Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 40-42: Bài tiết

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 40-42: Bài tiết

1.Kiến thức:

Mục tiêu chung của chương: Nắm được cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu, cơ chế lọc máu tạo nước tiểu từ đó có cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp vệ sinh phòng ngừa các bệnh về bài tiết nước tiểu.

 - Hiểu rõ được khái niệm bài tiết và vai trò của sự bài tiết.

 - Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ.

 - Mô tả được cấu tạo của thận

 - Học sinh trình bày được quá trình hình thành nước tiểu, thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu.

 - Phân biệt được nước tiểu đầu và huyết tương, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.

 - Trình bày được quá trình thải nước tiểu.

. - Học sinh kể được một số bệnh về thận và đường tiết niệu, trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết, phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.

 - Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của chúng.

2.Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

- Kĩ năng tìm hiểu và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vai trò của cơ quan bài tiết và cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.

- Kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.

 - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

 - Phát triển kĩ năng quan sát , nhận xét.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

- Biết giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết nước tiểu.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực trong hoạt động động và trao đổi với chuyên gia.

- Kĩ năng giao tiếp trong khi thảo luận.

 - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

3. Thái độ:

. - Giáo dục ý thức vệ sinh cơ quan bài tiết.

 - Giáo dục ý thức vệ sinh cơ quan bài tiết.

 - Giáo dục ý thức xây dựng các thói quen sống khoa học nđể đảm bảo vệ sinh cơ quan bài tiết.

 

docx 16 trang thucuc 9120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 40-42: Bài tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ BÀI TIẾT 
CHỦ ĐỀ BÀI TIẾT 
Thời gian:3 tiết ( Tiết 40,41,42)
I. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Tên chủ đề:BÀI TIẾT
II. Xây dựng nội dung bài học 
- Tiết 1: Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
- Tiết 2: Bài 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
- Tiết 3: Bài 40: VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
Thời lượng: 3 tiết
III. Xác định mục tiêu bài học 
1.Kiến thức:
Mục tiêu chung của chương: Nắm được cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu, cơ chế lọc máu tạo nước tiểu từ đó có cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp vệ sinh phòng ngừa các bệnh về bài tiết nước tiểu.
	- Hiểu rõ được khái niệm bài tiết và vai trò của sự bài tiết.
	- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ.
	- Mô tả được cấu tạo của thận
	- Học sinh trình bày được quá trình hình thành nước tiểu, thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu.
	- Phân biệt được nước tiểu đầu và huyết tương, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
	- Trình bày được quá trình thải nước tiểu.
. - Học sinh kể được một số bệnh về thận và đường tiết niệu, trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết, phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.
 - Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của chúng.
2.Kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
- Kĩ năng tìm hiểu và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vai trò của cơ quan bài tiết và cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
- Kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
	- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
	- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
 - Phát triển kĩ năng quan sát , nhận xét.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Biết giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết nước tiểu.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực trong hoạt động động và trao đổi với chuyên gia.
- Kĩ năng giao tiếp trong khi thảo luận.
 - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ:
. 	- Giáo dục ý thức vệ sinh cơ quan bài tiết.
	- Giáo dục ý thức vệ sinh cơ quan bài tiết.
 - Giáo dục ý thức xây dựng các thói quen sống khoa học nđể đảm bảo vệ sinh cơ quan bài tiết.
4.Định hướng phát triển các năng lực cho học sinh
	- Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực quan sát, năng lực vận dụng kiến thức vào
* Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quản lí; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực quan sát; năng lực tìm mối liên hệ; năng lực so sánh; năng lực tri thức sinh học; năng lực đưa ra các định nghĩa.
IV. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu 
BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC YÊU CẦU CẦN ĐẠT CHO CHỦ ĐỀ
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
(mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng thấp
(mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng cao
(mô tả mức độ cần đạt)
Bài tiết 
Hệ bài tiết nước tiểu
-Biết có các cơ quan Phổi ,thận ,da. Tham gia 
-Nêu được vai trò của sự bài tiết 
-Mô tả cấu tạo của thận chức năng lọc máu tạo nước tiểu. 
-Trình bày được sơ lược các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. 
-Hiểu mỗi cơ quan bài tiết từng loại sản phẩm khác nhau
-Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu đầu, thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu chính thức.
-Biết vận dụng từng hình thức bài tiết trong từng hoàn cảnh cụ thể
-Uống đủ nước cho cơ thể 
- Trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả nó kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu cách phòng, tránh các bệnh này
-Biết ứng dụng đán cảm hặc xông để bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể 
-Giải thích cơ sở khoa học của chúng
V. Biên soạn các câu hỏi, bài tập theo mức độ yêu cầu 
- Hệ thống câu hỏi nằm trong tiến trình dạy và học
Hàng ngày ta phải thải ra môi trường những sản phẩm nào?
Những sản phẩm đó do cơ quan nào bài tiết?
Các sản phẩm thải phát sinh từ đâu?
Nếu vì 1 lí do nào đó (ví dụ: viêm thận) làm cho sự bài tiết trì trệ sẽ dẫn đến hậu quả gì?
+ Các giai đoạn tạo thành nước tiểu?
+ Nơi diễn ra các giai đoạn hình thành nước tiểu?
+ Nhắc lại thành phần của máu?
+ Những chất nào trong máu được lọc qua mao mạch vào nang cầu thận, thành phần nào ở lại nang cầu thận?
+ Nơi diễn ra các giai đoạn hình thành nước tiểu?
+ Nhắc lại thành phần của máu?
+ Những chất nào trong máu được lọc qua mao mạch vào nang cầu thận, thành phần nào ở lại nang cầu thận?
+ So sánh thành phần của nước tiểu đầu so với máu?
+ Nếu nước tiếu đầu được thải ngay ra ngoài thì cơ thể sẽ như thế nào?
+ Tránh hiện tượng đó quá trình lọc nước tiểu còn có giai đoạn nào?
+ Những chất nào được hấp thụ lại?
+ So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức theo nội dung bảng phụ?
* Nồng độ các chất trong mao mạch máu khi ra khỏi thận như thế nào?
+ Mỗi ngày cầu thận lọc bao nhiêu lít máu? Tạo ra bao nhiêu lít nước tiểu?
+ Nước tiểu chính thức được hình thành đi ra ngoài theo con đường nào?
+ Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn?
VI. Thiết kế tiến trình dạy và học
1. Chuẩn bị của GV và Hs:
1.1. Chuẩn bị của GV:
 - Tài liệu tự học: Sách giáo khoa, sách tham khảo ,các kênh giáo dục 
- Tranh, hình: Liên quan đến hệ bài tiết và hệ bài tiết nước tiểu 
- Dụng cụ ,vật mẫu bộ đồ mổ , thận của lợn 
	- Tranh phóng to hình 39.1.
	- Bảng phụ so sánh thành phần của nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
Đặc điểm
Nước tiểu đầu
Nước tiểu chính thức
Nồng độ các chất hoà tan
Loãng
Đậm đặc
Chất độc, cạn bã
Ít
Nhiều
Chất dinh dưỡng
Nhiều
Gần như không có
- Tranh phóng to hình 38.1, 39.1.
- Phiếu học tập 1:
Tổn thương của hệ bài tiết nước tiểu
Hậu quả
Cầu thận bị viêm và suy thoái
Ống thận bị viêm hay làm việc kém hiệu quả
Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn
Quá trình lọc máu bị trì trệ -> các chât cặn bã và các chất độc hại bị tích tụ trong máu -> cơ thể bị phù - > suy thận toàn bộ - > hôn mê và chết.
Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết tiếp các chất cặn bã độc hại bị giảm-> môi trường trong bị biến đổi -> trao đổi chất bị rối loạn -> ảnh hưởng bất lợi tới sức khỏe.
Khi các tb ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu trong ống có thể hòa thẳng vào máu -> gây đầu độc cơ thể.
Gây bí tiểu hay không đi tiểu được -> đau dữ dội và có thể kèm theo sốt -> nguy hiểm đến tính mạng.
- Phiếu học tập 2:
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1. Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Hạn chế tác hại của vi sinh vật gây bệnh.
2. Khẩu phần ăn uống hợp lý:
+ Không ăn quá nhiều Pr, quá mặn, quá chua, ăn nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. 
+ Uống đủ nước.
- Không để thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
- Hạn chế tác hại của các chất độc.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được liên tục.
3. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn tiểu lâu.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tạo thành nước tiểu được liên tục.
- Hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái. 
1.2. Chuẩn bị của Hs:
- Nguyên cứu tài liệu :sách giáo khoa , các video về hoạt động của thận 
- Sưu tập tranh ảnh, thông tin về các bệnh liên quan đến thận
- Chuẩn bị phiếu học tập:
Tổn thương của hệ bài tiết nước tiểu
Hậu quả
1
2
3
.........
- Tranh phóng to hình 38.1, 39.1.
- Phiếu học tập 1:
Tổn thương của hệ bài tiết nước tiểu
Hậu quả
Cầu thận bị viêm và suy thoái
Ống thận bị viêm hay làm việc kém hiệu quả
Đường dẫn nước tiểu bị nghẽn
.
- Phiếu học tập 2:
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1. Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
2. Khẩu phần ăn uống hợp lý:
+ Không ăn quá nhiều Pr, quá mặn, quá chua, ăn nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. 
+ Uống đủ nước.
3. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay, không nên nhịn tiểu lâu.
2. Phương pháp:
- Phương pháp quan sát tìm tòi, thực hành, thảo luận nhóm .
- Phương pháp phát huy tính tích cực của hs
3. Tổ chức các hoạt động học:
A. Hoạt động khởi động : (9’)
a. Mục tiêu hoạt động: giới thiệu tổng quát cơ quan bài tiết nước tiểu, và biện pháp vệ sinh cơ quan này để phòng tránh bệnh tật liên quan đến hệ bài tiết của cơ thể
b. Phương thức tổ chức HĐ
Trò chơi tiếp sức: (Thi giữa 3 đội tương ứng với 3 dãy bàn ):
Hãy kể tên các bộ phận,cơ quan bài tiết hoặc các bệnh liên qua đến cơ quan bài tiết nước tiểu trong thời gian 3 phút.
Biểu điểm: Dựa vào 3 tiêu chí chính :
+ Số lượng người tham gia trong các đội:càng đông hs tham gia, trật tự điểm càng cao (1-2-3)
+ Hình thức trình bày : sạch sẽ ,rõ ràng điểm cao (1-2-3
+ Số lượng liệt kê: càng nhiều điểm càng cao ( 1-2-3)
Mời 1 hs lên cùng giám sát :
Điểm số cho các tiêu chí
Đội 1
Đội 2
Đội 3
Số hs tham gia 
Số cơ quan, bộ phận , bệnh .
Liệt kê 
Hình thức trình bày 
- GV đánh giá kết quả, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của Hs
c. Sản phẩm:
Liệt kê được các bộ phận,cơ quan bài tiết nước tiểu,các bệnh liên quan hay gặp trong thực tế 
	- Bảng báo cáo của Hs
Đông viên khen ngợi đội thắng cuộc
Dựa vào nội dung các trong phần trò chơi, giáo viên dẫn vào chủ đề bài tiết 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1
Tiết 1:Bài 38: BÀI TIẾT VÀ CẤU TẠO HỆ BÀI TIẾT NƯỚC . 
a.Mục tiêu hoạt động
 1. Về kiến thức
	- Hiểu rõ được khái niệm bài tiết và vai trò của sự bài tiết.
	- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ.
	- Mô tả được cấu tạo của thận
 2. Về kỹ năng:
	- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
	- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
	- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
	- Kĩ năng tìm hiểu và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vai trò của cơ quan bài tiết và cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
	- Kĩ năng hợp tác và lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
 3. Về thái độ:
	- Giáo dục ý thức vệ sinh cơ quan bài tiết.
 4. Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản.
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực quan sát, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
b. Phương thức tổ chức HĐ	
Các hoạt động 
Hoạt động hỗ trợ của GV 
Và tương tác của hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm bài tiết và vai trò của hệ bài tiết (16’)
- Mục tiêu: Trình bày được khái niệm bài tiết và vai trò của hệ bài tiết
- Cách tiến hành:
- GV đưa hệ thống câu hỏi:
+ Hàng ngày ta phải thải ra môi trường những sản phẩm nào?
- HS: Bằng hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi: CO2, nước tiểu, mồ hôi.
+ Những sản phẩm đó do cơ quan nào bài tiết?
- HS: Hệ hô hấp thải CO2.
- Hệ bài tiết thải nước tiểu.
- Da thải mồ hôi.
+ Cơ quan bài tiết nào đóng vai trò quan trọng trong hệ bài tiết nước tiểu?
- HS: Thận 
+ Các sản phẩm thải phát sinh từ đâu?
- HS: Từ các hoạt động trao đổi chất của tế bào.
+ Vai trò bài tiết đối với cơ thể?
- 1 h/s trình bày, h/s khác nhận xét bổ sung.
+ Nếu vì 1 lí do nào đó (ví dụ: viêm thận) làm cho sự bài tiết trì trệ sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Chất thải trong máu tăng, làm rối loạn môi trường trong cơ thể nhiễm độc -> có thể tử vong.
I. Bài tiết 
- KN: Bài tiết là hoạt động của cơ thể lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong.
- Vai trò:
+ Bài tiết giúp cơ thể thải các chất cặn bã có hại do hoạt động TĐC của TB tạo ra và các chất dư thừa.
+ Đảm bảo tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
Các hoạt động 
Hoạt động hỗ trợ của GV 
Và tương tác của hs
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu (20’)
- Mục tiêu: Trình bày được thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ quan bài tiết nước tiểu
- Cách tiến hành:
- GV treo tranh hình 38.1 A SGK yêu cầu hs quan sát tranh thảo luận nhóm theo bàn làm bài tập lệnh đề:
- HS: Quan sát tranh, thảo luận nhóm, làm bài tập lệnh đề.
- Gv gọi đại diện 1 nhóm trình bày 1 phần, yêu cầu nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đáp án: 1- d 2-a
* Cơ quan nào quan trọng nhất trong hệ bài tiết? Vì sao?
- HS: Cơ quan quan trọng nhất là thận. Vì thận là nơi lọc máu tạo thành nước tiểu.
- Yêu cầu hs quan sát hình 38.1 B làm bài tập lệnh đề 3:
- HS: Quan sát hình 38.1 B thảo luận nhóm, làm bài tập lệnh đề 3:
Đáp án : 3-d
-Yêu cầu hs quan sát hình 38.1 C chọn ý đúng ở câu 4
- HS: Quan sát hình 38.1 C chọn ý đúng ở câu 4
Đáp án: 4-d
- Yêu cầu hs quan sát hình 38.1 D trả lời câu hỏi:
+ Cấu tạo của cầu thận?
- HS: Quan sát hình 38.1 D trả lời câu hỏi:
- Cầu thận là một búi mao mạch dày đặc có hình cầu.
- Gv cung cấp thông tin: Cầu thận có đường kính 0,2 mm có thể quan sát được dưới kính lúp. Nang cầu thận là một túi lớp, lớp trong tiếp giáp với cầu thận.
- HS: Thu nhận thông tin do gv cung cấp.
+ Từ hình 38.1 A nhận xét màu sắc, hình dạng của thận?
- HS: Màu đỏ, hình hạt đậu.
- Gv cung cấp thêm thông tin: m của thận khoảng 170 gam.
+ Vị trí của hai quả thận so với nhau?
- HS: Thận phải thấp hơn thận trái.
- Yêu cầu 2-3 hs dùng mô hình hệ bài tiết nước tiểu mô tả lại các thành phần cấu tạo của nó.
- 2-3 hs dùng mô hình hệ bài tiết nước tiểu mô tả lại các thành phần cấu tạo của nó.
II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu:
- Gồm:
+ Hai quả thận
+ 2 ống dẫn nước tiểu
+ Bóng đái
+ Ống đái
- Cấu tạo thận: 
+ Phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng cùng với các ống góp và bể thận
- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
+ Cầu thận: là 1 búi mao mạch
+ Nang cầu thận bao quanh cầu thận
+ Ống thận
c. Sản phẩm hoạt động : 
Bài tiết là một hoạt động của cơ thể lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong. Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm, trong đó phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết khí Cacbônic.
Thận đóng vai trò quan trọng cho việc bài tiét các chất thải khác qua nước tiểu.
Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
Thận gồm hai quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu. 
 Đọc thêm mục em có biết trang 125
Tìm hiểu hoạt động bài tiết của thận 
Hoạt động 2
 Tiết 2: Bài 39: BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
a.Mục tiêu hoạt động
 1. Về kiến thức
	- Học sinh trình bày được quá trình hình thành nước tiểu, thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu.
	- Phân biệt được nước tiểu đầu và huyết tương, nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức.
	- Trình bày được quá trình thải nước tiểu.
 2. Về kỹ năng:
	- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
	- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
 3. Về thái độ:
	- Giáo dục ý thức vệ sinh cơ quan bài tiết.
 4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực quan sát, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
b. Phương thức tổ chức HĐ
Các hoạt động 
Hoạt động hỗ trợ của GV 
Và tương tác của hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình tạo thành nước tiểu (20’)
- Mục tiêu: Trình bày được quá trình tạo thành nước tiểu, phân biệt được nước tiểu đầu, huyết tương, nước tiểu chính thức.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu hs quan sát hình 39.1 nghiên cứu thông tin SGK chú ý những nội dung in nghiêng trả lời hệ thống câu hỏi:
+ Các giai đoạn tạo thành nước tiểu?
- HS: Quan sát tranh, thu nhận và sử lý thông tin mục 1, trả lời hệ thống câu hỏi:
- Lần lượt các hs trả lời. hs khác nhận xét, bổ sung.
- 3 quá trình: Lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp.
+ Nơi diễn ra các giai đoạn hình thành nước tiểu?
- HS: Lọc máu diễn ra ở cầu thận
Hấp thụ lại diễn ra ở đoạn đầu của ống thận
Bài tiết tiếp diễn ra ở đoạn cuối của ống thận
+ Nhắc lại thành phần của máu?
- HS: Máu: tế bào máu và huyết tương.
+ Những chất nào trong máu được lọc qua mao mạch vào nang cầu thận, thành phần nào ở lại nang cầu thận?
- Huyết tương ra nang cầu thận, tế bào máu và Pr ở lại mao mạch máu
+ So sánh thành phần của nước tiểu đầu so với máu?
- HS: Nước tiểu đầu không có tế bào máu và Pr
+ Nếu nước tiếu đầu được thải ngay ra ngoài thì cơ thể sẽ như thế nào?
- HS: Mất dinh dưỡng trầm trọng
+ Tránh hiện tượng đó quá trình lọc nước tiểu còn có giai đoạn nào?
- Còn quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng cần thiết
+ Những chất nào được hấp thụ lại?
- Các chất được hấp thụ lại: Dinh dưỡng, nước, ion Na+, Cl-.....
+ So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức theo nội dung bảng phụ?
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm nhỏ hoàn thành phiếu học tập.
- Thảo luận theo nhóm bàn, trình bày bảng nhóm
=> Thống nhất bảng nhóm
- Gv đưa bảng so sánh chuẩn
* Nồng độ các chất trong mao mạch máu khi ra khỏi thận như thế nào?
- Nồng độ các chất được ổn định khi ra khỏi tĩnh mạch thận.
I. Tạo thành nước tiểu 
Gồm 3 quá trình: 
- Lọc máu diễn ra ở cầu thận: tạo nước tiểu đầu ở nang cầu thận.
- Hấp thụ lại diễn ra ở đoạn đầu của ống thận
- Bài tiết tiếp diễn ra ở đoạn cuối của ống thận: tạo nước tiểu chính thức.
Các hoạt động 
Hoạt động hỗ trợ của GV 
Và tương tác của hs
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình thải nước tiểu (20’)
	- Mục tiêu: Trình bày được hoạt động thải nước tiểu
	- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk, trả lời hệ thống câu hỏi:
+ Mỗi ngày cầu thận lọc bao nhiêu lít máu? Tạo ra bao nhiêu lít nước tiểu?
- HS: Nghiên cứu thông tin sgk kết hợp với hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi:
- Lọc 1440 l máu tạo ra 1,5 l nước tiểu.
 + Nước tiểu chính thức được hình thành đi ra ngoài theo con đường nào?
- Theo ống nước tiểu đến bể thận-> ống dẫn nước tiểu-> bóng đái-> ra ngoài.
- Yêu cầu hs thao luận nhóm trả lời câu hỏi
+ Vì sao sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục mà sự bài tiết nước tiểu lại gián đoạn?
- Thống nhất nhóm trả lời câu hỏi, 1 hs đại diện nhóm trình bày, hs khác nhận xét, bổ sung.
+ Máu tuần hoàn liên tục qua cầu thận-> nước tiểu được hình thành liên tục
+ Nước tiểu được tích trữ ở bóng đái khi lên đến 200 ml đủ áp lực gây cảm giác đi tiểu-> cơ vòng( cơ vân) bóng đái mở-> nước tiểu được thải ra ngoài.
II. Thải nước tiểu:
- Nước tiểu chính thức-> bể thận-> ống dẫn nước tiểu -> bóng đái-> ra ngoài.
- Sự thải nước tiểu nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái, cơ bóng đái và cơ bụng.
c. Sản phẩm hoạt động : ( chính là kết luận kiến thức trọng tâm cần nhớ )
- Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận bao gồm 3 quá trình:
1/ Lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu
2/ Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết.
3/ Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và chất không cần thiết ở ống thận để tạo nên nước tiểu chính thức và ổn định một số thành phần của máu
Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận qua ống thận nước tiểu qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái rồi Được thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ phòng chống đái cơ bóng đái và cơ bụng. 
Đọc thêm mục em có biết trang 128
Hoạt động 3
Tiết 3- Bài 40:VỆ SINH HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
a. Mục tiêu hoạt động
 1. Về kiến thức
- Học sinh kể được một số bệnh về thận và đường tiết niệu, trình bày được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và biện pháp bảo vệ hệ bài tiết, phòng tránh các bệnh thận, tiết niệu.
- Trình bày được các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của chúng.
 2. Về kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát , nhận xét.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Biết giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK để tìm hiểu những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến hệ bài tiết nước tiểu.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực trong hoạt động động và trao đổi với chuyên gia.
- Kĩ năng giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi phát biểu ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
 3. Về thái độ:
- Giáo dục ý thức xây dựng các thói quen sống khoa học nđể đảm bảo vệ sinh cơ quan bài tiết.
 4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực quan sát, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
b. Phương thức tổ chức HĐ
Các hoạt động 
Hoạt động hỗ trợ của GV 
Và tương tác của hs
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu (15’)
- Mục tiêu: Hiểu được các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và nắm được hậu quả của nó.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu hs nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với những hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi:
+ Các nguyên nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
- HS: thu nhận thông tin sgk, kết hợp với những hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi
- 1 vài hs phát biểu, hs lớp bổ sung.
- Yêu cầu hs quan sát hình 38.1, 39.1 hoàn thành phiếu học tập
Gồm 3 nhóm tác nhân. 
- Quan sát tranh, thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- HS: Các nhóm tổ chức hoạt động nhóm.
- Gv treo bảng phụ, hs thảo luận nhóm điền nội dung phiếu học tập.
- HS: Các nhóm dán phiếu học tập của nhóm.
- Gv tập hợp ý kiến các nhóm, thống nhất ý kiến.
- HS: Thống nhất ý kiến chung.
- Gv đưa bảng chuẩn kiến thức.
- HS: Đối chiếu với kiến thức bảng chuẩn do gv cung cấp
I. Một số tác nhân chủ yếu:
- Phiếu học tập
( đã chữa)
Các hoạt động 
Hoạt động hỗ trợ của GV 
Và tương tác của hs
Nội dung
Hoạt động 2: Xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu( 10’)
- Mục tiêu: Trình bày được cơ sở khoa học và thói quen sống khoa học, tự đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu hs nghiên cứu thông tin sgk, cá nhân hoàn thành bài tập bảng 40 vào vở bài tập.
- HS: Nghiên cứu thông tin sgk kết hợp với hiểu biết của bản thân cá nhân hoàn thành bảng 40 vào vở bài tập.
- Đại diện hs hoàn thành nội dung bảng phụ.
- Mỗi hs hoàn thành cơ sở khoa học của 1 thói quen.
- Hs khác nhận xét bổ sung. 
- HS: theo dõi đối chiếu nội dung bảng kiến thức chuẩn do gv cung cấp.
+ Đề ra thói quen sống khoa học?
- HS: Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Khẩu phần ăn uống hợp lí.
- Đi tiểu đúng lúc
II. Cần xây dựng thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh các tác nhân có hại.
c. Sản phẩm hoạt động : 
- Tác nhân có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu là các chất độc trong thức ăn, đồ uống, khẩu phần ăn uống không hợp lý, các vi trùng gây bệnh, 
- Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu là:
1/Thường xuyên vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu 
2/Khẩu phần ăn hợp lý 
3/Đi tiều đúng lúc. 
C. Luyện tập ( 3’)
a. Mục tiêu hoạt động
b. Phương thức tổ chức HĐ
- HS HĐ cá nhân (chủ yếu), HĐ cặp đôi hoặc trao đổi nhóm nhỏ để chia sẻ kết quả giải quyết các câu hỏi/bài tập trong tài liệu tự học.
Câu hỏi1: Bài tiết nước tiểu ở người do cơ quan nào đảm nhiệm là chủ yếu? Cần bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu như thế nào?
Đáp án:
Bài tiết nước tiểu ở người do thận đảm nhiệm.
Biện pháp bảo vệ thận: ăn uống đúng tiêu chuẩn, không ăn thức ăn chứa các chất đọc hại, uống đủ nước, đi vệ sinh đúng giờ.
- Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu hỏi 2.Khi máu từ động mạch thận đến cầu thận, nước và chất hoà tan thấm qua vách mao mạch vào nang cầu thận nhờ:
a, Sự chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy qua các lỗ lọc
b, Các chất hoà tan có kích thước lớn hơn 30-40A0
c, Các chất hoà tan có kích thước nhỏ hơn 30-40A0
d, a,b đúng.
Câu hỏi 3. Nước tiểu đầu được tạo thành do:
a, Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận
b, Quá trình lọc máu xảy ra nang cầu thận
c, Quá trình lọc máu xảy ra ở ống thận
d, Quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận
Đáp án: 1,d 2,a
Câu hỏi 4:Trong những thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu em đã có những thói quen nào và chưa có thói quen nào?
Hoặc đưa ra các tình huống 
- GV Kiểm tra đánh giá hoạt động
+ Thông qua quan sát: Khi cá nhân làm việc GV kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí
+ Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/ lời giải của HS về các câu trả lời trong phiếu học tập, Gv tổ chức cho học sinh chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai lầm cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
-Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra 15 phút 
Đề bài
Đáp án
Biểu điểm
I. Trắc nghiệm (3 điểm): 
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng:
Câu 1: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
A. Thận, cầu thận, bóng đái.
B. Thận, bóng đái, ống đái.
C. Thận, ống thận, bóng đái.
D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
Câu 2: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:
A. Thận. 	 C. Bóng đái. 
B. Ống dẫn nước tiểu. D. Ống đái.
Câu 3: Cấu tạo của ống thận gồm:
A. Phần vỏ, phần tủy, bể thận, ống dẫn nước tiểu.
B. Phần vỏ, phần tủy, bể thận.
C. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng, bể thận.
D. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
Câu 4: Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
A. Cầu thận, nang cầu thận. 
B. Nang cầu thận, ống thận. 
C. Cầu thận, ống thận. 
D. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận. 
Câu 5: Nước tiểu đầu được tạo ra do:
A. Quá trình lọc máu xảy ra ở cầu thận
B. Quá trình lọc máu xảy ra nang cầu thận
C. Quá trình lọc máu xảy ra ở ống thận
D. Quá trình lọc máu xảy ra ở bể thận
Câu 6: Ở cầu thận các thành phần không được lọc ra nước tiểu là:
A. Axit uric, crêatin 
B. Ion Na+, Cl-
C. Các tế bào máu và Prôtêin
D. ion thừa: H+, K+ .
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: (3 điểm): Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì? 
Câu 2: (4 điểm): Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu?
Câu 1: D
Câu 2: A 
Câu 3: D
Câu 4: D
Câu 5: A
Câu 6: C
Câu 1: 
- Thực chất của quá trình tạo nước tiểu là quá trình thải bỏ các chất thải, chất độc, các ion dư thừa.
Câu 2: Quá trình lọc nước tiểu gồm 3 giai đoạn:
+ Lọc máu diễn ra ở cầu thận: tạo nước tiểu đầu.
+ Hấp thu lại diễn ra ở đoạn đầu của ống thận.
+ Bài tiết tiếp diễn ra ở đoạn cuối của ống thận: tạo nước tiểu chính thức 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
3
4
D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng ( 1’)
a. Mục tiêu hoạt động
- HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS.
b. Phương thức tổ chức HĐ
- GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...) để trả lời 1 số câu hỏi mở rộng và nâng cao.
- GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp, GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.
c. Sản phẩn HĐ
- Bài viết/báo cáo, sản phẩm có tranh ảnh minh họa.
VII. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_40_42_bai_tiet.docx