Giáo án Thể dục Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án Thể dục Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Lý thuyết: Biết một số phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh.

- Chạy bền: Biết cách đo mạch để theo dõi sức khỏe.

- Nhớ được biên chế tổ tập luyện, các yêu cầu về nội quy, quy chế khi tham gia tập luyện TDTT ở trong và ngoài nhà trường.

 2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh để tập luyện phát triển sức nhanh.

- Chạy bền: Biết thực hiện đo mạch để theo dõi sức khỏe.

- Biết vận dụng kiến thức vào trong tập luyện nâng cao sức khỏe hàng ngày.

 3. Thái độ:

- Ý thức học tập nghiêm túc, tính kỉ luật cao trong học tập, tinh thần tự giác tích cực, thái độ học tập tích cực, yêu thích bộ môn.

- Không khí học tập trong tiết học vui vẻ, phấn khởi.

- Tinh thần đoàn kết trong học tập, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác.

II. Chuẩn bị của thầy và trò:

 1. Thầy: Soạn giáo án.

 2. Trò: Vở ghi, bút.

III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:

 1a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

? Em hãy cho biết thế nào là sức nhanh, sức nhanh có những biểu hiện cơ bản gì, sức nhanh có vai trò gì trong học tập và trong cuộc sống?

 1b. Giới thiệu bài mới: ( vào bài 2 phút)

 Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là sức nhanh, vai trò của sức nhanh trong học tập và cuộc sống, giờ hôm nay chúng ta cùng nhau tìm ra các bài tập để phát triển sức nhanh đó.

 

doc 239 trang thucuc 4880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Thể dục Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/9/2020
Ngày giảng:07/9/2020. Lớp: 8A
08/9/2020. Lớp: 8B
09/9/2020. Lớp: 8C
Tiết 1
MỤC TIÊU NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN TẬP LUYỆN SỨC NHANH
TRÒ CHƠI “ CHẠY VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- Nắm bắt được chương trình TD lớp 8.
- Lý thuyết: Biết khái niêm, phân loại sức nhanh.
- Chạy bền: Biết cách thực hiện chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức, chạy trên địa hình tự nhiên.
	2. Kĩ năng:
	- Nắm chắc các quy định khi học tập bộ môn.
- Lý thuyết: Phân biệt được một số hình thức biểu hiện về sức nhanh.
- Chạy bền: Biết, thực hiện được cách thức tập luyện “ Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức”.
- Biết vận dụng kiến thức vào trong tập luyện nâng cao sức khỏe hàng ngày.
	3. Thái độ:
- Ý thức tập luyện nghiêm túc, tính kỉ luật cao trong tập luyện, tinh thần tự giác tích cực, thái độ học tập tích cực, yêu thích bộ môn.
- Không khí học tập trong tiết học vui vẻ, phấn khởi.
- Tinh thần đoàn kết trong học tập, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1. Thầy: Soạn giáo án, hình vẽ sân “ Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức”.
	2. Trò: Vở ghi, bút.
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
	1a. Kiểm tra bài cũ: 
	1b. Giới thiệu bài mới: ( vào bài 2 phút)
Khi các em đi bộ từ nhà đến trường hoặc đi làm, trong mỗi bước đi đều phải dùng sức đạp chân sau xuống đất thì người mới di chuyển về trước được, đó chính là sức mạnh. Khi đi, đôi chân ta phải đi nhanh cho kịp giờ, đó chính là sức nhanh. Trong quá trình đi đến trường hoặc đi làm như vậy cần phải có khả năng sử lí các tình huống như: Đường trơn, chướng ngại vật trên đường do đó chúng ta phải đi bằng các động tác khác nhau, đó chính là khả năng khéo léo, linh hoạt, mềm dẻo ..
Để có được các khả năng đó đòi hỏi chúng ta phải có quá trình tập luyện, TDTT thông qua các bài tập tích cực xẽ giúp các em nhanh chóng có được các khả năng, năng lực đó. Vậy tập luyện như thế nào cho đúng phương pháp và hiệu quả chúng ta xẽ cùng nghiên cứu trong bài ngày hôm nay
	2. Nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
Thời gian
Hoạt động của học sinh 
? Muốn có sức khỏe ta phải làm gì?
( Tập luyện TDTT)
? Tập luyện TDTT như thế nào? Có cần tập đúng phương pháp không?
10’
1. Mục tiêu, nội dung chương trình TD 8.
a. Mục tiêu:
- Biết được một số kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực.
?TDTT giúp em rèn luyện đức tính gì?
(Tính kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn.....)
- Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quyen tự giác tập luyện TDTT, giữ gìn vệ sinh.
? Có cần vận dụng kiến thức đã học về TDTT để tập luyện hàng ngày không?
( Cần vận dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế tập luyện hàng ngày)
- Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào trong nền nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
? Ở lớp 7 các em đã học được những nội dung gì?(Lý thuyết, ĐHĐN, bài TD phát triển.......)
b. Nội dung chương trình:
- Chương trình TD8 cũng bao gồm các nội dung như đã học ở các lớp 6,7 nhưng có một số nội dung được nâng cao hơn gồm: 
Lý thuyết, ĐHĐN, bài TD phát triển chung, chạy cự li ngắn, chạy bền, nhảy cao, nhảy xa, ném bóng, TTTC.
20’
2. Một số hiểu biết cần thiết:
Cho học sinh thảo luận theo câu hỏi
Học sinh thảo luận câu hỏi rút ra khái niệm.
? Thế nào là sức nhanh?
- Sức nhanh là năng lực thực hiện một nhiệm vụ vận động với thời gian ngắn nhất.
? Sức nhanh thể hiện ở những hình thức cơ bản nào? lấy ví dụ cụ thể?
- Sức nhanh thể hiện ở 3 hình thức cơ bản:
- Phản ứng nhanh: VD. Khi đang chạy nghe tín hiệu dừng thì dừng lại ngay hoặc chạy ngược lại ngay.
-Tần số động tác nhanh: VD. Số lần thực hiện bước chạy trong 1s.
-Động tác đơn nhanh: VD. Trong thi đấu võ động tác xuất đòn phản công nhanh khi đối phương ra đòn nhanh.
? Theo em trong chạy 100m hay chạy cự li ngắn còn phụ thuộc yếu tố gì nữa không?
- Ngoài ra sức nhanh trong chạy 100m hay chạy cự li ngắn còn liên quan đến:
-Sức mạnh tốc độ: VD. Đạp chân vào bàn đạp khi xuất phát, đạp chân khi chạy tăng tốc sau xuất phát ..
-Sức bền tốc độ: VD. Khi gắng sức chạy 10-20m cuối trước khi đến đích.
Giáo viên giới thiệu cách chơi, luật chơi cho học sinh rõ.
- Chuẩn bị: Kẻ hai vạch CB và XP cách nhau tối thiểu 1,5m, mỗi vạch dài 4-5m. cách vạch XP về phía trước của mỗi đội kẻ 4 vạch //, mỗi vạch dài 0,5m. Vạch thứ nhất cách vạch XP 5m, vạch thứ hai cách vạch thứ nhất 2m, vạch thứ 3 cách vạch thứ 2: 3m, vạch thứ 4 cách vạch thứ ba 2m. cách vạch thứ tư về phía trước theo khoảng cách 1,5m lần lượt đặt hai quả bóng(hoặc hộp các tông, mẩu gỗ ) không cao quá 0,3m. Cách quả bóng thứ hai 3m cắm một cờ chuẩn. ( Chú ý các đội phải đều về số lượng, giới tính, sức khỏe)
- Cách chơi: Khi có lệnh, những em số 1 của mỗi đội chạy nhanh về phía trước sau đó nhảy qua đoạn 2m thứ nhất, tiếp theo chạy thêm 3m rồi nhảy qua đoạn 2m thứ hai, sau đó lần lượt nhảy qua hai quả bóng( chướng ngại vật cao), chạy vòng qua cờ rồi chạy ngược lại và cũng lần lượt nhảy qua các chướng ngại vật quy định đến vạch XP, đưa tay chạm tay bạn số 2, sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xp số 2 tự động tiến vào vị trí xp, chờ khi số 1 chạm tay, nhanh chóng thực hiện như số 1 đã thực hiện. trò chơi cứ tiếp tục như vậy cho đến em cuối cùng, hàng nào xong trước, ít phạm quy là thắng.
8-10’
3. Chạy bền: Giới thiệu “ Chạy vượt chướng ngại vật tiếp sức”
* Củng cố:
? Em hãy cho biết sức nhanh có tác dụng gì trong học tập và trong đời sống hàng ngày? 
Giáo viên nhận xét, củng cố kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập luyện sức nhanh trong các buổi tập TDTT và trong các buổi tự tập, trò chơi.
2’
1-2 học sinh trả lời, lớp nhận xét.
( Giúp chúng ta thực hiện được các nhiệm vụ vận động trong học tập và trong cuộc sống một cách nhanh chóng và hiệu quả)
* Bài tập về nhà:
Học bài, tìm các bài tập để có thể phát triển sức nhanh. VD .
2’
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thời gian toàn bài: Thời gian từng phần: .. 
 Nội dung kiến thức: Phương pháp: ... . 
Ngày soạn: 04/9/2020
Ngày giảng:08/9/2020. Lớp: 8A
10/9/2020. Lớp: 8B
11/9/2020. Lớp: 8B
Tiết 2
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN TẬP LUYỆN PHÁT TRIỂN SỨC NHANH (Tiếp)
ĐO MẠCH ĐỂ KIỂM TRA SỨC KHỎE
BIÊN CHẾ TỔ, NỘI QUY TẬP LUYỆN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Lý thuyết: Biết một số phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh.
- Chạy bền: Biết cách đo mạch để theo dõi sức khỏe.
- Nhớ được biên chế tổ tập luyện, các yêu cầu về nội quy, quy chế khi tham gia tập luyện TDTT ở trong và ngoài nhà trường.
	2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh để tập luyện phát triển sức nhanh.
- Chạy bền: Biết thực hiện đo mạch để theo dõi sức khỏe.
- Biết vận dụng kiến thức vào trong tập luyện nâng cao sức khỏe hàng ngày.
	3. Thái độ:
- Ý thức học tập nghiêm túc, tính kỉ luật cao trong học tập, tinh thần tự giác tích cực, thái độ học tập tích cực, yêu thích bộ môn. 
- Không khí học tập trong tiết học vui vẻ, phấn khởi.
- Tinh thần đoàn kết trong học tập, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1. Thầy: Soạn giáo án.
	2. Trò: Vở ghi, bút.
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
	1a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
? Em hãy cho biết thế nào là sức nhanh, sức nhanh có những biểu hiện cơ bản gì, sức nhanh có vai trò gì trong học tập và trong cuộc sống? 
	1b. Giới thiệu bài mới: ( vào bài 2 phút)
	Ở tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là sức nhanh, vai trò của sức nhanh trong học tập và cuộc sống, giờ hôm nay chúng ta cùng nhau tìm ra các bài tập để phát triển sức nhanh đó.
	2. Nội dung dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Thời gian
Hoạt động của học sinh 
? Từ những đặc điểm đã tìm hiểu từ tiết trước các em hãy thảo luận để tìm ra các bài tập theo những nhóm bài tập.
Giáo viên đưa ra kết quả đối chiếu.
20’
1. Phương pháp tập luyện phát triển sức nhanh:
Học sinh thảo luận nhóm đưa ra các bài tập.
- Nhóm bài tập rèn luyện phản ứng nhanh:
VD:Đang chạy nhanh nghe tiếng còi lập tức chạy ngược lại, xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau, đá cầu, nhảy dây, bóng bàn .
? Em hãy nêu một số bài tập rèn luyện tần số động tác nhanh?
- Nhóm bài tập rèn luyện tần số động tác nhanh:
VD:chạy nhanh tại chỗ hoặc di chuyển trong 5,10,15s; chạy trên thảm quay, đạp xe đạp lực kế 15-40s, nhảy dây nhanh trong 10,15s, chạy nhanh cự li 15,20,30m.
? Em hãy nêu một số bài tập rèn luyện động tác đơn nhanh?
- Nhóm bài tập rèn luyện động tác đơn nhanh:
VD: Bật nhảy nhanh, gập thân ném bóng nhanh, co tay xà đơn nhanh, nằm xấp chống đẩy nhanh, ngồi xuốngđứng lên nhanh .
? Em hãy nêu một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ?
- Nhóm bài tập phát triến sức mạnh tốc độ:
VD: XP sau đó chạy tăng tốc nhanh 5- 20m, chạy đạp sau, bật cao, bật xa, bật 3 bước,5 bước ..
? Em hãy nêu một số bài tập phát triển sức bền tốc độ?
- Nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ:
VD: Chạy nhanh 60m, 80m,100m ở mỗi cự li trên, cố gắng chạy với tốc độ cao nhất ở 10 – 20m cuối cự li.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đo mạch:
Dùng 3 đầu ngón tay ( Trỏ, giữa và thứ tư) ấn nhẹ vào dọc chiều sát cổ tay phía ngón cái, sẽ thấy có những lúc ngón tay như bị “nẩy” lên đó chính là mạch đập. Thường tính mạch trong một phút nhưng khi đo có thể đếm mạch trong 10s x 6 hay 15s x 4.
12’
2. Chạy bền:
Giới thiệu “ Đo mạch để kiểm tra sức khỏe”
- Đo mạch vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy, lúc còn trên giường, mạch tĩnh hay (mạch cơ sở). Đối với học sinh THCS thường là 70-80 nhịp/phút.
- Đo mạch trước giờ tập thường cao hơn mạch cơ sở.
- Mạch trong thời gian vận động. Học sinh THCS có sức khỏe bình thường đạt 100 lần/phút là lượng vận động nhẹ, 120 – 140 là hợp lí, cao hơn 160 là không tốt cần điều chỉnh LVĐ.
- Mạch sau vận động: Mạch sau VĐ chưa đến 1 phút đã bình thường là LVĐ quá nhẹ, sau 2-3 phút là sức khỏe tốt LVĐ hợp lí, sau 5-6 phút là sức khỏe có vấn đề hoặc do LVĐ quá cao.
5’
3. Biên chế lớp, nội quy tập luyện:
* Chia lớp thành 4 tổ tập luyện, mỗi tổ có một tổ trưởng. Bầu 1 cán sự và một phó cán sự bộ môn.
? Em hãy nhắc lại một số quy đinh khi học tập bộ môn mà em đã được học ở lớp 7?
* Nội quy học tập bộ môn:
- Mỗi em khi đến tiết TD phải có một đôi giày ba ta hoặc giày thể thao, vở ghi lý thuyết.
- Trang phục gọn gàng, không rộng quá, không chật quá, không mặc váy, áo lửng khi tập luyện.
- Đến giờ lớp tự ra sân tập trung, ra vào lớp phải xin phép, những bạn nào ốm hoặc có lý do đặc biệt thì xin kiến tập tại sân, chỉ được kiến tập khi GV đã cho phép.
- Các buổi học có tiết TD yc các em phải ăn sáng đầy đủ. Trong khi tập nếu thấy bất thường về sức khỏe phải báo ngay cho giáo viên.
* Củng cố:
? Em hãy cho biết tác dụng của việc đo mạch để kiểm tra sức khỏe?
Giáo viên nhận xét, củng cố kiến thức cho học sinh, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập luyện sức nhanh trong các buổi tập TDTT và trong các buổi tự tập, trò chơi.
2’
1-2 học sinh trả lời, lớp nhận xét.
* Bài tập về nhà:
- Tập các động tác bổ trợ cho chạy ngắn. (10m x 3-4)
1’
- Luyện tập chạy bền vào các buổi sáng. (800 – 1000m)
Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Thời gian toàn bài: Thời gian từng phần: .. 
 Nội dung kiến thức: Phương pháp: ... . 
Ngày soạn: 10/09/2020
Ngày giảng:13/09/2020. Lớp: 8C
17/9/2020. Lớp: 8A
18/9/2020. Lớp: 8B
Tiết 3
ĐHĐN – CHẠY BỀN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- ĐHĐN: Nhớ khẩu lệnh, cách thức thực hiện một số động tác đã học ở lớp 7. ( Quay phải, quay trái, quay đằng sau, giậm chân tại chỗ, đi đều – đứng lại, đổi chân khi sai nhịp), biết cách thức thực hiện Chạy đều.
- Chạy bền: Biết cách thức thực hiện một số động tác bổ trợ và trò chơi ( Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, trò chơi “ Chạy tiếp sức”).
	2. Kĩ năng:
- Đội hình đội ngũ: Thực hiện cơ bản đúng các động tác ĐHĐN tại chỗ, thực hiện tương đối thành thục kĩ thuật đi đều và đổi chân khi sai nhịp.
 Bước đầu thực hiện được động tác chạy đều.
- Chạy bền: Biết cách chơi, luật chơi trò chơi “Người thừa thứ 3”
3. Thái độ:
- Ý thức tập luyện nghiêm túc, tính kỉ luật cao trong tập luyện, tinh thần tự giác tích cực, thái độ học tập tích cực, yêu thích bộ môn.
- Không khí học tập trong tiết học vui vẻ, phấn khởi.
- Tinh thần đoàn kết trong học tập, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như các 
hoạt động khác.
	4. Năng lực cần đạt:
	- Năng lực quan sát và cảm nhận động tác, năng lực điều khiển và điều chỉnh động tác, năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:Giáo án, còi.
	2. Học sinh:Trang phục đúng quy định, vệ sinh sân tập.
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh:
Hoạt động của giáo viên
Định lượng
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động khởi động:
* Tình huống mở đầu:
Giáo viên nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu.
5 phút
HS tập trung chào, báo cáo.
* Khởi động chung và chuyên môn:
 Giáo viên đôn đốc nhắc nhở học sinh khởi động và kiểm tra sân bãi dụng cụ.
Cán sự điều khiển lớp khởi động
- Xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân, bả vai, đầu gối, hông.
2x8
- Ép dọc.
2x8
- Ép ngang.
2x8
- Ép một số nhóm cơ tay, chân.
2x8
- Đá lăng trước đến 10 thì đổi chân
2x20
- Đá lăng trước sau đến 10 thì đổi chân.
2x20
Hoạt động hình thành kiến thức:
? Bạn nào còn nhớ cách thức điều khiển lớp (tổ) tập hợp hàng dọc, hang ngang, dóng hàng điểm số lên nhắc lại cho cả lớp.
? Em hãy thực hiện lại động tác chạy đều?
Gv nhận xét, bổ xung kiến thức(nếu cần)
5 phút
Học sinh thực hiện
Các hoạt động tập luyện
* Hoạt động 1: ĐHĐN
16 phút
- Quay trái, quay phải, quay đằng sau.
5-6 lần
*********
*********
*********
Cán sự điều khiển nhóm tập
- Giậm chân tại chỗ - Đi đều và đổi chân khi sai nhịp.
5-6 lần
- Chạy đều 
5-6 lần
* Hoạt động 2: Chạy bền
10 phút
- Trò chơi: “ Người thừa thứ 3”
GV Hướng dẫn cách chơi, luật chơi rồi tổ chức cho hs chơi.
- Chuẩn bị: Chia lớp thành 2 vòng tròn đồng tâm, 2 em đứng ra ngoài vòng tròn cách nhau 3m.
- Cách chơi: Khi có hiệu lệnh hai em ở ngoài vòng tròn lập tức đuổi nhau ngược chiều kim đồng hồ, em chạy trước muốn tránh em chạy sau thì phải đứng trước bất kì em nào trong hàng, em đứng sau thành hàng 3 phải đuổi. Em đang đuổi quay lại chạy. Nếu em chạy sau đuổi kịp em chạy trước và vỗ nhẹ vào lưng là thắng, em bị thua phải đuổi.
- Đánh giá kết quả tập luyện:
Gv gọi một nhóm học sinh lên thực hiện lại các động tác ĐHĐN đã được ôn lại trong tiết. Gv nhận xét, đánh giá, ghi sổ theo dõi
2 phút
Học sinh thực hiện (Quay trái, phải, đằng sau, giậm chân tại chỗ đi đều)
* Củng cố:
1 phút
Gv nhấn mạnh lại khâu then chốt nội dung tập hợp hàng dọc, hàng ngang dóng hàng điểm số
- Thả lỏng hồi tĩnh
4 phút
- Vung tay, rũ chân kết hợp hít thở sâu.
2x8
- Cúi người thả lỏng.
2x8
- Phơi cá.
2x8
- Đấm lưng.
4x8
Hoạt động vận dụng:
Nội dung học hôm nay có thể vận dụng vào các hoạt động khác được không? Vận dụng như thế nào?
1 phút
Vận dụng vào các hoạt động TD giữa giờ, sinh hoạt đội .
Bài tập mở rộng:
1 phút
- Giậm chân tại chỗ đi đều và đổi chân khi sai nhịp.
5-7 lần
-Tập các đ/ tác bổ trợ cho chạy ngắn.
10 lần
-Chạy bền vào các buổi sáng.
800m
Ngày soạn: 16/9/2020
Ngày giảng:18/9/2020. Lớp:8 C
19/9/2020. Lớp:8 AB
Tiết 4
ĐHĐN – CHẠY BỀN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- ĐHĐN: Nhớ khẩu lệnh, cách thức thực hiện tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải, quay đằng sau, đội hình 0-2-4, chay đều đứng lại.
- Chạy bền: Biết cách chơi, luật chơi trò chơi “Chạy dích dắc tiếp sức”
	2. Kĩ năng:
- Đội hình đội ngũ: Thực hiện cơ bản đúng tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải, quay đằng sau, đội hình 0-2-4, chay đều đứng lại.
- Chạy bền: Biết cách chơi, luật chơi trò chơi “Chạy dích dắc tiếp sức”
3. Thái độ:
- Ý thức tập luyện nghiêm túc, tính kỉ luật cao trong tập luyện, tinh thần tự giác tích cực, thái độ học tập tích cực, yêu thích bộ môn.
- Không khí học tập trong tiết học vui vẻ, phấn khởi.
- Tinh thần đoàn kết trong học tập, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như các 
hoạt động khác.
	4. Năng lực cần đạt:
	- Năng lực quan sát và cảm nhận động tác, năng lực điều khiển và điều chỉnh động tác, năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:Giáo án, còi.
	2. Học sinh:Trang phục đúng quy định, vệ sinh sân tập.
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh:
Hoạt động của giáo viên
Định lượng
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động khởi động:
* Tình huống mở đầu:
 Gv nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu.
5 phút
H/Sinh tập trung chào, báo cáo.
* Khởi động chung và chuyên môn:
Giáo viên đôn đốc nhắc nhở học sinh khởi động và kiểm tra sân bãi dụng cụ.
Cán sự điều khiển lớp khởi động
- Tay cao.
2x8
- Tay ngực.
2x8
- Xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân, bả vai, đầu gối, hông.
2x8
- Ép dọc.
2x8
- Ép ngang.
2x8
- Ép một số nhóm cơ tay, chân.
2x8
Hoạt động hình thành kiến thức:
?Cácem hãy thảo luận để trả lời câu hỏi “để triển khai đội hình 0 – 2- 4 trước tiên người chỉ huy phải làm gì, khẩu lệnh như thế nào”?
?Một bạn hãy nhắc lại cách chơi trò chơi “Chạy dích dắc tiếp sức”
- Giáo viên nhận xét, bổ xung kiến thức.
- Trò chơi “ Chạy dích dắc tiếp sức”
- Chuẩn bị: Kẻ hai vạch chuẩn bị và vạch xp cách nhau tối thiểu 1,5m, mỗi vạch dài 6m. Cách vị trí XP của mỗi đội khoảng 3m và sang phải 5m rồi sang trái 5m lần lượt đánh dấu (hoặc cắm cờ, đặt bóng hay đặt các vật chuẩn khác) 4-6 điểm chuẩn tạo thành một đường chạy dích dắc.
- Tập hợp học sinh thành 2-4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, hàng nọ cách hàng kia 5-6m, nên có số lượng và giới tính như nhau mỗi hàng là một đội thi đấu. Em số 1 của mỗi đội tiến vào sát vạch XP để thực hiện tư thế XP cao.
- Cách chơi: Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội chạy theo đường dích dắc vòng qua lần lượt các cờ chuẩn theo quy định, đến cờ cuối cùng thì chạy dích dắc ngược về vạch XP, đưa tay chạm tay bạn số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tự động tiến vào vị trí XP, chờ khi số 1 chạm tay, nhanh chóng chạy như số 1 đã thực hiện. Trò chơi cứ tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào chạy xong trước, ít phạm quy là thắng.
1-2 học sinh trả lời, lớp nhận xét. (Cho cả lớp điểm số theo chu kì 0 – 2 – 4, khẩu lệnh “ Theo số đã điểm . bước. “ Về vị trí cũ . Bước” )
Các hoạt động tập luyện
*Hoạt động 1: ĐHĐN
17 phút
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
3- 4 lần
*
- Quay trái, quay phải, quay đằng sau.
3-4 lần
- Giậm chân tại chỗ - Đi đều và đổi chân khi sai nhịp.
2-3 lần
- Đội hình 0 – 2 – 4
2-3 lần
 Giáo viên chú ý đôn đốc sửa sai.
Cán sự điều khiển lớp tập
- Chạy đều đứng lại.
- Chạy đều – đứng lại
- Khẩu lệnh: “ Chạy đều .... chạy”.
- Khẩu lệnh: “ Đứng lại ..... đứng”
Gv chú ý đôn đốc, sửa sai
3-4 lần
*********
*********
*********
Cán sự điều khiển nhóm tập
* Hoạt động 2: Chạy bền
10phút
- Trò chơi “ Chạy dích dắc tiếp sức”
2-3 lần
Học sinh chơi tự giác tích cực, đúng luật.
- Đánh giá quá trình tập luyện:
Gọi 3-4 học sinh lên thực hiện lại kỹ thuật chạy đều – đứng lại.
Gv nhận xét, đánh giá, ghi sổ theo dõi
2 phút
- Củng cố: 
Gv nhấn mạnh lại khâu then chốt của kỹ thuật chạy đều – đứng lại
1 phút
- Thả lỏng hồi tĩnh:
3 phút
- Vung tay, rũ chân kết hợp hít thở sâu.
2x8
- Cúi người thả lỏng.
2x8
- Phơi cá.
2x8
- Đấm lưng.
4x8
Hoạt động vận dụng:
Về nhà các em hãy tìm cách vận dụng các kiến thức đã học vào các hoạt động tập luyện TDTT cũng như vui chơi hàng ngày.
1 phút
Bài tập mở rộng:
1 phút
- Giậm chân tại chỗ đi đều và đổi chân khi sai nhịp.
5-7 lần
-Tập các đ/ tác bổ trợ cho chạy ngắn.
10 lần
- Xp các tư thế
10 lần
-Chạy bền vào các buổi sáng.
800m
Ngày soạn:16/9/2020
Ngày giảng:20/9/2020. Lớp: 8C
24/9/2020. Lớp: 8A
25/9/2020. Lớp: 8B
Tiết 5
ĐHĐN – CHẠY BỀN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- ĐHĐN: Nhớ khẩu lệnh và cách thức thực hiện: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đội hình 0 – 3 – 6 – 9, chạy đều đứng lại, đổi chân khi sai nhịp. 
- Chạy bền: Biết cách thực hiện kĩ thuật chạy bền trên địa hình tự nhiên.
	2. Kĩ năng:
- Đội hình đội ngũ: Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật tập hợp hàng dọc, dóng hàng điểm số, tương đối đúng động tác chạy đều đứng lại, biết cách đổi chân khi sai nhịp.
- Chạy cự li ngắn: Thực cơ bản đúng kĩ thuật các động tác bổ trợ, bước đầu thực hiện được trò chơi “Chạy đuổi”. 
- Chạy bền: Chạy hết cự li quy định nam 600m, nữ 500m, biết cách phân phối sức trong khi chạy.
- Biết vận dụng kiến thức vào trong tập luyện nâng cao sức khỏe hàng ngày.
	3. Thái độ:
- Ý thức tập luyện nghiêm túc, tính kỉ luật cao trong tập luyện, tinh thần tự giác tích cực, thái độ học tập tích cực, yêu thích bộ môn.
 - Không khí học tập trong tiết học vui vẻ, phấn khởi.
- Tinh thần đoàn kết trong học tập, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác.
	4. Năng lực cần đạt:
	- Năng lực quan sát và cảm nhận động tác, năng lực điều khiển và điều chỉnh động tác, năng lực hợp tác.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1. Thầy: Soạn giáo án, còi.
	2. Trò: Trang phục gọn gàng, vệ sinh sân tập sạch sẽ, sân tập kẻ 2 vạch // dài 2m cách nhau 10m, đường chạy ngắn 40m, kẻ sân chơi trò chơi chạy đuổi, đường chạy bền.
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
Hoạt động của giáo viên
Định lượng
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động khởi động:
* Tình huống mở đầu:
 Gv nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu.
5 phút
HS tập trung chào, báo cáo.
* Khởi động chung và chuyên môn:
Giáo viên đôn đốc nhắc nhở học sinh khởi động và kiểm tra sân bãi dụng cụ.
- Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn.
- Xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân, bả vai, đầu gối, hông.
2x8
Cán sự điều khiển lớp khởi động
- Ép dọc.
2x8
- Ép ngang.
2x8
- Ép một số nhóm cơ tay, chân.
2x8
- Chạy bước nhỏ.
1 vòng
- Chạy nâng cao đùi.
1 vòng
* Hoạt động hình thành kiến thức:
? Các em hãy tìm cách thực hiện đội hình 0-3-6-9? 
? Khi thực hiện đội hình 0-3-6-9 thực hiện như thế nào?( Điểm số 0-3 -6 -9, khi nghe khẩu lệnh “ Theo số đã điểm bước thì thực hiện bước số bước theo số đã điểm ..)
- Giáo viên nhận xét, bổ xung kiến thức.
5 phút
Các hoạt động tập luyện
* Hoạt động 1: ĐHĐN
Giáo viên cho cán sự điều khiển lớp tập, chú ý quan sát, sửa sai.
22 phút
Cán sự điều khiển lớp tập.
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
? Khi tập hợp hàng ngang, vị trí của người chỉ huy ntn? khoảng cách giữa các hàng là bao nhiêu?
2- 3 lần
 ***********
 ***********
 * ***********
- Chạy đều đứng lại, đổi chân khi sai nhịp.
- Đi đều đứng lại.
? Khi chạy đều bị sai chân ta phải làm NTN? ( Tương tự khi đi đều thực hiện bước trượt)
2-3 lần
2-3 lần
***********
***********
*
- Đội hình 0-3-6-9
3-4 lần
- Đánh giá kết quả tập luyện
Gọi 2-3 học sinh lên thực hiện kỹ thuật chạy đều – đứng lại.
Gv nhận xét, đánh giá kết quả tập luyện của học sinh.
2 phút
- Củng cố:
1 phút
Gv nhấn mạnh khâu then chốt của kỹ thuật chạy đều – đứng lại
* Chạy bền:
Giáo viên chia nhóm cho học sinh chạy xong chú ý quan sát, đôn đốc.
5 phút
- Học sinh nam chạy 3 vòng sân
600mx1
Học sinh tập luyện tích cực
- Học sinh nữ chạy 2,5 vòng sân
500mx1
- Thả lỏng hồi phục:
3 phút
- Hít thở sâu thả lỏng.
2x8
- Cúi người thả lỏng.
2x8
- Rung đùi thả lỏng.
2x8
Hoạt động vận dụng:
Về nhà các em tìm cách vận dụng các bài tập đã học vào thực tiễn LĐXS, các hđ TDTT hàng ngày (vd chạy bền)
Nếu gặp khó khăn vướng mắc gặp thầy để thầy hướng dẫn, giải quyết.
1 phút
Bài tập mở rộng:
1 phút
- Chạy đều – Đứng lại, các đ/t ĐHĐN đã học.
4-5 lần
- Luyện tập các động tác bổ trợ cho chạy ngắn. (Bước nhỏ, cao đùi, đạp sau)
5-7 lần
-Tập chạy bền vào các buổi sáng.
800m
Ngày soạn:24/9/2020
Ngày giảng:25/9/2020. Lớp:8C
26/9/2020. Lớp:8AB
Tiết 6
KIỂM TRA ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
(Lấy điểm 15’)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Kiểm tra kỹ thuật chạy đều - đứng lại, lấy điểm 15 phút.
	2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện cơ bản đúng Chạy đều – đứng lại.
	3. Thái độ:
- Ý thức nghiêm túc, tinh thần cố gắng giành thành tích cao trong kiểm tra.
- Không khí học tập trong tiết học vui vẻ, phấn khởi.
- Tinh thần đoàn kết trong học tập, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1. Thầy: Soạn giáo án, còi.
	2. Trò: Trang phục gọn gàng, vệ sinh sân tập sạch sẽ, sân tập đánh dấu một số điểm để đứng.
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
Hoạt động của giáo viên
Định lượng
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động khởi động:
* Tình huống mở đầu:
 Gv nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu.
8phút
HS tập trung chào, báo cáo.
* Khởi động chung và chuyên môn:
 Giáo viên đôn đốc nhắc nhở học sinh khởi động và kiểm tra sân bãi dụng cụ.
- Xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân, bả vai, đầu gối, hông.
2x8
- Ép dọc.
2x8
- Ép ngang.
2x8
- Ép một số nhóm cơ tay, chân.
2x8
- Chạy bước nhỏ tại chỗ
4x8
- Chạy nâng cao đùi tại chỗ.
4x8
Cán sự điều khiển lớp khởi động.
Các hoạt động kiểm tra
33 phút
* Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra kỹ thuật: Chạy đều – đứng lại.
*Tổ chức và phương pháp kiểm tra.
Kiểm tra thành nhiều đợt, mỗi đợt 1/2 tổ.
Mỗi học sinh được kiểm tra 1 lần. trường hợp đặc biệt mới kiểm tra thêm lần 2.
Những học sinh đến lượt kiểm tra đứng vào vị trí chuẩn bị, khoảng cách giữa em đứng trước với em đứng sau khoảng 0,8-1m. Chạy theo một hàng dọc dưới sự điều khiển của giáo viên.
* Cách cho điểm:
- Điểm Đạt (Đ): Kĩ thuật bước chạy đúng nhịp. Khi đứng lại đúng số bước không lao người về trước. hoặckĩ thuật bước chạy ở mức cơ bản đúng. Khi đứng lại bị quá bước hoặc xô vào nhau.
- Điểm chưa đạt (CĐ): Chạy sai nhịp hoặc đứng lại sai nhịp.
- Trường hợp học sinh trong quá trình học luôn thực hiện tốt, tập luyện tích cực những trong tiết kiểm tra do tâm lí hoặc lí do nào khác mà không thực hiện được, giáo viên cũng có thể cho điểm (Đ).
- Đánh giá kết qủa tập luyện
Gv nhận xét đánh giá kết quả tiết kiểm tra
4 phút
- Củng cố:
Hoạt động vận dụng
Bài tập mở rộng:
1 phút
- Luyện tập các động tác bổ trợ cho chạy ngắn. (Bước nhỏ, cao đùi, đạp sau)
5-7 lần
- Luyện tập chạy bền vào các buổi sáng.
800m
Ngày soạn: 24/9/2020
Ngày giảng: 27/9/2020. Lớp: 8 C
01/10/2020. Lớp: 8A
02/10/2020. Lớp: 8B
Tiết 7
CHẠY NGẮN – CHẠY BỀN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
- Chạy ngắn: Nhớ khẩu lệnh, cách thức thức thực hiện một số động tác bổ trợ, cách chơi, luật chơi. trò chơi “ Chạy tiếp sức”
- Chạy bền: Biết cách phân phối sức và phối hợp thở trong khi chạy.
	2. Kĩ năng:
- Chạy ngắn: Thực hiện cơ bản đúng các động tác: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông, chạy đạp sau, xuất phát mặt, vai, lưng hướng chạy.
- Chạy bền: Thực hiện cơ bản đúng phân phố sức và phối hợp thở, chạy hết quãng đường quy định
- Biết vận dụng kiến thức vào trong tập luyện nâng cao sức khỏe hàng ngày.
	3. Thái độ:
- Ý thức tập luyện nghiêm túc, tính kỉ luật cao trong tập luyện, tinh thần tự giác tích cực, thái độ học tập tích cực, yêu thích bộ môn. 
- Không khí học tập trong tiết học vui vẻ, phấn khởi.
- Tinh thần đoàn kết trong học tập, giúp đỡ nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác.
4. Năng lực cần đạt:
- Khả năng phối hợp nhóm trong các hoạt động, năng lực đánh giá, nhận xét.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
	1. Thầy: Soạn giáo án, còi.
	2. Trò: Trang phục gọn gàng, vệ sinh sân tập sạch sẽ, 2 vạch // cách nhau 15 m
III. Quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh:
Hoạt động của giáo viên
Định lượng
Hoạt động của học sinh 
Hoạt động khởi động:
*Nhận lớp:
Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu.
5 phút
HS tập trung chào, báo cáo.
* Khởi động chung và chuyên môn:
Giáo viên đôn đốc nhắc nhở học sinh khởi động và kiểm tra sân bãi dụng cụ.
- Xoay các khớp: Cổ tay, cổ chân, bả vai, đầu gối, hông.
2x8
- Ép dọc.
2x8
- Ép ngang.
2x8
- Ép một số nhóm cơ tay, chân.
2x8
- Chạy bước nhỏ tại chỗ
4x8
- Chạy nâng cao đùi tại chỗ.
4x8
C/sự điều khiển lớp khởi động.
Hoạt động hình thành kiến thức:
?Em hãy thực hiện lại động tác chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau?
?Em hãy trình bày lại cách chơi, luật chơi trò chơi “ Chạy tiếp sức”
Gv nhận xét, bổ xung kiến thức cho học sinh.
Học sinh thảo luận trả lời
Các hoạt động tập luyện
* Hoạt động 1: Chạy ngắn
22 phút
- Chạy bước nhỏ.
10mx2
********
- Chạy nâng cao đùi.
10mx2
********
- Chạy gót chạm mông.
10mx2
********
- Chạy đạp sau.
10mx2
- Xuất phát mặt hướng chạy.
20mx2
********
- Xuất phát vai hướng chạy
20mx2
- Xuất phát lưng hướng chạy
20mx2
* Trò chơi: “ Chạy tiếp sức”
- Chuẩn bị: Kẻ vạch XP. Cách vạch XP 8-10m, tuỳ theo số đội tham gia chơi để cắm 2-4 lá cờ nhỏ( cách nhau 1,5-2m). Tập hợp HS thành 3 hàng dọc, có số người bằng nhau.
- Cách chơi: Khi có lệnh, những em số 1 chạy nhanh về trước vòng qua cờ, chạy về vạch XP, chạm tay bạn số 2, sau đó về tập hợp ở cuối hàng. Em thứ 2 tiếp tục thực hiện như em thứ nhất về chạm tay em số 3 Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết. Đội nào xong trước, có ít người phạm quy là thắng . Chơi 3 lần hàng nào thắng 2 là thắng cuộc.
3 lần
********
********
Cán sự điều khiển lớp chơi.
- Đánh giá kết quả tập luyện:
Gọi mỗi tổ 1 học sinh lên thực hiện lại các động tác: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau.
Gv nhận xét, đánh giá, ghi sổ theo dõi
2 phút
* Củng cố:
Gv nhấn mạnh lại khâu then chốt của kỹ thuật 3 động tác bổ trợ Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau.
1 phút
* Hoạt động 2: Chạy bền
5 phút
- Học sinh nam chạy 3 vòng sân
600mx1
- Học sinh nữ chạy 2 vòng sân
400mx1
- Thả lỏng hồi tĩnh
3 phút
- Hít thở sâu thả lỏng.
2x8
- Cúi người thả lỏng.
2x8
- Rung đùi thả lỏng.
2x8
Hoạt động vận dụng:
Về nhà các em hãy tìm cách vận dụng các động tác bổ trợ đã học hôm nay vào tập luyện TDTT hàng ngày.
1 phút
Bài tập mở rộng
1 phút
- Luyện tập các động tác bổ trợ cho chạy ngắn. (Bước nhỏ, cao đùi, đạp sau)
5-7 lần
- Tại chỗ đánh tay.
- Luyện tập chạy bền vào các buổi sáng.
800m
Ngày soạn: 28/9/2020
Ngày giảng: 02/10/2020. Lớp: 8 C
03/10/2020. Lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_the_duc_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2020_2021.doc