Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài tập về câu lệnh điều kiện - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu Mai

Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài tập về câu lệnh điều kiện - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu Mai

BÀI TẬP VỀ CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại kiến thức:

- Cú pháp và cách hoạt động của câu lệnh điều kiện

- Các tình huống sử dụng câu lệnh điều kiện dạng thiếu hoặc dạng đủ

- Biết vận dụng câu lệnh điều kiện vào từng bài cụ thể để giải quyết đúng các bài toán.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Viết đúng cú pháp câu lệnh điều kiện

- Biết khi nào thì sử dụng đến câu lệnh điều kiện.

- Viết đúng được lệnh if. then hoặc if.then.else trong một số tình huống đơn giản.

- Thành thạo trong quá trình sử dụng câu lệnh điều kiện

 

docx 6 trang Phương Dung 30/05/2022 4090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Bài tập về câu lệnh điều kiện - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Thị Thu Mai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Nguyễn Thị Thu Mai
Số ĐT: 0984909252
Gmail: nguyenthumai.gvc2songlo@vinhphuc.edu.vn
Bài soạn: Bài tập về câu lệnh điều kiện
Khối: 8
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI TẬP VỀ CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại kiến thức:
- Cú pháp và cách hoạt động của câu lệnh điều kiện
- Các tình huống sử dụng câu lệnh điều kiện dạng thiếu hoặc dạng đủ
- Biết vận dụng câu lệnh điều kiện vào từng bài cụ thể để giải quyết đúng các bài toán.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Viết đúng cú pháp câu lệnh điều kiện	
- Biết khi nào thì sử dụng đến câu lệnh điều kiện.
- Viết đúng được lệnh if.. then hoặc if..then..else trong một số tình huống đơn giản.
- Thành thạo trong quá trình sử dụng câu lệnh điều kiện
3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
	- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức cơ bản về câu lệnh điều kiện
b) Nội dung: Kiến thức lí thuyết bài 6
c) Sản phẩm: Học sinh ôn lại kiến thức về câu lệnh điều kiện
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu học sinh nêu lại cú pháp, giải thích các thành phần trong cú pháp và cách hoạt động của câu lệnh điều kiện if..then và if..then..else
*HS thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi trên
* Sản phầm học tập:
- Cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và đủ. Nêu cụ thể các thành phần trong cú pháp
- Cách hoạt động của hai dạng câu lệnh
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm
- Cú pháp:
 if then ;
 if then else ;
Trong đó if, then, else là các từ khoá, thường là một phép so sánh, có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép
- Hoạt động: 
Dạng thiếu: Khi gặp câu lệnh này chương trình sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện đúng thực hiện câu lệnh sau then, điều kiện sai câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
Dạng đủ: Khi gặp câu lệnh này chương trình sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện đúng thực hiện câu lệnh 1 sau then, điều kiện sai thực hiện câu lệnh 2 sau else.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: 
a)Mục tiêu: Học sinh hiểu được lệnh lặp và làm được các bài toán có sử dụng câu lệnh điều kiện thiếu và đủ
b) Nội dung: Bài tập giáo viên giao
c) Sản phầm: Làm được các bài tập có dùng lệnh điều kiện	
d) Tổ chức hoạt động: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ 1: 
Học sinh làm việc cá nhân làm bài tập sau: Các câu lệnh Pascal sau đây được viết đúng hay sai?
if x:=7 then a=b;
if x>5; then a:=b;
if x>5 then; a:=b;
if x>5 then a:=b;m:=n;
if x>5 then a:=b; else m:=n;
if n>0 then begin a:=0;m:=-1 end else c:=a;
*HS thực hiện nhiệm vụ: Làm yêu cầu của bài tập trên
* Sản phầm học tập:
Bài làm đúng của học sinh
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ 2:
Học sinh làm việc cá nhân làm bài tập sau: Với mỗi câu lệnh sau đây giá trị của biến X sẽ là bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của X bằng 5?
if (45 mod 3)=0 then X:=X+1;
if x>10 then x:=x+1;
*HS thực hiện nhiệm vụ: Làm bài tập trên vào vở
* Sản phầm học tập:
Bài làm đúng của học sinh
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ 3:
Học sinh làm việc theo nhóm làm bài tập sau: 
Giả sử cần viết chương trình nhập một số tự nhiên vào máy tính và in ra màn hình kết quả số đã nhập chẵn hay lẻ, chẳng hạn “5 là số lẻ”, “8 là số chẵn”. Hãy mô tả các bước của thuật toán để giải quyết bài toán trên và viết chương trình Pascal để thực hiện thuật toán đó.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách mô tả thuật toán
*HS thực hiện nhiệm vụ: Làm bài tập theo nhóm
* Sản phầm học tập: Bài làm đúng của học sinh
*Báo cáo: Các nhóm trưởng báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm
*Chuyển giao nhiệm vụ 4:
Học sinh làm việc theo cá nhân làm bài tập sau: 
Viết chương trình đổi tờ giấy bạc mệnh giá n đồng ra các loại 500, 200, 100 đồng sao cho số tờ giấy bạc là ít nhất, n được nhập vào từ bàn phím.
Gợi ý:
Ý tưởng: Để có số tờ giấy bạc được đổi ít nhất, trước hết ta đổi ra các tờ giấy bạc 500 đồng, số còn lại đổi ra các tờ giấy bạc 200 đồng, sau đó số còn lại đổi ra các tờ 100 đồng. 
Chúng ta dùng phép toán div (chia lấy phần nguyên) để giải quyết bài toán.
*HS thực hiện nhiệm vụ: Làm bài tập vào vở.
* Sản phầm học tập: Bài làm đúng của học sinh
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm
1. Bài 1 (Bài tập 5-SGK trang 51)
a) Sai.
Sửa lại: if x=7 then a:=b;
b) Sai
Sửa lại: if x > 5 then a:=b;
c) Sai
Sửa lại: if x > 5 then a:=b;
d) Đúng.
e) Sai
Sửa lại: if x > 5 then a:=b else m:=n;
f) Đúng
2. Bài 2 (Bài 6 - SGK trang 51)
a) X = 6.
Do 45 chia hết cho 3 nên điều kiện thỏa mãn và X sẽ tăng lên 1 và bằng 6
b) X = 5.
Do X = 5 < 10 nên điều kiện không thỏa mãn.
3. Bài 3(Bài 7-SGK trang 51)
- Thuật toán chương trình:
Bước 1: Nhập một số tự nhiên n và một biến d.
Bước 2: Gán giá d=n mod 2.
Bước 3: Nếu d=0 thì đấy là số chẵn, ngược lại thì đấy là số lẻ. 
Bước 4. Kết thúc thuật toán.
- Chương trình:
4. Bài 4 
Chương trình đổi tiền có thể thực hiện như sau:
Uses crt;
Var loai500, loai200,loai100, n, m:integer;
Begin
Loai500:=0; loai200:=0; loai100:=0;
Write(‘Nhap so tien can doi|:’); readln(n);
m:=n;
loai500:=n div 500; n:=n-loai500*500;
if (n<>0) then
Begin
loai200:=n div 200; n:=n-loai200*200;
if (n<>0) then
begin
loai100:=n div 100; n:=n-loai100*100;
end;
End;
Writeln(m, ‘dong doi duoc thanh:’, loai500, ‘to 500’, loai200, ‘to 200’, loai100, ‘to 100 va ‘, n, ‘dong le’);
Readln;
End.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng câu lệnh điều kiện để giải quyết bài toán
b) Nội dung: Giáo viên giao câu hỏi cho học sinh
c) Sản phầm: Hoàn thành câu hỏi 
d) Tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả các điều kiện cho dưới đây trong ngôn ngữ lập trình Pascal:
a) n là một số nguyên chia hết cho 3
b) m là một số nguyên không chia hết cho 7
c) Y là một số nguyên dương không vượt quá 100
d) Tổng hai số bất kì trong ba số a, b, c luôn lớn hơn số còn lại
e) Hai số a và b khác 0 có cùng dấu
*HS thực hiện nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi
* Sản phầm học tập: Câu trả lời đúng của học sinh
*Báo cáo: Học sinh đứng tại chỗ trình bày câu trả lời
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm
Trả lời: 
a) n mod 3=0;
b) m mod 7 <>0;
c) (y>0) and (y<=100)
d) (a+b>c) and (a+c>b) and (b+c>a)
e) a*b>0;
4. Hoạt động 4. Tìm tòi, mở rộng:
a)Mục tiêu: Phát triển năng lực sáng tạo, tổng quát hóa.
b) Nội dung: Mở rộng thêm một dạng của vòng lặp (Dạng lặp lùi)
c) Sản phầm: Viết chương trình bằng dạng lặp lùi
d) Tổ chức hoạt động: Giáo viên giới thiệu, giao nhiệm vụ cho học sinh
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Giáo viên giới thiệu thêm cho học sinh về vòng lặp lùi. Lấy ví dụ minh họa
*HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh tập trung nghe giảng và chép bài
* Sản phầm học tập: Cú pháp và cách hoạt động của lệnh lặp lùi
*Báo cáo: Học sinh đứng tại chỗ nêu lại cú pháp và cách hoạt động
* Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm
Ngoài lệnh lặp đã biết, Pascal có câu lệnh tương tự:
For := downto do 
Trong câu lệnh này, ban đầu biến đếm nhận giá trị đầu. Sau mỗi lần thực hiện câu lệnh, biến đếm bị giảm đi một đơn vị và câu lệnh được lặp lại tới khi biến đếm bằng giá trị cuối.
Ví dụ. Đoạn chương trình sau sẽ ghi trên màn hình các số từ 100 đến 1 theo thứ tự giảm dần:
Writeln (‘Dem nguoc’);
For i:=100 downto 1 do writeln(i);

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_bai_tap_ve_cau_lenh_dieu_kien_nam_hoc.docx