Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của một bắp cơ .

- Nêu được tính chất căn bản của cơ là co và dãn.

- Nêu được mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động .

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.

- Kĩ năng quan sát tranhvẽ, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.

3. Thái độ :

Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ hệ cơ, liên hệ với thức ăn giúp cho hệ cơ phát triển tốt ở tuổi học sinh.

II. CHUẨN BỊ

*GV: Tranh vẽ H 9.1 -->9.4 sgk , bắp cơ đùi ếch (ếch sống) đồ mổ, giá

 treo, dd HCl. Bộ dụng cụ thí nghiệm sinh học 8

* HS : Ếch đồng.

III. PHƯƠNG PHÁP

Vấn đáp ,trực quan.

IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC

1. Ổn định tổ chức ( 1’ ) Kiểm tra sĩ số hs

2. Kiểm tra đầu giờ ( 3’)

? Hãy nêu thành phần và tính chất của xương?

3. Các hoạt động

Vào bài (1’) Hệ vận động gồm hệ cơ và hệ xương giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về hệ xương .vậy cơ có cấu tạo như thế nào ?cơ có những tính chất gì ?cơ có ý nghĩa gì?là điều thầy trò ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay?

 

doc 3 trang thucuc 3450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tiết 9: Cấu tạo và tính chất của cơ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/9/2019
Ngày giảng: 25/9/2019
Tiết 9
CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CƠ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo của một bắp cơ .
- Nêu được tính chất căn bản của cơ là co và dãn. 
- Nêu được mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động .
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng quan sát tranhvẽ, nghiên cứu thông tin phát hiện kiến thức.
3. Thái độ :
Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ hệ cơ, liên hệ với thức ăn giúp cho hệ cơ phát triển tốt ở tuổi học sinh.
II. CHUẨN BỊ
*GV: Tranh vẽ H 9.1 -->9.4 sgk , bắp cơ đùi ếch (ếch sống) đồ mổ, giá 
 treo, dd HCl. Bộ dụng cụ thí nghiệm sinh học 8
* HS : Ếch đồng.
III. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp ,trực quan.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 
1. Ổn định tổ chức ( 1’ ) Kiểm tra sĩ số hs
2. Kiểm tra đầu giờ ( 3’)
? Hãy nêu thành phần và tính chất của xương?
3. Các hoạt động 
Vào bài (1’) Hệ vận động gồm hệ cơ và hệ xương giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về hệ xương .vậy cơ có cấu tạo như thế nào ?cơ có những tính chất gì ?cơ có ý nghĩa gì?là điều thầy trò ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay?
Hoạt động 1 (15’)
Tìm hiểu cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV y/c một HS đọc thông tin đầu trang 32
- HS biết được cơ thể người có khoảng 600 cơ. Cơ có hình dạng khác nhau điển hình là bắp cơ hình thoi. Y/c HS TLN 5' trả lời:
1. Bắp cơ có cấu tạo như thế nào ?
2. Tế bào cơ cấu tạo như thế nào?
- HS n/c H 9.1 và thông tin thảo luận nhóm thống nhất ý trả lời
- GV y/c HS trả lời câu 1 
- Đại diện nhóm lên bảng trình bày trên tranh vẽ
- Nhóm khác bổ sung nêu được cấu tạo ngoài, trong
- GV y/c HS trả lời câu 2 
- Gv gợi ý tơ cơ mảnh và tơ cơ dày xếp xen kẽ tạo nên vân sáng và vân tối.
- GV hỏi em hiểu thế nào là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ ( tiết cơ )
- HS chỉ tranhvẽ ( Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z) 
I Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ
1 . Bắp cơ:
- Ngoài: là màng liên kết, hai đầu thon có gân, phần bụng phình to có nhiều mạch máu và dây thần kinh.
- Trong; Bắp cơ có nhiều bó, mỗi bó gồm nhiều tế bào cơ.
2. Tế bào cơ gồm nhiều tơ cơ có hai loại tơ cơ mảnh và tơ cơ dày. 
- Tơ cơ dày có mấu sinh chất . Tơ cơ mảnh trơn 
Hoạt động 2 ( 10’)
TÌM HIỂU TÍNH CHẤT CỦA CƠ
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
- GV?Tính chất của cơ là gì ? 
- Gv biểu diễn thí nghiệm H 9.2 
HS quan sát ,nhận xét rút ra được 
=> Cơ co khi bị khích thích
- GV gọi 1 HS lên bảng ngồi trên ghế, GV dùng búa cao su gây phản xạ đầu gối.
+GV? Từ 2 thí nghiệm trên cho biết tính chất căn bản của cơ ?
- HS nêu tínhchất
- HS tiến hành thí nghiệm => Khi tay co cơ nhị đầu cánh tay co bấp cơ ngắn lại to ra, khi tay duỗi bắp cơ dãn ra nhỏ lại
 GV? Vì sao có sự thay đổi đó ?
- HS thảo luận nhóm 2' dựa vào cấu tạo tế bào cơ giải thích
GV ?Vì sao cơ co được 
- Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung
- GV hoàn thiện kiến thức
-GV? Đặc điểm cấu tạo nào của cơ phù hợp với chức năng co cơ ?
+ Tế bào cơ gồm nhiều đơn vị cấu trúc nên tế bào cơ dài, mối đơn vị cấu trúc có tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ để khi tơ cơ mảnhxuyên xâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày sẽ làm cơ ngắn lại tạo nên sự co cơ.
- GV Cơ co gồm 3 pha 
+ Pha tiềm tàng 1/10 thời gian nhịp
+ Pha co 4/10 thời gian nhịp
+ Pha dãn 5/10 thời gian nhịp
- Thời gian nhịp co cơ ở ếch 0,1 s, ở người 0,05 s
II Tính chất của cơ
- Tính chất căn bản của cơ là co và dãn
- Cơ co khi có kích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.
- Khi tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày, làm tế bào cơ ngắn lại, đó là sự co cơ. 
Hoạt động 3 ( 10’ )
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA HOẠT ĐỘNG CO CƠ
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
-GV? Sự co cơ có ý nghiã như thế nào ?
- HS quan sát H 9.4 thảo luận trả lời
- Hãy Phân tích sự phối hợp hoạt động cơ tam đầu cánh tay và cơ nhị đầu cánh tay ?
- Cơ nhị đầu cánh tay co cẳng tay.
- Cơ tam đầu cánh tay co duỗi cẳng tay
- Tại sao người bị liệt cơ , cơ không co được
- Cơ mất khả năng tiếp nhận kích thích ( mất trơng lực cơ ) 
III ý nghiã của hoạt động co cơ 
- Cơ co giúp xương chuyển động, giúp cơ thể vận động 
- Trong cơ thể luôn có sự phối hợp nhịp nhàng của các nhóm cơ.
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài :
a.Tổng kết : ( 4’)
 	 - Khi bị chuột rút ở chân thì bắp cơ cứng lại đó có phải là co cơ hay không 
( GV có đó là sự co cơ kéo dài)
 - Có khi nào cơ gấp, duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc dãn tối đa hay không ? 
 	* Không có khi nào cơ gấp, duỗi của bộ phận cơ thể cùng co tối đa. Cơ gấp 
duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi bị liệt cơ 
b .Hướng dẫn học bài : ( 1’)
	 - Học bài trả lời câu hỏi sgk, Chuẩn bị bài 10:Hoạt động của cơ: kẻ khung bảng 10 trang 34 vào vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tiet_9_cau_tao_va_tinh_chat_cua_co_na.doc