Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 15, Tiết 15, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét. Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét sự nổi (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 15, Tiết 15, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét. Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét sự nổi (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT

 THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT

SỰ NỔI (TT)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

- Kiến thức:Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét và viết được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Giải thích được khi nào vật nổi, chìm. Nêu được điều kiện nổi của vật.

- Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng có liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét. Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để giải các bài tập đơn giản. Biết đo lực, đo thể tích. Làm được TN về sự nổi của vật.

- Thái độ: Ổn định, tập trung, phát triển tư duy trong học tập Tích cực học tập, quan sát thí nghiệm. Cẩn thận khi làm thí nghiệm, hợp tác khi hoạt động nhóm.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:a)Chuẩn bị tranh vẽ TN hình 10.3 và dụng cụ thí nghiệm hình 10.2 SGK.

b)Bộ thí nghiệm thực hành gồm: 1 lực kế, 1 vật nặng bằng nhôm thể tích khoảng 50 cm3, một bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 bình nước, 1 khăn lau.

c) 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ, 1 ống nghiệm dựng cát, mô hình tàu ngầm.

2. Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà; chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành như SGK trang 42;

4 nhóm HS, mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 vật nặng bằng nhôm thể tích khoảng 50 cm3, một bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 bình nước, 1 khăn lau

 

docx 3 trang Phương Dung 01/06/2022 2660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tuần 15, Tiết 15, Bài 10: Lực đẩy Ác-si-mét. Thực hành: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét sự nổi (Tiếp theo) - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15	Ngày soạn: 07/12/2020
 Tiết 15	Ngày dạy: 17/12/2020
Bài 10: LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT 
 THỰC HÀNH: NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT 
SỰ NỔI (TT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
- Kiến thức:Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét và viết được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. Giải thích được khi nào vật nổi, chìm. Nêu được điều kiện nổi của vật.
- Kỹ năng: Giải thích được một số hiện tượng có liên quan đến lực đẩy Ác-si-mét. Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét để giải các bài tập đơn giản. Biết đo lực, đo thể tích. Làm được TN về sự nổi của vật.
- Thái độ: Ổn định, tập trung, phát triển tư duy trong học tập Tích cực học tập, quan sát thí nghiệm. Cẩn thận khi làm thí nghiệm, hợp tác khi hoạt động nhóm.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên:a)Chuẩn bị tranh vẽ TN hình 10.3 và dụng cụ thí nghiệm hình 10.2 SGK.
b)Bộ thí nghiệm thực hành gồm: 1 lực kế, 1 vật nặng bằng nhôm thể tích khoảng 50 cm3, một bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 bình nước, 1 khăn lau.
c) 1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ nhỏ, 1 ống nghiệm dựng cát, mô hình tàu ngầm.
Học sinh:Nghiên cứu bài ở nhà; chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành như SGK trang 42; 
4 nhóm HS, mỗi nhóm: 1 lực kế, 1 vật nặng bằng nhôm thể tích khoảng 50 cm3, một bình chia độ, 1 giá đỡ, 1 bình nước, 1 khăn lau
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
a.Kiểm tra bài cũ : (kiểm tra 5 phút)
GV: Nêu câu hỏi
Hãy viết công thức tính lực đẩy Ác – si – mét? Cho biết ý nghĩa và đơn vị của các đại lượng ? 
Trả lời bài tập 10.4 sbt
HS: Trả lời 	GV: nhận xét và cho điểm
b. Dẫn dắt vào bài: (2phút)
GV : cho học sinh đọc tình huống đầu bài
HS: đọc tình huống đầu bài
GV : Vậy để giúp bạn Bình trả lời câu hỏi của bạn An chúng ta cùng tìm hiểu tiếp tục bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 6: Tìm hiểu khi nào vật nổi, khi nào vật chìm (10 phút).
Mục tiêu: HS hiểu được vật nổi lên khi nào, vật chìm xuống khi nào.
-GV: Khi một vật nằm trong chất lỏng thì nó chịu tác dụng của những lực nào?
-HS: Trọng lực và lực đẩy Ácsimét
FA
P
FA
P
FA
P
-GV: Cho hs quan sát hình 12.1 sgk và thảo luận C2
-HS: quan sát và thảo luận trong 2 phút 
-GV: Trường hợp nào thì vật nổi, lơ lửng và chìm?
-HS: trả lời
C.SỰ NỔI:
I/ Khi nào vật nổi vật chìm:
C1: Một vật nằm trong lòng chất lỏng thì nó chịu tác dụng của trọng lực P, lực đẩy Acsimét. Hai lực này cùng phương, ngược chiều.
C2: a. Vật chìm xuống FA< P
 b. Vật lơ lửng FA = P
 c. Vật nổi lên FA> P
Hoạt động 7: Tìm hiểu lực đẩy của chất lỏng khi vật nổi. (14 phút)
Mục tiêu:HS viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
-GV: Làm TN như hình 12.2 SGK
-HS: Quan sát
-GV: tại sao miếng gỗ thả vào nước nó lại nổi?
-HS: Vì FA> P
-GV: Khi miếng gỗ nổi thì trọng lượng của vật có bằng lực đẩy Ácsimét không?
-HS: bằng
-GV: Cho hs thảo luận C5
-HS: thảo luận 2 phút
-GV: Trong các câu A, B, C, D đó, câu nào không đúng?
-HS: Câu B
-GV: Chốt lại nội dung 	
II/ Độ lớn của lực đẩy Ácsimét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng:
C3: Vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước
C4:Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước , trọng lượng của nó bằng lực đẩy Ác-si-mét,vì vật đứng yên thì hai lực này là hai lực cân bằng P = FA
C5 : B
Công thức:
FA = d. V
V: thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (m3).
d :TLR của chất lỏng (N/m3)
Hoạt động luyện tập:(củng cố kiến thức) (2 phút)
Mục tiêu: HS hệ thống lại nội dung kiến thức vừa học.
-GV: tóm lược lại nội dung bài học
- HS: Chú ý lắng nghe
 Vật chìm xuống FA< P
 Vật lơ lửng FA = P
 Vật nổi lên FA> P
Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy ácsimét được tính:
.FA = d . V
Trong đó:
V: thể tích phần vật chìm trong chất lỏng (m3).
d :TLR của chất lỏng (N/m)
Hoạt động vận dụng: (9 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng nội dung kiến thức để trả lời các câu hỏi
-GV: Cho hs thảo luận C6 trong 2 phút
-HS: thực hiện
-GV: Hãy lên bảng chứng minh mọi trường hợp.
-HS: Lên bảng chứng minh
-GV: Em hãy trả lời câu hỏi đầu bài?
-HS: Trả lời
-GV : cho hs trả lời câu C8
-HS: trả lời 
-GV: Hướng dẫn hs trả lời tiếp câu C9
-HS: lắng nghe gv hướng dẫn và lên bảng trình bàyC9: 
FAM= FANFAM< PM
FAN = PNPM> PN
III/ Vận dụng:
C6: 
C/m:Khi vật chìm thì
FA< P ó dl.V < dv.V
dl< dv
Tương tự chứng minh
 Khi vật lơ lửng dl = dv
 Và Khi vật nổi lên dv< dl
C7: Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nước. Chiếc thuyền bằng thép nhưng người ta làm các khoảng trống để TLR nhỏ hơn TLR của nước.
C8: Bi sẽ nổi vì TLR của thủy ngân lớn hơn TLR của thép.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng:(3phút)
Mục tiêu: HS tìm hiểu thêm về sự nổi và chuẩn bị bài ở nhà tốt hơn.
-GV: Cho hs đọc phần “ có thể em chưa biết”
-GV: cho hs làm bài tập về nhà trong sbt và xem lại đề cương chuẩn bị tiết sau ôn tập.
Học thuộc bài và làm BT 12.2; 12.3; 12.4; 12.5 SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Hòa Thành, ngày . tháng .năm 2020
Ký duyệt tuần 15
Vũ Minh Hải

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_tuan_15_tiet_15_bai_10_luc_day_ac_si_me.docx