Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 43+44: Da - Nguyễn Văn Phường

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 43+44: Da - Nguyễn Văn Phường

A. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

- Mô tả được cấu tạo của da.

- Hiểu được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của da.

- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da, rèn luyện da.

- Đề ra các biện pháp vệ sinh, phòng tránh các bệnh về da.

2. Năng lực

 2.1. Năng lực chung:

 - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.

 - Năng lực tư duy,sáng tạo, năng lực giao tiếp.

 - Năng lực quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

 2.2. Năng lực đặc thù:

 * Nhận thức khoa học tự nhiên:

 - Chủ động xác định nhiệm vụ học tập và xây dựng kế hoạch học tập các nội dung của chủ đề “ Da”, lựa chọn nguồn tài liệu đọc phù hợp, ghi chép kiến thức theo ý hiểu.

- Có khả năng thu thập thông tin từ SGK, sách tham khảo về các nội dung liên quan đến bài học.

* Tìm hiểu tự nhiên:

 - Mô tả cấu tạo của da và cấu tạo đó phù hợp với chức năng của da như thế nào, từ cấu tạo và chức năng đề ra các biện pháp bảo vệ da

- Xác định và làm rõ thông tin, tóm tắt những thông tin khác nhau về bệnh các bệnh ngoài da,

- Đặt câu hỏi khác nhau về các sự vật và hiện tượng thực tế liên quan đến chủ đề: mụn trứng cá, nám da, bệnh ngoài da

 - Thiết kế thí nghiệm để chức minh một số chức năng của da.

* Vận dụng kiến thức kĩ năng:

 - Nêu được thành phần các chất trong một khẩu phần ăn hợp lí và giải thích được ảnh hưởng của khẩu phần ăn không hợp lí đến vẻ đẹp của da, sự thoái hoá làn da.

 - HS nêu được ảnh hưởng của các thành phần hóa học trong mĩ phẩm (sữa tắm, kem dưỡng da, sơn móng tay.) đến vẻ đẹp của da và sản phẩm của da.

 - HS giải thích được khi sống ở vùng miền khác nhau thì cũng ảnh hưởng đến sự phân bố sắc tố da hay ngay ở một vùng nhưng khí hậu khác nhau giữa mùa đông và mùa hè cũng ảnh hưởng đến sự phân bố sắc tố da.

 - Luyện tập thể dục thể thao đều đặn vừa sức với độ tuổi dạy thì giúp da săn chắc và tăng sức chịu đựng cho da.

3. Phẩm chất

 - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.

 - Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập.

 - Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến của người khác trong học tập.

 - Có ý thức giữ vệ sinh da, tích cực với việc học tập tìm tòi, nghiên cứu.

 - Có thái độ vệ sinh cá nhân, cộng đồng.

 

docx 10 trang thucuc 4501
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 43+44: Da - Nguyễn Văn Phường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 17/2/2021
Tiết 43 + 44 Ngày dạy: / /2021
TÊN CHỦ ĐỀ: DA
A. MỤC TIÊU
1. Yêu cầu cần đạt
- Mô tả được cấu tạo của da.
- Hiểu được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của da.
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da, rèn luyện da.
- Đề ra các biện pháp vệ sinh, phòng tránh các bệnh về da.
2. Năng lực
 2.1. Năng lực chung:
 - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
 - Năng lực tư duy,sáng tạo, năng lực giao tiếp.
 - Năng lực quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
 2.2. Năng lực đặc thù:
 * Nhận thức khoa học tự nhiên:
 - Chủ động xác định nhiệm vụ học tập và xây dựng kế hoạch học tập các nội dung của chủ đề “ Da”, lựa chọn nguồn tài liệu đọc phù hợp, ghi chép kiến thức theo ý hiểu.
- Có khả năng thu thập thông tin từ SGK, sách tham khảo về các nội dung liên quan đến bài học.
* Tìm hiểu tự nhiên:
 - Mô tả cấu tạo của da và cấu tạo đó phù hợp với chức năng của da như thế nào, từ cấu tạo và chức năng đề ra các biện pháp bảo vệ da
- Xác định và làm rõ thông tin, tóm tắt những thông tin khác nhau về bệnh các bệnh ngoài da, 
- Đặt câu hỏi khác nhau về các sự vật và hiện tượng thực tế liên quan đến chủ đề: mụn trứng cá, nám da, bệnh ngoài da 
 - Thiết kế thí nghiệm để chức minh một số chức năng của da.
* Vận dụng kiến thức kĩ năng:
 - Nêu được thành phần các chất trong một khẩu phần ăn hợp lí và giải thích được ảnh hưởng của khẩu phần ăn không hợp lí đến vẻ đẹp của da, sự thoái hoá làn da.
 - HS nêu được ảnh hưởng của các thành phần hóa học trong mĩ phẩm (sữa tắm, kem dưỡng da, sơn móng tay...) đến vẻ đẹp của da và sản phẩm của da. 
 - HS giải thích được khi sống ở vùng miền khác nhau thì cũng ảnh hưởng đến sự phân bố sắc tố da hay ngay ở một vùng nhưng khí hậu khác nhau giữa mùa đông và mùa hè cũng ảnh hưởng đến sự phân bố sắc tố da.
 - Luyện tập thể dục thể thao đều đặn vừa sức với độ tuổi dạy thì giúp da săn chắc và tăng sức chịu đựng cho da.
3. Phẩm chất
 - Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
 - Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập.
 - Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến của người khác trong học tập.
 - Có ý thức giữ vệ sinh da, tích cực với việc học tập tìm tòi, nghiên cứu.
 - Có thái độ vệ sinh cá nhân, cộng đồng.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV:
 - Tranh câm cấu tạo da.
 - Các miếng bìa ghi cấu tạo từ 1 – 10 
 - Mô hình cấu tạo da.
 - Tranh ảnh về một số bệnh ngoài da như lang ben, nấm, hắc lào, tổ đỉa 
 - Dạy trực tuyến
2. Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu sgk, liên hệ thực tế 
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu
a) Mục tiêu
 - Ổn định tổ chức lớp.
 - Kiểm tra việc học ở nhà và việc nắm kiến thức cũ của học sinh.
 - Dẫn dắt vào bài, nêu vấn đề...
b) Nội dung 
 - Tổ chức lớp: 
 - Kiểm tra bài cũ
c) Sản phẩm của học sinh
 - Câu trả lời, bài làm, vở bài tập của học sinh
d) Tổ chức hoạt động
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu cần thực hiện.
 + Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và biện pháp phòng tránh.
- HS vấn đáp trả lời, làm bài tập theo yêu cầu.
 + Các tác nhân : Các vi khuẩn gây bệnh, các chất độc, khẩu phần ăn không hợp lí. 
 - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn bộ cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu
 - Khẩu phần ăn không hợp lí 
 + Không ăn quá nhiều protêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi 
 + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm độc
 + Uống đủ nước
 - Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu
- HS,GV nhận xét đánh giá.
II. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới 
II.1. Tìm hiểu cấu tạo của da
a) Mục tiêu: Mô tả được thành phần cấu tạo của da. Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến cấu tạo của da
b) Nội dung hoạt động:
 - HS nghiên cứu sơ đồ cấu tạo của da hình 41 hoàn thành cấu tạo của da trên tranh câm.
 - HS nghiên cứu thông tin sgk -> Trả lời các câu hỏi lệnh.
c) Sản phẩm học tập:
- Da cấu tạo gồm 3 lớp:
* Lớp biểu bì.
 + Tầng sừng.
 + Tầng tế bào sống.
* Lớp bì:
 + Sợi mô liên kết.
 + Các cơ quan: Tuyến mồ hôi, T nhờn, cơ quan thụ cảm, mao mạch máu.
* Lớp mỡ dưới da: gồm các tế bào mỡ.
d) Tổ chức hoạt động:
 - Y/C HS QS H.41 SGK 
 - Gọi HS trả lời, hoàn thiện sơ đồ cấu tạo của da trên tranh câm. 
 - Y/C HS đọc thông tin và thực hiện mục 6SGK 
 1. Vào mùa khô, ta thường thấy những vảy trắng nhỏ bong ra ngoài như phấn ở quần áo. Điều đó giúp ta giải thích ntn về thành phần lớp ngoài cùng của da ? 
 2. Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước ?
 3. Vì sao ta nhận biết được nóng, lạnh, độ cứng, mềm của vật mà ta tiếp xúc. 
 4. Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá ? 
 5. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì ? 
 6. Tóc và lông mày có tác dụng gì ? 
- HS nghiên cứu thông tin sgk để thực hiện 6SGK.
 1. Vảy trắng bong ra chứng tỏ lớp tế bào ngoài cùng của da hóa sừng và chết. 
 2. Da mềm mại không thấm nước vì được cấu tạo bởi các sợi mô L/kết bện chặt với nhau và trên da có tuyến nhờn tiết chất nhờn trên bề mặt của da. 
 3. Da có nhiều Cq thụ cảm là những đầu mút của TB thần kinh giúp da nhận biết nóng, lạnh, cứng, mềm, đau, đớn... 
 4. Khi trời nóng, mao mạch, dưới da dãn, tuyến mồ hôi , khi trời lạnh mao mạch co lại cơ chân lông co. 
 5. Lớp mỡ dưới da làm chất đệm chống ảnh hưởng cơ học của môi trường và có vai trò 
 6. Tạo lớp đệm không khí có vai trò chống tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời và điều hòa nhiệt độ. Lông mày có vai trò ngăn mồ hôi và nước không chảy xuống mắt. 
- Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung cho nhau 
- GVKL
II.2. Tìm hiểu chức năng của da
a) Mục tiêu: Hiểu được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của da.
b) Nội dung hoạt động:
 - HS thảo luận nhóm giải thích được đặc điểm của da phù hợp với từng chức năng.
 - Từ đó biết bảo vệ và chăm sóc da.
c) Sản phẩm học tập:
- Chức năng của da:
+ Bảo vệ cơ thể.
+ Tiếp nhận kích thích xúc giác.
+ Bài tiết
+ Điều hòa thân nhiệt.
- Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người
d) Tổ chức hoạt động:
- GV yêu cấu HS thảo luận 3 câu hỏi ở mục ▼SGK
 1. Đặc điểm nào của da thực hiện chức năng bảo vệ?
 2. Bộ phận nào giúp da tiếp nhận kích thích ?Thực hiên chức năng bài tiết?
 3. Da điều hòa than nhiệt bằng cách nào?
- HS dựa vào kiến thức thực tế thảo luận để trả lời câu hỏi
 1. + Các TB hóa sừng ở lớp ngoài, giúp da chống thấm nước, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và chống mất nước 
 + Các xợi mô liên kết, lớp mỡ giúp da hạn chế các tác nhân cơ học 
 + Tuyến nhờn tiết chất nhờn giúp da mềm mại và diệt vi khuẩn. 
 + Sắc tố dưới da góp phần chống tác hại của tia tử ngoại. 
 2. Nhờ các cơ quan thụ cảm, qua tuyến mồ hôi.
 3. Nhờ co giãn các mạch máu dưới da, hoạt động tuyến mồ hôi và cơ co chân lông, Lớp mỡ cũng chống mất nhiệt.
- HS chốt lại kiến thức.
II.3: Tìm hiểu các tác nhân gây hại cho da và cách bảo vệ da.
a) Mục tiêu:
- HS biết được các nguyên nhân gây hại cho da. Từ đó có ý thức bảo vệ làn da.
b) Nội dung hoạt động:
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi. 
- Từ tác hại của da bẩn đưa ra cách bảo vệ da hiệu quả.
- Giải thích vì sao không nên nặn trứng cá
- Giải thích tại sao không nên lạm dụng mĩ phẩm, xăm lông mày, sơn móng tay.
c) Sản phẩm học tập: 
- Da bẩn, da bị xây xát tạo điểu kiện cho mầm bệnh phát triển 
- Cần tắm, rửa thường xuyên nhiều lần trong ngày những cho bụi dễ bám.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh da bẩn và da bị xây xát
- Y/C HS đọc đọc phần thông tin SGK và thực hiện 6SGK
 1. Da bẩn có hại như thế nào ? 
 2. Da bị xây xát có hại như thế nào ? 
- Gv gợi ý : cần nêu được các tác nhân có thể làm hại da? Chúng thâm nhập bằng cách nào ? 
 3. Để giữ sạch da cần phải làm gì ? 
 4. Có nên nặn mụn trứng cá hay không ? 
- Hs suy nghĩ trả lời.
 1. Da bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, phát sinh bệnh ngoài da, da bẩn còn hạn chế hoạt động bài tiết mồ hôi và ảnh hưởng đến sức khỏe. 
 2. Da bị xây xát dễ nhiễm trùng, có khi gây bệnh nguy hiểm ( nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn uốn ván ) 
=> vì vậy cần giữ gìn da sạch sẽ và không bị xây xát. 
 3. Cần tắm gội thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những chỗ hay bị bụi bám. 
 4. Không nên nặn mụn trứng cá, vì như thế càng tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn thâm nhập gây viêm nhiễm da. 
- GV giải thích tại sao không nên lạm dụng mĩ phẩm, xăm lông mày, sơn móng tay.
- HS chốt lại kiến thức.
II.4: Tìm hiểu các hình thức rèn luyện da.
a) Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da, rèn luyện da.
b) Nội dung hoạt động:HS nghiên cứu thông tin và vận dụng kiến thức thực tế hoàn thành bài tập 
c) Sản phẩm học tập:
Cơ thể là một khối thống nhất cho nên rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hệ cơ quan trong đó có da.
Các cách rèn luyện da:
 - Tắm nắng lúc 8-9 giờsáng.
 - Tập chạy buổi sáng,
 - Tham gia thể thao buổi chiều.
 - Xoa bóp.
 - Lao động chân tay vừa sức.
 - Rèn luyện từ từ.
 - Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khoẻ của từng người.
 - Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phân tích:
 + Cơ thể là 1 khối thống nhất, rèn luyện cơ thể là rèn luyện các hẹ cơ quan trong đó có da.
 + Rèn luyện thân thể phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhằm tăng khả năng chịu đựng của da.
 + Da bảo vệ các hệ cơ quan trong cơ thể và có liên quan mật thiết đến nội quan, đến khả năng chịu đựng của da và của các cơ quan, giữa chúng có tác dụng qua lại.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập s SGK.
- HS thảo luận, đánh dấu vào ô trống ở cuối mỗi hình thức rèn luyện da.
 + Các hình thức rèn luyện da: 1, 4, 5, 8, 9.
- Cho 1 vài nhóm nêu kết quả. GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập (135) để đưa ra nguyên tắc rèn luyện da.
- HS thảo luận, đánh dấu vào ô trống ở cuối mỗinguyên tắc.
 + Các nguyên tắc rèn luyện da :2, 3, 5
- Yêu cầu các nhóm nêu kết quả, GV bổ sung.
- GV lưu ý HS: hình thức tắm nước lạnh phải được rèn luyện thường xuyên, trước khi tắm phải khởi động, không tắm lâu, sau khi tắm phải lau người, thay quần áo nơi kín gió.
II.5: Tìm hiểu các cách phòng chống bệnh ngoài da.
a) Mục tiêu:Biết được sự nguy hiểm khi bị các bệnh ngoài da. Từ đó biết cách phòng chống và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại
b) Nội dung hoạt động:
- HS nghiên cứu thông tin sgk, quan sát một số hình ảnh về các bệnh ngoài da và hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm học tập:
TT
Bệnh ngoài da
Phòng chống
1
Ghẻ, lở
Vệ sinh cơ thể thường xuyên, giữ vệ sinh nguồn nước. Khi bệnh dùng thuốc trị kịp thời 
2
Hắc lào 
Vệ sinh cơ thể, sử dụng thuốc bôi ngoài da của bác sĩ
3
Uốn ván
Giữ cơ thể không bị xây xát, khi bị bệnh phải dùng thuốc đặc trị 
4
Bị bỏng ( do vôi, hóa chất ) 
Ngâm ng phần bỏng vào nước lạnh sạch. Bôi thuốc mỡ và dùng thuốc điều trị phù hợp. 
 ..
d) Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS quan sát hình ảnh về một số bệnh ngoài da
- HS quan sát hình ảnh kết hợp thông tin sgk hoàn thành phiếu học tập.
TT
Bệnh ngoài da
Phòng chống
1
Ghẻ, lở
2
Hắc lào 
3
Uốn ván
4
Bị bỏng ( do vôi, hóa chất ) 
 ..
III. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập:
a) Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
b) Nội dung hoạt động:
 - GV đưa ra một số câu hỏi và bài tập. HS nghiên cứu và trả lời.
c) Sản phẩm học tập:
 - HS lựa chọn đáp án đúng nhất ở các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm
d) Tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra hệ thống câu hỏi và bài tập.
+ Nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
+ Cho hs làm bài tập: Hãy đánh dấu (+) vào ô chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau: Các hình thức rèn luyện da phù hợp là gì ? 
	 a. Tắm nắng lúc 8 – 9h 	 b. Tắm nắng lúc 12 – 14h
 c. Chạy thể dục buổi sáng	 d. Tắm nước lạnh
	 e. Chơi thể thao buổi chiều 	 g. Tắm nắng càng lâu càng tốt. 
 + Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá ? 
 + Lớp mỡ dưới da có vai trò gì ?
 + Tóc và lông mày có tác dụng gì ? 
- HS suy nghĩ trả lời:
IV. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
 - Vận dụng được kiến thức vừa lĩnh hội giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tiễn 
b) Nội dung hoạt động:
 - HS làm bài kiểm tra 15 phút
c) Sản phẩm học tập:
 - Trả lời các câu hỏi liên quan đến tiết học trước về cấu tạo và chức năng của da.
d) Tổ chức hoạt động:
Đề 1:
Da có cấu tạo như thế nào?
Tại sao phải bảo da?
Đáp án:
Cấu tạo của da gồm 3 lớp:
 + Lớp biểu bì gồm tầng sừng và tầng tế bào sống.
 + Lớp bì gồm các sợi mô liên kết và các cơ quan thụ cảm, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, mạch máu, cơ co chân lông. 
 + Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ
Cần phải bảo vệ da vì: da thường xuyên tiếp xúc với môi trường, chịu ảnh hưởng trực tiếp tác nhân bên ngoài.
Đề 2:
Da có những chức năng gì?
Để bảo vệ da cần phải làm gì?
Đáp án:
Chức năng của da:
 + Bảo vệ cơ thể.
 + Bài tiết
 + Tiếp nhận kích thích xúc giác.
 + Điều hòa thân nhiệt
 + Da và các sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người
- Để bảo vệ da cần phải vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày nhất là những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay.
- GV thu bài kiểm tra
- Chuẩn bị cho bài sau
 Ngày duyệt 19/2/2021
 TỔ CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_4344_da_nguyen_van_phuong.docx