Giáo án tham khảo Đại số Khối 8 - Chương 1: Phép nhân và phép chia các đa thức
Mục tiêu
1, Kiến thức:
- Nhớ được bảy hằng đẳng thức đáng nhớ.
- Vận dụng được bảy hằng đẳng thức để làm được các dạng bài tập: Tính nhẩm, tính hợp lý giá trị của biểu thức, tìm x, chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến, chứng minh bất đẳng thức thỏa mãn với mọi biến số, tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của một biểu thức, áp dụng vào số học.
- Nhận dạng được các hằng đẳng thức áp dụng vào mỗi bài tập.
2, Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng nhận dạng được các hằng đẳng thức
- Kỹ năng biến đổi biếu thức về dạng các hằng đẳng thức để giải các bài toán một cách nhanh gọn
- Rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác thảo luận, trình bày ý tưởng
- Hình thành cho HS kỹ năng học tập và làm việc tích cực chủ động, sáng tạo
3, Thái độ:
- Thấy được ứng dung của các hằng đẳng thức vào giải nhanh bài toán thực tế, thông qua đó các em yêu thích hơn môn toán.
- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
- Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn
4. Năng lực, phẩm chất cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
- Năng lực hợp tác: Các thành viên trong nhóm hợp tác để thực hiện các hoạt động
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, phương pháp giải quyết các bài tập và các tình huống
- Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học, biết huy động kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Sử dụng máy tính
- Năng lực thuyết trình, báo cáo
- Năng lực tính toán
Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo Ngày soạn: Ngày dạy: Số tiết: 3 tiết CHỦ ĐỀ: CHỦ ĐỀ NHÂN ĐA THỨC I. Vấn đề cần giải quyết: - Thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức. II. Nội dung – chủ đề bài học: Phân phối thời gian Tiến trình dạy học Tiết 1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KT1: Nhân đơn thức với đa thức Tiết 2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KT2: Nhân đa thức với đa thức. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Tiết 3 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG III. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Nhớ được quy tắc nhân đơn thức với đa thức. - Biết được quy tắc nhân đa thức với đa thức. - Thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức. - Vận dụng quy tắc nhân làm các dạng bài tập. 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức. - Rèn kĩ năng hợp tác trong nhóm, kĩ năng nói trước đông người để bảo vệ ý kiến của mình. 3. Thái độ - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tế 4. Năng lực, phẩm chất - Năng lực hợp tác: Các thành viên trong nhóm hợp tác để thực hiện các hoạt động - Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, phương pháp giải quyết các bài tập và các tình huống - Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học, biết huy động kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Sử dụng máy tính - Năng lực thuyết trình, báo cáo - Năng lực tính toán VI. Chuẩn bị của bài học: 1. Chuẩn bị của GV: - Soạn giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng 2. Chuẩn bị của HS: - Chuẩn bị bài ở nhà, dụng cụ học tập, vở ghi, sách giáo khoa và sách bài tập - Kê bàn để học nhóm V. Tiến trình bài học 1. Hoạt động khởi động * Mục tiêu: Tạo tình huống học tập từ trực quan đến tư duy bước đầu học sinh tiếp cận cách nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức. * Nội dung, phương thức tổ chức + Chuyển giao: - A D N C B M Cho AM = a MB = b DC = a+b BC = k Thực hiện lần lượt các hoạt động sau: ? Hãy tính diện tích của các hình chữ nhật AMND và BCNM theo a, b, k. ? Hãy tính diện tích của hình chữ nhật ABCD theo 2 cách. ? Hãy điền vào chỗ trống để được khẳng định đúng. k(a + b) = a b c d C D A B - Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi. ? AB và CD chia hình chữ nhật thành 4 hình. Diện tích mỗi hình là bao nhiêu. ? Em có thể tính diện tích hình chữ nhật to bằng những cách nào. ? Đọc và trao đổi với bạn bè về cách nhân a+b với c+d (a + b)(c +d) = + Thực hiện: Học sinh hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi trên. + Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Gv nhận xét và giới thiệu phép tính k(a+b) là nhân đơn thức với đa thức, (a + b)(c +d) là phép nhân đa thức với đa thức. 2. Hoạt động hình thành kiến thức a, KT 1: Nhân đơn thức với đa thức. * Mục tiêu: - Nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức. - Thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức. + Chuyển giao: Câu 1: HS thực hiện các yêu cầu sau: ? Hãy viết một đơn thức và một đa thức tùy ý. ? Hãy nhân đơn thức đó với từng hạng tử của đa thức vừa viết. ? Hãy cộng các tích vừa tìm được. Câu 2: Muốn nhân đơn thức với đa thức ta làm thế nào. Câu 3: Bài tập 1.1.1 Thực hiện phép nhân a, (-3x3).(x2 + 5x -1/2) b, (4y2 -5y +7).3y + Thực hiện: HS hoạt động nhóm câu 1, hoạt động cá nhân câu 2 và câu 3. - GV: Quan sát học sinh làm bài, giúp đỡ hs yếu, giải đáp thắc mắc của hs. + Báo cáo, thảo luận: Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày câu 1 - 2 hs trả lời câu 2. - 2 hs lên bảng trình bày câu 3. - Gọi hs khác nhận xét. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV nhận xét và giới thiệu phép nhân trên chính là nhân đơn thức với đa thức. bài làm câu 3 của hs. a, (-3x3).(x2 + 5x -1/2) = -3x5-15x4+3/2x3 b, (4y2 -5y +7).3y = 13y3-15y2+21y b, KT 2: Nhân đa thức với đa thức. * Mục tiêu: - Biết được quy tắc nhân đa thức với đa thức. - Thực hiện được phép nhân đa thức với đa thức. + Chuyển giao: HS thực hiện các câu hỏi sau Câu 1: Quan sát và nêu cách nhân đa thức x+2 với đa thức x2 - x - 7 (x + 2) (x2 - x - 7) = x.x2 - x.x - 7.x + 2.x2 -2. x - 2.7 = x3 - x2 - 7x + 2x2 - 2x -14 = x3 + x2 -9x -14 Câu 2: Muốn nhân đa thức với đa thức ta làm thế nào Câu 3: Bài tập 2.1.1 Thực hiện phép nhân theo mẫu trên a, (x + 3)(x2 - 2x - 1) b, (xy - 2)(xy + 5) +) Thực hiện - HS hoạt động nhóm câu 1, hoạt động cá nhân câu 2, câu3. - Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi . Viết kết quả vào bảng phụ. - Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm không hiểu nội dung các câu hỏi. +) Báo cáo, thảo luận - Các nhóm HS treo bảng phụ viết câu trả lời cho các câu hỏi. - HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn. - Đại diện nhóm trình bày câu 1 - Đại diện nhóm khác nhận xét - 1 hs trả lời câu 2 - 2 hs lên bảng trình bày câu 3 - HS đặt câu hỏi cho các nhóm bạn để hiểu hơn về câu trả lời. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các nhóm còn lại tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo. GV hướng dẫn hs thực hiện phép nhân theo cột dọc. a, (x + 3)(x2 - 2x - 1) = x3-2x2-x+3x2-6x-3 = x3 +x2-7x-3 b, (xy - 2)(xy + 5) = x2y2+5xy-2xy-10 = x2y2+3xy-10 3. Hoạt động luyện tập * Mục tiêu: - HS thực hiện thành thạo phép nhân đã học, biết vận dụng quy tắc nhân để tính giá trị biểu thức. + Chuyển giao: Hs làm các bài tập sau Bài tập 1.2.1 Thực hiện phép nhân Bài tập 1.3.1: Thực hiện phép nhân rồi tính giá trị biểu thức + Thực hiện: - HS hoạt động cá nhân làm Bài tập 1.2.1 - HS thảo luận nhóm làm Bài tập 1.3.1 - GV: quan sát, giúp đỡ hs làm bài. + Báo cáo, thảo luận - 4 hs lên bảng chữa Bài tập 1.2.1 - hs khác nhận xét. - Đại diện nhóm trình bày cách làm Bài tập 1.3.1 - Đại diện nhóm khác nhận xét. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV chốt kiến thức - GV nhận xét về ý thức học tập của học sinh và động viên, khuyến khích các em cùng nhau tiến bộ - GV nhận xét tinh thần hợp tác nhóm từ đó giáo dục các em. Bài tập 1.2.1 Thực hiện phép nhân a, x3(3x2 - x -1/2) = 3x5-x4-1/2x3 b, (5xy - x2 +y).2/5xy2 = 2x2y3-2/5x3y2+2/5xy3 c,(x2 +2x +1)(x+1) = x3+x2+2x2+2x+x+1 =x3+3x2+3x+1 d, (1/5x-1)(x2-5x+2)=1/5x3-x2+2/5x-x2+5x-2 = 1/5x3-2x2+27/5x-2 Bài tập 1.3.1: Thực hiện phép nhân rồi tính giá trị biểu thức a, x(x+y)+y(x-y) tại x=-8 và y=7 = x2+xy+yx-y2 = x2+2xy+y2 Tại x=-8 và y=7 ta có (-8)2+2.(-8).7+72 = 1 b, x(x2-y)+x(y2-y)-x(x2+y2) tại x=1/2 và y=-100 = x3-xy+xy2-xy-x3-xy2= -2xy Tại x=1/2 và y=-100 ta có -2.1/2.100=-100 c, (x+y)(x2-xy+y2) tại x=-10 và y =1 = x3+y3 Tại x=-10 và y=1 ta có (-10)3+13=-999 4. Hoạt động vận dụng * Mục tiêu: - Vận dụng quy tắc nhân để làm các dạng bài tập tìm x, chứng minh giá trị biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến. + Chuyển giao: HS làm hai bài tập sau Bài tập 1.3.2 Bài tập 1.3.3 + Thực hiện: - HS hoạt động cá nhân Bài tập 1.3.2 - Hoạt động nhóm đôi Bài tập 1.3.3 - GV bao quát lớp, quan sát hs làm bài, giúp đỡ những em yếu, chú ý kỹ năng trình bày cho hs. + Báo cáo, thảo luận: - 2 hs lên bảng làm câu 1 - Đại diện nhóm nêu cách làm câu 2 + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV nhận xét chốt kiến thức, nêu các lỗi sai trong bài của hs dưới lớp, nhận xét tinh thần hợp tác trong nhóm. Bài tập 1.3.2: Tìm x biết a, 2x(12x-1) - 8x(3x-1)=30 24x2-2x -24x2+8x=30 6x=30 x=5 b, (x+2)(x+1) - (x-3)(x+5) =0 x2+3x+2 -x2-2x+15=0 x+17=0 x=-17 Bài tập 1.3.3: Chứng minh rằng giá trị biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến a, x(3x+12)-(7x-20)-x2(2x+3)+x(2x2-5) = 3x2+12x-7x+20-2x3-3x2+2x3-5x = 20 b, (x-5)(3x+3)-3x(x-3)+3x+7 = 3x2+3x-15x-15-3x2+9x+3x+7= -8 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng * Mục tiêu: Vận dụng quy tắc nhân để làm những bài tập khó hơn, biết liên hệ thực tế. + Chuyển giao: HS làm các bài tập sau: Bài tập 1.3.4 Bài tập 1.4.1 Bài tập 1.4.2: + Thực hiện: - HS hoạt động nhóm làm bài tập Bài tập 1.4.1, Bài tập 1.3.4 - Về nhà làm Bài tập 1.4.2 - GV giúp đỡ các nhóm + Báo cáo, thảo luận - Chỉ định nhóm nào làm đúng lên trình bày - Các nhóm khác quan sát nhận xét, thắc mắc. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - GV chuẩn hóa kiến thức - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở Bài tập 1.3.4 a, Diện tích mảnh vườn là (2x+5 + 3x +y) 2y/2 = (5x+y+5).y= 5x2y +y2 +5y b, tại x =4 và y =3 ta có diện tích mảnh vườn là 5.42.3+32+5.3=264(m2) Bài tập 1.4.1: Ta có: n(n+5)-(n-3)(n+2) = n2+5n - n2-2n +3n +6 = 6n + 6= 6(n+1) chia hết cho 6 với mọi n là số nguyên. - Hoàn thành các bài tập giao ở trên - Chuẩn bị bài mới: + Ôn tập các kiến thức đã học. + Chuẩn bị : Thước thẳng, máy tính bỏ túi + Đọc trước bài “Những hằng đẳng thức đáng nhớ” * Rút kinh nghiệm bài học: Ký duyệt của ban giám hiệu Ngày tháng năm Ngày soạn: 8.9.2021 Ngày dạy: 8D Số tiết: 5 tiết CHỦ ĐỀ: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ I. Vấn đề cần giải quyết: Sử dụng thành thạo các hằng đẳng thức. II. Nội dung – chủ đề bài học: Phân phối thời gian Tiến trình dạy học Tiết 4 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KT1: HĐT bình phương của một tổng KT2: HĐT bình phương của một hiệu Tiết 5 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KT3: HĐT hiệu hai bình phương KT4: HĐT lập phương của một tổng KT5: HĐT lập phương của một hiệu Tiết 6 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KT 6: HĐT tổng hai lập phương KT 7: HĐT hiệu hai lập phương Tiết 7 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Tiết 8 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG III) Mục tiêu 1, Kiến thức: - Nhớ được bảy hằng đẳng thức đáng nhớ. - Vận dụng được bảy hằng đẳng thức để làm được các dạng bài tập: Tính nhẩm, tính hợp lý giá trị của biểu thức, tìm x, chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến, chứng minh bất đẳng thức thỏa mãn với mọi biến số, tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của một biểu thức, áp dụng vào số học. - Nhận dạng được các hằng đẳng thức áp dụng vào mỗi bài tập. 2, Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận dạng được các hằng đẳng thức Kỹ năng biến đổi biếu thức về dạng các hằng đẳng thức để giải các bài toán một cách nhanh gọn Rèn kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác thảo luận, trình bày ý tưởng Hình thành cho HS kỹ năng học tập và làm việc tích cực chủ động, sáng tạo 3, Thái độ: - Thấy được ứng dung của các hằng đẳng thức vào giải nhanh bài toán thực tế, thông qua đó các em yêu thích hơn môn toán. - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 4. Năng lực, phẩm chất cần hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh: - Năng lực hợp tác: Các thành viên trong nhóm hợp tác để thực hiện các hoạt động - Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức, phương pháp giải quyết các bài tập và các tình huống - Năng lực giải quyết vấn đề: Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học, biết huy động kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Sử dụng máy tính - Năng lực thuyết trình, báo cáo - Năng lực tính toán VI. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: - Soạn KHBH - Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phiếu học tập. Máy tính, ti vi. 2. Chuẩn bị của HS: - Làm BTVN - Trả lời các câu hỏi được giáo viên giao từ tiết trước. V. Tiến trình dạy học: * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. Mục tiêu: - Tạo sự chú ý của học sinh để vào bài mới - Tạo tình huống để học sinh tiếp cận hằng đẳng thức bình phương một tổng. +) Chuyển giao: Học sinh làm việc nhóm làm bài tập sau Các nhóm thực hiện hoạt động sau: Với a>0; b> 0 hãy trao đổi với bạn cách tính tích (a + b) (a + b) thông qua việc tính diện tích hình vuông theo hai cách ab ab +) Thực hiện - Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho các câu hỏi. Viết kết quả vào bảng phụ. - Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích câu hỏi nếu các nhóm không hiểu nội dung các câu hỏi. +) Báo cáo, thảo luận - Các nhóm HS treo bảng phụ viết câu trả lời cho các câu hỏi. - HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn. - HS đặt câu hỏi cho các nhóm bạn để hiểu hơn về câu trả lời. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các nhóm còn lại cần tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo. * HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HTKT1: Bình phương một tổng HTKT1.1: Xây dựng công thức tính bình phương một tổng Mục tiêu: - HS xây dựng được hằng đẳng thức bình phương một tổng. + Chuyển giao: - GV yêu cầu HS ? Với a, b là hai số bất kỳ tính: (a + b) (a + b) ? Nếu ta thay a, b là hai số bất kỳ bởi các biểu thức A, B ở bài toán ta có các hằng đẳng thức bình phương một tổng. Em hãy viết hằng đẳng thức đó. ? Phát biểu đẳng thức trên bằng lời. - Yêu cầu HS làm cá nhân + Thực hiện: Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời các câu hỏi - HS thảo luận cặp đôi hoàn thành. - GV bao quát lớp và giải đáp thắc mắc của HS + Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời câu hỏi của GV - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả. - Các HS khác theo dõi nhận xét. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu định nghĩa. HS viết bài vào vở. Kiến thức cơ bản (a + b)(a + b) = a2 + ab + ab + b2 = a2 + 2ab + b2 Þ (a + b)2 = a2 + 2ab + b2 Với A, B là các biểu thức tuỳ ý thì ta cũng có: (A + B)2 = A2 + 2AB + B - Bình phương một tổng hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất cộng 2 lần tích biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai cộng với bình phương biểu thức thứ hai. HTKT1.2: Áp dụng công thức tính bình phương một tổng Mục tiêu: - HS nhớ được hằng đẳng thức bình phương một tổng - HS áp dụng được hằng đẳng thức trên vào làm bài tập + Chuyển giao: - HS làm việc nhóm bài tập 1: a) Tính (a+1)2. b) Viết biểu thức x2 + 4x + 4 dưới dạng bình phương của một tổng. c) Tính nhanh 512; 3012 - Các nhóm thảo luận đưa ra các phương án trả lời cho bài tập. Viết kết quả vào bảng phụ. - Giáo viên quan sát, theo dõi các nhóm. Giải thích cách làm nếu các nhóm không hiểu. +) Báo cáo, thảo luận - Các nhóm HS treo bảng phụ viết câu trả lời cho các bài tập. - HS quan sát các phương án trả lời của các nhóm bạn. - HS đặt câu hỏi cho các nhóm bạn để hiểu hơn bài tập. +) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm, ghi nhận và tuyên dương nhóm có câu trả lời tốt nhất. Động viên các nhóm còn lại cần tích cực, cố gắng hơn trong các hoạt động học tiếp theo. Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải. HS viết bài vào vở. a) (a+1)2 = a2 + 2a.1 + 12 = a2 + 2a + 1 b) x2 + 4x + 42 = x2 + 2x.2 + 22 = (x+ 2)2 c) 512 = (50+1)2 = 502 + 2.50.1 + 1 = 2500 + 100 + 1 = 2601 3012 = (300+1)2 = 3002 + 2.300.1 + 12 = 90000 + 600 + 1 = 90601 HTKT2: Bình phương của một hiệu HĐ 2.1: Xây dựng công thức tính bình phương một hiệu Mục tiêu: - HS xây dựng được hằng đẳng thức bình phương một hiệu. + Chuyển giao: -? GV yêu cầu HS tính (a – b)2 =? theo hai cách Cách 1: phép tính thông thường Cách 2: Đưa về hằng đẳng thức bình phương của hiệu + Thực hiện: Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời các câu hỏi - HS thảo luận cặp đôi hoàn thành. - GV bao quát lớp và giải đáp thắc mắc của HS + Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời các câu hỏi của GV - Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả. - Các HS khác theo dõi nhận xét. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu định nghĩa. HS viết bài vào vở. Kiến thức cơ bản (a – b)2 = (a – b)(a – b) = a2 – ab – ab + b2 = a2 – 2 ab + b2 (a – b)2 = [a + (-b)]2 = = a2 + 2.a.(-b) + (-b)2 = a2 – 2ab + b2 Þ (a – b)2 = a2 – 2ab + b2 Với A và B là các biểu thức tuỳ ý, ta cũng (A – B)2 = A2 – 2AB + B2 Bình phương một hiệu hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất trừ đi 2 lần tích biểu thức thứ nhất với biểu thức thứ hai cộng với bình phương biểu thức thứ hai. HTKT2.2: Áp dụng công thức tính bình phương một hiệu Mục tiêu: - HS nhớ được hằng đẳng thức bình phương một hiệu - HS áp dụng được hằng đẳng thức trên vào làm bài tập + Chuyển giao: - HS làm việc nhóm làm bài tập a) Tính: (x - )2. b) Tính: (2x - 3y)2. c) Tính nhanh: 992 + Thực hiện: - Học sinh làm việc nhóm để trả lời các câu hỏi và bài tập áp dụng + Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm trình bày bài của nhóm mình + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải, yêu cầu học sinh làm bài vào vở a) b) (2x - 3y)2 = (2x)2 – 2.2x.3y +(3y)2 = 4x2 - 12xy + 9y2 c) 992 = (100 - 1)2 = 1002 – 2.100.1 + 12 = 10000 – 200 + 1 = 9801 HTKT3: Hiệu hai bình phương Mục tiêu: - HS nắm được hằng đẳng thức hiệu hai bình phương. - Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính nhẩm, tính hợp lý. - Tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm. + Chuyển giao: - GV: Yêu cầu HS trả lời bài tập Bài tập 1: Với a, b là hai số bất kỳ tính: (a - b) (a + b) - HS: làm bài tập 2: Tính (x + 1)(x – 1) Tính (x – 2y)(x + 2y) Tính nhanh 56.64 + Thực hiện: Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập 1 HS làm viêc cá nhân hoàn thành bài tập 2 GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS + Báo cáo, thảo luận: HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả bài tập 1 HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 2 Các nhóm HS khác nhận xét + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải. HS viết bài vào vở. Với A và B là các biểu thức tuỳ ý, ta cũng có: A2 – B2 = (A + B)(A – B) Hiệu hai bình phương hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức với hiệu của chúng. a) (x + 1)(x – 1) = x2 – 12 b) (x – 2y)(x + 2y) = x2 – (2y)2= x2 – 4y2 c) 56.64 = (60 – 4)(60 + 4) = 602 – 42 = 3600 – 16 = 3584 HTKT4: Lập phương của một tổng Mục tiêu: - HS nắm được hằng đẳng thức lập phương của một tổng. - Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính hợp lý. - Tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm. + Chuyển giao: - GV: Yêu cầu HS trả lời bài tập Bài tập 1: Hãy thực hiện phép tính (a+ b)(a+ b)2 Bài tập 2: Áp dụng kết quả bài 1 tính (x + 1)3 = (2x + y)3 = + Thực hiện: Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV HS làm viêc cá nhân hoàn thành bài tập 1. HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập 2. GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS + Báo cáo, thảo luận: HS đứng tại chỗ trả lời bài tập 1 Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả bài tập 2. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải. HS viết bài vào vở. (a + b )3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 Với A, B là các biểu thức (A+B)3= A3+3A2B+3AB2+B3 a) (x + 1)3 = x3 + 3x2 + 3x + 1 b)(2x+y)3=(2x)3+3(2x)2y+3.2xy2+y3 = 8x3 + 12 x2y + 6xy2 + y3 HTKT5: Lập phương của một hiệu Mục tiêu: - HS nắm được hằng đẳng thức lập phương của một hiệu. - Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính hợp lý. - Tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm. + Chuyển giao: GV: Học sinh làm việc theo nhóm bài tập : Với a, b là hai số bất kỳ, hãy tính: (a + (- b ))3 Áp dụng: Tính a)(x- )3 = b)(x-2y)3 = + Thực hiện: - Học sinh suy nghĩ và làm vào bảng nhóm. - GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS + Báo cáo, thảo luận: - Một học sinh bất kì trình bày lời giải của nhóm, các nhóm khác thảo luận để hoàn thiện lời giải. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải. HS viết bài vào vở. (a + (- b ))3 = a3 - 3a2b + 3ab2 - b3 ( a, b tuỳ ý ) (a - b )3 = a3 - 3a2b + 3ab2 - b3 Lập phương của 1 hiệu 2 số bằng lập phương số thứ nhất, trừ 3 lần tích của bình phương số thứ nhất với số thứ 2, cộng 3 lần tích của số thứ nhất với bình phương số thứ 2, trừ lập phương số thứ 2. Với A, B là các biểu thức ta có: (A - B )3 = A3 - 3A2 B + 3AB2 - B3 a)(x- )3 =x3-3x2. +3x. ()2 - ()3 = x3 - x2 + x. () - ()3 b)(x-2y)3 =x3-3x2.2y+3x.(2y)2-(2y)3 = x3 - 6x2y + 12xy2 - 8y3 HTKT6: Tổng hai lập phương Mục tiêu: - HS nắm được hằng đẳng thức tổng hai lập phương. - Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính hợp lý. - Tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm. + Chuyển giao: GV: Học sinh làm việc theo nhóm bài tập : Với a, b là hai số bất kỳ, hãy tính: (a + b) (a2 - ab + b2) Áp dụng: a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích b) Viết (x+1)(x2 -x + 1) dưới dạng tổng. + Thực hiện: - Học sinh suy nghĩ và làm vào bảng nhóm. - GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS + Báo cáo, thảo luận: - Một học sinh bất kì trình bày lời giải của nhóm, các nhóm khác thảo luận để hoàn thiện lời giải. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải. HS viết bài vào vở. Với a,b là hai số tuỳ ý: (a + b) (a2 - ab + b2) = a3 + b3 -Với a,b là các biểu thức tuỳ ý ta cũng có A3 + B3 = (A + B) ( A2 - AB + B2) a) x3 + 8 = x3 + 23 = (x + 2) (x2 -2x + 4) b) (x+1)(x2 -x + 1) = x3 + 13= x3 + 1 GV chốt lại gọi A2 - AB + B2 là bình phương thiếu A-B + Tổng 2 lập phương của 2 số bằng tích của tổng 2 số với bình phương thiếu của hiệu 2 số + Tổng 2 lập phương của 2 biểu thức bằng tích của tổng 2 biểu thức với bình phương thiếu của hiệu 2 biểu thức. HTKT7: Hiệu hai lập phương Mục tiêu: - HS nắm được hằng đẳng thức hiệu hai lập phương. - Biết áp dụng các hằng đẳng thức trên để tính hợp lý. - Tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm. + Chuyển giao: Với a, b là hai số bất kỳ, hãy tính: (a - b) (a2 +ab + b2) + Thực hiện: HS thảo luận trong nhóm làm bài tập + Báo cáo thảo luận: Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bài của nhóm khác + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Trên cơ sở lời giải của học sinh GV chuẩn hóa lời giải (a - b)(a2 + ab + b2)= a3+ a2b+ ab2- ba2- ab2- b3 (a - b)(a2 + ab + b2)= a3 - b3 Với A, B là các biểu thức tuỳ ý, ta có: A3- B3 = (A-B)(A2+AB+ B2) a/ (x – 1)(x2 + x +1) = x3 -13 = x3 – 1 b/ 8x3 – y3 = (2x)3 – y3 = (2x-y)((2x)2 + 2xy + y2) = (2x – y) (4x2 + 2xy + y2) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP * Mục tiêu: - HS củng cố và ghi nhớ một cách có hệ thống các hằng đẳng thức đã học. - Vận dụng tính được chiều xuôi, chiều ngược của hằng dẳng thức. + Chuyển giao viết lại 7 hằng đẳng thức đã học. Hoạt động nhóm làm bài tập 21 SGK Hoạt động nhóm đôi làm bài tập 27 SGK Hoạt động cá nhân làm bài tập 30 SGK + Thực hiện- HS hoạt động nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng viết lại 7 hằng đẳng thức đã học. Hoạt động nhóm đôi làm bài 27 có thảo luận và kiểm tra chéo, hoạt động cá nhân làm bài 22, 30. GV quan sát học sinh làm việc, nhắc nhở các em không tích cực, hỗ trợ các nhóm yếu, giải đáp thắc mắc của học sinh + Báo cáo, thảo luận - Thu kết quả của nhóm nhanh nhất treo lên bảng Đại diện 2 nhóm nhỏ làm mỗi nhóm một ý Đại diện 2 HS lên bảng trình bày bài 27, bài 30. + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp GV nhận xét quá trình làm bài của học sinh, chuẩn hóa kiến thức, phương pháp làm dạng bài, chốt kiến thức của hằng đẳng thức, nhấn mạnh chỗ hay sai của học sinh. Bài 21 trang12 Sgk a) 9x2-6x+1 = (3x)2 – 2.3x.1 + 12 =(3x-1)2 b) (2x+3y)2+2(2x+3y)+1 = (2x + 3y)2 + 2 (2x + 3y).1 + 12 = [(2x + 3y) + 1]2 = (2x+3y+1)2 Bài 22 SGK 1012 = (100 + 1)2 = 1002 + 2.100 + 1 = 10000 + 200 + 1 = 10201 1992 = (200 – 1)2 = 2002 – 2.200 + 1 = 40000 – 400 + 1 = 39601 47.53 = (50 – 3)(50 + 3) = 502 – 32 = 2500 – 9= 2491 Bài 27SGK -14: a) -x3 + 3x2 - 3x + 1 = -( x3 -3x2 + 3x – 1) = -(x-1)3 b) 8 -12x + 6x2 - x3 = 23 -3.22.x + 3.2x2 –x3 = (2- x)3 Bài 30: a/ (x+3)(x2 -3x+9) - (54+x3) = x3 +27 - 54 - x3 = - 27 b/ (2x+y)(4x2 -2xy+y2)– (2x-y)( 4x2 -2xy+y2) = [(2x)3 + y3] - [(2x)3 - y3] = (2x)3 + y3 - (2x)3 +y3 = 8x3 + y3 – 8x3 + y3 = 2y3 Bài tập bổ sung: 1. Tính nhanh kết quả của các biểu thức sau: A = 532+ 106. 47 + 472 B = 54.34 – (152- 1)(152 + 1) C = 502 – 492 + 482 – 472 +... .. + 22 – 12 2. Cho x – y = 11.Tính giá trị của biểu thức: M= x3 – 3xy(x – y) – y3- x2 + 2xy – y2 A = 532+ 106. 47 + 472 = 532+ 2. 53. 47 + 472 = ( 53 + 47)2 = 1002 = 10000 B = 54.34 – (152- 1)(152 + 1) = 154 – ( 154 – 1) = 154 – 154 + 1 = 1 C = 502 – 492 + 482 – 472 +... .. + 22 – 12 = (502 – 492) + ( 482 – 472) +... .. + (22 – 12) = 50+49 +48 +47 +.......+ 2 +1 =... ..... = 1275 M = x3 – 3xy(x – y) – y3- x2 + 2xy – y2 = (x3 – 3xy(x – y ) – y3) – (x2 – 2xy + y2) = ( x – y)3 – (x – y)2 Thay x – y = 11 vào biểu thức M để tính kết quả. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TÌM TÒI MỞ RỘNG * Mục tiêu: - Vận dụng được bảy hằng đẳng thức để làm được 4 dạng bài sau: Dạng 1. Chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến Dạng 2. Chứng minh bất đẳng thức thỏa mãn với mọi biến số Dạng 3. Tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của một biểu thức Dạng 4. Áp dụng vào số học - Nhận dạng được các hằng đẳng thức áp dụng vào mỗi bài tập + Chuyển giao: Học sinh làm việc nhóm nêu Phương pháp giải các bài tập sau Dạng 1. Chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến Bài 1: Chứng minh giá trị biểu thức sau không phụ thuộc vào x: a) (2x +3)(4x2 - 6x +9) - 2(4x3 -1) b) (xy -5)(xy+2) +3(xy-2)(xy +2) -(3xy - )2 + 5x2y2 Dạng 2. Chứng minh bất đẳng thức thỏa mãn với mọi biến số Bài 1: Chứng minh rằng: a) A = x2 +x +1 >0 với mọi x b) B = -4x2 -4x -2 <0 với mọi x c) C = x2 - 6z+ 4y2 +8y + z2 - 2x + 15 >0 với mọi x,y,z Dạng 3. Tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của một biểu thức Bài 1: Tìm giá trị nhỏ nhất của các biểu thức: a) A = 4a2 +4a +2 b) B = x2 - 4xy + 5y2 – 22y +10x +28 Bài 2: Tìm giá trị lớn nhất của các biểu thức: a) A = 4x - x2 +3 b) B = x - x2 Dạng bài 4: Áp dụng vào số học Chứng minh rằng tổng các lập phương của ba số nguyên liên tiếp thì chia hết cho 9 + Thực hiện: HS thảo luận trong nhóm nêu Phương pháp giải các dạng bài tập rồi trình bày lời giải vào bảng nhóm + Báo cáo thảo luận: Các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét bài của nhóm khác + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Trên cơ sở HS nêu Phương pháp giải và lời giải của học sinh GV chuẩn hóa lời giải và hằng đẳng thức áp dụng trong bài - Dạng 1. Chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến Học sinh nêu phương pháp giải: Áp dụng các hằng đẳng thức đáng nhớ để biến đổi biểu thức đã cho không còn chứa biến. - Dạng 2. Chứng minh bất đẳng thức thỏa mãn với mọi biến số Phương pháp giải: Dựa các hằng đẳng thức bình phương một tổng hoặc bình phương một hiệu Để đưa về dạng [ F(x)]2 + k với k >0 hoặc - [ F(x)]2 + n với n<0 Dạng 3. Tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của một biểu thức Phương pháp giải: Muốn tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của một biểu thức A(x) Dựa các hằng đẳng thức bình phương một tổng hoặc bình phương một hiệu Để đưa về dạng A(x) = [ F(x)]2 + k với k là một hằng số Khi đó min A(x) = k F (x) = 0 hoặc A(x) = - [ F(x)]2 + n với n là một hằng số Khi đó max A(x) = n F (x) = 0 Dạng bài 4: Áp dụng vào số học Chứng minh rằng tổng các lập phương của ba số nguyên liên tiếp thì chia hết cho 9 Gọi ba số nguyên liên tiếp đó là n-1, n, n+1 thì tổng lập phương của chúng là A = (n-1)3 + n3 + (n+1)3 = n3 -3n2 +3n -1 + n3 + n3 +3n2 +3n +1 = 3n3 + 6n = 3n (n2 -1) + 9n = 3 (n-1)n(n+1) + 9n 9 Vì: trong ba số nguyên liên tiếp có một số chia hết cho 3 nên 3n(n2-1) chia hết cho 9, lại có 9n chia hết cho 9. * Rút kinh nghiệm bài học: Ký duyệt của ban giám hiệu Ngày tháng năm 2020 Ngày soạn: Ngày dạy: 8D Số tiết: 6 tiết CHỦ ĐỀ PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ I. Vấn đề cần giải quyết: Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử II. Nội dung – chủ đề bài học: Phân phối thời gian Tiến trình dạy học Tiết 9 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung Tiết 10, 11, 12 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp dùng hằng đẳng thức Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp Tiết 13 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Tiết 14 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG III. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử. - Biết cách tìm nhân tử chung và đặt nhân tử chung. - HS biết dùng hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử. -HS biết phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm số hạng, nhận xét các hạng tử của đa thức để nhóm hợp lý. - HS biết vận dụng linh hoạt các phương pháp để phân tích đa thức thành nhân tử. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích phân tích tổng hợp để tìm ra phương phát phân tích đa thức thành nhân tử phù hợp nhất. - Rèn kĩ năng hợp tác trong nhóm, kĩ năng nói trước đông người để bảo vệ ý kiến của mình. - HS được rèn luyện kĩ năng phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp. Biết sử dụng nghiệm của đa thức trong việc phân tích đa thức thành nhân tử. Sử dụng máy tính cầm tay để tìm nghiệm của đa thức bậc cao một biến. 3. Thái độ: - Thấy được ứng dụng của giải toán Casio, thông qua đó các em yêu thích hơn môn toán. - Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm - Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 4. Năng lực: - Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động. - Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống. - Năng lực tính toán, khả năng tư duy IV. Chuẩn b
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_tham_khao_dai_so_khoi_8_chuong_1_phep_nhan_va_phep_c.doc