Giáo án Sinh học Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phân biệt được tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
Kể tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và xác định rõ vị trí của chúng.
Nêu rõ được tính chất và vai trò của hoóc môn(sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ), từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống.
2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát hình. Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: Tích cự vệ sinh cơ thể.
4. Định hướng phát triển năng lực:
a.Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống .
b.Năng lực riêng:Quan sát tranh và phân tích trả lời tác dụng của các tuyến nội tiết.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 55.1 , 55.2 , 55. 3 .
2. Học sinh: Kiến thức liên quan.
Tuần 30 Tiết 57 HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI Ngày soạn:06/04/2019 Ngày dạy: 08/04/2019 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa phản xạ có điều kiện ở người và các động vật nói chung và thú nói riêng (liên quan đến cấu trúc của não) - Nêu rõ vai trò của tiếng nói và khả năng tư duy trừu tượng ở con người 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng so sánh phân tích. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể. 4. Định hướng phát triển năng lực: a.Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... b.Năng lực riêng: Cho ví dụ các hoạt động thần kinh cấp cao chỉ có ở người chủ yếu, liên hệ thực tế, phân tích hoạt động... II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Quả chanh tươi, khế . 2. Học sinh: Kiến thức liên quan. III. Chuỗi các hoạt động học: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện ? - Nêu Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ? - Ở người sự hình thành các PXCĐK và ức chế như thế nào? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS trả lời nhanh lên bảng hoặc tại chỗ HS phát biểu vài vấn đề bài mới liên quan cần giải quyết 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV đãn dắt học sinh nghiên cứu để hình thành quá trình ức chế phản xạ có điều kiện. + Dựa vào mục sgk GV phân tích mở rộng kiến thức sự giống nhau của phản xạ có điều kiện ở người và động vật + Phản xạ có điều kiện khi nào được thành lập và số lượng ra sao? Cho ví dụ ? + Tìm một số ví dụ về sự ức chế các phản xạ có điều kiện trong cuộc sống hàng ngày? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và đặt vấn đề: + Tại sao khi nói đến chanh, khế ta lại tiết nước bọt? + Tại sao nói tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra những phản xạ có điều kiện cấp cao? + Tiếng nói và chữ viết giúp con người hiểu nhau hơn, vì sao? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS III. Tư duy trừu tượng 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt giúp học sinh thảo luận tư duy trừu tượng: - GV phân tích ví dụ : Con gà con trâu , con cá .. có đặc điểm chung à xây dựng khái niệm “ Động vật “ à GV tổng kết lại kiến thức . + Từ chữ viết và tiếng nói con người đã khái quát hoá chúng thành những khái niệm được diễn đạt bằng từ mà con người dễ hiểu. - GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk: 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS I. Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: -HS lắng nghe, trả lời và thảo luận nhóm. HS khác nhận xét bổ sung. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi. HS lắng nghe, trả lời và thảo luận nhóm 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau III. Tư duy trừu tượng 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS: Đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi. HS lắng nghe, trả lời và thảo luận nhóm. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự dánh giá nhau I. Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện ở người - Phản xạ có điều kiện được thành lập từ rất sớm ở người. + Càng lớn số lượng càng nhiều và độ phức tạp càng cao. - Bên cạnh việc thành lập các phản xạ có điều kiện mới đã xảy ra sự ức chế những phản xạ không cần thiết trong đời sống cá thể. - Sự phối hợp giữa hình thành và ức chế thức chất là quá trình học tập rèn luyện các thói quên tốt giúp cơ thể thích nghi với đời sống. II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết 1. Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao - Tiếng nói và chữ viết đã mô tả được khái quát của sự vật. - Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của sự vật gây phản xạ có điều kiện cấp cao ở người ở người (khác với thú) 2. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp và trao đổi kinh nghiệm. - Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu của PXCĐK, là phương tiện để giao tiếp giúp con người hiểu nhau. III.Tư duy trừu tượng -Từ những thuộc tính chung của sự vật , con người biết khái quát hoá thành những khái niệm được diễn đạt bằng các từ . -Khả năng khái quát hoá , trừu tượng hoá à là cơ sở tư duy trừu tượng . - Ghi nhớ: Sgk C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Trả lời câu hỏi cuối bài. - Em bắt đầu biết tập nói và viết được từ khi nào? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc kỹ câu hỏi và trả lời HS liên hệ thực tế ở trẻ em. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Học bài theo nội dung sgk. - Đọc và tìm hiểu bài mới - Làm bài tập trang 138 – 139. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại các nội dung chính của bài học HS đọc hiểu và trả lời 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu hỏi trong SBT Tuần 30 Tiết 58 CHƯƠNG X : NỘI TIẾT GIỚI THIỆU CHUNG HỆ NỘI TIẾT Ngày soạn:09/04/2019 Ngày dạy: 11/04/2019 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. Kể tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và xác định rõ vị trí của chúng. Nêu rõ được tính chất và vai trò của hoóc môn(sản phẩm tiết của tuyến nội tiết ), từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát hình. Kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Tích cự vệ sinh cơ thể. 4. Định hướng phát triển năng lực: a.Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ... b.Năng lực riêng:Quan sát tranh và phân tích trả lời tác dụng của các tuyến nội tiết. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Tranh phóng to hình 55.1 , 55.2 , 55. 3 . 2. Học sinh: Kiến thức liên quan. III. Chuỗi các hoạt động học: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Trong vệ sinh hệ thần kinh cần quan tâm những vấn đề gì ? Tại sao ? - Muốn đảm bảo giấc ngủ tốt cần những điều kiện gì ? - Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết củng có vai trò quan trọng trong điều hòa các hoạt động sinh lý của cơ thể. Vậy hệ nội tiết có đặc điểm gì và hoạt động như thế nào? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giâ HS 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS cho ví dụ và liên hệ thực tế HS phát biểu vấn đề bài mới cần giải quyết 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Đặc điểm của hệ nội tiết 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ¢ SGK tr 174 à thông tin trên cho em biết điều gì ? Y/ c nêu được: + Hệ nội nội tiết điều hòa quá trình sinh lí của cơ thể. + Chất tiết tác động thông qua đường máu nên chậm và kéo dài. GV hoàn thiện kiến thức. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS II. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 55.1, 55.2 à thảo luận các câu hỏi mục q tr 174 : +Nêu sự khác biệt giưã tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết ? +Kể tên các tuyến mà em đã biết ? Chúng thuộc loại tuyến nào ? -GV tổng kết lại kiến thức . -GV gọi học sinh kể tên các tuyến đã học . -GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 55.3 giới thiệu các tuyến nội tiết chính . GV: ?Sản phẩm của tuyến nội tiết là gì? 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS III. Hoocmon 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ¢ tr 174 à Hoocmôn có những tính chất nào ? - GV đưa thêm một số thông tin : - Hoócmôn à Cơ quan đích theo cơ đích theo cơ chế chià khoá và ổ khoá . - Mỗi tính chất của hoocmôn GV có thể đưa thêm ví dụ để phân tích - GV cung cấp thông tin cho học sinh như SGK - GV lưu ý cho học sinh : Trong điều kiện hoạt động bình thường của tuyến à ta không thấy vai trò của chúng . Khi mất cân bằng hoạt động một tuyến à Gây tình trạng bệnh lý . GV gợi ý dựa vào kiến thức chương 5 và 6 để nêu vai trò của hoóc môn -GV cho HS đọc và thảo luận, cử đại diện trả lời ?Vậy hoóc môn có vai trò gì. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS I. Đặc điểm của hệ nội tiết 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. - 1 HS trình bày, các HS khác bổ sung. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau II. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS quan sát kĩ hình vẽ, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - Các HS nhận xét, bổ sung. + Giống: các tế bào tuyến đều tiết ra sản phẩm tiết. + Khác về nơi đổ sản phẩm. - HS hoạt động nhóm và trả lời. - 1 HS nêu tên và vị trí của tuyến nội tiết. HS: hoóc môn 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau III. Hoocmon 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS tự thu nhận kiến thức qua thơng tin SGK. - 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe v tiếp thu kiến thức. HS đọc và thảo luận, thống nhất ý kiến, cử đại diện trả lời 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau I. Đặc điểm của hệ nội tiết - Điều hoà quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất. - Sản xuất ra các hoôcmon theo đường máu đến cơ quan đích. Tác động chậm, kéo dài trên diện rộng. II. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. *Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết giống nhau: Các tế bào tuyến đều tạo ra sản phẩm tiết. * Sự khác nhau giữa 2 tuyến đó. + Tuyến nội tiết: Chất tiết ngấm thẳng vào máu. + Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm tiết của ngoại tiết tập trung thành ống dẫn đổ ra ngoài. *Tuyến nội tiết: Tuyến giáp, tuyến yên, tuyến ức, tuyến trên thận. *Các tuyến ngoại tiết là: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến. - Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết là Hoocmon III.Hoocmon 1.Tính chất của hoóc môn. - Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng tới một hoặc một số cơ quan cố định. - Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao. - Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài 2. Vai trị của hoocmon - Duy trò tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. - Điều hoà các quá trình sinh lí diễn ra bình thường C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập -Hãy so sánh các tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Các tuyến Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết Giống nhau Khác nhau -Tính chất và vai trò của hoóc môn. -Làm BT: Trang 143 và 144 vở bài tập. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoàn thành PHT HS trả lời và trình bày thêm các ý kiến. HS làm BT theo nhóm và cá nhân nhanh 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập -Học bài theo nội dung (sgk) -Trả lời câu hỏi cuối bài, đọc phần em có biết. 2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Đánh giá HS 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS xem lại các nội dung chính của bài và trả lời các câu hỏi. HS đọc mục em có biết. 2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Tự đánh giá nhau CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu hỏi trong SBT
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_lop_8_tuan_30_nam_hoc_2019_2020.docx