Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch - Vệ sinh hệ tuần hoàn - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch - Vệ sinh hệ tuần hoàn - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm huyết áp.

- Trình bày được sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch,

ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch.

- Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh.

- Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng.

- Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim

 2. Kĩ năng

- Rèn luyện khả năng làm việc của tim.

- Lắng nghe tích cực; hợp tác; tìm kiếm và xử lí thông tin. Ra quyết định.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ tim tránh tác động mạnh vào tim, tránh dùng các chất kích thích gây tổn thương tim mạch.

 II. CHUẨN BỊ

Mô hình tim tháo lắp

III. PHƯƠNG PHÁP

Trực quan,vấn đáp, hợp tác nhóm

 IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

 1. Ổn định tổ chức ( 1’)

 Kiểm tra sĩ số hs

 2. Kiểm tra đầu giờ ( 3’ )

Xác định trên hình vẽ các thành phần cấu tạo của tim ?

3. Các hoạt động

 Vào bài (1’)

Mở bài GV: Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với

nhau như thế nào ? Để giúp cho máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch.

 

doc 4 trang thucuc 4130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch - Vệ sinh hệ tuần hoàn - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2019
Ngày giảng: 17/10/2019
Tiết 18
VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH - VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm huyết áp.
- Trình bày được sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch,
ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch.
- Trình bày điều hoà tim và mạch bằng thần kinh.
- Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phòng.
- Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim
 	2. Kĩ năng
- Rèn luyện khả năng làm việc của tim.
- Lắng nghe tích cực; hợp tác; tìm kiếm và xử lí thông tin. Ra quyết định.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ tim tránh tác động mạnh vào tim, tránh dùng các chất kích thích gây tổn thương tim mạch.
	II. CHUẨN BỊ
Mô hình tim tháo lắp 
III. PHƯƠNG PHÁP
Trực quan,vấn đáp, hợp tác nhóm
 	IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
 	1. Ổn định tổ chức ( 1’) 
	Kiểm tra sĩ số hs
 2. Kiểm tra đầu giờ ( 3’ ) 
Xác định trên hình vẽ các thành phần cấu tạo của tim ?
3. Các hoạt động 
	Vào bài (1’)
Mở bài GV: Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với 
nhau như thế nào ? Để giúp cho máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch.
 Hoạt động 1 (20')
TÌM HIỂU SỰ VẬN CHUYỂN CỦA MÁU TRONG HỆ MẠCH
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV Hướng dẫn HS n/c thông tin sgk và H 18.1 trả lời câu hỏi:
?Huyết áp là gì? khi nào huyết áp tối thiểu ?khi nào huyết áp tối đa? Huyết áp biến đổi ntn trong hệ mạch ?
- Hs hoạt động cá nhân n/c thông tin Trả lời câu hỏi 
I. Sự vận chuyển máu trong hệ mạch
Gv yêu cầu HS Nghiên cứu tiếp thông tin và quan sát H18.2 thảo luận nhóm 7' câu hỏi:
?Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra do đâu? 
? Huyết áp trong mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnhmạch về tim là nhờ các động tác chủ yếu nào 
- Đại diện nhóm trình bày – chia sẻ - chốt KT.
- Sức đẩy của tim, áp lực trong mạch
- Cơ bắp quanh thành mạch; Van tĩnh mạch; Sức hút của lồng ngực; Sức hút của tâm nhĩ 
- GV chốt kiến thức.
? Tại sao huyết áp là chỉ số biểu thị sức khoẻ ? 
+ Biết được áp lực của máu lên thành mạch 
 ?Vận tốc máu ở động mạch lớn có ý nghĩa gì ? 
+ Máu được vận chuyển đến cơ quan nhanh chóng cung cấp đủ ô xi dinh dưỡng cho tế bào 
? Vận tốc máu ở mao mạch rất nhỏ có ý nghĩa gì ? 
+ Thực hiện trao đổi chất thuận lợi
Hs trả lời, nhận xét bổ sung
- Máu vận chuyển qua mạch là nhờ sức đẩy của tim, áp lực trong mạch , các van và cơ bắp quanh thành mạch.
- Huyết áp: áp lực của máu lên thành mạch.
- Lúc tâm thất co ta có huyết áp tối đa , lúc tâm thất dãn ta có huyết áp tối thiểu
Hoạt động 2 (15')
TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP VỆ SINHHỆ TIM MẠCH
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- Trong thực tế em đã gặp người bị bệnh tim mạch chưa ? các bệnh đó biểu hiện như thế nào ? 
- HS nêu :
+ Nhồi máu cơ tim, máu nhiễm mỡ, tăng huyết áp ....
II. Vệ sinh tim mạch
1. Cần bảo vệ tim mạch khỏi các tác nhân gây hại
a. Tác nhân
-Tim phải đập nhanh kéo dài àSuy tim
- Hãy chỉ ra các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ? 
- Nêu được các tác nhân
-Các tác nhân làm tim tăng nhịp không mong muốnàhại tim
+ Khuyết tật tim, phổi xơ, mạch xơ cứng
+ Sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao
+ Chất kích thích , thức ăn 
nhiều mỡ động vật 
-Nguyên nhân tăng huyết áp: Luyện tập TDTT quá sức
- Một số vi rút vi khuẩn tiết chất độc hại tim 
b) Biện pháp 
 - Tránh các tác nhân gây hại
- Tạo cuộc sống tinh thần vui vẻ
- Có chế độ ăn uống hợp lí 
2. Cần rèn kuyện tim mạch
- Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức thể dục , thể thao, xoa bóp....
+ Biện pháp bảo vệ tim mạch?
+ Nêu được các biện pháp
- Gv nhận xét, cho
- Nội dung bảng 18 cho ta biết điều gì ?
- HS thảo luận nhóm nội dung bảng 18 
+ Người bình thường nhịp tim cao hơn của vận động viên
+ Lượng máu bơm đi trong một nhịp tim của vận động viên cao hơn người bình thường
- Nội dung bảng 18 cho ta kết luận gì ? 
+ Luyện tập TDTT thì hiệu suất làm việc của tim cao 
- GV y/c HS đọc mục em có biết sgk tr. 60 
- HS đọc 
- Có những biện pháp nào rèn luyện tim mạch 
- HS nêu kết luận
	4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà
 	a. Tổng kết (4’ )
	Khi một cơ quan cần nhận được nhiều máu hơn thì hệ mạch sẽ biến đổi
 như thế nào ? 
	a) Động mạch nhỏ đến cơ quan đó co lại. Mao mạch ở cơ quan đó dãn ra. 
Máu từ động mạch nhỏ được điều đến cơ quan làm việc .
	b) Động mạch nhỏ đến cơ quan đó dãn ra. Mao mạch ở cơ quan đó co lại . Máu từ động mạch nhỏ được điều đến cơ quan làm việc .
a) Động mạch nhỏ đến cơ quan đó dãn ra. Mao mạch ở cơ quan đó dãn ra. Máu từ động mạch nhỏ được điều đến cơ quan làm việc .
a) Động mạch nhỏ đến cơ quan đó co lại. Mao mạch ở cơ quan đó co ra. Máu từ động mạch nhỏ được điều đến cơ quan làm việc .
	Đáp án : a
 	b. Hướng dẫn học ở nhà ( 1’ ) 
	- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.
 - Xem trước bài 19: Thực hành sơ cứu cầm máu: tìm hiểu cách sơ cứu cầm máu.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_18_van_chuyen_mau_qua_he_mach_ve.doc