Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 45: Cơ quan phân tích thính giác - Năm học 2019-2020
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả được các bộ phận của tai vàtrình bày chức năng thu nhận sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát sơ đồ tai để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các cơ quan phân tích thính giác.
-Hợp tác lắng nghe, ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận.
-Tự tin khi trình bày trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác tuân thủ cách giữ vệ sinh tai.
II. Chuẩn bị
- Tranh vẽ phóng to H 51.1.
- Mô hình cấu tạo tai.
III. Phương pháp.
Vấn đáp,hợp tác nhóm,trực quan
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ (3’)
- Cận thị là do đâu ? làm thế nào để nhìn rõ.
- Tại sao người già thường phải đeo kính lão.
3. Các hoạt động dạy học
Vào bài (1’) Mở bài: Ta nhận biết được âm thanh cao, thấp, xa gần, trầm bổng là nhờ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào n/c bài hôm nay.
Ngày soạn: 20/5/2020 Ngày giảng: 22/5/2020 Tiết 45 CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác. - Mô tả được các bộ phận của tai vàtrình bày chức năng thu nhận sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản. 2. Kĩ năng - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK và quan sát sơ đồ tai để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các cơ quan phân tích thính giác. -Hợp tác lắng nghe, ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận. -Tự tin khi trình bày trước tổ, nhóm, lớp. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác tuân thủ cách giữ vệ sinh tai. II. Chuẩn bị - Tranh vẽ phóng to H 51.1. - Mô hình cấu tạo tai. III. Phương pháp. Vấn đáp,hợp tác nhóm,trực quan IV. Tổ chức giờ học 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (3’) - Cận thị là do đâu ? làm thế nào để nhìn rõ. - Tại sao người già thường phải đeo kính lão. 3. Các hoạt động dạy học Vào bài (1’) Mở bài: Ta nhận biết được âm thanh cao, thấp, xa gần, trầm bổng là nhờ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo như thế nào n/c bài hôm nay. Hoạt động 1 (17') Tìm hiểu cơ quan phân tích thính giác. Hoạt động của thầy trò Nội dung - Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào ? - HS nêu 3 bộ phận + Tế bào thụ cảm thính giác nằm ở đâu ? - Cơ quan coóc ti - GV y/c HS n/c thông tin sgk hoàn thành bài tập ▼ mục I sgk tr. 162 - HS thảo luận nhóm 3 phút thống nhất ý kiến. - Đại diện trình bày kết quả - chia sẻ – chốt KT. GV nhận xét, chốt đáp án. * Cơ quan phân tích thính giác gồm: + Tế bào thụ cảm thính giác. + Dây thần kinh thính giác ( VIII) + Vùng thính giác ( ở thuỳ thái dương) I. Cấu tạo tai 1- Vành tai 2- ống tai 3- màng nhĩ 4- Chuỗi xương tai - GV treo tranh H 51.1 - HS lên chỉ tranh vẽ nêu cấu tạo các bộ phận của tai - Cấu tạo tai ngoài chức năng từng bộ phận ? - HS chỉ từng bộ phận và nêu chức năng vành tai, ống tai, màng nhĩ. GV thông báo vành tai người không cử động do đầu ở trên cao quay đầu thuận tiện theo hướng âm thanh. ( có trường hợp vành tai cử động là hiện tượng lại tổ ) + Màng nhĩ thủng có nghe được không ? + Màng nhĩ thủng bị điếc + Tuyến dáy tai và lông tai có lợi gì không ? + Bảo vệ: Ngăn bụi, sâu bọ Gồm - Tai ngoài - Tai giữa - Tai trong 1. Tai ngoài: - Vành tai hứng sóng âm - ống tai hướng sóng âm - Màng nhĩ khuếch đại âm - Cấu tạo, chức năng tai giữa - HS chỉ từng bộ phận và nêu chức năng chuỗi xương tai, vòi nhĩ? ? Nêu cấu tạo chức năng tai trong ? - HS chỉ tranh nêu cấu tạo tai trong xác định được các vị trí ốc tai màng, ốc tai xương, nội dịch, ngoại dịch, màng cơ sở - GV thông báo tế bào thụ cảm thính giác gồm 5 dãy xếp dọc màng cơ sở khoảng 23.500 tế bào 2. Tai giữa: - Chuỗi xương tai truyền sóng âm - Vòi nhĩ cân bằng áp suất hai bên màng nhĩ 3. Tai trong: - Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể - ốc tai có tế bào thụ cảm thính giác thu nhận kích thích sóng âm. Hoạt động 2 (10') Tìm hiểu chức năng thu nhận kích thích sóng âm Hoạt động của thầy trò Nội dung + Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp ta nghe được âm phát ra ? - HS thảo luận nhóm 2 phút thống nhất ý kiến - GV treo tranh H 51.1 - Đại diện nhóm HS lên chỉ tranh trình bày đường truyền sóng âm - Nhóm khác nhận xét, bổ sung - GVchốt kiến thức Sóng âm tai ngoài ống tai màng nhĩ chuỗi xương tai cửa bầu ngoại dịch nội dịch màng cơ sở cơ quan coóc ti vùng thị giác cho ta nhận biết về âm thanh. - Gv thống báo tai người nghe được các âm thanh trong giới hạn 20- 20 000 Hz, tai cừu có thể nghe được âm có tần số < 20 Hz, trong khi dơi và cá heo lại có thể nghe được siêu âm với tần số 100 000 Hz. Chó có thể nghe được những âm thanh mà tai người không nghe thấy. II. Chức năng thu nhận sóng âm - Kết luận sgk tr. 164 Hoạt động 3 (8') Tìm hiểu các biện pháp vệ sinh tai Hoạt động của thầy trò Nội dung ? Tại sao không nên dùng que nhọn sắc ngoáy tai - HS nêu: + Có thể làm tổn thương hoặc thủng màng nhĩ + Tại sao để bảo vệ tai cần giữ vệ sinh mũi họng ? + Viêm họng viêm vòi nhĩ viêm tai giữa + Tại sao cần tránh nơi có tiếng ồn ? có biện pháp gì giảm tiếng ồn ? + Tác động đến thần kinh làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ => nghe không rõ + Dùng bông nút lỗ tai + Nêu các biện pháp vệ sinh tai ? - 1 và HS nêu GV thông báo 1 số loại thuốc kháng sinh gây ù tai. MT: GD ý thức phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn, giữ cho môi trường yên tĩnh III. Vệ sinh tai - Giữ tai sạch - Không dùng vật cứng nhọn ngoáy tai. - Có biện pháp chống và giảm tiếng ồn. - Hạn chế dùng thuốc kháng sinh. - Giữ vệ sinh mũi họng. 4. Tổng kết và hướng dẫn học bài a.Tổng kết (4') - HS lên chỉ trên mô hình các bộ phận của tai, nêu chức năng vài bộ phận. ( HS hoàn thành tốt cho điểm ) b.Hướng dẫn học bài (1') - Đọc mục em có biết - Học bài, trả lời câu hỏi sgk ( Câu hỏi 1 không trả lời) - Chuẩn bị bài 52 Phân biệt các loại phản xạ.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_45_co_quan_phan_tich_thinh_giac.doc