Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 48, Bài 7: Lệnh gán và biểu thức

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 48, Bài 7: Lệnh gán và biểu thức

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Hiểu và sử dụng được lệnh gán trong Pascal để gán giá trị của biểu thức cho biến;

- Hiểu khái niệm biểu thức và biết các loại biểu thức trong ngôn ngữ Pascal;

- Viết đúng các biểu thức được sử dụng trong chương trình

2. Thái độ:

- HS hứng thú với lập trình bằng Free Pascal.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Giáo án, máy tính cài đặt Free Pascal, máy chiếu.

2. Học sinh: SGK, vở hoạt động.

III. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức lớp học (1p)

2. Tổ chức các hoạt động dạy và học

 

doc 3 trang Phương Dung 30/05/2022 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 48, Bài 7: Lệnh gán và biểu thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/5/2020
Ngày giảng: 8B: 26/5; 8A: 28/5 
Tiết 48. Bài 7. LỆNH GÁN VÀ BIỂU THỨC 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hiểu và sử dụng được lệnh gán trong Pascal để gán giá trị của biểu thức cho biến; 
- Hiểu khái niệm biểu thức và biết các loại biểu thức trong ngôn ngữ Pascal;
- Viết đúng các biểu thức được sử dụng trong chương trình
2. Thái độ:
- HS hứng thú với lập trình bằng Free Pascal.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Giáo án, máy tính cài đặt Free Pascal, máy chiếu.
Học sinh: SGK, vở hoạt động.
III. Tiến trình
Ổn định tổ chức lớp học (1p)
Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động (5p)
Hoạt động nhóm (4p) Đọc thông tin trong SHD.
(?) Chương trình Scratch ở trong SHD có điều khiển được nhân vật đưa ra chu vi và diện tích của hình tròn ở hai dòng riêng biệt không?
(?) Nếu chuyển lệnh cuối cùng sang ngôn ngữ Pascal, em sẽ viết như thế nào để hiển thị được ra màn hình chu vi và diện tích của hình tròn trên hai dòng riêng biệt?
Cử đại diện nhóm phát biểu trước lớp.
HS khác nhận xét, bổ sung. 
GV ĐVĐ.
KQ:
+ Chương trình Scratch ở trong SHD không điều khiển được nhân vật đưa ra chu vi và diện tích của hình tròn ở hai dòng riêng biệt không.
+ (HS tự trả lời)
B. Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập (28p)
Hoạt động cặp đôi (4p) Đọc thông tin trong SHD –tr 142 để biết cách sử dụng lệnh gán trong Pascal và làm BT1.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
GV quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
HS báo cáo KQ làm được trước lớp.
GV chốt.
1. Lệnh gán
- Lệnh gán trong Pascal có dạng:
ten_bien := bieu_thuc;
VD:
(HS tự lấy VD)
*BT1: Các lệnh gán viết sai quy định là:
a) n = 15; (thiếu dấu ‘:’)
c) set 15 to m; (không đúng quy định của Pascal)
Hoạt động cá nhân (4p) Đọc thông tin trong SHD –tr 143 để hiểu hoạt động của lệnh gán trong Pascal và làm BT2.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
GV quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
HS báo cáo KQ làm được trước lớp.
(?) Tại sao ch/tr của bạn Lan không hoán đổi được giá trị của hai biến a và b?
GV chốt.
2. Hoạt động của lệnh gán
-Lệnh gán trong Pascal:
ten_bien := bieu_thuc;
lần lượt thực hiện hai bước sau đây:
B1: Tính giá trị của biểu thức ở vế phải của lệnh gán;
B2: Gán giá trị tính được cho biến ở vế trái
-VD:
- Chú ý: (SHD)
*BT2: Ch/tr của bạn Lan không hoán đổi được giá trị của hai biến a và b vì không sử dụng biến trung gian để hoán đổi a thành b và b thành a.
Hoạt động cặp đôi (5p) Đọc thông tin trong SHD –tr 144, 145 để biết cách sử dụng biểu thức trong Pascal và làm BT3.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
GV quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
Một vài nhóm hs báo cáo KQ làm được trước lớp.
GV tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
GV chốt.
3. Biểu thức
- Biểu thức phải được dùng trong các câu lệnh cụ thể, chẳng hạn như gán giá trị của biểu thức cho biến, in ra màn hình giá trị của biểu thức ...
*Chú ý: 
- Hàm căn bậc hai có cú pháp là:
Sqrt(bieu_thuc_can_tinh_can)
(kết quả thuộc kiếu số thực)
- Kiểu dl của biểu thức được quy định bởi kiểu dl của các hằng và biến trong biểu thức.
- Các biểu thức nguyên và biểu thức thực được gọi chung là biểu thức số học.
*BT3: Ch/tr của bạn Hiền có 3 lỗi là:
- lỗi 1 (dòng 1): khai báo các biến bằng kiểu số nguyên. (khai báo đúng là kiểu số thực).
- lỗi 2, 3 (dòng 4, 5): thiếu dấu ‘:’ trong lệnh gán. 
Hoạt động cặp đôi (7p) đọc kĩ nội dung trong SHD và làm BT 4 vào vở và thống nhất kết quả trong nhóm.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
GV quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
HS báo cáo KQ làm được trước lớp.
GV chốt.
4. Biểu thức có giá trị TRUE và FALSE 
Có hai loại biểu thức có giá trị TRUE hoặc FALSE đó là: 
Biểu thức quan hệ.
VD: x > 0; 
Biểu thức logic 
VD: (a 10); 
*Các biểu thức này thường được dùng trong các lệnh điều kiện.
*Các loại biểu thức có giá trị TRUE hoặc FALSE được gọi chung là biểu thức logic
BT4:
A. TRUE;
B. TRUE;
C. TRUE.
C. Hoạt động luyện tập (7p) 
Hoạt động cá nhân (4p) Đọc thông tin trong SHD –tr 147, 148 để làm BT1 đến BT3.
HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
GV quan sát Hs làm việc; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và trợ giúp, hướng dẫn Hs nếu cần.
HS báo cáo KQ làm được trước lớp.
GV tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
GV chốt.
BT1:
Y = 7, x = 5.
BT2: câu B.
BT3:
a) a <> 0.
b) (a := 2*k) and (k >=5) and (k < 50)
hoặc:
(a mod 2 = 0) and (a>=10) and (a< 100) 
c) (g + c = 100) and (2*x*g + 4*x = 100).
d) (a + b > c) and (a + c > b) and (b + c) > a.
IV. Tổng kết, hướng dẫn về nhà.
1. Tổng kết (2p)
- GV yêu cầu HS nhớ được mục tiêu cần đạt là: hiểu và sử dụng được lệnh gán trong Pascal để gán giá trị của biểu thức cho biến; Hiểu khái niệm biểu thức và biết các loại biểu thức trong ngôn ngữ Pascal; Viết đúng các biểu thức được sử dụng trong chương trình
 2. Hướng dẫn về nhà (2p)
a. Hướng dẫn học bài cũ: Đọc và xem lại lệnh gán trong pascal và cách viết đúng các biểu thức sử dụng trong chương trình pascal. Xem và làm lại các bài tập đã chữa.
b. Hướng dẫn học bài mới: Nghiên cứu trước bài 8. Cấu trúc rẽ nhánh; trả lời câu hỏi phần hoạt động khởi động; có mấy cấu trúc rẽ nhánh đó là những dạng nào?
* Nhận xét đánh giá sau tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tiet_48_bai_7_lenh_gan_va_bieu_thuc.doc