Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 11 - Bài 20+21 - Năm học 2019-2020

Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 11 - Bài 20+21 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày động tác thở( hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.

- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu( bao gồm:khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trử và khí cặn).

- Phân biệt, thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.

- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.

- Quan sát tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.

- Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế, hoạt động nhóm

2. Kỹ năng: Trình bày, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, so sánh, phân biệt

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: Tranh in màu hoặc tranh vẽ màu phóng to hình 1, 2, 4 sgk.

2. Học sinh: Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

 

doc 7 trang thucuc 3630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 11 - Bài 20+21 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 
Tiết 21
CHƯƠNG IV : HÔ HẤP
Bài 20. HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
Ngày soạn:10/11/2018
Ngày dạy: 12/11/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu ý nghĩa hô hấp.
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp( mũi, thanh quản, khí quả, phế quản và phổi) liện quan đến chức năng của chúng. 
2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát – phân tích. 
3. Thái độ: - Giữ gìn bảo vệ các cơ quan hô hấp của người , ham thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: 
- Sơ đồ sản sinh và tiêu dùng năng lượng. Hình phóng to 20 – 1 ; 20 – 2 ; 20 – 3.
2. Học sinh: Chuẩn bị kiến thức.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chào HS cho các em ngồi, kiểm tra vệ sinh, dụng cụ học tập
GV máu vận chuyển Oxi đến môi trường trong để chuyển đến cho các tế bào, còn cacbonic thì ngược lại được thải ra ( theo sơ đồ ) . Vậy nhờ đâu mà máu lấy được Oxi để cung cấp cho Tế bào thải được CO2 ra khỏi cơ thể ? Vậy Hô hấp là gì ? Có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu :
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS lên nêu vấn đề của bài cần giải quyết.
HS nêu các dự đoán, giả thuyết 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Khái niệm hô hấp
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-GV:Cho học sinh đọc thông tin SGK.
Gv cho học quan sát quá trình hô hấp hình 20.1 SGK
GV: cho Hs trả lời phần câu hỏi
-Thức ăn sau khi tiêu hóa sẽ được biến đổi thành chất dinh dưỡng đã được hấp thu dưới dạng gì ? 
-Mà mọi họat động sống của tế bào đều cần cái gì ? 
-Vậy Oxi được cung cấp vào từ đâu và ngược lại CO2 từ tế bào được thải ra môi trường nhờ quá trình gì ?
- Hô hấp là gì ?
- GV treo hình 20 -1 : à 
- GV:Qua sơ đồ này ta thấy hô hấp trải qua mấy giai đọan ? Ở phổi khí gì sẽ nhiều , khí gì sẽ ít ?
GV: Ý nghĩa của sự thở ?
Gv nhận xét bổ sung gợi ý nhận xét bổ sung.
Vậy nhờ các cơ quan nào trong hệ hô hấp mà không khí lúc nào cũng được cung cấp đủ, ta hãy vào phần 2.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Các cơ quan trong hệ hô hấp người và chức năng của chúng. ( Bảng 20, lệnh ▼trang 66 không dạy)
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV: treo tranh cấu tạo tổng thể hệ hô hấp của người ( tranh câm ) 
-Gv: yêu cầu HS lên chú thích các cơ quan của hệ hô hấp trên hình ?
GV: nhận xét 
- Chúng ta thấy phổi được cấu tạo từ đâu ?
GV: cho HS xem hình 20 – 3 : cấu tạo chi tiết một phế nang và mô tả ?
GV: nhận xét : 
-Giáo dục HS nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng ?
Kết luận : bài ghi
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Khái niệm hô hấp
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
-Hs tiến hành đọc thông tin SGK
-HS: thảo luận các câu hỏi
-Hs quan sát sơ đồ các giai đoạn chủ yếu trong quá trình hô hấp
-HS: Trả lời
-HS: quan sát tranh và trả lời 
-HS:( gluxit ,lipit , prôtêin )
-HS: ( năng lượng )
- Có 3 giai đọan : sự thở , trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào 
+ Nhiều khí Oxi và ít CO2 
+Sự thở 
Thông khí ở phổi
-HS quan sát
-Rút ra kết luận
Muốn xảy ra hô hấp thì phải có sự thông khí ở phổi
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Các cơ quan trong hệ hô hấp người và chức năng của chúng. ( Bảng 20, lệnh ▼trang 66 không dạy)
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát 
- HS: quan sát tranh à lên điền các bộ phận của hệ hô hấp
- HS: khác nhận xét và bổ sung . 
- Hs: Quan sát hình , mô tả chi tiết 1 phế nang.
HS: nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và của 2 lá phổi ?
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
I. Khái niệm hô hấp	
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp Oxi cho các tế bào và lọai khí CO2 do các tế bào thải ra, ra khỏi cơ thể. 
- Quá trình hô hấp gồm : sự thở , trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào.
II. Các cơ quan trong hệ hô hấp người và chức năng của chúng. ( Bảng 20, lệnh ▼trang 66 không dạy)
-Hệ hô hấp gồm 2 phần : 
+Đường dẫn khí gồm các cơ quan: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. Có chức năng : Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi. 
+ Hai lá phổi : Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Em hãy hít vào sâu 1 lần và thở ra mạnh 1 lần và cho biết những cơ quan nào phối hợp?
Hô hấp là gì ? Có mấy giai đọan ? 
Chọn câu trả lời đúng nhất :
Cơ quan hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể?
a. Cung cấp Oxi cho tế bào họat động 
b. Lọai thải CO2 ra khỏi cơ thể 
c. Giúp khí lưu thông trong phổi. 
d. Cả 2 câu a, b đều đúng 
Khi thức ăn xuống thực quản thì không khí có qua được khí quản không ?
Không , vì thực quản phình to ra đè bẹp khí quản . 
Có nhưng ít , vì khí quản bị thu hẹp do thực quản phình to .
Qua lại bình thường , vì khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn . 
Khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn , chỗ tiếp giáp với thực quản là cơ trơn nên cả hai quá trình lưu thông khí và nuốt thức ăn đều diễn ra bình thường. 
Tại sao phải đeo khẩu trang khi đi nơi bụi bẩn?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS dựa vào kiến thức mới tiếp thu trả lời và trình bày ý kiến của mình, nhóm 
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài, chuẩn bị bài mới.
Không khí bị ô nhiễm thì gây ra những bệnh hô hấp nào? Cách bảo vệ và rèn luyện hệ hô hấp như thế nào?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động nhóm hoặc cá nhân lên trình bày ý kiến trả lời, đánh giá.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời các câu hỏi trong sách BT
Tuần 11 
Tiết 22
Bài 21: HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
Ngày soạn:11/11/2018
Ngày dạy: 13/11/2018
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày động tác thở( hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Nêu rõ khái niệm về dung tích sống lúc thở sâu( bao gồm:khí lưu thông, khí bổ sung, khí dự trử và khí cặn).
- Phân biệt, thở sâu với thở bình thường và nêu rõ ý nghĩa của thở sâu.
- Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
- Quan sát tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.
- Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế, hoạt động nhóm
2. Kỹ năng: Trình bày, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, so sánh, phân biệt 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ rèn luyện cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh in màu hoặc tranh vẽ màu phóng to hình 1, 2, 4 sgk. 
2. Học sinh: Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. Chuỗi các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV:? Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
GV:? Hệ hô hấp gồm các cơ quan nào? Chúng có chức năng gì? 
Sự thông khí và sự trao đổi khí ở phổi diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời và nêu các vấn đề liên quan bài mới.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Thông khí ở phổi: 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Cho học sinh đọc thông tin SGK.
Gv cho học quan sát hình 21.1 SGK
Gv cho Hs quan sát đồ thị phản ánh sự thay đổi dung tích ở phổi khi hít vào
GV: Cho Hs thảo luận phần câu hỏi trang 69.
-Vì sao các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực tăng và ngược lại?
-GV gợi ý: Khi lồng ngực được kéo lên phía trên đồng thời được nhô ra phía trước => Thể tích lồng ngực khi thở ra nhỏ hơn thể tích lồng ngực khi hít vào
GV nêu câu hỏi thảo luận :
?Các cơ ở lồng ngữc đã phối hợp hoạt động như thế nào để tăng giảm thể tích lồng ngực?
GV:? Dung tích phổi khi hít vào, thở ra bình thường và gắng sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
GV nhận xét – bổ sung
Vì sao ta nên tập hít thở sâu?
GV: Y/ c HS rút ra kết luận 
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào: 
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Cho học sinh đọc thông tin SGK trang 69.
Gv cho học quan sát theo dõi số liệu hít vào và thở ra trong bảng 21.
Quan sát hình 21.4 SGK
ChoHs thảo luận phần câu hỏi trang 69.
? Sự trao đổi khí ở phổi thực chất là sự trao đổi khí giữa mao mạch phế nang với phế nang, còn nồng độ oxi trong mao mạch thấp, còn cacbonic cao và ngược lại
? Sự trao đổi khí ở tế bào ? sự trao đổi khí giữa tế bào và mao mạch. Ơ tế bào tiêu dùng oxi nhiều nên nồng độ oxi thấp, cacbonic cao. Máu ở vòng tuần hoàn lớn đi tới các tế bào giàu oxià có sự chênh lệch nồng độ các chất dẫn đến khuếch tán
? Giữa sự trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thì ở đâu là quan trọng?
Gv nhận xét bổ sung gợi ý nhận xét bổ sung.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
I. Thông khí ở phổi: 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Hs: tiến hành đọc thông tin SGK đầu trang 68. 
- Hs quan sát hình 21.1- 21.2
HS: thảo luận trả lời các câu hỏi : . 
- Các HS khác nhận xét
HS: - Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn ra làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ
-Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác trong các trường hợp thở gắng sức
-HS: Dung tích phổi khi hít vào và thở ra lúc bình thường cũng như khi gắng sực có thể phụ thuộc vào các yếu tố: Tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật. Sức luyện tập
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào: 
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát sơ đồ và thảo luận trả lời các câu hỏi :
- Trao đổi khí ở phổi: 
- Nồng độ O2 trong không khí phế nang cao hơn trong máu mao mạch nên O2 khuếch tán từ không khí phế nang vào máu
- Nồng độ C O2 trong máu mao mạch cao hơn trong không khí phế nang, nên CO2 khuếch tán từ máu vào không khí phế nang
-Trao đổi khí ở tế bào:
- Nồng độ O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
Nồng độ C O2 trong tế bào cao hơn trong máu nên CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu
- Rút ra kết luận
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
I. Thông khí ở phổi:
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp(hít vào, thở ra)
-Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới
-Dung tích phổi phụ thuộc vào: giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập 
II. Trao đổi khí ở phổi và tế bào:
- Sự trao đổi khí ở phổi:
+O2 khuếch tán từ phế nang vào máu
+CO2 khuếch tán từ máu vào tế bào
- Sự trao đổi khí ở tế bào:
- O2 khuếch tán từ máu vào tế bào
- CO2 khuếch tán từ tế bào vào má
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Thử hít vào và thở ra xem khi nào thể tích lông ngực tăng. Tại sao?
- Nhờ hoạt động của các cơ quan , bộ phận nào mà không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới?
- Thực chất trao đổi khí ở phổi là gì?
- Thực chất trao đổi khí ở tế bào là gì?
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi và cá nhân tự ghi vào vở của mình.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Học bài và trả lời các câu hỏi thực tế có liên quan.
Chuẩn bị các vấn đề bài mới.
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Đánh giá HS
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS ghi nhiệm vụ ở nhà và tiếp tục trả lời các câu hỏi khác.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Tự đánh giá nhau
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Trả lời các câu hỏi trong SBT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_11_bai_2021_nam_hoc_2019_2020.doc