Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 50, Bài 9: Cấu trúc lặp

Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 50, Bài 9: Cấu trúc lặp

I. Mục tiêu

1. Kiến thức và kĩ năng:

- Hiểu được trong trường hợp nào cần phải dùng cấu trúc lặp;

- Hiểu cơ chế thực hiện của lệnh lặp WHILE _ DO và FOR;

- Biết cách sử dụng lệnh lặp để viết chương trình giải quyết bài toán thực tế.

2. Thái độ:

- Yêu thích lập trình Pascal.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, vởHS HĐ cá nhân.

III. Tiến trình dạy

1. Ổn định tổ chức lớp học (1p)

2. Tổ chức các hoạt động dạy và học

 

doc 4 trang Phương Dung 30/05/2022 6110
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 8 - Tiết 50, Bài 9: Cấu trúc lặp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/5/2020
Ngày giảng: 8A: 02/6; 8B:
Tiết 50 Bài 9. CẤU TRÚC LẶP
I. Mục tiêu
1. Kiến thức và kĩ năng:
- Hiểu được trong trường hợp nào cần phải dùng cấu trúc lặp;
- Hiểu cơ chế thực hiện của lệnh lặp WHILE _ DO và FOR;
- Biết cách sử dụng lệnh lặp để viết chương trình giải quyết bài toán thực tế.
2. Thái độ:
- Yêu thích lập trình Pascal.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, vởHS HĐ cá nhân.
III. Tiến trình dạy
Ổn định tổ chức lớp học (1p)
Tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
A.HS HĐ khởi động (7p)
HS HĐ nhóm (5p)Đọc thông tin trong SHD và trả lời câu hỏi.
(?)Chương trình kiểm tra tính chẵn lẻ ở SHD thực hiện những việc gì?
(?) Mỗi lần thực hiện chương trình chỉ kiểm tra được mấy số? Để kiểm tra được nhiều số thì phải làm thế nào? Cách làm như vậy có nhược điểm gì?
(?) Ta cần một chương trình như thế nào để khắc phục được nhược điểm đó? Với những lệnh Pascal đã học, em có viết được chương trình như vậy không?
*Hs thực hiện
*Gv tổ chức cho Hs được báo cáo. GV ĐVĐ.
+ Chương trình thực hiện ba việc sau đây:
-Hiển thị thông báo: ‘Hãy gõ một số nguyên’;
-Chờ người dùng nhập số nguyên x;
-Hiển thị thông báo: ‘Đó là số chẵn’ hoặc ‘Đó là số lẻ’.
+ Mỗi lần thực hiện chương trình chỉ kiểm tra được một số. Để kiểm tra nhiều số thì phải thực hiện chương trình nhiều lần do đó bất tiện và mất thời gian.
+ Ta cần một ch/tr tự động lặp đi lặp lại ba việc trên cho đến khi nào người dùng muốn dừng mới thôi.
B.HS HĐ hình thành kiến thức
HS HĐ cặp đôi (4p) Đọc thông tin trong SHD –tr 162, 163 để biết:
? Khái niệm.
? Cú pháp của lệnh lặp While – do trong Pascal, 
?HS HĐ câu lệnh.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
HS báo cáo KQ 
* Gv chốt kết quả.
HS HĐ cặp đôi (6p) Đọc thôngtin áp dụng để làm BT1, BT2 tiếp theo.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
HS báo cáo KQ làm được trước lớp.
* Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
* Gv chốt kết quả.
1) Lặp với số lần không biết trước: lệnh While – Do
a) *Cú pháp câu lệnh:
while do ;
trong đó:
 thường là một một biểu thức có giá trị Boolean;
 có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
*Câu lệnh lặp này được thực hiện như sau:
Máy tính sẽ kiểm tra , nếu điều kiện đúng thì thực hiện sau đó thực hiện tiếp vòng lặp sau, nghĩa là lại quay về kiểm tra . Vòng lặp chỉ kết thúc khi điều kiện sai, khi đó máy tính chuyển sang thực hiện lệnh tiếp theo. Nếu sai ngay từ đầu thì không được thực hiện một lần nào cả.
*BT1:
 a)
- là (x <> 0)
- là giữa hai từ khóa begin và end;
 b)
-Nếu thay số 1 bằng những giá trị khác với 0, như 2, 3, 4, thì ch/tr không thay đổi gì.
- Nếu thay bằng số 0 thì kết thúc lệnh lặp và kết thúc ch/tr.
*BT2:
-Đoạn ch/tr trong SHD cho kết quả: in ra các số từ 1 đến 9.
HS HĐ cặp đôi (4p) Đọc thông tin trong SHD –tr 164, 165 để biết lệnh lặp for trong Pascal.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
HS báo cáo KQ làm được trước lớp.
* Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
* Gv chốt kết quả đúng.
- Đưa một số vi dụ minh họa.
* Gv giao nhiệm vụ cho HSHS HĐ cặp đôi (6p) Đọc thông tin áp dụng để làm BT3, 4
HS báo cáo KQ làm được trước lớp.
* Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
* Gv chốt kết quả.
2) Lặp với số lần biết trước: lệnh For
*) Cú pháp câu lệnh lặp: 
for := to do ;
Trong đó:
- : là biến thuộc kiểu dữ liệu đếm được: integer, char;
- , : là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm. Giá trị cuối phải lớn hơn hoặc bằng giá trị đầu;
*) Hoạt động:
(SHD)
*) Một số VD minh họa:
a) For i:= 1 to 5 do writeln (‘chao cac ban’);
b) For i:= 1 to 20 do begin 
writeln (‘chao cac ban’); delay(200) end;
*BT3:
 Kết quả chạy ch/tr trên là in ra màn hình các số từ 1 đến 25.
*BT 4:
D.HS HĐ vận dụng (HD VN)
HS viết được chương trình có sử dụng lệnh lặp for
* Gv giao nhiệm vụ cho HS: 
-HS HĐ cặp đôi (5p) Đọc thông tin về BT ở mục D trong SHD –tr 165 và TH làm BT trên máy tính.
+ Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Gv quan sát Hs làm việc; 
HS báo cáo KQ làm được trước lớp.
* Gv tổ chức cho Hs được phát biểu, trình bày KQ trước lớp.
* Gv chốt kết quả đúng
IV. Tổng kết, hướng dẫn về nhà.
1. Tổng kết (2p)
- Qua bài học em đã đạt được mục tiêu nào của bài?
- GV yêu cầu HS nhớ được mục tiêu cần đạt là: Hiểu được trong trường hợp nào cần phải dùng cấu trúc lặp; Hiểu cơ chế thực hiện của lệnh lặp FOR; Biết cách sử dụng lệnh lặp for để viết chương trình giải quyết bài toán thực tế.
 2. Hướng dẫn về nhà (2p)
a. Hướng dẫn học bài cũ: Đọc và xem lại các bài tập đã làm; các kiến thức về lệnh lặp, cấu trúc lệnh lặp while – do và for - do
b. Hướng dẫn học bài mới: Đọc và nghiên cứu bài thực hành 4. nêu cách tính tổng của 10 số tự nhiên đầu tiên.
*Nhận xét sau tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_8_tiet_50_bai_9_cau_truc_lap.doc