì sao người ta thường nén chân cho trẻ sơ sinh?
- Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Kĩ năng hợp tác ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, tìm kiếm thông tin trên internet để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, sự phát triển, thành phần hóa học và tính chất của xương.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* GV:	- Tranh hình 8.1-8.5 sgk. 
- Hai xương đùi ếch, panh, đèn cồn, cốc nước lã, cốc đựng dung dịch axit HCl 10%.
- Bảng 8.1 sgk tr 25.
* HS:	- Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
+Xương có thành phần và cấu tạo ntn?
+Xương to và dài ra do đâu?
+Vì sao người già bị gãy xương thường khó phục hơn người trưởng thành?
+Vì sao các nam giới thường cao hơn các nữ giới?
+Để xương luôn chắc khỏe chúng ta cần làm gì?
+Vì sao người ta thường cho trẻ sơ sinh ra tắm nắng?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và đưa ra nhận xét.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo kết quả theo sự hướng dẫn của GV.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Cấu tạo của xương
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV giới thiệu hình 8.1-8.2 yêu cầu:
+ Dựa vào hình và bảng 8.1 SGK, nhóm 1,2,3,4quan sát và thảo luận để vẽ sơ đồ cấu tạo và chức năng của đầu xương.
+ Dựa vào hình và bảng 8.1 SGK, nhóm 5,6,7,8quan sát và thảo luận để vẽ sơ đồ cấu tạo và chức năng của thân xương.
+Thảo luận và cho kết quả về cấu tạo và ví dụ về xương ngắn và xương dẹt?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận trên bảng.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
II. Sự lớn lên và dài ra của xương:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV chiếu hình 8.5 yêu cầu:
+ Đoạn nào của xương dài ra? Đoạn nào không dài ra? Nhờ đâu xương dài ra?
- GV yêu cầu thảo luận thêm:
+ Xương to ra do đâu?
+Vì sao các nam giới thường cao hơn các nữ giới?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
III. Thành phần hóa học và tính chất của xương:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
-GV thực hiện TN ngâm xương trong dung dịch axit HCl 10% và mời 1 đại diện HS làm TN đốt xương trên đèn cồn. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét và:
+ Nhóm 1,2,3,4 giải thích, rút ra kết luận TN 1.
+ Nhóm 5,6,7,8 giải thích và rút ra kết luận TN2.
+Từ đó thống nhất về thành phần HH và tính chất của xương.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
I. Cấu tạo của xương
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
II. Sự lớn lên và dài ra của xương:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
III. Thành phần hóa học và tính chất của xương:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS thực hiện yêu cầu theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
I. Cấu tạo của xương
1. Cấu tạo và chức năng của xương dài:
- Nội dung bảng 8.1/SGK tr 29
2. Cấu tạo và chức năng xương ngắn và xương dẹt:
- Cấu tạo: 
+ Ngoài : mô xương cứng.
+ Trong: mô xương xốp.
- Chức năng: chứa tủy đỏ.
II. Sự lớn lên và dài ra của xương:
- Xương dài ra do sự phân chia các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng.
- Xương to thêm nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương.
III. Thành phần hóa học và tính chất của xương:
1. Thành phần hóa học: gồm
- Chất vô cơ: muối Can xi
- Chất hữu cơ: cốt giao
2. Tính chất:
- Tính chất rắn chắc và đàn hồi
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
+ Câu 1 SGK tr31.
+ Điều gì xảy ra nếu việc tăng trưởng của sụn bị cản trở?
+ Theo em có những nguyên nhân nào có thể làm cản trở sụn phát triển? ( Tích hợp giáo dục sức khỏe)
+Theo em lực tác động của vật lên sụn xương sẽ tăng lên hay giảm đi khi ta vác càng nặng? (Tích hợp kiến thức vật lý)
+Vì sao người trưởng thành không cao thêm?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
(Cho nên chúng ta không nên gắng sức để vác quá nặng vì chúng làm sụn nhanh cứng lại và trở thành xương, người sẽ bị lùn mà phải vác vừa sức và có thời gian rèn luyện để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Ngoài ra, chúng ta nên ăn uống cho đủ chất nữa nhé!)
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
- GV giải thích thêm: Các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hoá xương làm cho xương dài ra. Đến tuổi trưởng thành, sự phân chia của sụn tăng trưởng không còn thực hiện được nữa, do đó người không tăng thêm. Tuy nhiên màng xương vẫn có khả năng sinh thêm tế vào xương bồi đắp phía ngoài của thân xương→ xương lớn lên. Trong khi đó các tế bào huỷ xương tiêu huỷ thành trong ống xương→Khoang xương ngày càng rộng ra.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu mỗi HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Câu 3 SGK tr31?
+Vì sao người già bị gãy xương thì nguy hiểm hơn người ở tuổi vị thành niên?
+Khi ngủ chiều cao của ta tăng thêm có đúng không? Giải thích?
+Vì sao trong một ngày chiều cao có thể thay đổi?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra ngay trong tiết học hoặc cho HS về nhà làm rồi kiểm tra trong tiết học sau.
- GV phân tích câu trả lời của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi lại câu hỏi vào vở bài tập rồi nghiên cứu trả lời.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi hoặc nộp vở bài tập cho GV.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
*Bài tập trắc nghiệm: Hãy đánh dấu x vào đầu câu trả lời đúng nhất :
1. Xương nào dưới đây là xương dài?
a. X.cánh tay b. X.đốt sống c. X.sọ d. X. mặt ( a ) 
2. Tính đàn hồi của xương có được là nhờ
a. màng xương b. sụn xương c. chất khoáng d. chất cốt giao ( d ) 
3.Cần ăn bổ sung loại chất khoáng nào trong thức ăn để giúp phát triển xương?
a. Na	b. K
c. Ca	d. Ba (Ca ) 
4.Một trong những biện pháp được sử dụng để giúp phát triển xương ở trẻ em là
a. tắm nắng buổi sáng	b. tắm nắng càng lâu càng tốt
c. ăn nhiều chất dinh dưỡng	d. ăn nhiều thức ăn chứa chất khoáng ( a ) 
* Hướng dẫn tự học : 
- Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài trong sgk tr 31
- Vẽ hình 8.1, 8.2 tr 28 sgk vào vở học và có chú thích rõ.
- Đọc mục “ Em có biết ” sgk tr 31
- Nghiên cứu bài mới: “ Cấu tạo và tính chất của cơ ” và làm các b.tập ở trong Vở b.tập s.học 8. 
NỘI DUNG 3. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
(Tiết 3)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Mô tả được cấu tạo của một bắp cơ.
- Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát hình, tìm kiến thức.
- Kỹ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* GV:	- Tranh hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4 sgk. 
- Hai xương đùi ếch, panh, đèn cồn, cốc nước lã, cốc đựng dung dịch axit HCl 10%.
- Bảng 8.1 sgk tr 25.
* HS:	- Đã nghiên cứu bài mới trước.
III. Chuỗi các hoạt động học
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 HS) để thực hiện nhiệm vụ sau:
+Bắp cơ của chúng ta cấu tạo như thế nào?
+Sự co cơ có ý nghĩa gì cho cơ thể?
+Vì sao có người bị chuột rút khi chạy hoặc bơi?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi ngẫu nhiên 2 HS ở 2 nhóm khác nhau trả lời.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng tạo mâu thuẫn trong nhận thức để dẫn dắt đến mục hình thành kiến thức.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và đưa ra nhận xét.
- Bằng hiểu biết của mình, HS thảo luận để trả lời.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS báo cáo kết quả theo sự hướng dẫn của GV.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
- GV giới thiệu tranh H9.1 sgk và nêu câu hỏi:
+Bắp cơ có cấu tạo như thế nào?
+TB cơ có cấu tạo như thế nào?
+Tại sao tế bào cơ có vân ngang?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
II. Tính chất của cơ:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
-GV giới thiệu TN/32SGK và Hình 9.2-9.3 GV nêu mô tả TN.
- GV yêu cầu:
+Giải thích cơ chế của sự co cơ ở ếch?
+Giải thích cơ chế co cơ (TK) ở phản xạ đầu gối?
+Tại sao khi cơ co bắp cơ bị ngắn lại?
+Tại sao người bị liệt cơ không co được?
+Khi chuột rút ở chân ở bắp cơ cứng lại đó có phải là co cơ không?
+Rút ra tính chất của cơ?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
III. Ý nghĩa của hoạt động co cơ:
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 8 nhóm (mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí).
-GV giới thiệu Hình 9.4 yêu cầu:
+Co cơ có tác dụng gì?
+Phân tích sự phối hợp hoạt động co dãn giữa cơ 2 đầu (cơ gấp)và cơ 3 đầu (cơ duỗi) ở cánh tay như thế nào?
+Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu được từ thư kí.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến hình thành kiến thức.
I. Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã hoàn thiện.
II. Tính chất của cơ:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Mỗi HS quan sát, thảo luận theo sự phân công của nhóm trưởng, sản phẩm được thư kí của mỗi nhóm ghi lại.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Nhóm trưởng phân công HS đại diện nhóm trình bày.
- HS trả lời.
- Thư kí nộp sản phẩm cho GV.
- HS tự ghi nhớ kiến thức đã h

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_7_12_van_dong.docx