Giáo án Tin học Lớp 8 - Chủ đề 5: Từ bài toán đến chương trình - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 8 - Chủ đề 5: Từ bài toán đến chương trình - Năm học 2021-2022

Chủ đề: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH

Tổng số tiết:4 ; từ tiết: 19 đến tiết: 22

Giới thiệu Chủ đề/Bài học:

Với chủ đề này giúp các em hiểu:

+ Khái niệm về bài toán và xác định bài toán

+ Quá trình giải bài toán trên máy tính

+ Thuật toán và cách thức mô tả thuật toán

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức: HS nắm được :

- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản.

- Một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán.

- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.

- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.

- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số.

 

docx 8 trang Phương Dung 02/06/2022 3311
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Chủ đề 5: Từ bài toán đến chương trình - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 11/2021
Chủ đề: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Tổng số tiết:4 ; từ tiết: 19 đến tiết: 22
Giới thiệu Chủ đề/Bài học: 
Với chủ đề này giúp các em hiểu:
+ Khái niệm về bài toán và xác định bài toán
+ Quá trình giải bài toán trên máy tính
+ Thuật toán và cách thức mô tả thuật toán
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức: HS nắm được :
- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản. 
- Một số bài toán cụ thể, biết khái niệm bài toán. 
- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. 
- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước. 
- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, tìm số lớn nhất của một dãy số. 
b. Kỹ năng:
- Viết được chương trình đơn giản, khai báo đúng biến, câu lệnh Input, Output để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình.
-Rèn luyện kỹ năng viết các câu lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cũ thể .
c. Thái độ: Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
- Có ý thức tự giác cao và có tính thần giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Yêu thích môn Tin học và hình thành ý thức vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống.
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: 
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
+Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.
- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
 2. Học sinh:
- Hệ thống kiến thức cũ có liên quan.
- Bảng nhóm: dùng để mô tả ngắn gọn sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị nội dung chủ đề mới.
- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, sách giáo khoa.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động I: Tình huống xuất phát/Khởi động (Dự kiến thời lượng 5’)
- Mục tiêu hoạt động: Giới thiệu chung các nội dung cần tìm hiểu, khơi gợi hứng thú, tìm hiểu, khám phá kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Giới thiệu về nội dung cần tìm hiểu, lịch sử phát triển của thông tin, ứng dụng của tin hoc. Giới thiệu nội dung bài học. 
-1. Bài toán và xác định bài toán 
-2. Quá trình giải bài toán trên máy tính.
-3. Thuật toán và mô tả thuật toán
-4. Một số ví dụ về thuật toán
Các thành phần chính của chủ đề:
-1. Bài toán và xác định bài toán 
-2. Quá trình giải bài toán trên máy tính.
-3. Thuật toán và mô tả thuật toán
-4. Một số ví dụ về thuật toán 
Hoạt động II: Hình thành kiến thức (Dự kiến thời lượng 120’)
1. Nội dung 1 (Dự kiến thời lượng 15’)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Tin học trong xã hội hiện đại.
Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
a.Nội dung 1. Bài toán và xác định bài toán:
Trình bày hình ảnh minh họa, đặt các tình huống, vấn đề cần tìm hiểu, khám phá, giải quyết:
-Bài toán là khái niệm quen thuộc ta thường gặp ở những môn học nào?
-Em hãy cho những ví dụ về bài toán?
-Bài toán là gì?
-Để giải quyết được một bài toán cụ thể, ta cần phải xác định rõ điều gì̀?
-VD1: Tính diện tích tam giác.
-Để tính diện tích tam giác ta cần xác định gì?
-VD2: Bài toán tìm đường đi tránh các điểm tắt nghẽn giao thông.
-Em hãy xác định các điều kiện và kết quả cho bài toán đó?
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
1. Bài toán và xác định bài toán:
-Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần giải quyết.
-Để giải quyết được một bài toán cụ thể, người ta cần xác định bài toán, tức là xác định rõ các điều kiện cho trước và kết quả thu được.
2. Nội dung 2 (Dự kiến thời lượng 25 )
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Quá trình giải bài toán trên máy tính.
Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
b.Nội dung 2. Quá trình giải bài toán trên máy tính:
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
-Giải bài toán trên máy tính là gì?
-Em hiểu thế nào là thuật toán?
-Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm các bước nào?
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
2. Quá trình giải bài toán trên máy tính:
-Việc dùng máy tính giải một bài toán nào đó chính là đưa cho máy tính dãy hữu hạn các thao tác đơn giản mà nó có thể thực hiện được để từ các điều kiện cho trước ta nhận được kết quả cần tìm.
-Thuật toán là các bước để giải một bài toán.
*Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm:
-Xác định bài toán: Từ phát biểu của bài toán, ta xác định đâu là thông tin đã cho và đâu là thông tin cần tìm.
-Mô tả thuật toán: Tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện.
-Viết chương trình: Dựa vào mô tả thuật toán ở trên, ta viết chương trình bằng một ngôn ngữ lập trình mà ta biết.
3. Nội dung 3 (Dự kiến thời lượng 30’)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Thuật toán và mô tả thuật toán. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
c.Nội dung 3. Thuật toán và mô tả thuật toán:
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
-Em hãy nêu khái niệm thuật toán?
*Tìm hiểu cách mô tả thuật toán.
-Em hãy mô tả thuật toán pha trà mời khách?
*Ví dụ: Bài toán giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx+c=0
-Em hãy mô tả thuật toán?
*Ví dụ: Hãy nêu thuật toán để làm món trứng tráng?
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
3. Thuật toán và mô tả thuật toán:
-Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần tìm từ những điều kiện cho trước.
-Thuật toán pha trà mời khách:
+Input: Trà, nước sôi, ấm và chén.
+Output: Chén trà đã pha để mời khách. 
-B1: Tráng ấm chén bằng nước sôi.
-B2: Cho trà vào ấm.
-B3: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút. 
-B4: Rót trà ra chén để mời khách.
+ Học sinh chú ý lắng nghe => ghi nhớ kiến thức.
*Bài toán giải phương trình bậc nhất:
a./ Xác định bài toán:
-INPUT: Các hệ số b và c
-OUTPUT: Nghiệm của phương trình bậc nhất.
Mô tả thuật toán:
-B1 : Xác định hệ số b, c;
-B2 : Nếu b = 0 và c = 0 " phương trình vô số nghiệm "B5;
-B3 : Nếu b = 0 và c ≠ 0 " phương trình vô nghiệm " B5;
-B4 : Nếu b ≠ 0 " phương trình có nghiệm x = -c/b " B5;
-B5 : Kết thúc.
*Làm món trứng tráng:
-INPUT: Trứng, dầu ăn, muối và hành.
-OUTPUT: Trứng tráng.
-B1. Đập trứng, tách vỏ và cho trứng vào bát.
-B2. Cho một chút muối và hành tươi thái nhỏ vào bát trứng. Dùng đũa khuấy mạnh cho đến khi đều.
4. Nội dung 4 (Dự kiến thời lượng 50 )
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu Một số ví dụ về thuật toán.
Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
d.Nội dung 4. Một số ví dụ về thuật toán:
Trình các hình ảnh minh họa, đặt các tình huống, vấn đề cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Ví dụ 2: Một hình A được ghép từ một hình chữ nhật với chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a như hình dưới đây:
-Em hãy nêu thuật toán để tính diện tích của hình A.
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
4. Một số ví dụ về thuật toán
+Thuật toán để tìm diện tích của hình A gồm các bước sau:
- Input: Số a là ½ chiều rộng của hình chữ nhật và là bán kính của hình bán nguyệt, b là chiều dài của hình chữ nhật.
-Output: Diện tích của hình A.
B1./ Tính S1 = 2a´b	 {Tính diện tích hình chữ nhật}
B2./Tính S2 = πa2/2 	{Tính diện tích hình bán nguyệt}
B3./ Tính kết quả S= S1 + S2. và kết thúc
Ví dụ 3: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên
Em hãy xác định bài toán và mô tả thuật toán?
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
a./ Xác định bài toán:
Input: Dãy 100 số tự nhiên đầu tiên: 1, 2, , 100
Output: Giá trị của tổng 1+2+ +100
b./ Mô tả thuật toán:
Bước 1: SUM ← 0;i ← 0;
Bước 2: i ← i + 1;
Bước 3: Nếu i ≤ 100, thì SUM ← SUM + i và quay lại bước 2;
Bước 4: Thông báo kết quả và kết thúc bài toán.
Ví dụ 4: Đổi giá trị của hai biến x và y
Em hãy xác định bài toán và mô tả thuật toán?
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
a./ Xác định bài toán:
Input: Hai biến x và y có giá trị tương ứng là a và b
Output: Hai biến x và y có giá trị tương ứng là b và a
b./ Mô tả thuật toán:
Bước 1 : z ← x; 
Bước 2 : x ← y; 
Bước 3 : y ← z;
Ví dụ 5: Cho hai số thực a và b. Hãy cho biết kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b”, “a bằng b”.
Em hãy xác định bài toán và mô tả thuật toán?
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
a./ Xác định bài toán:
Input: Hai số thực a và b
Output: Kết quả so sánh
b./ Mô tả thuật toán:
B1 : Nếu a > b, kết quả là “a lớn hơn b”;
B2 : Nếu a < b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; ngược lại là “a bằng b”; 
B3 : Kết thúc thuật toán;
Ví dụ 6: Tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2, ,an cho trước.
Em hãy xác định bài toán và mô tả thuật toán?
Phương thức tổ chức hoạt động học tập:
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm nguyên cứu giải đáp các vấn đề để hình thành kiến thức
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
a./ Xác định bài toán:
Input: Dãy số A các số a1, a2, ,an (n≥1)
Output: Giá trị MAX = max{a1, a2, ,an} 
b./ Mô tả thuật toán:
B1 : MAX ← a1; i ← 1;
B2 : i ← i + 1;
B3 : Nếu i > n, thì chuyển đến bước 5;
B4: Nếu ai > MAX, MAX ← ai, Quay lại bước 2;
B5 : Kết thúc thuật toán;
Hoạt động III: Luyện tập (Dự kiến thời lượng 35 )
- Mục tiêu hoạt động: Hướng dẫn học sinh giải đáp các yêu cầu bài tập
-Đúc kết kinh nghiệm, kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Bài 1: Hãy chỉ ra INPUT và OUTPUT của các bài toán sau:
a) Xác định số học sinh trong lớp cùng mang họ Trần.
b) Tính tổng của các phần tử lớn hơn 0 trong dãy n số cho trước.
c) Tìm số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số đã cho. 
- Bài 3: Cho trước ba số dương a, b và c. Hãy mô tả thuật toán cho biết ba số đó có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không?
- Bài 6: Hãy mô tả thuật toán tính tổng các số dương trong dãy số A = {a1, a2, . . ., an} cho trước?
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động cá nhân)
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài tập 1,3,6 
GV: Hướng dẫn cả lớp thực hiện nhiệm vụ (gợi ý về tư liệu sử dụng, yêu cầu về kết quả và thời gian hoàn thành trong 10 phút)
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV: Quan sát HS cả lớp thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ các cá nhân gặp khó khăn. (Có thể cho các em HS khá, giỏi đi hỗ trợ các cá nhân đang gặp khó khăn trong giải quyết nhiệm vụ học tập.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gọi 3 HS bất kỳ nào trong lớp lên ghi kết quả
GV: Yêu cầu cá nhân khác nhận xét, đánh giá
GV: Yêu cầu cá nhân khác nhận xét, đánh giá
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung về kết quả bài làm của HS và đưa ra kết quả chuẩn để HS ghi bài:
Bài 1 : 
a) INPUT: Danh sách số học sinh trong lớp.
 OUTPUT: Số học sinh trong lớp mang họ Trần.
b) INPUT: Dãy gồm n số.
 OUTPUT: Tổng các phần tử lớn hơn 0.
c) INPUT: Cho n số.
 OUTPUT: Số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số.
Bài 3 : 
- INPUT:	Ba số dương
- OUTPUT:	a, b, c có phải là độ dài ba cạnh của tam giác.
- Bước 1: Nhập vào ba số dương a, b, c.
- Bước 2: Nếu (a < b + c) và (b < a + c) và (c < a + b) thì thông báo a, b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác. Ngược lại thông báo a, b, c không phải là độ dài ba cạnh của tam giác.
- Bước 3: Kết thúc.
Bài 6: 
- I: dãy A = {a1, a2, . . . an}
- O: Tổng các phần tử dương trong dãy {a1 + a2 + . . . + an}
- B1: Nhập n và dãy a1, a2, . . .an
+ B2: SUM ¬ 0; i ¬ 0.
+ B3: i ¬ i + 1.
+ B4: Nếu i > n thì chuyển bước 6.
+ B5: Nếu ai > 0 thì SUM ¬ SUM + ai và quay lại bước 3.
- B6: Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
HS: Quan sát tiến hành hoạt động cá nhân trong 10 phút.
HS: Hoạt động cá nhân để tìm ra kết quả.
HS: Cá nhân được chỉ định lên thực hiện theo yêu cầu
HS1: 
a) INPUT: Danh sách số học sinh trong lớp.
 OUTPUT: Số học sinh trong lớp mang họ Trần.
b) INPUT: Dãy gồm n số.
 OUTPUT: Tổng các phần tử lớn hơn 0.
c) INPUT: Cho n số.
 OUTPUT: Số các số có giá trị nhỏ nhất trong n số.
HS2: 
- INPUT:	Ba số dương
- OUTPUT:	a, b, c có phải là độ dài ba cạnh của tam giác.
- Bước 1: Nhập vào ba số dương a, b, c.
- Bước 2: Nếu (a < b + c) và (b < a + c) và (c < a + b) thì thông báo a, b, c là độ dài ba cạnh của một tam giác. Ngược lại thông báo a, b, c không phải là độ dài ba cạnh của tam giác.
- Bước 3: Kết thúc.
HS3:
* Bài 6: (SGK trang 45)
- I: dãy A = {a1, a2, . . . an}
- O: Tổng các phần tử dương trong dãy {a1 + a2 + . . . + an}
- B1: Nhập n và dãy a1, a2, . . .an
+ B2: SUM ¬ 0; i ¬ 0.
+ B3: i ¬ i + 1.
+ B4: Nếu i > n thì chuyển bước 6.
+ B5: Nếu ai > 0 thì SUM ¬ SUM + ai và quay lại bước 3.
- B6: Thông báo kết quả và kết thúc thuật toán.
HS: 1 hay 3 cá nhân khác nhận xét, đánh giá kết quả của bạn
HS: Thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở.
Hoạt động IV: Vận dụng (Dự kiến thời lượng 20’ )
- Mục tiêu hoạt động: Hướng dẫn học sinh giải đáp các yêu cầu bài tập
-Đúc kết kinh nghiệm, mở rộng kiến thức, liên hệ thực tế
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động 
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Cho học sinh hoạt động nhóm nghiên cứu SGK trang 45.
- Mô tả thuật toán giải phương trình bậc nhất bx + c = 0 bằng sơ đồ khối?
à Đại diện nhóm thực hiện:
à Học sinh hoạt động tốt, tuy nhiên sản phẩm chưa hoàn chỉnh.
IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
-1. Bài toán và xác định bài toán 
C1
C6
-2. Quá trình giải bài toán trên máy tính.
C2
C4
-3. Thuật toán và mô tả thuật toán
C1
C8
-4. Một số ví dụ về thuật toán
C5
C7
1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Mô tả thuật toán pha trà mời khách 
 + B1: Tráng ấm, chén bằng nước sôi
 + B2: Rót nước sôi vào ấm và đợi khoảng 3 đến 4 phút.
 + B3: Cho trà vào ấm
 + B4: Rót trà ra chén để mời khách.
 A. B1- B3-B4- B2	 B. B1- B3- B2-B4	C. B2-B4-B1-B3 D. B3-B4-B1-B2
Câu 2: Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm mấy bước? 
 A. 2 	B. 3 	C. 4 	D. 5 
Câu 3: Xác định bài toán: “ kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không? ” 
 A. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố
 B. Input: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố; Output: Nhập số n
 C. Input: n là số nguyên tố; Output: Nhập số n
 D. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố 
2. Mức độ thông hiểu :
Câu 4: Thứ tự các bước giải bài toán trên máy tính: 
A. Xác định bài toán → Viết chương trình → Mô tả thuật toán 
B. Xác định bài toán → Mô tả thuật toán → Viết chương trình 
C. Mô tả thuật toán → Xác định bài toán → Viết chương trình 
D. Viết chương trình → Xác định bài toán → Mô tả thuật toán 
Câu 5: Hãy xác đinh bài toán sau: "Tìm số lớn nhất trong dãy n số tự nhiên cho trước"? 
 A. INPUT: Dãy n số tự nhiên. OUTPUT: Số lớn nhất trong dãy n số. 
 B. INPUT: Dãy n số tự nhiên. OUTPUT: Số các số lớn nhất trong dãy n số. 
 C. INPUT: Số lớn nhất trong dãy n số. OUTPUT: Dãy n số tự nhiên. 
 D. INPUT: Số các số lớn nhất trong dãy n số. OUTPUT: Dãy n số tự nhiên. 
Câu 6: Hãy chọn phát biểu Đúng: 
 A. Các bước giải bài toán trên máy tính là: Mô tả thuật toán → Xác định bài toán → Viết chương trình 
 B. Cần phải xác định bài toán trước khi giải bài toán trên máy tính 
 C. Máy tính có hiểu được chương trình viết bằng ngôn ngữ tự nhiên 
 D. Với mỗi bài toán cụ thể, phải lựa chọn NNLT phù hợp rồi mới xây dựng thuật toán giải bài toán đó 
3. Mức độ vận dụng:
Câu 7: Hãy cho biết kết quả sau khi thực hiện thuật toán sau: 
 Bước 1. Tam←x; Bước 2. x←y; Bước 3. y← tam;
 A. Giá trị của biến x bằng giá trị của biến y 	B. Hoán đổi giá trị hai biến x và y 
 C. Giá trị của biến y bằng giá trị của biến x 	D. Đáp án khác
Câu 8: Người ta sử dụng sơ đồ gì để biểu diễn thuật toán?
A. Sơ đồ tư duy 	B. Sơ đồ chỉ dẫn đường đi 	C. Sơ đồ khối 	 D. Sơ đồ bát quái
V. Phụ lục : 
Phiếu học tập1
Họ và tên Lớp8a Nhóm .
Câu hỏi?
Trả lời:
Thuật toán là gì?
Quá trình giải toán trên máy tính gồm những bước nào?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_8_chu_de_5_tu_bai_toan_den_chuong_trinh.docx