Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 11, Tiết 11, Bài 8: Áp suất chất lỏng-bình thông nhau - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải
BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức:Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
- Kỹ năng: Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng để giải bài tập
- Thái độ: Trung thực, có ý thức trong thao luận nhóm thực hành
2. Năng lực hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:1 bình hình trụ có đáy C và lỗ A, B ở thành bình bịt bằng cao su mỏng. Một bình thủy tinh có đĩa C tách rời làm đáy, một bình chứa nước.
2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 11, Tiết 11, Bài 8: Áp suất chất lỏng-bình thông nhau - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn:09/11/2020 Tiết 11 Ngày dạy:19/11/2020 BÀI 8: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Kiến thức:Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng. Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng. - Kỹ năng: Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng để giải bài tập - Thái độ: Trung thực, có ý thức trong thao luận nhóm thực hành 2. Năng lực hình thành và phát triển cho học sinh: Năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:1 bình hình trụ có đáy C và lỗ A, B ở thành bình bịt bằng cao su mỏng. Một bình thủy tinh có đĩa C tách rời làm đáy, một bình chứa nước. 2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà III. Tổ chức hoạt động của học sinh: 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài a.Kiểm tra bài cũ : (5 phút) GV: Hãy viết công thức tính áp suất ? Nếu ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong công thức? Dựa vào công thức đó, để tăng P ta phải làm gì? HS: trả lời GV: Nhận xét và cho điểm b. dẫn dắt vào bài : ( 1 phút) GV: Tại sao khi lặn sâu, người thợ lặn phải mặc áo chịu được áp suất lớn. Để hiểu rõ vấn đề này, hôm nay chúng ta vào bài mới. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.(10 ph) Mục tiêu: HS phải hiểu được sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng -GV: Để biết chất lỏng có gây ra áp suất không, ta vào thí nghiệm. -GV: Làm TN như hình 8.3 SGK -HS: Quan sát -GV: Các màng cao su bị biến dạng chứng tỏ điều gì? -HS: trả lời -GV: Chất lỏng gây áp suất có giống chất rắn không? -GV: Làm TN như hình 8.4 SGK - HS: Quan sát và trả lời -GV: Dùng tay cầm bình nghiêng theo các hướng khác nhau nhưng đĩa D không rơi ra khỏi bình. TN này chứng tỏ điều gì? -GV: yêu cầu học sinh rút ra kết luận -HS: rút ra kết luận I/ Sự tồn tại của áp suất trong loòn chất lỏng 1/ Thí nghiệm 1: C1: Chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình. C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi hướng. 2/ Thí nghiệm 2: C3: Áp suất tác dụng theo mọi hướng lên các vật đặt trong nó. 2. Kết luận: Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. Hoạt động 2: Tìm hiểu công thức tính áp suất chất lỏng (13 phút) Mục tiêu:HS viết được công thức tính áp suất chất lỏng cho biết ý nghĩa của các đại lượng và đơn vị của các đại lượng -GV: Gỉa sử có một khối chất lỏng hình trụ, diện tích đáy là S chiều cao là h (H.8.5). Hãy dựa vào công thức tính áp suất ở bài trước để chứng minh công thức ? -HS: chứng minh công thức theo sự hướng dẫn của gv -GV: Hãy cho biết ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng ở công thức này? -GV: y/c hs so sánh áp suất .A .B .C Tại 3 điểm A, B,C và rút ra nhận xét. -HS: Trả lời -GV: thông báo : Trong một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng mặt phẳng nằm ngang ( có cùng độ sâu là h) có độ lớn như nhau. Đây là đặc điểm quang trọng của chất lỏng được úng dụng nhiều trong khoa học và đời sống II/ Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d.h Trong đó: d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) h: là chiều cao của cột chất lỏng (m) p: là áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa) chứng minh: p = F/S =P/S = d.V/S = d.S.h/S =d.h Công thức này cũng áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng. Hoạt động luyện tập:( củng cố kiến thức) ( 3 phút) Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức nội dung bài học - GV: y/c hs trả lời các câu hỏi Cho biết sự tồn tại của áp suất chất lỏng? Áp suất chất lỏng được tính theo công thức nào, ý nghĩa của các đại lượng và đơn vị của các đại lượng đó? - HS: trả lời câu hỏi của gv Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình và các vật ở trong lòng chất lỏng. p = d.h Trong đó: d: là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) h: là chiều cao của cột chất lỏng (m) p: là áp suất ở đáy cột chất lỏng (Pa) Hoạt động vận dụng:( 11 phút) Mục tiêu: HS vận dụng nội dung vừa tìm hiểu để trả lời các câu hỏi -GV: Tại sao người thợ lặn khi lặn phải mặc áo chống áp suất -HS: trả lời -GV: cho hs hoạt động nhóm trả lời câu C7 trong 3 phút -HS: hoạt động nhóm trả lời, đai diện nhóm lên bảng trình bày V/Vận dụng: C6: Vì lặn sâu dưới nước thì áp suất chất lỏng lớn: C7: Cho biết h1 = 1,2 m h2 = 1,2m -0,4m =0,8m d = 10000 N/m3 p1= ? p2=? Giải Áp suất của nước lên đáy thùng là: p1 = d. h1 = 10000. 1,2 = 12000 N/m2 Áp suất của nước lên một điểm cách đáy thùng 0,4m là p2 = d. h2 = 10000. 0,8 = 8000 N/m2 Vậy áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là 12000 N/m2 và một điểm cách đáy thùng 0,4m là 8000 N/m2 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 2 phút) Mục tiêu: giúp hs chuẩn bị tốt bài ở nhà - GV: cho hs làm bài tập về nhà trong sbt và xem trước phần tiếp theo tiết sau học “ Bình thông nhau - Máy thủy lực” BT 8.1; 8.3; 8.4; 8.7 ;8.8; 8.9SBT. IV. Rút kinh nghiệm: . . . Hòa Thành, ngày tháng .năm 2020 KÝ DUYỆT TUẦN 11 Vũ Minh Hải
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_8_tuan_11_tiet_11_bai_8_ap_suat_chat_long.docx