Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 1+2: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2020-2021

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 1+2: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Khái niệm bài toán, thuật toán và một số thuật toán cơ bản, đơn giản.

- Kiến thức cơ bản ban đầu về lập trình, ngôn ngữ lập trình .

- Biết con người chỉ dẫn máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.

2. Kỹ năng: Thao tác cơ bản trên Free Pascal.

3. Thái độ: Nghiêm túc.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện CNTT và truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông, năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học, Năng lực hợp tác trong môi trường số.

5. Tích hợp: GDCD 8 bài 11. Lao động tự giác và sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: giáo án, sgk, phòng máy, máy chiếu.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

A. Hoạt động khởi động

- Ổn định lớp.

- Kiểm tra bài cũ: Không

- Đặt vấn đề: Lớp 6 cô đã giới thiệu đến em Soạn thảo văn bản, Lớp 7 là bảng tính. Ở lớp 8 cô sẽ hướng dẫn các em về lập trình trên máy tính.

GV chiếu Hình 1.1 SGK lên màn hình.

GV minh họa một cách để chỉ dẫn rô-bốt nhặt rác.

? Có cách hướng dẫn nào khác cho rô-bốt thực hiện công việc đó không?

GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn để trả lời câu hỏi trên.

GV chốt kiến thức bằng cách đưa ra một số cách chỉ dẫn khác.

 

docx 7 trang thucuc 6720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 1+2: Máy tính và chương trình máy tính - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/ 9/ 2020
Ngày dạy: 9/ 9/ 2020
TIẾT 1. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm bài toán, thuật toán và một số thuật toán cơ bản, đơn giản.
- Kiến thức cơ bản ban đầu về lập trình, ngôn ngữ lập trình .
- Biết con người chỉ dẫn máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh.
2. Kỹ năng: Thao tác cơ bản trên Free Pascal.
3. Thái độ: Nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện CNTT và truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông, năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học, Năng lực hợp tác trong môi trường số.
5. Tích hợp: GDCD 8 bài 11. Lao động tự giác và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: giáo án, sgk, phòng máy, máy chiếu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp. 	
- Kiểm tra bài cũ: Không
- Đặt vấn đề: Lớp 6 cô đã giới thiệu đến em Soạn thảo văn bản, Lớp 7 là bảng tính. Ở lớp 8 cô sẽ hướng dẫn các em về lập trình trên máy tính.
GV chiếu Hình 1.1 SGK lên màn hình.
GV minh họa một cách để chỉ dẫn rô-bốt nhặt rác.
? Có cách hướng dẫn nào khác cho rô-bốt thực hiện công việc đó không?
GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn để trả lời câu hỏi trên.
GV chốt kiến thức bằng cách đưa ra một số cách chỉ dẫn khác.
B. Hoạt động hình thành kiến thức	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Trở lại ví dụ về rô-bốt nhặt rác, việc viết các lệnh để điều khiển rô-bốt về thực chất cũng có nghĩa là viết chương trình.
? Vậy Chương trình máy tính là gì?
- Để điều khiển Rô-bốt ta phải làm gì?
- Viết các lệnh chính là viết chương trình => thế nào là viết chương trình?
GV cho HS hoạt động nhóm (3’) để trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải viết chương trình?
GV gọi đại diện một nhóm trả lời.
Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV chốt kiến thức.
1. Viết chương trình- ra lệnh cho máy tính làm việc.
Hãy nhặt rác;
 Bắt đầu
 Tiến 2 bước;
 Quay trái, tiến 1 bước;
 Nhặt rác;
 Quay phải, tiến 3 bước;
 Quay trái, tiến 2 bước;
 Bỏ rác vào thùng;
 Kết thúc.
HS lắng nghe.
HS Tb- Y trả lời.
+ Chương trình máy tính là một dãy các lệnh mà máy tính có thể hiểu và thực hiện được.
- HS Tb- K trả lời.
- HS Tb- Y trả lời.
+ Viết chương trình là hướng dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- HS hoạt động nhóm và đại diện trả lời.
+ Việc viết nhiều lệnh và tập hợp lại trong một chương trình giúp con người điều khiển máy tính một cách đơn giản và hiệu quả hơn.
C. Hoạt động luyện tập
- Em hãy cho ví dụ về chương trình?
D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi
1./ Cho sơ đồ như hình vẽ, hãy viết các lệnh để rô bốt có thể nhặt được rác?
- HS suy nghĩ sau đó lên bảng làm.
2./ Trong ví dụ về rô-bốt nhặt rác, nếu con người không ra lệnh thì rô-bốt có thể tự thực hiện công việc không?
- HS trả lời.
GV: Thông qua câu hỏi này, GV giáo dục HS “Con người không nên làm việc như một cái máy, cần biết tư duy, sáng tạo”.
E. Hoạt động HD về nhà
- Các em về học bài và xem trước nội dung tiết tiếp theo. GV nhấn mạnh để HS biết rằng con người điều khiển MT thông qua các lệnh (chỉ dẫn).
- Làm bài tập 1,2 SGK trang 9.
- Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung bài học.
Ngày soạn: 6/ 9/ 2020
Ngày dạy: 9/ 9/ 2020
TIẾT 2. MÁY TÍNH VÀ CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH (TT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự độn.
- Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể.
- Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình.
- Biết vài trò của chương trình dịch.
2. Kỹ năng: Thao tác cơ bản trên Free Pascal.
3. Thái độ: Nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện CNTT và truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông, năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông trong học và tự học, Năng lực hợp tác trong môi trường số.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 
1. Giáo viên: giáo án, sgk, phòng máy, máy chiếu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A. Hoạt động khởi động
- Ổn định lớp: 	
- Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho ví dụ các bước của robot nhặt rác?
- Đặt vấn đề: Các em đã biết ví dụ về một chương trình, như vậy chương trình là gì? Sử dụng ngôn ngữ gì để lập trình, thầy và các em cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo của bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức	 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS hoạt động theo nhóm trong 7p và thảo luận các nội dung.
- GV lần lượt gọi các nhóm trình bày từng nội dung:
+ Ngôn ngữ máy tính là gì?
+ Ngôn ngữ lập trình là gì?
+ Để ra lệnh cho máy tính ta cần phải làm gì?
+ Việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy thì thế nào?
+ Vì sao ta nên dùng ngôn ngữ lập trình để viết chương trình?
+ Ví dụ: Khi ta giao tiếp với một người chỉ biết tiếng Anh, ta làm thế nào để giao tiếp với người đó?
+ Tương tự, để máy tính có thể xử lí chương trình thì phải cần có điều gì?
+ Môi trường lập trình là gì?
+ Em hãy tìm một số ví dụ về môi trường lập trình?
GV yêu cầu các nhóm rút ra nhận xét. GV kết luận.
2. Chương trình và ngôn ngữ lập trình
- HS hoạt động theo nhóm 4 người.
- HS: Ngôn ngữ máy tính là các dãy bít (dãy nhị phân) gồm 2 kí hiệu 0 và 1.
- HS: Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để viết các chương trình máy tính.
- HS: Để ra lệnh cho máy tính ta cần phải viết chương trình cho máy tính bằng ngôn ngữ máy tính hoặc bằng ngôn ngữ lập trình.
- HS: Việc viết chương trình bằng ngôn ngữ máy rất khó, khô khan và mất nhiều thời gian.
- HS: Việc viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình sẽ đơn giản, dễ hiểu và gần gũi hơn với con người
-Ta cần nói chuyện bằng tiếng Anh hoặc cần có một người dịch tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.
- HS: Để máy tính có thể xử lí chương trình thì cần phải có chương trình dịch chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
- Chương trình dịch đóng vai trò "người phiên dịch" và dịch những chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu được.
- HS: Môi trường lập trình là chương trình soạn thảo, chương trình dịch và các công cụ tìm kiếm, sửa lỗi,... được kết hợp vào một phần mềm.
VD: Turbo Pascal, Free Pascal, C, Java, Basic, ...
- Các nhóm đưa ra ý kiến.
Kết luận
Để có một chương trình mà máy tính có thể thực hiện được cần qua 2 bước:
+ Viết chương trình theo ngôn ngữ lập trình.
+ Dịch chương trình sang ngôn ngữ máy để máy tính có thể hiểu được.
C. Hoạt động luyện tập
- Em hiểu thế nào là chương trình dịch?
D. Hoạt động vận dụng
- Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết bài học.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
 - Tìm hiểu thêm về ngôn ngữ lập trình C, Java, Pascal.
F. Hoạt động HD về nhà
- Hoàn thiện lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Học bài cũ. Làm bài tập 3, 4, 5 SGK trang 9.
- Xem trước nội dung mục 1, 2, 3 bài “Làm quen với chương trình và NNLT”

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_tiet_12_may_tinh_va_chuong_trinh_may_t.docx