Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 44: Cơ quan phân tích thị giác, vệ sinh mắt - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 44: Cơ quan phân tích thị giác, vệ sinh mắt - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức

- Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp.

Xác định rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác

- Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ (chú ý cấu tạo của màng lưới) và chức

năng của chúng.

- Trình bày được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.

-Trình bày được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lâu truyền

và cách phòng tránh.

 2. Kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.

- Phát triển tư¬ duy quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, mô hình phát hiện kiến thức, kĩ năng so sánh.

 - Thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK. Hợp tác, lắng nghe tích cực; Tự tin khi trình bày trước tổ nhóm, lớp. Nhận thức, nhận biết được thói quen xấu làm ảnh hưởng đến mắt của bản thân.

 3. Thái độ:

Giáo dục ý thức bảo vệ mắt.

II. Chuẩn bị

Mô hình về cấu tạo mắt

III. Phương pháp.

Trực quan, vấn đáp, hợp tác nhóm

IV. Tổ chức giờ học

 1. Ổn định tổ chức (1')

2. Kiểm tra đầu giờ: Không KT

 3. Các hoạt động

Vào bài (1’) Mở bài: GV cơ quan phân tích cho ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh, cũng như sự thay đổi của môi trường bên trong cơ thể.

 

doc 4 trang thucuc 2350
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 44: Cơ quan phân tích thị giác, vệ sinh mắt - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/5/2020
Ngày giảng: 19/5/2020
Tiết 44
CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC;
VỆ SINH MẮT
I. Mục tiêu 
 	1. Kiến thức 
- Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp.
Xác định rõ các thành phần đó trong cơ quan phân tích thị giác
- Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ (chú ý cấu tạo của màng lưới) và chức
năng của chúng.
- Trình bày được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.
-Trình bày được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lâu truyền 
và cách phòng tránh.
 	2. Kĩ năng
	- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
- Phát triển tư duy quan sát phân tích kênh chữ, kênh hình, mô hình phát hiện kiến thức, kĩ năng so sánh.
	- Thu thập và xử lý thông tin khi đọc SGK. Hợp tác, lắng nghe tích cực; Tự tin khi trình bày trước tổ nhóm, lớp. Nhận thức, nhận biết được thói quen xấu làm ảnh hưởng đến mắt của bản thân.
 	3. Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ mắt.
II. Chuẩn bị
Mô hình về cấu tạo mắt 
III. Phương pháp.
Trực quan, vấn đáp, hợp tác nhóm 
IV. Tổ chức giờ học 
	1. Ổn định tổ chức (1') 
2. Kiểm tra đầu giờ: Không KT
	3. Các hoạt động 
Vào bài (1’) Mở bài: GV cơ quan phân tích cho ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh, cũng như sự thay đổi của môi trường bên trong cơ thể.
A. CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
Hoạt động 1 (9')
Tìm hiểu các thành phần của cơ quan phân tích
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV y/c HS n/c thông tin sgk trả lời câu hỏi: 
+ Trên cơ thể người có cơ quan nào giúp ta nhận biết được những thay đổi của môi trường? 
- HS nêu 
+ Mắt, mũi, tai 
- GV đó là 1 bộ phận của cơ quan phân tích ( thị giác, thính giác, khứu giác ) 
+ Một cơ quan phân tích bao gồm những thành phần nào? 
- HS nêu được 3 bộ phận
+ 3 bộ phận trên bộ phận nào quan trong nhất? ( 1 trong 3 bộ phận bị tổn thương => mất cảm giác kích thích tương ứng 
VD: Người bị bệnh phong TB thụ cảm xúc giác ở da bị tổn thương => không có cảm giác về nóng lạnh đau đớn ) 
+ So sánh cơ quan thụ cảm và bộ phận phân tích ( vùng vỏ não tương ứng) 
- HS thảo luận nêu được 
+ Cơ quan thụ cảm ( tế bào thần kinh ở cơ quan cảm giác)
+ Bộ phận phân tích ( tế bào thần kinh vùng vỏ não tương ứng )
+ ý nghĩa của cơ quan phân tích? 
+ Giúp cơ thể nhận biết những thay đổi của môi trường 
I. Cơ quan phân tích 
- Cơ quan phân tích thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác,...
- Cơ quan phân tích gồm:
+ Cơ quan thụ cảm
+ Dây thần kinh
+ Vùng vỏ não tương ứng.
Hoạt động 2 (8')
Tìm hiểu cơ quan phân tích thị giác
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- Gv y/c HS n/c thông tin II sgk trả lời câu hỏi: 
+ Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào?
- HS nêu được 3 bộ phận 
- GV y/c HS n/c 49.2 sgk hoàn thành ▼ sgk tr. 155
HS thảo luận nhóm 3 phút thống nhất ý kiến, đại diện nhóm đọc kết quả bài tập điền từ tr.156 
Nhóm khác nhận xét
- - GV thông báo đáp án đúng.
- GV treo tranh 49.2.- Đại diện nhóm lên chỉ tranh trình bày cấu tạo cầu mắt
- GV tóm tắt kiến thức
+ Chức năng của màng cứng? 
+ Bảo vệ, màng giác trong suốt để ánh sáng đi qua.
+ Chức năng của màng mạch?
+ Có mạch máu nuôi cầu mắt, lòng đen có tế bào sắc tố ( quy định màu mắt )
+ Cấu tạo và chức năng của màng lưới? 
- HS n/c thông tin sgk mục 2 và H 49.3 trả lời 
Nội dung này GV khuyến khích HS tự đọc
II. Cơ quan phân tích thị giác 
- Gồm: 
+ Tế bào thụ cảm thị giác
+ Dây thần kinh thị giác( dây số II )
+ Vùng thị giác ở thuỳ chẩm 
1. Cấu tạo mắt
Gồm: Màng bọc và môi trường trong suốt.
 - Màng bọc gồm:3 lớp
+ Màng cứng phía trước là màng giác.
+ Màng mạch phía trước là lòng đen, ở giữa có đồng tử.
+ Màng lưới.
2. Cấu tạo của màng lưới
3. Sự tạo ảnh ở màng lưới
B. VỆ SINH MẮT
Hoạt động 3: (10')
 Tìm hiểu các tật về mắt
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
GV yờu cầu hs tỡm hiểu thụng tin và thảo luận các câu hỏi;
+ Thế nào là cận thị?
+Vị trí của ảnh của vật so với màng lưới?
+ độ phồng của thể thuỷ tinh?.
+ Cách khắc phục ?
- HS thảo luận nhóm 3 phút thống nhất ý kiến.
- Đại điện nhóm trình bày trên tranh vẽ nêu được:
+ Khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến màng lưới dài.
+ ảnh của vật ở xa hiện trước màng lưới.
+ Thể thuỷ tinh quá phồng 
+ Đeo kính lõm để khắc phục
- GV y/c HS n/c thông tin sgk H 50.3, 50.4 trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là viễn thị? 
- HS trả lời
- GV treo tranh vẽ H 50.3, 50.4
Hướng dẫn HS quan sát
+ Khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến màng lưới của cầu mắt?
+ Vị trí ảnh của vật 
+ Độ phồng của thể thuỷ tinh
+ Cách khắc phục 
-Y/c HS thảo luận nhóm 3 phút trả lời các câu hỏi trên.
- Các nhóm TL thống nhất ý kiến. Đại điện nhóm trình bày trên tranh vẽ nêu được:
+Khoảng cách từ thể thuỷ tinh đến màng lưới của cầu mắt Quá ngắn
+ ảnh của vật Hiện sau màng lưới
 + Độ phồng của thể thuỷ tinh
+ Quá lão hóa, xẹp mất tính đàn hồi
+ Cách khắc phục 
+ Đeo kính lồi
- GV thông báo đáp án
1. Cận thị
- Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
*Nguyên nhân 
-Bẩm sinh do câù mắt quá dài 
-Do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách ->thuỷ tinh thể quá phồng lâu ngày mất khả năng xẹp 
=>ảnh của vật hiện trước màng lưới khi nhìn xa
*Cách khắc phục: Đeo kính cận (Kính phân kì) 
2. Viễn thị 
- Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa
*Nguyên nhân:
-Cầu mắt ngắn 
-Thuỷ tinh thể người già bị lão hoá không có khả năng phồng
=>ảnh của vật hiện sau màng lưới khi nhìn gần 
*Cách khắc phục:
đeo kính lão
Hoạt động 4 (12')
Bệnh về mắt
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- Kể một số bệnh về mắt? 
HS kể một số bệnh
- GV y/c HS n/c kĩ thông tin sgk mục II trả lời câu hỏi 
? Nguyên nhân, triệu trứng đường lây truyền, hậu quả, cách phòng tránh bệnh
- HS thảo luận nhóm 3 phút thống nhất ý kiến 
- Đại diện nhóm trình bày 
- GV chốt kiến thức 
+ Nguyên nhân
+ Triệu chứng 
+ Đường lây truyền
+ Hậu quả
- Nêu cách phòng tránh các bệnh về mắt? 
- HS nêu 
+ Giữ vệ sinh mắt khi đọc sách
+ Ăn đủ vitamin
+ Đi đường đeo kính
+ Rửa mắt bằng nước sạch..
*GV: Để mắt được khỏe mạnh chúng ta cần phải bảo vệ như thế nào?
-HS: giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt là bảo vệ nguồn nước, không khí .
II. Bệnh về mắt
1. Các bệnh về mắt
- Đau mắt hột 
- Đau mắt đỏ 
- Viêm kết mạc
- Khô mắt
- Viêm bờ mi
2. Bệnh đau mắt hột
a. Nguyên nhân: Do vi rút
b. Triệu chứng: Mắt trong mi mắt có những hạt nổi cộm
c. Đường lây: Dùng chung khăn, chậu với người bệnh. Tắm trong ao hồ nước tù.
d. Hậu quả: Hột vỡ là thành sẹo lông quặm đục màng giác mù loà
3. Vệ sinh mắt
Kết luận sgk
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài
a. Tổng kết (3') 
	- Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng? trên tầu xe bị sóc nhiều 
không nên đọc sách.
	- Nêu rõ hậu quả của bệnh đau mắt hột.
b. Hướng dẫn học bài (1') 
	- Đọc mục em có biết 
	- Học bài, làm bài tập sgk, vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_44_co_quan_phan_tich_thi_giac_ve.doc