Giáo án Tin học Lớp 8 - Ôn tập học kì I - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Thanh Huyền

Giáo án Tin học Lớp 8 - Ôn tập học kì I - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Thanh Huyền

ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức về:

- Hiểu về cách xác định bài toán, mô tả thuật toán và viết chương trình của một bài toán cụ thể.

- Hiểu rõ về cách sử dụng và khai báo hằng và biến

- Hiểu về câu lệnh điều kiện.

- Vận dụng để làm các bài tập.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

 

docx 9 trang Phương Dung 30/05/2022 3611
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Ôn tập học kì I - Năm học 2020-2021 - Hoàng Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên GV soạn: Hoàng Thị Thanh Huyền
Số ĐT: 0909747028
Gmail: htthanhhuyen1507@gmail.com
Bài soạn: ÔN TẬP HỌC KÌ I
Khối: 8
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập lại các kiến thức về: 
- Hiểu về cách xác định bài toán, mô tả thuật toán và viết chương trình của một bài toán cụ thể.
- Hiểu rõ về cách sử dụng và khai báo hằng và biến
- Hiểu về câu lệnh điều kiện.
- Vận dụng để làm các bài tập.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Luôn học hỏi và tự tìm tòi các dạng thông tin trên máy tính 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tham gia các hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Xác định bài toán, mô tả thuật toán và viết chương trình của một bài toán cụ thể.
- Sử dụng và khai báo được hằng và biến.
- Sử dụng đúng câu lệnh điều kiện.
- Vận dụng để làm các bài tập.
 3. Phẩm chất: 
- Yêu thích môn học, tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận và tinh thần làm việc theo nhóm.
- Nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích.
- Nâng cao ý thức và lòng say mê học tập môn học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- SGK, máy tính, bảng nhóm.
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- SGK, Bài cũ ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: 
- Nhắc lại các kiến thức đã học trong học kì I.
- Tổ chức tình huống học tập.
b) Nội dung: Kể tên lại các kiến thức trọng tâm đã học trong học kì I?
c) Sản phẩm: 
- Học sinh kể tên lại các kiến thức trọng tâm đã học trong học kì I. 
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả trên phiếu học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ:
Các nhóm thực hiện.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
Câu hỏi: Kể tên lại các kiến thức trọng tâm đã học trong học kì I?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
(Không có)
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
- Biết cách sử dụng các kiến thức đã học để viết một số chương trình đơn giản.
b) Nội dung: Khắc sâu kiến thức qua các câu hỏi giáo viên đưa ra
c) Sản phẩm: Hoàn thành được các câu hỏi của giáo viên đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Tiến trình nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các câu hỏi sau: 
1. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
2. Từ khoá là gì?
3. Tên là gì? Những lưu ý khi đặt tên.
4. Hãy trình bày cấu trúc chung của một chương trình?
5. Chúng ta đã làm quen với ngôn ngữ lập trình nào?
6. Hãy trình bày một số kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình Pascal và phạm vi giá trị của nó?
7. Trong lập trình biến là gì? Cú pháp khai báo biến.
8. Hằng là gì? Cú pháp khai báo hằng.
9. Thuật toán là gì? Để giải một bài toán trên máy tính em cần thực hiện những bước nào?
10. Viết cú pháp của câu lệnh điều kiện dạng thiếu và dang đủ?
*HS thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi trên 
*Sản phẩm học tập: Hoàn thành các câu hỏi giáo viên đưa ra.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
1. Về cơ bản ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các quy tắc để viết các câu lệnh có ý nghĩa xác định, cách bố trí các câu lệnh sao cho có thể tạo thành một chương trình hoàn chỉnh và chạy được trên máy.
2. Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là những từ dành riêng, không được dùng từ khoá cho mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định.
3. Tên do người lập trình tự đặt phải tuân thủ quy tắc đặt tên của ngôn ngữ lập trình: 
+ không được trùng với từ khoá.
+ không được bắt đầu bằng số 
+ không được chứa dấu cách.
4. Cấu trúc chung của chương trình gồm:
- Phần khai báo: thường gồm các câu lệnh dùng để:
+ Khai báo tên chương trình.
+ Khai báo thư viện và một số khai báo khác.
- Phần khai báo có thể có hoặc không, tuy nhiên nếu có thì phần khai báo phải được đặt trước phần thân.
5. Làm quen với ngôn ngữ lập trình Pascal.
- Khởi động ¨ soạn thảo.
- Nhấn tổ hợp Alt + F9 để dịch chương trình.
- Nhấn tổ hợp Ctrl + F9 để chạy chương trình.
- Nhấn F2 để lưu chương trình.
6. Dữ liệu và kiểu dữ liệu
- Một số kiểu dữ liệu trong Pascal.
Tên kiểu
Phạm vi giá trị
Integer
Số nguyên trong khoảng
-215 đến 215 – 1
Real
Số thực có gttđ trong khoảng
2,9x10-39 đến 1,7x1038 và số 0
Char
Một ký tự trong bảng chữ cái
String
Xâu ký tự, tối đa 255 ký tự
Byte
Số nguyên 0 ¨ 255
7. Trong lập trình biến là đại lượng được dùng để lưu trử dữ liệu và dữ liệu được biến lưu trử có thể thay đổi trong khi thực hiện chương trình.
Cú pháp khai báo biến:
Var tên biến: kiểu dữ liệu;
8. Hằng: là đại lượng được dùng để lưu trử dliệu, hằng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
Cú pháp khai báo hằng:
Const tên hằng = giá trị cụ thể;
9. Thuật toán là dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện để giải bài toán.
- Các bước giải bài toán trên máy tính:
+ Xác định bài toán
+ Mô tả thuật toán
+ Viết chương trình
Câu lệnh điều kiện
- Dạng thiếu:
+ Cú pháp
If then ;
+ Hoạt động: Khi gặp câu lệnh điều kiện này máy tính sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện được thoả mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá Then. Ngược lại, câu lệnh đó bị bỏ qua.
- Dạng đủ
+ Cú pháp
If then else ;
+ Hoạt động: Khi gặp câu lệnh này máy tính sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện được thoả mãn câu lệnh 1 sẽ được thực hiện, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng giải quyết các bài tập mà giáo viên đưa ra.
- Biết cách sử dụng các kiến thức đã học để viết một số chương trình đơn giản.
b) Nội dung: Khắc sâu kiến thức qua các bài tập đơn giản
c) Sản phẩm: Hoàn thành các bài tập mà giáo viên đưa ra. 
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời, hoàn thành các bài tập sau: 
1. Xác định tên đúng/tên sai trong các tên sau so với quy tắc và sửa lại cho đúng?
a) var start, begin : real;
b) const x:= 3,14; y:= 1000;
c) var a:=5;
d) const ten lop = ‘8a 2’;
e) var xep_loai, diem : integer, real;
f) var nguyen1, nguyen2: integer, thuc1, thuc2: real;
g) const 3ban= ‘phan’, ‘tuan’, ‘thanh’;
h) const ten_nhom = tin hoc;
2. Nhập vào 2 thực a và b. In ra màn hình 2 số vừa nhập. Sắp xếp hai số đó theo thứ tự không giảm và in ra màn hình.
Hãy xác định bài toán, viết thuật toán. Sau đó, sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình
3. Sắp xếp các câu lệnh sau thành một chương trình hoàn chỉnh
Uses crt;
Begin
Program hinh_chu_nhat;
Var a, b, S: real;
Readln;
 Writeln(‘nhap a=’); readln(a);
 Writeln(‘nhap b=’); readln(b);
	S:= a*b; chu_vi:=2*pi*r;
End.
Writeln(‘dien tich HCN la’,S);
*HS thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành các bài tập trên 
*Sản phẩm học tập:
1. 
a) Sử dụng từ khoá begin để đặt tên.
b) Thừa dấu :
c) Sai cấu trúc khai báo hằng 
(thay var=const và bỏ dấu :).
d) Tên hằng không hợp lệ chứa dấu cách.
e) Khai báo từng dữ liệu riêng
var xep_loai: integer; diem: real;
f) Cần dấu ; sau mỗi kiểu dữ liệu khác nhau
var nguyen1, nguyen2: integer; 
thuc1, thuc2: real;
g) Tên hằng không hợp lệ bắt đầu bằng chữ số
h) Giá trị kiểu xâu phải đặt trong cặp dấu nháy đơn
2.
Program hoandoi;
Uses crt;
Begin
 Write(‘Nhap a =’); Readln(a);
 Write(‘Nhap b =’); Readln(b);
 Write(‘Hai so vua nhap la:’,a,’ ‘,b);
 If a>b then 
 Begin
 a := a + b;
 b := a – b;
 a := a – b;
 End;
 Write(‘Hai so sau khi hoan doi nhap la:’,a,’ ‘,b);
 Readln;
End.
3.
Program hinh_chu_nhat;
Uses crt;
Var a, b, S: real;
Begin
	Writeln(‘nhap a=’); readln(a);
	Writeln(‘nhap b=’); readln(b);
	S:= a*b; chu_vi:=2*pi*r;
	Writeln(‘dien tich hinh chu nhat la’,S);
Readln;
End.
*Báo cáo: Cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Bài tập: 
1. Xác định tên đúng/tên sai trong các tên sau so với quy tắc và sửa lại cho đúng?
a) Sử dụng từ khoá begin để đặt tên.
b) Thừa dấu :
c) Sai cấu trúc khai báo hằng 
(thay var=const và bỏ dấu :).
d) Tên hằng không hợp lệ chứa dấu cách.
e) Khai báo từng dữ liệu riêng
var xep_loai: integer; diem: real;
f) Cần dấu ; sau mỗi kiểu dữ liệu khác nhau
var nguyen1, nguyen2: integer; 
thuc1, thuc2: real;
g) Tên hằng không hợp lệ bắt đầu bằng chữ số
h) Giá trị kiểu xâu phải đặt trong cặp dấu nháy đơn
2. Nhập vào 2 thực a và b. In ra màn hình 2 số vừa nhập. Sắp xếp hai số đó theo thứ tự không giảm và in ra màn hình.
Hãy xác định bài toán, viết thuật toán. Sau đó, sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal để viết chương trình
* Xác định bài toán:
- Input: 2 số a và b
- Output: in 2 số ra màn hình, sắp xếp 2 số theo thứ tự không giảm và in ra màn hình.
* Mô tả thuật toán
B1. Nhập vào 2 số a và b
B2: In 2 số a và b ra màn ình
B3: Nếu a > b thì:
 a <- a + b
 b <- a – b
 a <- a – b
B4: In 2 số ra màn hình
* Viết chương trình:
Program hoandoi;
Uses crt;
Begin
 Write(‘Nhap a =’); Readln(a);
 Write(‘Nhap b =’); Readln(b);
 Writeln (‘Hai so vua nhap la:’,a,’ ‘,b);
 If a>b then 
 Begin
 a := a + b;
 b := a – b;
 a := a – b;
 End;
 Write(‘Hai so sau khi hoan doi nhap la:’,a,’ ‘,b);
 Readln;
End.
3. Sắp xếp các câu lệnh 
Program hinh_chu_nhat;
Uses crt;
Var a, b, S: real;
Begin
	Writeln(‘nhap a=’); readln(a);
	Writeln(‘nhap b=’); readln(b);
	S:= a*b; chu_vi:=2*pi*r;
	Writeln(‘dien tich hinh chu nhat la’,S);
Readln;
End.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_on_tap_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_2021_hoan.docx