Kế hoạch dạy học theo chủ đề môn Tin học Lớp 8 - Chủ đề: Cấu trúc rẽ nhánh – câu lệnh điều kiện If - Then

Kế hoạch dạy học theo chủ đề môn Tin học Lớp 8 - Chủ đề: Cấu trúc rẽ nhánh – câu lệnh điều kiện If - Then

A. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ

Chủ đề bao gồm các nội dung sau: Cấu trúc rẽ nhánh, biểu diễn điều kiện, câu lệnh điều kiện If-Then dạng thiếu, câu lệnh điều kiện If – Then dạng đủ.

B. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ

1. Chuẩn kiến thức

- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình

- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện

- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh

- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.

- Vận dụng câu lệnh If-Then để giải quyết các bài toán thực tiễn trong cuộc sống.

2. Kĩ năng:

- Viết đúng các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đủ.

- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh.

- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể

3. Trọng tâm bài học:

Cấu trúc rẽ nhánh; Câu lệnh điều kiện If-then.

4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:

- Năng lực chung: Hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học, quản lí, giao tiếp, trình bày.

- Năng lực chuyên biệt: Giải quyết vấn đề dựa trên tin học

- Kiên trì tìm hiểu và xác định dạng câu lệnh điều kiện trong mỗi bài toán, rèn luyện tư duy logic khi phân tích bài toán.

- Nghiêm túc, tự giác và tích cực trong học tập .

C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Có máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, phân chia trước các nhóm theo cặp đôi và theo bàn để chuẩn bị hoạt động nhóm.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Vở ghi học sinh, bút dạ, bút lông.

- Sách giáo khoa tin học lớp 8.

- Sách tham khảo nếu có.

 

docx 18 trang thucuc 10630
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học theo chủ đề môn Tin học Lớp 8 - Chủ đề: Cấu trúc rẽ nhánh – câu lệnh điều kiện If - Then", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH – CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN IF - THEN
Số tiết: 2	Ngày soạn: 10/10/2019
A. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Chủ đề bao gồm các nội dung sau: Cấu trúc rẽ nhánh, biểu diễn điều kiện, câu lệnh điều kiện If-Then dạng thiếu, câu lệnh điều kiện If – Then dạng đủ.
B. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
1. Chuẩn kiến thức
- Biết sự cần thiết của cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình
- Biết cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ dẫn cho máy tính thực hiện các thao tác phụ thuộc vào điều kiện
- Biết mọi ngôn ngữ lập trình đều có câu lệnh để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh
- Hiểu cú pháp, hoạt động của các câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dạng đủ trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể.
- Vận dụng câu lệnh If-Then để giải quyết các bài toán thực tiễn trong cuộc sống.
2. Kĩ năng:
- Viết đúng các lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, rẽ nhánh dạng đủ.
- Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh.
- Bước đầu viết được câu lệnh điều kiện trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể
3. Trọng tâm bài học:
Cấu trúc rẽ nhánh; Câu lệnh điều kiện If-then.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung: Hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo, tự học, quản lí, giao tiếp, trình bày.
- Năng lực chuyên biệt: Giải quyết vấn đề dựa trên tin học
- Kiên trì tìm hiểu và xác định dạng câu lệnh điều kiện trong mỗi bài toán, rèn luyện tư duy logic khi phân tích bài toán.
- Nghiêm túc, tự giác và tích cực trong học tập .. 
C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Có máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, phân chia trước các nhóm theo cặp đôi và theo bàn để chuẩn bị hoạt động nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi học sinh, bút dạ, bút lông.
- Sách giáo khoa tin học lớp 8.
- Sách tham khảo nếu có.
3. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Rẽ nhánh
Câu hỏi/bài tập định tính
Hs lấy được một số ví dụ về việc sử dụng ‘cấu trúc’ rẽ nhánh trong thực tế.
Câu hỏi
ND1.DT.NB1
(Nội dung1.Định tính.Nhận biết1)
Hs chỉ ra và giải thích được ‘cấu trúc’ rẽ nhánh trong tình huống thực tế.
Câu hỏi
ND1. DT. TH1
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2. Biểu diễn điều kiện
Câu hỏi/bài tập định tính
Chỉ ra được các phép so sánh dùng để biểu diễn điều kiện trong pascal
Câu hỏi
ND2.DT.NB1
Bài tập định lượng
Hs viết được các biểu thức điều kiền tương ứng với các phát biểu điều kiện đã cho.
Câu hỏi
ND2.DL.NB1
Học sinh chỉ ra được khi nào kết quả điều kiện đúng hoặc sai từ dữ liệu đã cho.
Câu hỏi
ND2. DL.TH1
Bài tập thực hành
3. Câu lệnh if- then
(dạng thiếu)
Câu hỏi/bài tập định tính
Hs mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh if-then
Câu hỏi
ND3.DT.NB1
Hs chỉ ra được các thành phần của một câu lệnh if-then cụ thể
Câu hỏi
ND3.DT.TH1
Bài tập định lượng
Hs biết cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh if-then để chỉ ra được hoạt động một lệnh dạng cụ thể
Câu hỏi
ND3.DL.NB1
Hs hiểu cơ chế hoạt động câu lệnh if-then để giải thích được hoạt động cụ thể
Câu hỏi
ND3.DL.TH1
Hs viết được câu lệnh rẽ nhánh if-then thực hiện một tình huống quen thuộc
Câu hỏi
ND3.DL.VDT1
HS viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then thực hiện một tình huống mới.
Câu hỏi
ND3.DL.VDC1
Bài tập thực hành
Hs sửa lỗi lệnh rẽ nhánh if-then trong chương trình quen thuộc có lỗi
Câu hỏi
ND3.TH.TH1
Hs vận dụng câu lệnh rẽ nhánh if-then kết hợp các câu lệnh đã học để viết một chương trình hoàn chỉnh đơn giản
Câu hỏi
ND3.TH.VDT1
HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then kết hợp với các lệnh khác đã học để viết được chương trình hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Câu hỏi
ND3.TH.VDC1
4. Câu lệnh if- then (dạng đủ)
Câu hỏi/bài tập định tính
Hs mô tả cấu trúc, ý nghĩa lệnh rẽ nhạnh dạng đủ
Câu hỏi
ND4.DT.NB1
Hs chỉ ra được các thành phần của lệnh if-then-else cụ thể
Câu hỏi
ND4.DT.TH1
Bài tập định lượng
Hs biết cơ chế hoạt động của rẽ nhánh if-then-else để chỉ ra được hoạt động một lệnh if-then-else cụ thể
Câu hỏi
ND4.DL.NB1
Hs hiểu cơ chế hoạt động của lệnh if-then-else để giải thích được hoạt động if-then-else cụ thể
Câu hỏi
ND4.DL.TH1
Hs viết được câu lệnh if-then-else thực hiện một tình huống quen thuộc
Câu hỏi
ND4.DL.VDT1
HS viết được câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else thực hiện một tình huống mới.
Câu hỏi
ND4.DL.VDC1
Bài tập thực hành
Hs sửa lỗi lệnh if-then-else trong chương trình quen thuộc
Câu hỏi
ND4.TH.TH1
Hs vận dụng lệnh if-then-else kết hợp câu lệnh đã học để viết chương trình đơn giản
Câu hỏi
ND4.TH.VDT1
HS vận dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng If-then-else kết hợp với các lệnh đã học để viết được CT hoàn chỉnh giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
Câu hỏi
ND4.TH.VDC1
4. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
Câu ND1.DT.NB1. Em hãy lấy một ví dụ về một bài toán sử dụng cấu trúc rẽ nhánh để giải quyết?
Câu ND1.DT.TH1. Cho biết sơ đồ khối hình 1.33b sgk 48 thực hiện công việc gì?
Câu ND2.DT.NB1. Hãy kể tên các phép so sánh trong Pascal?
Câu ND2.DL.NB1. Em hãy viết các biểu thức điều kiện tương ứng với các phát biểu điều kiện sau: 
	a. a không lớn hơn b
	b. k lớn hơn hoặc bằng m và q nhỏ hơn n
Câu ND2.DL.TH1. Xét điều kiện sau: k >=m and q<n. với k= 5, m=5, q=4, n =2 thì điều kiện ở trên đúng hay sai?
Câu ND3.DT.NB1. Trình bày cấu trúc, ý nghĩa if-then?
Câu ND3.DT.TH1. Câu lệnh if-then nào sau đây viết đúng?
If x:=a then x:=x+1;
If x=a then x:=x+1;
If max:=a then a>b; 
If max =a then a>b; 
Câu ND3.DL.NB1. Với câu lệnh sau đây thì biến x sẽ bằng bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của x bằng 10.
If (50 mod 3 = 0) then x:=x+1;
Nếu a=7, b=6 thì lệnh kết quả trả về là?
0
10
11
9
Câu ND3.DL.TH1. Xét lệnh:
If a>b then a:=b;
Write(a);
Nếu a=10, b=5, thì kết quả trả về là?
Không đưa ra gì
5
10
15
Câu ND3.DL.VDT1. Viết câu lệnh đưa ra giá trị nhỏ nhất trong hai số a,b?
Câu ND3.DL.VDC1. Viết câu lệnh đưa ra giá trị nhỏ nhất trong ba số a,b,c?
Câu ND3.TH.TH1. Hãy chỉ ra lỗi trong chương trình sau:
Var a,b:longint;
Begin
Readln(a,b);
If a>b write(‘a lon hon b’);
If a<b then write(‘a nho hon b’);
Readln
End.
Câu ND3.TH.VDT1. Viết chương trình nhập hai số nguyên a,b. Tìm giá trị lớn nhất trong hai số a,b?
Câu ND3.TH.VDC1. Viết chương trình nhập ba số nguyên a,b,c. Tìm giá trị lớn nhất trong ba số a,b,c?
Câu ND4.DT.NB1. Trình bày cấu trúc, ý nghĩa câu lệnh if-then-else?
Câu ND4.DT.TH1. Câu lệnh nào viết đúng?
If a>b then d:=a else d:=b;
If a>b; then d:=a else d:=b;
If a>b; then d:=a else d:=b
If a>b then d:=a else d:=b
Câu ND4.DL.NB1. Với câu lệnh sau đây thì biến x sẽ bằng bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của x bằng 10.
If x>10 then x:=x+1 else x:=x-1;
0
9
10
11
Câu ND4.DL.TH1. Cho đoạn chương trình sau:
Readln(a,b);
If a>b then write(‘a lon hon b’)
Else write(‘b lon hon a’);
Kết quả của chương trình thế nào nếu giá trị của a = 5, b=6?
Câu ND4.DL.VDT1. Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ viết đoạn chương trình so sánh chiều cao khác nhau của hai bạn Khoa và Nguyệt, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn, chẳng hạn “bạn khoa cao hơn” hay “bạn Nguyệt cao hơn”.
Câu ND4.DL.VDC1. Viết đoạn lệnh sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ để so sánh diện tích hình vuông, hình thứ nhất có cạnh là a và hình thứ hai có cạnh là b.
Câu ND4.TH.TH1. Hãy sửa lỗi sai trong đoạn chương trình sau:
Readln(a,b);
If a>b then d:=a; else d:=b;
Writeln(‘gia tri lon nhat 2 so la:’,d);
Câu ND4.TH.VDT1. Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ viết chương trình nhập chiều cao khác nhau của Khoa và Nguyệt và so sánh chiều cao của hai bạn, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn, chẳng hạn “bạn khoa cao hơn” hay “bạn Nguyệt cao hơn”?
Câu ND4.TH.VDC1. Viết chương trình nhập vào hai số a, b. Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ để so sánh diện tích hình vuông, hình thứ nhất có cạnh là a và hình thứ hai có cạnh là b.
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của HS
HĐ của GV
Nội dung cần đạt
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
*Mục tiêu: Tiếp cận tình huống thực tế và mô tả được thuật toán và hiểu được điều kiện để máy tính thực hiện lệnh rẽ nhánh.
*PPDH: Thuyết trình, vấn đáp.
*KTDH: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi, động não
*Định hướng phát triển năng lực: NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Hoạt động 1: Thâm nhập tình huống thực tế:
* Hs chú ý lắng nghe
Hs phát biểu.
Hs giơ tay phát biểu và có thể như sau: 
Nếu tổng tiền lớn hoặc bẳng 100000đ thì tổng tiền phải trả là 70%.
Hs giơ tay phát biểu.
*Gv: Trong cuộc sống hằng ngày phần lớn có những hoạt động chúng ta thực hiện một cách tuần tự như: Cứ mỗi chiều thứ 5 lớp chúng ta đi học thể dục hay cứ mỗi chiều chủ nhật Đăng Khoa thường đi đá bóng cùng các bạn .Tuy nhiên vì điều kiện hoàn cảnh nào đó mà các hoạt động đó lại không còn thực hiện tuần tự nữa như: Nếu trời mưa thì Khoa sẽ không đi đá banh, hay nếu trời mưa lớp em sẽ không đi học thể dục.
(?) Gv: Em có thể kể ra những tình huống tương tự khác không?
*Gv: Trong thực tế có những bài toán vì phụ thuộc vào một điều kiện nào đó mà hướng giải quyết nó lại khác đi bình thường, chúng ta hãy cùng nhau xét bài toán sau:
* GV chiếu cho học sinh bài toán của Ví dụ 2/sgk tr48
* Gv giao nhiệm vụ cho HS đọc VD2 và trả lời câu hỏi:
(?) Yêu cầu học sinh diễn đạt cách tính tiền bằng ngôn ngữ tự nhiên?
Gv viết thuật toán và bổ sung từ phát biểu của học sinh vào hai dòng ở bước 1 và bước 3 như sau:
+ Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
+ Bước 2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T.
+ Bước 3: In hóa đơn.
(Nhắc học sinh không ghi thuật toán vào vở).
(?) Khi nào khách sẽ được giảm 30% số tiền phải thanh toán?
Kết nối bài mới: Khi thực hiện chương trình máy tính sẽ thực hiện tuần tự, nhưng vì một điều kiện nào đó thì máy tính sẽ thay đổi thứ tự thực hiện tuần tự, việc thay đổi đó gọi là cấu trúc rẽ nhánh. Vậy thế nào là cấu trúc rẽ nhánh? Có mấy loại cấu trúc rẽ nhánh? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung thứ nhất!
KQ:
+ Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
+ Bước 2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T.
+ Bước 3: In hóa đơn.
+ Khách được được giảm 30% khi có tổng tiền không nhỏ hơn 100.000đ.
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 2: Cấu trúc rẽ nhánh:
*Mục tiêu: Hiểu cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: Dạng thiếu và dạng đầy đủ 
*PPDH: Hợp tác nhóm nhỏ. Hỏi đáp, giải quyết vấn đề, luyện tập – thực hành
*KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não
*Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,NL trình bày.
Hs chú ý lắng nghe và quan sát.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
*Các hs tìm hiểu kĩ nội dung bài toán và câu hỏi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
*Cử đại diện nhóm phát biểu trước lớp.
*Hs hoàn thành – hoàn thiện sản phẩm của mình.
* Gv nêu ra cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ và chiếu sơ đồ cũng như cách thực hiện của hai dạng. (Nhắc học sinh chỉ quan sát, lắng nghe, không được chép hai sơ đồ trên vào vở)
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
-Đọc Ví dụ 3/ sgk tr48 và trả lời câu hỏi:
(?) Mô tả thuật toán trên?
(?) Hãy cho biết thuật toán ở ví dụ 2 và thuật toán ví dụ 3, thuật toán nào có cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và thuật toán nào có cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ?
* Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm để giải quyết các yêu cầu trên.
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
* Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
* Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình.
Kết nối nội dung mới:
Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình, ta cần biểu diễn điều kiện rẽ nhánh bằng biểu thức điều kiện. Vậy cách biểu diễn điều kiện như thế nào ta sẽ tìm hiểu nội dung tiếp theo.
KQ:
Cấu trúc rẽ nhánh (của Pascal)
+Cấu trúc rẽ nhánh ra lệnh cho máy tính thực hiện một câu lệnh nào đó nếu một đk được thỏa mãn; ngược lại nếu điều kiện không được thỏa mãn thì bỏ qua câu lệnh đó.
Sơ đồ: có hai dạng (SGK/Trang 48)
-Dạng thiếu: 
-Dạng đủ: 
d) Thuật toán 1 có cấu trúc dạng thiếu; thuật toán 2 có cấu trúc dạng đủ.
Hoạt động 3: Biểu diễn điều kiện
*Mục tiêu: Biểu diễn được biểu thức điều kiện bằng các phép so sánh.
*PPDH: Hỏi đáp, giải quyết vấn đề, luyện tập – thực hành
*KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não
*Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
-Các Hs đọc kĩ nội dung trong phiếu học tập và ghi kết quả vào trong phiếu.
+ Một vài hs báo cáo KQ làm được trước lớp.
* Gv: Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình, ta cần biểu diễn điều kiện rẽ nhánh bằng biểu thức điều kiện.
 Ví dụ1: Số tiền T khách mua hàng không nhỏ hơn 100000.
 T>=100000
Ví dụ 2: Biến X và Y có giá trị sai. (X,Y thuộc kiểu boolean)
 (X= True) and (Y=True)
(?) Gv phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi để giải quyết các yêu cầu trong phiếu học tập như sau:
Em hãy viết các biểu thức điều kiện tương ứng với các phát biểu điều kiện sau: 
- a không lớn hơn b
- k lớn hơn hay bằng m và q nhỏ hơn n
- biến OK (thuộc kiểu boolean) có giá trị đúng
Được biểu diễn bằng điều
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
* Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
* Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình.
KQ:
- Để mô tả một cấu trúc rẽ nhánh, ta cần biểu diễn đk rẽ nhánh bằng biểu thức điều kiện
*BT:
- a không nhỏ hơn b: a <=b.
- k lớn hơn hay bằng m và q nhỏ hơn n: k >=m and q<n.
- biến OK (thuộc kiểu boolean) có giá trị Đúng: OK= TRUE.
Tiết 2:
Hoạt động 4: Câu lệnh điều kiện trong Pascal
*PPDH: Hợp tác nhóm nhỏ. Hỏi đáp, giải quyết vấn đề, luyện tập – thực hành
*KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não
*Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Hs chú ý lắng nghe và chép nội dung vào vở.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
-Các Hs đọc kĩ lại thuật toán ví dụ 2 và ghi vào vở, thống nhất kết quả trong nhóm.
+ Một vài nhóm hs báo cáo KQ làm được trước lớp.
Hs phát biểu trả lời.
Hs diễn đạt:
nếu t>=100000 thì tiền phải trả là 70%
ngược lại thì tiền phải trả là 90%
Hs chú ý lắng nghe và chép nội dung trên vào vở.
-Suy nghĩ và phát biểu trả lời.
* Gv nêu cú pháp và cách hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu (Yêu cầu học sinh chép nội dung trên vào vở) và ví dụ:
“Nhiều chương trình thường yêu cầu người dùng nhập một số theo điều kiện nào đó, chẳng hạn không lớn hơn 5 từ bàn phím. Chương trình đọc số nhập vào, kiểm tra và thông báo lỗi nếu số đó không hợp lệ”. Hoạt động nói trên có thể biểu diễn bằng thuật toán sau:
Bước 1: Nhập số a;
Bước 2: Nếu a> 5 thì thông báo lỗi.
Và đoạn chương trình tương ứng:
Readln(a);
if a>5 then write(‘so nhap khong hop le’);
(?) Gv Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi viết đoạn chương trình tương ứng với thuật toán tính tiền ở phần khởi động.
+ Bước 1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
+ Bước 2: Nếu T >= 100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T.
+ Bước 3: In hóa đơn.
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
* Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
* Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình.
Gv có thể đưa ra chương trình hoàn chỉnh hoàn chỉnh như sau: 
program tinhtien;
uses crt;
var t:real;
begin
 clrscr;
 readln(t);
 if t>=100000 then t:=t*70/100;
 writeln('tong tien khach phai tra la',t:2:0);
 readln;
end.
*Gv tiếp tục đưa ra chương trình tính tiền ở ví dụ 3 (Cấu trúc dạng đủ) bằng câu lệnh điều kiện dạng thiếu:
program tinhtien2;
uses crt;
var t:real;
begin
 clrscr;
 readln(t);
 if t>=100000 then t:=t*70/100;
 if t<100000 then t:=t*90/100;
 writeln('tong tien khach phai tra la',t:2:0);
 readln;
end.
Gv đặt vấn đề: Chương trình trên sử dụng hai lần kiểm tra điều kiện t. Chỉ cần một lần kiểm tra điều kiện t chúng ta có thể giải quyết bài toán không?
Và yêu cầu hs trả lời hai câu hỏi sau: 
(?) Nếu điều kiện t>=100000 đúng thì điều kiện t<100000 sẽ như thế nào?
(?) Nếu điều kiện t>=100000 sai thì t sẽ như thế nào so với 100000?
Gv: Như vậy t chỉ có thể thuộc một trong hai khả năng lớn hoặc bằng 100000 hay bé hơn 100000.
Gv yêu cầu hs diễn đạt tình huống tính tiền trên theo cấu trúc:
nếu .thì .
ngược lại thì .
Gv nêu cú pháp và cách hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng đủ (Yêu cầu học sinh chép nội dung trên vào vở). Và lưu ý cho học sinh câu lệnh trước else không được có dấu chấm phẩy (Yêu cầu học sinh chép lưu ý trên vào vở)..
Gv đưa ra chương trình với câu lệnh điều kiện dạng đủ:
program tinhtien2;
uses crt;
var t:real;
begin
 clrscr;
 readln(t);
 if t>=100000 then t:=t*70/100
 Else t:=t*90/100;
 writeln('tong tien khach phai tra la',t:2:0);
 readln;
end.
(?)Yêu cầu học sinh điền vào chổ trống chương trình nhập vào hai số a và b và in ra màn hình số không nhỏ hơn số kia.
readln(a); readln(b);
if ..then writeln(b) writeln(a);
KQ:
a) Câu lệnh đk dạng thiếu:
if then 
*Cơ chế hoạt động: (SHD)
-VD:
(HS tự lấy VD)
*BT 1:
 readln(t);
 if t>=100000 then t:=t*70/100;
 writeln('tong tien khach phai tra la',t:2:0);
b) Câu lệnh đk dạng đầy đủ:
if then else 
*Cơ chế hoạt động: (SHD)
-VD:
(HS tự lấy VD)
*BT 2:
-ô trống 1 điền: a < b . 
-ô trống 2 điền: else.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
Hoạt động 5: Giải quyết các bài tập
*PPDH: HĐ CN. Hỏi đáp, giải quyết vấn đề, luyện tập – thực hành
*KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não
*Định hướng phát triển năng lực: NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
-Các Hs đọc kĩ nội dung mà giáo viên đã chiếu trên màn hình và làm BT 1 đến BT 3 vào vở.
+ Một vài hs báo cáo KQ làm được trước lớp.
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
-Chiếu 3 bài tập luyện tập và yêu cầu hs thảo luận nhóm để giải quyết:
BT1:Câu lệnh if-then nào sau đây viết đúng?
If x:=a then x:=x+1;
If x=a then x:=x+1;
If a>b then max:=a; else max:=b;
If a>b then max:=a else max:=b;
BT2:Với câu lệnh sau đây thì biến x sẽ bằng bao nhiêu, nếu trước đó giá trị của x bằng 10.
If (50 mod 3 = 0) then x:=x+1;
BT3: Viết đoạn chương trình nhập chiều cao khác nhau của hai bạn Khoa và Nguyệt, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn, chẳng hạn “bạn khoa cao hơn” hay “bạn Nguyệt cao hơn”
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
* Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
* Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình.
Gv một lần nữa nhắc lại cách hoạt động của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và đủ.
KQ:
*BT 1:
Các câu lệnh không hợp lệ là:
a) sai vì sai điều kiện: x:=a.
c) sai vì có dấu ; trước từ else.
*BT 2:
 x = 10
*BT 3: Chương trình tóm tắt:
Write(‘nhap chieu cao cua ban Anh Quan’); readln(a);
Write(‘nhap chieu cao cua ban Thuy Anh’); readln(b);
If a > b then writeln(‘ban Anh Quan cao hon’);
If a < b then writeln(‘ban Thuy Anh caohon’);
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
Hoạt động 6: Bài tập vận dụng từ thực tiễn.
*PPDH: Hợp tác nhóm nhỏ. Hỏi đáp, giải quyết vấn đề, luyện tập – thực hành
*KTDH: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não
*Định hướng phát triển năng lực: NL hợp tác, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
-Các Hs đọc kĩ nội dung mà giáo viên chiếu trên màn hình và làm vào vở.
+ Một vài hs báo cáo KQ làm được trước lớp.
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
-Chiếu bài tập sau: Mỗi ngày cuối tháng mẹ Đăng Khoa lại thắc mắc về cách tính tiền điện dùng cho sinh hoạt nhà mình. Được biết công ty điện lực tính tiền điện sinh hoạt như sau: Từ 1 cho đến 100kwh thì được tính với giá là 1600đ/1kwh. Từ 101kwh trở lên được tính với giá là 2000đ/kwh. Với số kwh điện sử dụng được nhập từ bàn phím. Em hãy viết chương trình tính tiền điện để giúp Mẹ của Đăng Khoa.
*Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu kỹ để giải quyết bài toán trên.
* Gv quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
* Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
* Gv chốt kết quả đúng để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình.
KQ:
program tinhtiendien;
uses crt;
var sodien,tongtien:real;
begin
 clrscr;
 readln(sodien);
 if sodien<=100 then tongtien:=sodien*1600
 else tongtien:= (100*1600)+ (sodien - 100)*2000;
 writeln('tong tien khach phai tra la:',tongtien:5:0);
 readln;
end.
V. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG 
*Mục tiêu: Biết được cấu trúc câu lệnh điều kiện lồng nhau.
*PPDH: Thuyết trình, bàn tay nặn bột.
*KTDH: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não
* Hình thức tổ chức hoạt động: Hs về nhà nghiên cứu để giải quyết vấn đề.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao: 
HS tự tìm hiểu hoặc trao đổi –hỏi người khác để thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian về nhà.
+ HS chia sẻ kết quả với người khác và báo cáo thành tích làm được với thầy cô giáo.
+ Hs hoàn thành – hoàn thiện sản phẩm của mình
* Gv giao nhiệm vụ về nhà cho HS: 
Chiếu cho hs quan sát sơ đồ khối thuật toán so sánh hai số a và b
*Gv: trong sơ đồ ta thấy cấu trúc rẽ nhánh với điều kiện “a=b” có câu lệnh 2 lại là một cấu trúc rẽ nhánh nữa. Trường hợp như vậy được gọi là cấu trúc rẽ nhánh lồng nhau, tức là câu lệnh trong một nhánh rẽ của thuật toán lại là một câu điều kiện khác nữa. Với câu lệnh If – Then trong Pascal em vẫn có thể biểu diễn được cấu trúc rẽ nhánh lồng nhau như vậy. 
(?) Nếu em viết được đoạn chương trình diễn đạt thuật toán bằng sơ đồ đã cho hãy chia sẽ với các bạn và báo cáo với thầy cô sự thành công của em?
* Gv có thể trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
* Gv tổ chức cho Hs được báo cáo kết quả (sản phẩm) ở tiết học sau.
* Gv nhận xét, đánh giá kết quả để Hs hoàn thiện sản phẩm của mình.
KQ:
KQ:
(HS tự làm)
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ:
- Nhắc lại cú pháp và hoạt động của câu lệnh điều kiện If – Then ở hai dạng thiếu và đủ.
- Làm bài tập 5, 6, 7 SGK/51.
- Chuẩn bị tiết sau tìm hiểu chủ đề thực hành câu lệnh điều kiện If-then.
	+ Nắm chắc hai câu lệnh điều kiện dạng thiếu và đủ để viết một chương trình cụ thể trên máy tính.
	+ Đọc trước 3 bài tập: Bài 1/trang 52, bài 2/trang 53, bài 3 trang 54 và có thể mổ tả trước thuật toán của mỗi bài để phục vụ cho giờ thực hành trên máy.
	+ Nghiên cứu ở bài tập 2, có thể thay thế câu lệnh If-then dạng thiếu và đủ bằng câu lệnh If-then lồng nhau không?
	 + Có thể sử dụng các phép toán kiểu boolean như And, Or để kết hợp nhiều phép so sánh đơn giản thành một phép so sánh, điều này thể hiện ở bài tập 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_day_hoc_theo_chu_de_mon_tin_hoc_lop_8_chu_de_cau_tr.docx