Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 10 - Bài 19+20 - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 10 - Bài 19+20 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:Trình bày được các khái niệm chảy máu tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch.

2. Kỹ năng: Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu nhiều.

3.Thái độ: Giáo dục HS biết giúp đỡ người bị nạn, cách làm việc theo nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Tranh phóng to in màu hình 18.1 (sgk thí điểm); 19.1; 19.2 sgk. Bảng phụ, băng gạc, dây cao su mỏng, vải mềm sạch, bông.

2. Học sinh: Chuẩn bị nhóm 3 em: bông (1 cuộn), gạc( 2 miếng), băng (1 cuộn), dây cao su hoặc dây vải, một miếng vải mềm(10x 30cm).

 

doc 6 trang thucuc 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 10 - Bài 19+20 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 19
Bài 19: TH: SƠ CỨU CẦM MÁU
Ngày soạn: 02/11/2019
Ngày dạy: 04/11/2019
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:Trình bày được các khái niệm chảy máu tĩnh mạch, động mạch hay mao mạch.
2. Kỹ năng: Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu nhiều.
3.Thái độ: Giáo dục HS biết giúp đỡ người bị nạn, cách làm việc theo nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh phóng to in màu hình 18.1 (sgk thí điểm); 19.1; 19.2 sgk. Bảng phụ, băng gạc, dây cao su mỏng, vải mềm sạch, bông.
2. Học sinh: Chuẩn bị nhóm 3 em: bông (1 cuộn), gạc( 2 miếng), băng (1 cuộn), dây cao su hoặc dây vải, một miếng vải mềm(10x 30cm).
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Cơ thể em ước tính có mấy lít máu.
? Máu có vai trò gì với các hoạt động sống của cơ thể
Vì vậy nếu bị mất quá 1/3 số máu sẽ có nguy cơ tử vong. Cho nên khi cơ thể bị thương chảy máu cần được xử lí kịp thời và đúng cách như thế nào (3’)
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời và nêu lên các vấn đề.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu về các dạng chảy máu
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV : yêu cầu HS trao đổi nhóm, thảo luận để hoàn thành bảng :
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Tập băng bó vết thương
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Khi bị chảy máu ở lòng bàn tay thì băng bó như thế nào ?
- GV lưu ý HS 1 số điểm, yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV kiểm tra mẫu băng của các tổ : yêu cầu mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp, không quá chặt, không quá lỏng.
? Khi bị chảy máu ở động mạch, cần tiến hành như thế nào ?
- Lưu ý HS về vị trí dây garô cách vết thương không quá gần (> 5cm), không quá xa.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành.
- GV kiểm tra, đánh giá mẫu.
+ Mẫu băng phải đủ các bước, gọn, đẹp không quá chăt hay quá lỏng.
+ Vị trí dây garô.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
III. Thu hoạch
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự viết báo cáo thực hành theo SGK.
- GV căn cứ vào đáp án + sự chuẩn bị + thái độ học tập của HS để đánh giá, cho điểm.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Tìm hiểu về các dạng chảy máu
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS : tự xử lí, liên hệ thực tế, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Tập băng bó vết thương
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm nghiên cứu thông tin SGK.
- 1 HS trình bày cách băng bó vết thương ở lòng bàn tay như thông tin SGK : 4 bước.
- Mỗi tổ chọn người mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu.
 Mỗi nhóm tiến hành thực hành dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- Các nhóm nghiên cứu cách băng bó SGK + H 19.1.
- 1 HS trình bày các bước tiến hành,
- Các nhóm tiến hành dưới dự điều khiển của tổ trưởng.
- Mỗi tổ chọn một mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu
- Mỗi tổ chọn một mẫu băng tốt nhất. Đại diện nhóm trình bày thao tác và mẫu →
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
III. Thu hoạch
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Ghi nhiệm vụ ở nhà.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I. Tìm hiểu về các dạng chảy máu	
Các dạng chảy máu
Biểu hiện
1. Chảy máu mao mạch
- Máu chảy ít, chậm.
2. Chảy máu tĩnh mạch
- Máu chảy nhiều hơn, nhanh hơn.
3. Chảy máu động mạch
- Máu chảy nhiều, mạnh, thành tia.
II. Tập băng bó vết thương
a. Băng bó vết thương ở lòng bàn tay (chảy máu tĩnh mạch và mao mạch).
- Các bước tiến hành SGK.
- Lưu ý : Sau khi băng nếu vết thương vẫn chảy máu, phải đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện.
b. Băng bó vết thưởng cổ tay (chảy máu động mạch)
- Các bước tiến hành SGK.
III. Thu hoạch
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS thực hành theo nhóm.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hành theo nhóm.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS nêu lên các khó khăn trong việc sơ cứu cầm máu?
Cách tự cầm máu?
- Hoàn thành báo cáo thu hoạch. Nộp vào tiết sau .
- Học các câu hỏi đã hướng dẫn , 
- Chuẩn bị bài mới : “ Hô hấp và các cơ quan hô hấp 
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tự nêu lên các khóa khăn trong cầm máu.
HS tự trả lời
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời các câu hỏi trong sách BT
Tuần 10 
Tiết 20
KIỂM TRA 1 TIẾT
Ngày soạn:05/11/2019
Ngày dạy: 07/11/2019
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
 - Đánh giá, củng cố kiến thức cho HS từ chương Ià III .
2.Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích so sánh tổng hợp kiến thức và kĩ năng làm bài kiểm tra theo hình thức: 30% khách quan, 70% tự luận.
3.Thái độ: 
- GD ý thức thật thà cẩn thận trong giờ kiểm tra.
II. KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: Trả lời câu hỏi, làm bài kiểm tra, độc lập.
III. TRỌNG TÂM: Bài kiểm tra
IV. PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra viết 30%TN, 70%TL
V. PHƯƠNG TIỆN: Đề, ma trận, đáp án, thông kề, bút, giấy vở.
VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định tổ chức:1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’ Không
3. Khám phá: 1’ Không
4. Kết nối: 
* MA TRẬN, ĐỀ:
Nội dung
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dung
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương I: Khái quát về cơ thể người
Biết được hệ thần kinh và hệ nội tiết điều hòa điều khiển các hệ cơ quan còn lại trong cơ thể.
Hiểu được vai trò của nhân trong tế bào, tại sao tế bào hồng cầu không có nhân.
Xác định được tủy sống là trung tâm của cung phản xạ.
Câu
Số câu
Số điểm
C1
1
0,5
C2
1
0,5
C3
1
0,5
C1,2,3
3
1,5
Chương II : Vận động
Biết phân biệt các khớp xương
Hiểu được ở người có tiếng nói phong phú nhờ cơ vận động lưỡi phát triển.
Sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cánh tay
Câu
Số câu
Số điểm
C4
1
0,5
C5
1
0,5
C7
1
2
C4,5,7
3
3
Chương III:
Tuần hoàn
Biết các nhóm máu ở người
Thành phần của máu, chức năng của huyết tương và hồng cầu
Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu.
Câu
Số câu
Số điểm
C6
1
0,5
C8, 9
2
5
C6,8,9
3
5,5
Tổng
Câu
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
C1,4,6
3
1,5
C2,5
2
1
C8,9
2
5
C3
1
0,5
C7
1
2
C1-9
9
10
15%
60%
25%
100%
Trường: PTDT Bán Trú THCS 
Liên xã LaÊÊ - Chơchun
Họ và tên: ..
Lớp: 
KỂM TRA 1 TIẾT
Môn: Sinh học 8
Tiết: 20
Thời gian: 45 phút
*ĐỀ KIỂM TRA
A. Trắc nghiệm(3 điểm): Hãy chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Hệ cơ quan nào điều hòa và điều khiển các hệ còn lại trong cơ thể?
A. Thần kinh 
B. Bài tiết
D. Hệ cơ 
D. Hệ xương
Câu 2: Nhân có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vậy tại sao tế bào hồng cầu lại không có nhân? Tại vì:
A. Có Hb chuyên chở O2 và CO2
B. Có Hb chuyên chở H2O
C. Có Hb chuyên trao đổi chất
D. Có Hb chuyên vận chuyển muối khoáng
Câu 3: Trung tâm của cung phản xạ là
A. Nơron hướng tâm
B. Nơron li tâm
C. Nơron trung gian
D. Tủy sống
Câu 4: Các khớp trên sọ não thuộc loại khớp
A. Khớp động
B. Khớp bán động
C. Khớp bất động
D. Khớp động và bán động
Câu 5: Ở người, tiếng nói phong phú nhờ cơ nào phát triển?
A. Cơ tim 
B. Cơ vân
C. Cơ trơn
D. Cơ vận động lưỡi
Câu 6: Ở người có 4 nhóm máu là :
A. O, AB, C, D. 
B. O, A, B, C. 
C. O, AB, BC, A. 
D. O, A, B, AB
B. Tự luận (7 điểm):
Câu 7(2 điểm) : Khi gặp người bị ngã gãy xương cánh tay, thì em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó ? 
Câu 8(3 điểm): Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương?
Câu 9(2 điểm): Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu ?
* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: 
A. Trắc nghiệm(3 điểm): Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
A
D
C
D
D
B. Tự luận (7 điểm):
Câu
Đáp án
Điểm
7
Máu gồm:
- Huyết tương 55% : Lỏng , trong suốt , màu vàng 
- Tế bào máu 45%: Đặc, đỏ thẫm gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- Huyết tương :
+ Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch.
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng các chất cần thiết khác và các chất thải.
- Hồng cầu: 
+ Có Hb có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển O2 và CO2 từ phổi về tim tới các tế bào và từ tế bào về phổi.
0,5
0,5
0,5
0,5
1
8
- Sơ cứu : Đặt một nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
- Băng bó cố định : Dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương, băng từ trong ra cổ tay. Băng cần quất chặt và làm dây đeo cẳng tay vào cổ. 
1
1
9
- Xét nghiệm máu trước khi truyền để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp.
- Không truyền máu nhiễm bệnh.
1
1
VII. ĐÁNH GIÁ HỌC SINH:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_10_bai_1920_nam_hoc_2019_2020.doc