Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 51: Ôn tập - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố lại những kiến thức đã học từ chương VII đến chương IX: Từ chương Bài tiết Thần kinh và giác quan.
- Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để rèn luyện da, bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, bảo vệ não bộ.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, diễn đạt.
3. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ: kt trong bài
3. Bài mới: 3 phút
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 51: Ôn tập - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 17/3/2021 Ngày giảng: 20/3/2021: Tiết 1- 7a Tiết 51: Ôn tập MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố lại những kiến thức đã học từ chương VII đến chương IX: Từ chương Bài tiết à Thần kinh và giác quan. - Giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã học để rèn luyện da, bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, bảo vệ não bộ. 2. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, diễn đạt. 3. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Hệ thống câu hỏi, bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp: 1 phút 2. Kiểm tra bài cũ: kt trong bài 3. Bài mới: 3 phút Hoạt động 1: Hệ thống hóa các kiên thức trong chương VII,VIII,IX: 30 phút Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình Trả lời các câu hỏi. ? Nêu cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu ? Trình bày các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? - Nêu cấu tạo và chức năng của da? - Hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh da? Bản thân e đã làm gì bảo vệ da? - HS trao đổi nhóm, thống nhất tìm ra đặc điểm chung nhất. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác thuộc lớp thú? - Nêu vị trí và chức năng của trụ não? 1. Bài tiết * Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. Thận gồm 2 quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu đầu. - Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. Khẩu phần ăn uống hợp lí : + Không ăn quá mặn, quá chua, quá nhiều prôtêin, quá nhiều chất tạo sỏi + Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại + Uống đủ nước - Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn quá lâu. 2. Da Cấu tạo da gồm 3 lớp: - Lớp biểu bì: Tầng sừng. + Tầng tế bào sống. - Lớp bì : cấu tạo từ sợi mô liên kết. Gồm các cơ quan. - Lớp mỡ dưới da gồm các tế bào mỡ Chức năng của da: - Bảo vệ cơ thể. - Nhận biết kích thích của môi trường - Tham gia bài tiết. - Điều hoà thân nhiệt. - Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp con người. - Giữ gìn da sạch sẽ: Tăng khả năng diệt khuẩn của da, giúp da thực hiện tốt các chức năng. - Tránh không để da bị xây xát: Chống sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân lí hóa có hại cho cơ thể. - Tắm nắng trong thời gian thích hợp: Rèn luyện da, giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. - Vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, nguồn nước: Tránh các tác nhân gây bệnh về da. 3. Thần kinh và giác quan * Đặc điểm của đại não người chứng tỏ sự tiến hóa của người so với động vật khác trong lớp Thú là: - Đại não người phát triển rất mạnh, khối lượng lớn, phủ lên tất cả các phần còn lại của bộ não. - Diện tích của vỏ não cũng tăng lên rất nhiều do có các rãnh và các khe ăn sâu vào bên trong, là nơi chứa số lượng lớn nơron. - Vỏ não người còn xuất hiện các vùng vận động ngôn ngữ (nói, viết) nằm gầm vùng vận động, đồng thời cũng hình thành vùng hiểu tiếng nói và chữ viết, nằm gần vùng thính giác và thị giác. - Trụ não tiếp liền với tủy sống. * Chức năng: - Chất xám: điều khiển, điều hoà hoạt động của các nội quan. - Chất trắng dẫn truyền + Đường lên: cảm giác, Đường xuống: vận động Hoạt động 2: Bài tập trắc nghiệm: 13 phút GV trình chiếu bài tập trắc nghiệm Gọi HS lần lượt chọn đáp án đúng. Câu 1. Cấu tạo của da gồm mấy lớp? A. 1 ; B. 2 ; 3. C ; 4. D Câu 2. Thành phần cấu tạo nào sau đây có trong lớp biểu bì của da? A. Tầng sừng B. Tầng tế bào sống C. Mạch máu D. Cả A và B Đáp án: D Câu 3. Da có vai trò gì đối với đời sống con người ? A. Bảo vệ cơ thể B. Góp phần tạo nên vẻ đẹp bên ngoài C. Điều hòa thân nhiệt D. Cả A, B và C. Đáp án: D Câu 4. Để tăng cường sức chịu đựng của làn da, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ? A. Thường xuyên tập thể dục, thể thao B. Tắm nước lạnh theo lộ trình tăng dần mức độ nhưng phải đảm bảo độ vừa sức C. Tắm nắng vào sáng sớm (6 – 7 giờ vào mùa hè hoặc 8 – 9 giờ vào mùa đông) D. Cả A, B và C Đáp án: D Câu 5. Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là gì ? A. Tránh để da bị xây xát B. Luôn vệ sinh da sạch sẽ C. Bôi kem dưỡng ẩm cho da D. Tập thể dục thường xuyên Đáp án: B Thông hiểu Câu 6. Trong cấu tạo của da người, thành phần nào chỉ bao gồm những tế bào chết xếp sít nhau ? A. Cơ co chân lông B. Tầng sừng C. Thụ quan D. Lớp mỡ Đáp án: B Câu 7. Hoạt động của bộ phận nào giúp da luôn mềm mại và không bị thấm nước ? A. Thụ quan B. Tuyến mồ hôi C. Tuyến nhờn D. Tầng tế bào sống Đáp án: C Câu 8. Khi bị mụn trứng cá, chúng ta cần lưu ý điều gì ? A. Rửa mặt thật sạch ngày 2 lần B. Không nặn mụn, hạn chế sờ tay lên mặt C. Nếu xuất hiện bội nhiễm, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa D. Cả A, B và C Đáp án: D Câu 9. Tại sao phải giữ vệ sinh nguồn nước, nơi ở, công cộng...? Đáp án: Để phòng chống các bệnh về da. Vận dụng Câu 10. Lông mày có tác dụng gì? A. Bảo vệ trán B. Hạn chế bụi bay vào mắt C. Ngăn không cho mồ hôi chảy xuống mắt D. Giữ ẩm cho đôi mắt Đáp án: C Câu 11: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu bao gồm A. Thận và ống đái B. Thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái, phổi, da D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái. Câu 12: Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu? A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc B. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc C. Gần như không chứa chất dinh dưỡng D. Có chứa các tế bào máu và protein Câu 13: Tác nhân nào gián tiếp gây hại thận? A. Thức ăn mặn B. Ăn các thức ăn nhiều cholesteron (1 thành phần tạo sỏi) C. Sự xâm nhập của các vi khuẩn gây viêm các cơ quan khác D. Nhịn tiểu lâu Câu 14: Các bộ phận của hệ thần kinh gồm: Não bộ, tủy sống, các dây thần kinh và hạch thần kinh Não bộ và các dây thần kinh Tủy sống , các hạch thần kinh Não bộ và tủy sống. Câu 15: Dây thần kinh tủy là dây pha vì: Dây thần kinh tủy các bó sợi cảm giác và vận động nhập lại, nối với tủy sống qua rễ trước và rễ sau Rễ trước dẫn truyền xung vận động (li tâm) Rễ sau dẫn truyền xung cảm giác (hướng tâm). Dây thần kinh tủy nối từ tủy sống. Câu 16: Trụ não có vị trí: Là phần bao quanh đại não Là bộ phận nối liền với tủy sống Nằm giữa tiểu não và não giữa Nằm giữa đại não với não trung gian Câu 17: Vỏ đại não là trung tâm của: Các phản xạ của con người Các phản xạ tự nhiên của con người Các phản xạ có điều kiện của con người Điều khiển tiếng nói của con người Câu 18: Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng là: Điều kiển mọi hoạt động của cơ thể Điều khiển hoạt động của hệ tuần hoàn. Điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng. Điều hòa hoạt động của não bộ. 4. Hướng dẫn về nhà: 1 phút - Hoàn thành các BT ở vở BT - Tìm hiểu về đời sống và tập tính của chim và thú * Rút kinh nghiệm bài học:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_51_on_tap_nam_hoc_2020_2021.docx