Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 5+6, Bài 27: Phòng chống tai nạn thương tích

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 5+6, Bài 27: Phòng chống tai nạn thương tích

Tiết 5,6 - BÀI 27: PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.

- Nêu được các nguyên tắc chính trong phòng ngừa từng loại tai nạn, thương tích gặp phải.

- Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản thân và những người xung quanh

2. Năng lực.

- Học sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực giao tiếp

3. Phẩm chất.

- Có ý thức rèn luyện để nâng cao sức khỏe.

II. Thiết bị dạy học, học liệu

GV: Máy tính, máy chiếu

 

doc 4 trang Phương Dung 10470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 5+6, Bài 27: Phòng chống tai nạn thương tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /9/21
Ngày dạy: /9/2021
Tiết 5,6 - BÀI 27: PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
- Nêu được các nguyên tắc chính trong phòng ngừa từng loại tai nạn, thương tích gặp phải.
- Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản thân và những người xung quanh
2. Năng lực.
- Học sinh phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực giao tiếp 
3. Phẩm chất.
- Có ý thức rèn luyện để nâng cao sức khỏe.
II. Thiết bị dạy học, học liệu
GV: Máy tính, máy chiếu
HS: một số hình ảnh về tai nạn và thương tích; một số hình ảnh nguyên tắc phòng ngừa tai nạn thương tích; hình ảnh biển báo: điện áp cao nguy hiểm; đá lở; đường trơn trượt; cẩn thận điện giật; khu vực hố sâu; chất độc
III. Tổ chức các hoạt động.
A. Hoạt động khởi động.
* Mục tiêu: 
- HS thu thập kiến thức kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
- Tạo hứng thú cho HS bước vào bài học.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
- Em hãy kể tên một số tai nạn, thương tích chúng ta có thể gặp trong cuộc sống hằng ngày.( gãy tay, đuối nước, tai nạn giao thông )
- Em hãy giải thích câu: “ Nhà có phúc sinh con biết lội, nhà có tội sinh con hay trèo”
- HS bình luận về hình ảnh sau khi quan sát hình 27.2
- GV yêu cầu HS thảo luận:
+ Chúng ta cần làm gì để phòng chống tai nạn, thương tích?
+ Các hoạt động chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật và tai nạn, thương tích cho HS trong trường học ở nước ta đã có từ bao giờ? Gồm những hoạt động cụ thể nào?
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Hoạt động 1. tìm hiểu một số tai nạn, thương tích
* Mục tiêu:
- Kể tên được một số tai nạn, thương tích có thể xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
- Phân biệt được tai nạn với thương tích.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV yêu cầu HS thảo luận với các bạn và kể tên một số tai nạn thương tích có thể xảy ra tại các địa điểm trong bảng 27.1 (5 phút)
STT
Địa điểm
Tai nạn, thương tích có thể xảy ra
1
Ở nhà
Bỏng, điện giật 
2
Ở trường
Gãy chân, gãy tay 
3
Hồ bơi
Đuối nước
4
Trên đường
Tai nạn giao thông
5 
Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
Vậy tai nạn là gì? Thương tích là gì?
Lấy ví dụ trong thực tiễn để phân biệt tai nạn với thương tích
- Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương
- Thương tích là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột các nguồn năng lượng quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể
Hoạt động 2. Cách xử lí khi gặp tai nạn, thương tích
* Mục tiêu:
- Biết cách xử lí khi gặp một số tình huống tai nạn, thương tích.
- Vận dụng các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn, thương tích để bảo vệ bản thân và những người xung quanh
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để nêu ra cách xử lí khi gặp một số tình huống
STT
Tai nạn
Cách xử lí
1
Đứt tay, chảy máu
- Dùng khăn sạch hoặc dùng tay nếu không có khăn ấn chặt vào vết thương
- Buộc garo tay hoặc chân rồi chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế
2
Bị bỏng
Tách đối tượng khỏi nguồn gây bỏng
-Ngâm chỗ bỏng vào nước mát, sạch hoặc để chỗ bỏng dưới vòi nước đang chảy 20 phút
- Cỏi bỏ quần áo trước khi phần bị bỏng sưng lên
- Băng nhẹ vùng bị bỏng bằng vải, băng hay gạc sạch. Không dùng băng dính vết bỏng rồi chuyển đến cơ sở y tế
3
Hóc xương
- Ngừng nuốt, không nên ăn bất cứ thứ gì nhằm đẩy xương xuống. Nếu xương nằm ở những vị trí có thể nhìn được có thể dùng kẹp y khoa gắp ra hoặc nhanh chóng đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
4
Tai nạn giao thông
-- Cho nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp hơn chân và ủ ấm buộc garo nếu nạn nhân bị chảy máu. Nếu bị gãy xương thì cố định tạm thời phần bị gãy
5
Rắn cắn
- Buộc garo trên chỗ cắn
- Rửa vết thương bằng dd KMnO4 hoặc nước sạch rồi đến cơ sở y tế gần nhất
6
Chảy máu cam
Nằm ngửa kê vật mềm vào cổ, thở bằng miệng, dùng bông sạch bịt lỗ mũi đang chảy máu
Gv gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.GV nhận xét hoạt động và kết quả của các nhóm.
- Ngoài những tình huống trên em còn gặp tình huống tai nạn gây thương tích nào khác không?
GV nhận xét các câu trả lời
Bảng 27.3 hoàn chỉnh: Cách xử lí khi gặp một số tình huống tai nạn
C. Hoạt động luyện tập( 10 p)
1. Vẽ sơ đồ an toàn từ nhà em đến trường, có mô tả về những nguy hiểm có thể gặp phải và cách phòng tránh
2. Em hãy điền Đ hay S vào các cách xử lí khi bị bỏng nước sôi trong bảng 27.5
Các cách xử lí đúng là 2,3,4.
D. Hoạt động vận dụng (5p)
HS học kĩ thuật “Bơi tự cứu”
- Em cùng các bạn và người thân trong gia đình hãy vẽ một số biển cảnh báo nguy hiểm và dán tại một số vị trí trong nhà, trong lớp học, trong trường để giúp các bạn và mọi người phòng tránh các nguy hiểm: Đề phòng điện giật, đường trơn 
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng(10p)
- Tìm hiểu những tai nạn, thương tích hay xảy ra ở địa phương em. Theo em, làm thế nào để phòng tránh các tai nạn thương tích đó?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_56_bai_27_phong_chong_tai_nan_th.doc