Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 14, Tiết 14, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét. Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét sự nổi - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 14, Tiết 14, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét. Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét sự nổi - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức:Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét và viết được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Giải thích được khi nào vật nổi, chìm. Nêu được điều kiện nổi của vật.

- Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng có liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét. Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để giải các bài tập đơn giản. Biết đo lực, đo thể tích. Làm được TN về sự nổi của vật.

- Thái độ: Ổn định, tập trung, phát triển tư duy trong học tập Tích cực học tập, quan sát thí nghiệm. Cẩn thận khi làm thí nghiệm, hợp tác khi hoạt động nhóm.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo

 

docx 5 trang Phương Dung 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 14, Tiết 14, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét. Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét sự nổi - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14	Ngày soạn: 30/11/2020
 Tiết 14	Ngày dạy: 10/12/2020
Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT 
 THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT 
SỰ NỔI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức:Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét và viết được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Giải thích được khi nào vật nổi, chìm. Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng có liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét. Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để giải các bài tập đơn giản. Biết đo lực, đo thể tích. Làm được TN về sự nổi của vật.
- Thái độ: Ổn định, tập trung, phát triển tư duy trong học tập Tích cực học tập, quan sát thí nghiệm. Cẩn thận khi làm thí nghiệm, hợp tác khi hoạt động nhóm.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên:a)Chuẩn bị tranh vẽ TN hình 10.3 và dụng cụ thí nghiệm hình 10.2 SGK.
b)Bộ thí nghiệm thực hành gồm: 1 lực kế, 1 vật nặng bằng nhôm thể tích khoảng 50 cm3, một bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 bình nước, 1 khăn lau.
c) 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ, 1 ống nghiệm dựng cát, mô hình tàu ngầm.
Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà; chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành như SGK trang 42; 
4 nhóm HS, mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 vật nặng bằng nhôm thể tích khoảng 50 cm3, một bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 bình nước, 1 khăn lau
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
a.Kiểm tra bài cũ : (kiểm tra 5 phút)
GV: Nêu câu hỏi
Hãy nêu sự tồn tại của áp suất khí quyển?Vì sao trên nắp ấm trà thường có lỗ nhỏ?
HS: Trả lời 
GV: Nhận xét và cho điểm.
b. Dẫn dắt vào bài : ( 1phút)
Gv: Giới thiệu vào bài: Cho hs quan sát hình vẽ 10.1 sgk và nói khi kéo nước từ giếng lên,ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đa lên khỏi mặt nước.Tại sao? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu lực tác dụng lên một vật khi nhúng chìm trong chất lỏng (7 phút).
Mục tiêu: HS hiểu được tác dụng của chất lỏng lên một vật nhúng chìm trong nó.
-GV: Làm TN như hình 10.2 SGK
-HS: Quan sát
-GV: Kết quả P1 < P chứng tỏ điều gì?
-HS: Chứng tỏ có 1 lực tác dụng lên vật từ dưới lên
-GV: Cho HS điền vào phần kết luận ở SGK
-HS: Dưới lên
-GV: Giảng cho HS biết về nhà bác học Ác-si-mét.
-HS: Lắng nghe
-GV: Thông báo: Khi một vật nhúng chìm trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên, lực đẩy này được gọi là lực đẩy Ác-si-mét. Vậy độ lớn lực đẩy Ác-si-mét được tính như thế nào chúng ta tìm hiểu sang phần tiếp theo.
A.LỰC ĐẨY ÁC – SI - MÉT
I/ Tác dụng của chất lỏng lên một vật đặt trong nó.
C1: Chứng tỏ có 1 lực tác dụng lên vật từ dưới lên
C2
Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng
Hoạt động 2: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Acsimét ( 7 phút)
Mục tiêu:HS viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét
-GV: Cho HS đọc phần dự đoán ở SGK
-HS: thực hiện
-GV: Vậy dự đoán về lực đẩy acsimets như thế nào?
-HS: Nêu ở SGK
-GV: cho hs đọc thí nghiệm và mô tả lại thí nghiệm hình 10.3 SGK
-HS: đọc và mô tả lại thí nghiệm 
-GV: Y/c hs hoạt động nhóm trả lời câu c3 trong thời gian 3 phút
-HS: hoạt động nhóm trả lời
-GV: Hãy cho biết công thức tính lực đẩy acsimet
-HS: FA = d.v
-GV: Em hãy cho biết ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong công thức.
II/ Độ lớn của lực dẩy Ácsimét:
Dự đoán:
Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Thí nghiệm kiểm tra (SGK) 
C3:
-Đo trọng lượng của cốc và vật là P1
-Nhúng vật vào trong nước, lực kế chỉ P2; P2<P1
P1= P2+ FA (1)
-Đổ nước từ cốc B vào cốc A,lực kế chỉ giá trị P1
P1= P2+ P chất lỏng bị vật chiếm chỗ (2)
Từ 1 và 2 ta được
FA= P chất lỏng bị vật chiếm chỗ
Công thức tính lực đẩy ácsimét:
FA = d . V
Trong đó:
FA: Lực đẩy Acsimét (N)
d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Hoạt động 3: Chuẩn bị( 2 phút)
µMục tiêu: HS có đủ dụng cụ để thực hành.
-GV: Giới thiệu dụng cụ cần thực hành.
- HS: Quan sát.
- GV: Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của các nhóm.
- HS: Các nhóm để sẵn các dụng cụ thực hành lên bàn.
B. THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY 
ÁC – SI – MÉT:
I. Chuẩn bị:
Hoạt động 4: Nội dung thực hành.( 12 phút)
µMục tiêu: HS biết đo lực đẩy Ác – si- mét, đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật, biết so sánh kết quả đo và rút ra kết luận.
GV: Yêu cầu HS nêu công thức tính lực đẩy Ác – si- mét.
HS: Phát biểu
GV: Để đo lực đẩy Ác – si- mét ta có mấy phương án.
HS: Có 2 phương án
Cách 1: Xác định bằng công thức FA = P –F
Cách 2: Xác định bằng công thức FA = d. V
GV: Cho HS tiến hành: Xác định trọng lượng của vật ( hình 11.1) và xác định hợp lực F của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước( hình 11.2)
GV: Cho HS xác định độ lớn lực đẩy Ác – si- mét bằng công thức FA = d. V.
HS: Các nhóm tiến hành đo (đo 3 lần, lấy giá trị trung bình) và ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
GV: Cho HS đo thể tích của vật nặng, cũng chính là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ như sau:
-Đánh dấu mực nước trong bình trước khi nhúng vật vào (V1) (hình 11.3)
-Đánh dấu mực nước trong bình sau khi nhúng vật chìm trong nước (V2) (hình 11.4)
GV: Thể tích V của vật được tính như thế nào?
HS: V= V2 - V1
GV: Cho HS đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật như sau:
-Dùng lực kế đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 1 (P1).
-Đổ thêm nước vào bình đến mức 2. Đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 2 (P2)
GV: Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính như thế nào?
HS: PN= P2 – P1.
HS: Các nhóm tiến hành đo (đo 3 lần, lấy giá trị trung bình) và ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
 GV: Cho HS so sánh P và FA từ kết quả đo ở trên.
 HS: P=FA
GV: Hãy rút ra kết luận
HS: Phát biểu.
II. Nội dung thực hành:
1.Đo lực đẩy Ác- si – mét:
FA = P –F
P: trọng lượng của vật
F: hợp lực của các lực tác dụng lên vật khi vật chìm trong nước
 Xác định P và F bằng lực kế.
2.Đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật:
Xác định thể tích V1 V2, trong lượng P1, P2.
Xác định V= V2 - V1
Xác định PN= P2 – P1
3.So sánh kết quả đo P và FA. Nhận xét và rút ra kết luận:
So sánh P = FA
Kết luận: Trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật bằng độ lớn của lực đẩy Ác- si – mét.
Hoạt động 5: Tổng kết.( 2 phút)
µMục tiêu: HS nắm vững những nội dung được thực hành.
GV: Thu bài báo cáo thí nghiệm của HS.
Nhận xét thí nghiệm, thái độ, ý thức, tinh thần làm việc giữa các nhóm, thu gọn dụng cụ, kiểm tra dụng cụ.
Hoạt động luyện tập:( củng cố kiến thức) ( 2 phút)
Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học.
-GV: tóm lược lại nội dung bài học
- HS: Chú ý lắng nghe
Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng
Công thức tính lực đẩy ácsimét:
.FA = d . V
Trong đó:
FA: Lực đẩy Acsimét (N)
d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Hoạt động vận dụng: (5 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức để trả lời các câu hỏi
-GV: Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài?
-HS: trả lời
-GV: Một thỏi nhôm và 1 thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng trong 1 chất lỏng hỏi thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn?
-HS: Bằng nhau.
-GV: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi nhúng vào nước, một thỏi nhúng vào dầu hỏi thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn?
-HS: Thỏi nhúng vào nước
IV/ Vận dụng
C4: Khi gàu còn ở dưới nước do lực đẩy của nước nên ta cảm giác nhẹ hơn.
C5: Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên 2 thỏi bằng nhau.
C6: Thỏi nhúng vào dầu có lực đẩy yếu hơn lớn hơn trọng lượng cột nước.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (2 phút)
Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về Ác-si-mét và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
-GV: Cho hs đọc phần “ có thể em chưa biết”
-GV: cho hs làm bài tập về nhà trong sbt và xem trước bài “ Sự nổi”
Học thuộc bài và làm BT 10.2 ; 10.3; 10.4; 10.5 SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 ....
Hòa Thành, ngày ..tháng . năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 14
Vũ Minh Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_14_tiet_14_bai_10_luc_day_ac_si_me.docx